SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trường mầm non

Giáo dục mầm non, mà đặc biệt là lứa tuổi mẫu giáo nhỡ " Điểm khởi đầu" của quá trình hình thành nhân cách con người thì việc giáo dục cho trẻ là rất quan trọng và cần thiết.
Ở độ tuổi mầm non, trẻ xuất hiện tình trạng thụ động, không biết ứng phó trong những hoàn cảnh nguy cấp, không biết tự bảo vệ bản thân trước những nguy hiểm, luôn tìm sự giúp đỡ... và hơn thế nữa là trẻ thường nhút nhát rụt rè trong các hoạt động. Có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân sâu xa là do trẻ thiếu kỹ năng bảo vệ bản thân và luôn có tính dựa dẫm vào người khác. Do vậy việc trang bị cho trẻ những kỹ năng bảo vệ bản thân và rèn luyện tính tự lập tự tin cho trẻ là rất cần thiết. Bên cạnh đó do trẻ em đang ở trong giai đoạn học, tiếp thu, lĩnh hội những giá trị sống để phát triển nhân cách do đó cần giáo dục kỹ năng sống cho trẻ để trẻ có nhận thức đúng và có hành vi ứng sử phù hợp ngay từ khi còn nhỏ. Giáo dục rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ bản thân và rèn tính tự lập tự tin cho trẻ mầm non giúp trẻ có kinh nghiệm trong cuộc sống, biết điều nên làm và không nên làm, giúp trẻ tự tin, chủ động và biết cách xử lý các tình huống trong cuộc sống, khơi gợi khả năng tư duy sáng tạo của trẻ, đặt nền tảng cho trẻ trở thành người có trách nhiệm và có cuộc sống hài hòa trong tương lai. Để có được điều đó trẻ cần có thời gian, trong một quá trình tập luyện thường xuyên với sự hỗ trợ của người lớn và bạn bè.
Nói chung việc giáo dục rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ bản thân và rèn tính tự lập, tự tin cho trẻ mẫu giáo là đề tài không phải xa lạ tuy nhiên nếu cô giáo không biết tận dụng mọi cơ hội, rèn cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi, tích hợp việc giáo dục các kỹ năng một cách khéo, linh hoạt, mềm dẻo, sáng tạo thì trẻ khó có thể tích cực tiếp thu, tích cực hoạt động và như vậy hiệu quả của việc tổ chức các hoạt động đó chưa cao. Do vậy bản thân tôi đã tìm ra những cách thức mới nhằm giáo dục, rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ bản thân và rèn tính tự lập tự tin cho trẻ một cách triệt để hơn vào các hoạt động hàng ngày để thu được kết quả cao nhất.
doc 23 trang skmamnonhay 26/09/2024 2111
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trường mầm non

SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trường mầm non
 Đề tài: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ
 mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong trường mầm non
 3. Đối tượng nghiên cứu
 Một số biện pháp giáo dục rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ mẫu 
giáo 5-6 tuổi trong trường mầm non.
 4. Đối tượng khảo sát thực nghiệm
 Trẻ mẫu giáo lớn lớp 5 - 6 tuổi A3 trong trường mầm non huyện Ba Vì
 Số trẻ: 28 trẻ
 5. Các phương pháp nghiên cứu
 Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
 Phương pháp nghiên cứu( tổng hợp tài liệu, sách báo có liên quan đến đề tài)
 Phương pháp dùng lời
 Phương pháp quan sát sư phạm
 Phương pháp thực hành, thực nghiệm sư phạm
 Phương pháp kiểm tra đánh giá
 Phương pháp khuyến khích động viên
 Phương pháp so sánh, phân tích tổng hợp
 Phương pháp sử dụng công nghệ thông tin
 6. Phạm vi thực hiện đề tài
 Đề tài được thực hiện từ tháng 9 năm 2019 đến tháng 4 năm 2020. Tại lớp 
A3 khối mẫu giáo lớn 5- 6 tuổi trong trường mầm non, trong lĩnh vực giáo dục mẫu 
giáo giúp trẻ hình thành và rèn luyện các kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ là 
trọng tâm.
 Trang 2 | 23 Đề tài: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ
 mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong trường mầm non
việc rèn luyện các thói quen cần thiết ở trường mầm non. Tuy nhiên việc giáo dục, 
rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ bản thân và tính tự lập, tự tin cho trẻ còn chưa thường 
xuyên, chưa liên tục và chưa được quan tâm nên hiệu quả chưa cao. Với đề tài này 
tôi tìm ra những phương pháp giáo dục rèn luyện các kỹ năng tự bảo vệ bản thân 
cho trẻ một cách triệt để nhất, quan tâm đến đặc điểm cá nhân của trẻ, đưa vào các 
hoạt động hàng ngày, rèn trẻ ở mọi lúc, mọi nơi. 
 Đứng trước tình hình như vậy tôi rất băn khoan lo lắng phải dạy trẻ như 
thế nào và bằng phương pháp gì để tất cả trẻ của lớp tôi có thói quen tự lập, có 
kỹ năng cần thiết bảo vệ mình và bảo vệ bạn trong cuộc sống sinh hoạt hàng 
ngày. Dựa trên những đặc điểm phát triển của trẻ và sự cần thiết phải giáo dục trẻ 
những kỹ năng cần thiết. Tôi đã suy nghĩ và tìm ra đề tài: “Một số biện pháp giáo 
dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trường mầm 
non”. 
 3. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
 3.1. Thuận lợi
 Được sự quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện tốt nhất của Ban giám hiệu nhà 
trường, luôn chỉ đạo sát sao về chuyên môn và việc đổi mới hình thức phương pháp 
giáo dục trẻ, cập nhật chương trình mới nhất để đầu tư bồi dưỡng, nâng cao trình 
độ, hiểu biết về việc chăm sóc giáo dục trẻ.
 Trẻ của lớp tôi khỏe mạnh, nhanh nhẹn, tỷ lệ suy dinh dưỡng và thấp còi 
không nhiều, trẻ rất ham học hỏi, thích khám phá những điều mới lạ từ cuộc sống.
 Bản thân tôi là một giáo viên nhiệt tình, tâm huyết với nghề nghiệp, có nhiều 
năm kinh nghiệm giảng dạy, tiếp xúc với trẻ, nắm được tâm sinh lý của trẻ và 
những xu hướng phát triển của trẻ.
 3.2. Khó khăn
 Vì trường tôi còn nghèo so với địa bàn huyện Ba Vì, thiếu thốn về điều kiện, 
cơ sở vật chất nên ít nhiều cũng ảnh hưởng đến việc triển khai các hoạt động.
Chưa có nhiều tài liệu sách báo về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. 
 Hầu hết trẻ trong lớp được cha mẹ cưng chiều, đi học không đều. Một số trẻ hiếu 
động, chơi với bạn thiếu an toàn như còn tranh giành đồ chơi, cắn bạn vẫn còn nên 
ảnh hưởng đến các hoạt động trong ngày và sự an toàn của các cháu.
 Đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị, đồ dùng phục vụ hoạt động chưa đa dạng. 
Vì vậy không thu hút được hứng thú của trẻ, làm hạn chế kết quả của hoạt động.
 Nhu cầu về kinh tế, mưu sinh được quan tâm nhiều hơn nhu cầu học tập các 
bậc phụ huynh luôn giao phó cho nhà trường và giáo viên. Thái độ hợp tác giáo dục 
 Trang 4 | 23 Đề tài: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ
 mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong trường mầm non
 Việc bồi dưỡng về nhận thức và chuyên môn của bản thân mỗi giáo viên là 
một việc làm vô cùng cần thiết giúp giáo viên chủ động, tự tin trong quá trình tổ 
chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. 
 Bản thân tôi luôn tham gia đầy đủ các buổi bồi dưỡng chuyên môn do 
Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức, các buổi sinh hoạt chuyên môn tại nhà trường, 
lắng nghe và ghi chép một cách nghiêm túc, mạnh dạn trao đổi với giảng viên, cán 
bộ quản lý các trường những vấn đề còn chưa rõ, chưa hiểu, những vấn đề mà tôi 
quan tâm.
 Xác đinh tự học, tự nghiên cứu tài liệu cũng là một việc làm không thể thiếu 
nên tôi đã tìm kiếm những tài liệu, sách vở về kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi 
Ví dụ: Cẩm nang sống giành cho mọi nhà mọi lứa tuổi, sách hãy tự bảo vệ mình, 
Sách giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho trẻ mầm non (nhà xuất bản ĐHQG 
Hà Nội, Sách bé thực hành các tình huống giáo dục kỹ năng sống dành cho trẻ mẫu 
giáo...).. và đọc, tự nghiên cứu. ( hình ảnh:: Tài liệu, các loại sách giúp giáo viên 
tham khảo) 
 Từ đó tôi hiểu rõ hơn kỹ năng cần dạy cho các con bao gồm những nội dung 
gì? Dạy ra sao và phải phù hợp với trẻ, hiểu được tầm quan trọng của vấn đề. Xác 
định rõ những thuận lợi, khó khăn của trường, cụ thể là của lớp và của bản thân, 
giúp bản thân lựa chọn đúng những nội dung trọng tâm để dạy trẻ từ đó tìm ra biện 
pháp thực hiện một cách tốt nhất.
 Song giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân còn mới so với các hoạt động 
khác nên sách tham khảo còn ít, không ngừng lại ở đó tôi thường xuyên lên các 
trang mạng và xem các kênh truyền hình mang tính giáo dục kỹ năng sống cao: 
Quà tặng cuộc sống, Bố ơi mình đi đâu thế, Kỹ năng sống trên VTV3... để học tập 
và đúc kết những kinh nghiệm sống. 
 Để giúp bản thân hiểu sâu sắc vấn đề và đối chiếu giữa kiến thức sách vở với 
thực tiễn tôi đã mạnh dạn xây dựng một số hoạt động và đăng ký dạy thao giảng để 
cán bộ quản lý nhà trường và đồng nghiệp dự giờ, thông qua các tiết mẫu, tôi được 
nghe đồng nghiệp thảo luận, góp ý rút kinh nghiệm, được nghe các đồng chí cán bộ 
quản lý phân tích cụ thể. Từ đó rút ra được những kinh nghiệm cho bản thân trong 
việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ.
 5.2. Biện pháp 2: Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ qua các 
hoạt động học
 Trang 6 | 23 Đề tài: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ
 mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong trường mầm non
 Tôi thường bồi dưỡng cho trẻ kinh nghiệm sống, nhân cách tốt đẹp qua 
những câu chuyện, bài thơ, tục ngữ, ca dao, đồng dao, bài hát. Được nghe kể 
chuyện là điều trẻ rất thích, do đó giáo viên lựa chọn câu chuyện phù hợp để 
lồng ghép giáo dục. 
 Khi dùng những câu truyện sưu tầm cô cần dùng hình ảnh, tạo hiệu ứng cho các 
nhân vật , lồng ghép âm thanh cho câu chuyện. Ngoài ra cô còn có thể tổ chức một giờ hoạt 
động như đóng kịch, lồng nhạc khi diễn kịch về những kỹ năng, các tình huống khi bị lạc, 
khi có người lạ rủ đi chơi... như vậy sẽ hấp dẫn và thu hút trẻ. 
 Với chủ đề giao thông khi dạy các bài thơ, câu chuyện tôi sẽ giúp trẻ hiểu 
được một số quy tắc an toàn khi tham gia giao thông như phải đội mũ bảo hiểm khi 
đi xe mô tô, khi đi bộ phải đi bên phải đường, ngồi trên xe không được đùa 
nghich...Ví dụ khi dạy trẻ bài thơ” Giúp bà” cô có thể cho trẻ chơi trò chơi” Ngã tư 
đường phố”, trẻ vừa đọc thơ vừa được thực hành qua ngã tư đường phố. Ngoài ra 
tôi cho trẻ được tham gia đóng kịch và tham gia các tình huống giao thông.
 (hình ảnh: Giáo viên cho trẻ thực hành đội mũ bảo hiểm)
 Đối với các hoạt động khác diễn ra trong hoạt động học cũng vậy, tôi luôn 
lựa chọn nội dung phù hợp, kết hợp với phương pháp dùng lời, trẻ được nghe, 
được học cùng với sự giảng giải của cô, trẻ sẽ thấm nhuần ý nghĩa của cuộc sống 
xung quanh, từ đó tích lũy cho mình những bài học kinh nghiệm giúp trẻ hiểu và 
tự tin hơn trong các hoạt động. (hình ảnh: Trẻ tự tin trong các hoạt động học)
 5.3. Biện pháp 3. Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ qua các hoạt 
động khác
 Việc học, tiếp nhận thông tin, kiến thức của trẻ diễn ra ở khắp mọi lúc, mọi 
nơi trong các hoạt động hàng ngày của trẻ. Giúp trẻ chủ động, tích cực trong quá 
trình chiếm lĩnh tri thức, tạo cơ hội cho tất cả các trẻ đều được tham gia vào quá 
trình nhận thức, tìm tòi, khám phá tri thức, trẻ được thể hiện sự hiểu biết, suy nghĩ 
của trẻ thông qua các hoạt động cụ thể.
 *Giờ đón trả trẻ:
 Giờ đón trả trẻ tôi thường dành thời gian trò chuyện với trẻ về một số kỹ 
năng bảo vệ bản thân bằng cách đặt ra các tình huống cho trẻ suy nghĩ và trả lời 
theo sự hiểu biết của trẻ như:
 +Tình huống có người lạ rủ đi mua bim bim, bánh kẹo... hay đưa về nhà các 
con sẽ làm gì? Hay tình huống nếu bị ai bắt nạt các con sẽ làm gì?...
 Kỹ năng bé cần biết: Như nói không với người lạ, hoặc nhờ sự giúp đỡ của 
bác bảo vệ, hoặc kêu cứu thật to...
 Trang 8 | 23 Đề tài: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ
 mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong trường mầm non
phải đi bên phải đường, không được đùa nghịch chạy nhảy lung tung, không được 
đi theo người lạ... ( hình ảnh: Trẻ đi tham quan khu trang trại của bác nông dân)
 5.4. Biện pháp 4: Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục kỹ năng 
bảo vệ bản thân cho trẻ
 Trong thời gian học sinh nghỉ dịch covid với phương châm: “ Nghỉ học 
nhưng không ngừng học”, tôi đã lập nhóm zalo và phòng ứng dụng zoom với đầy 
đủ thành viên trẻ trong lớp. Tôi trao đổi và tuyên truyền về cách phòng dịch nói 
chung và kĩ năng bảo vệ bản thân cho trẻ nói riêng. Giáo viên gửi nội dung bài học, 
video, trao đổi trên nhóm rất sôi nổi và hiệu quả. 
 Tôi gửi nội dung bài thơ: Bé phòng virus corona, qua bài thơ tôi giáo dục trẻ: 
Phải chăm chỉ luyện tập thể dục, rửa tay thường xuyên, hạn chế đến nơi đông 
người, khi ra ngoài phải đeo khẩu trang, ăn uống đa dạng thức ăn để tăng sức đề 
kháng, tăng cường sức khỏe. ( hình ảnh: Hoạt động có ứng dụng zoom và zalo của 
lớp A3)
 Với điều kiện phát triển khoa học kỹ thuật hiện đại như ngày nay việc ứng 
dụng các phương tiện hiện đại như tivi, máy tính, máy chiếu, đàn trong giảng 
dạy cũng được tôi sử dụng thường xuyên. Tôi thường lựa chọn những đề tài và lựa 
chọn cách ứng dụng công nghệ thông tin một cách phù hợp để đổi mới phương 
pháp giảng dạy, kích thích sự chú ý, hứng thú của trẻ vào mỗi hoạt động.Với các kỹ 
năng bảo vệ bản thân tôi có thể vào các trang Youtube, google... gõ những nội 
dung, kỹ năng cần cho trẻ xem là có, với những hình ảnh bắt mắt, gần gũi với trẻ 
giúp trẻ rất hứng thú khi xem hay những giờ học ứng dụng công nghệ thông tin 
giúp trẻ chú ý hơn. Điều này giúp trẻ nhớ sâu hơn những kỹ năng bảo vệ bản thân.
 5.5. Biện pháp 5: Giáo dục rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho 
trẻ qua phối kết hợp với phụ huynh 
 Phụ huynh là cầu nối giữa gia đình và nhà trường để hoàn thành tốt mục 
tiêu giáo dục mầm non. Để thực hiện tốt sự phối hợp đó tôi đã mạnh dạn chia sẻ 
suy nghĩ của mình với phụ huynh về tầm quan trọng của việc giáo dục các kỹ năng 
bảo vệ bản thân cho trẻ , để từ đó phụ huynh có nhận thức đúng đắn và xác định vai 
trò của mình trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ.
 Cụ thể ngay từ đầu năm học, tôi tổ chức họp phụ huynh học sinh, qua buổi 
họp tôi thông qua lịch sinh hoạt hàng ngày của trẻ lúc ở trường cũng như một số 
quy định riêng của lớp.Tuyên truyền cho phụ huynh hiểu không nên làm hộ con, 
phải dậy trẻ tính tự lập từ bé. Trẻ càng được hướng dẫn sớm về cách tự lập, tự 
 Trang 10 | 23

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_ky_nang_tu_bao_ve_ban_than_ch.doc