SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non

Trong quá trình trưởng thành và phát triển của một con người, thì lứa tuổi mẫu giáo là một trong những thời kỳ quan trọng nhất. Trẻ không chỉ hoàn thiện về sức khỏe, mà còn phải rèn luyện về mặt ý thức và tư duy. Nếu chúng ta áp dụng không đúng phương pháp sẽ gây nên nhiều hệ lụy không tốt.
Việc trang bị kỹ năng để trẻ tự bảo vệ chính mình là hành trang vô cùng cần thiết để giúp trẻ ứng phó với mọi biến đổi trong cuộc sống. Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo thống nhất quan điểm của UNICEF thì kỹ năng tự bảo vệ bản thân là một nội dung quan trọng trong nhóm kỹ năng nhận thức về bản thân cần giáo dục trẻ trong các trường mầm non.
Vậy chúng ta hiểu kỹ năng tự bảo vệ bản thân là gì? “Kỹ năng tự bảo vệ bản thân là những hiểu biết của một người về những sự việc xung quanh mình cũng như cách để hành động đúng, an toàn đối với sự vật đó. Trẻ có kỹ năng tự bảo vệ bản thân sẽ biết cách làm thế nào để tránh xa những mối nguy hiểm hoặc khám phá thế giới trong phạm vi an toàn”.
Dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân giúp trẻ hình thành thói quen và kỹ năng ứng phó với nguy hiểm khi trẻ gặp phải trong gia đình, trường học và ngoài xã hội phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Giúp trẻ cảm thấy tự tin và sẵn sàng vượt qua những nguy hiểm của cuộc sống.
Theo thống kê của Bộ Công an năm 2014 có khoảng hơn 100 trẻ em mất tích. Tháng 4 năm 2014 tổ chức UNICEF đã công bố có tới 75% trẻ em nước ta đang bị bạo hành, một con số làm cả nước phải giật mình. Không chỉ có vậy, theo thống kê trung bình 1 năm ở Việt Nam có 130.000 đến 150.000 vụ tai nạn thương tích xảy ra với trẻ em. Theo số liệu từ Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, trong 5 năm từ 2011 đến 2015, cả nước có 5.300 vụ xâm hại tình dục trẻ em. Tính trung bình, cứ 8 giờ trôi qua lại có một trẻ em Việt Nam bị xâm hại. Tuy nhiên con số này chỉ là báo cáo, còn nhiều lý do khác chưa được thống kê.
doc 18 trang skmamnonhay 06/08/2024 2962
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non

SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non
 2
tình huống nguy hiểm và chưa biết tìm kiếm sự giúp đỡ...để lại những hậu quả 
thương tâm và đáng tiếc ngày càng nhiều trong xã hội. Thực tế này khiến cho cả 
xã hội, các bậc phụ huynh và những nhà giáo dục như tôi luôn phải suy nghĩ.
 Là một người giáo viên mầm non và cũng là một người mẹ có con trong độ 
tuổi này, tôi luôn mong muốn làm những điều tốt đẹp nhất cho trẻ. Tôi cho rằng 
kỹ năng tự bảo vệ bản thân là kỹ năng rất cần thiết giúp trẻ có được những kinh 
nghiệm trong cuộc sống, biết được những điều nên làm và không nên làm sẽ 
giúp trẻ tự tin, chủ động và biết cách ứng phó trong những hoàn cảnh nguy cấp, 
biết cách tự chăm sóc, tự bảo vệ bản thân mình trước những nguy hiểm tiềm ẩn 
trong cuộc sống. Nhận thức được tầm quan trọng đó nên tôi đã chọn đề tài “Một 
số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5- tuổi tại trường 
mầm non”.
II. Mục đích nghiên cứu
 - Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ mẫu giáo nhỡ 5-6 tuổi
 trong trường mầm non.
III. Thời gian nghiên cứu
 - Từ tháng 9/2022 đến tháng 4/2023.
IV. Đối tượng nghiên cứu
 - Trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi.
V. Phạm vi nghiên cứu
 - Lớp mẫu giáo lớn A4- Trường mầm non A thị trấn Văn Điển.
VI. Phương pháp nghiên cứu
 - Phương pháp nghiên cứu lý luận.
 - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
 - Phương pháp bài tập kiểm tra.
 - Phương pháp quan sát, đàm thoại. 4
đúng đắn và an toàn nhất thông qua các hoạt động trong ngày khi trẻ đến trường, 
lớp mầm non và ở gia đình.
II. Cơ sở thực tiễn
1. Đặc điểm chung:
 Trường Mầm non A thị trấn Văn Điển nằm trên địa bàn Khu Chợ Thị trấn 
Văn Điển. Trường có bề dầy thành tích cao như: đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, 
đạt cờ thi đua xuất sắc dẫn đầu Thành Phố năm 2014, Bằng khen của Thủ tướng 
Chính Phủ năm 2018, Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2019, Bằng 
khen của UBND Thành phố Hà Nội năm 2021, nhiều năm liên tục đạt tập thể 
lao động xuất sắc. Đặc biệt năm học 2013-2014 làm điểm Thành phố đón đoàn 
cán bộ, giáo viên cốt cán toàn quốc về “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ 
làm trung tâm”; năm học 2015-2016 làm điểm cấp huyện chuyên đề “Đổi mới 
hình thức xây dựng môi trường giáo dục” 
 Năm học 2022-2023 trường có tổng số 55 cán bộ, giáo viên, nhân viên. 
Trong đó:
 Toàn trường có 15 lớp với 536 trẻ. Trong đó có 4 lớp mẫu giáo lớn với 
tổng số 143 trẻ.
2. Thuận lợi:
 - Ngay từ đầu năm học PGD&ĐT và nhà trường xây dựng kế hoạch chỉ đạo 
sát sao phù hợp thực tế để giáo viên có những văn bản căn cứ hoạt động và triển 
khai.
 - Giáo viên có trình độ Đại học sư phạm mầm non, chuyên môn nghiệp vụ 
vững vàng, bản thân và đồng cùng lớp có nhiều năm kinh nghiệm dạy trẻ mẫu 
giáo lớn.
 - Phụ huynh học sinh tích cực phối hợp với giáo viên trong quá trình chăm 
sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ.
 - Trẻ đi học từ đầu năm, cùng lứa tuổi và là giai đoạn cuối cấp nên trẻ có sức 
khỏe tốt, thích tham gia nhiều hoạt động. 
3. Khó khăn:
 - Trẻ được tuyển sinh từ nhiều xã, phường nên đối tượng giáo dục trẻ rộng.
 - Nhiều phụ huynh có những quan điểm chăm sóc giáo dục trẻ, hướng dẫn 
con chưa thật sự tập trung, quan tâm đến việc giáo dục lễ giáo, phép tắc cho trẻ.
 - Đối với học sinh thì trẻ được phát triển theo năng lực nên đôi khi trẻ thích 
thể hiện cá tính sẽ khó khăn trong việc uốn nắn trẻ. 6
 - Nhận ra một số trường hợp nguy - Hoạt động vui chơi: Yêu cầu 
 hiểm và gọi người giúp đỡ, kêu trẻ trả lời, làm bài tập, xử lý 
 cứu: kẻ trộm, bắt cóc... các tình huốngkhi tham gia 
 các hoạt động ngoài trời, hoạt 
 động góc, hoạt động giao lưu.
Tháng - Biết gọi người lớn khi gặp một - Hoạt động chiều: Trẻ được 
11,12/2022 số trường hợp khẩn cấp: Cháy, có xem, tham gia nhiều trò chơi: 
 người rơi xuống nước, ngã chảy đóng kịch, thực hành các tình 
 máu... huống: Đuối nước, bỏng
 nhằm giúp cho trẻ có thêm kỹ 
 năng cần thiết để tự bảo vệ 
 bản thân mình.
 - An toàn giao thông; Biết chấp - Trò chuyện trong giờ đón trả 
 hành luật giao thông: Đi đúng làn trẻ: Tích cực cho giao lưu trò 
 đường; Biết đội mũ bảo hiểm khi chuyện, đàm thoại giáo dục 
 ngồi trên xe máy; Biết ý nghĩa kỹ năng cho trẻ biết những 
 của một số biển cấm, biển báo nơi mối nguy hiểm, cách phòng 
Tháng 
 nguy hiểm, biển báo giao thông tránh: Đá bóng vỉa hè, không 
1,2/2023
 cơ bản: biển báo dành cho người đội mũ bảo hiểm, vừa đi vừa 
 đi bộ, đi xe máy, ô tô đùa nghịch
 - Hoạt động học: Phát huy 
 một số kỹ năng tự bảo vệ bản 
 thân khi tham gia giao thông: 
 Đội mũ bảo hiểm, ngồi ngoan, 
 đi đúng làn đường.
 - Nhận ra những nơi như: Hồ, ao, - Hoạt động vui chơi: Tham 
 mương nước, suối, bể chứa nước gia các hoạt động giao lưu vui 
 ...là nơi nguy hiểm, không được chơi để cho trẻ học hỏi kinh 
 chơi gần. (Mục tiêu 16) nghiệm: Sơ cứu đuối nước, sơ 
Tháng
 cứu bỏng
3,4,5/2023
 - Giáo dục giới tính không để - Hoạt động chiều: Trẻ được 
 người khác xâm phạm thân thể; xem video, tham gia xử lý các 
 biết kêu cứu khi có người làm đau tình huống và câu chuyện: Trẻ 
 vùng kín bị xâm hại, bị hãm hiếp 
 nhằm giúp trẻ có kỹ năng cần 
 thiết để tự bảo vệ bản thân. 8
xem tranh, dùng lời nói, trò chuyện, vẽ, xen kẽ với một số trò chơi, bài tập phân 
loại hành vi đúng, sai, nên hay không nên
 VD: Trong giờ hoạt động khám phá về gia đình ngoài việc trẻ nhớ tên các
thành viên trong gia đình, tôi đặt ra yêu cầu trẻ thuộc số điện thoại của bố mẹ, để 
trẻ sử dụng khi cần. Hay trong chủ đề nghề nghiệp tôi sẽ giới thiệu với trẻ và 
dạy trẻ nhớ số điện thoại khẩn cấp có thể giúp đỡ khi cần:
 - Gọi báo công an, cảnh sát : (024) 113
 - Gọi cứu hỏa khi có cháy : (024) 114
 - Gọi cấp cứu khi bị thương: (024) 115
 Cũng trong hoạt động khám phá tôi hỏi trẻ một số câu hỏi để khắc sâu 
hình ảnh những vật có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Tôi đưa ra tình huống sờ vào 
cốc nước nóng:
 - Theo các con thì điều gì sẽ xảy ra khi cốc nước nóng bị đổ?
 - Khi bị bỏng thì phải làm gì?
 - Làm thế nào để không bị bỏng ?
 Bên cạnh đó, do thời gian trải dài nên việc giúp trẻ có kỹ năng tự bảo vệ 
bản thân có thể được nhắc đi nhắc lại nhiều lần nhằm tăng hiệu quả lên cao hơn.
Hình ảnh minh họa hoạt động học của trẻ ( Phụ lục 1)
c. Hoạt động ngoài trời:
 Đây là khoảng thời gian rất thuận lợi cho tôi trong việc trao đổi, truyền tải 
những kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ thông qua hoạt động ngoài trời.
 VD: Cho trẻ ra sân trường, hướng trẻ cùng quan sát lan can và sau đó cho 
trẻ xem hình ảnh một trẻ nhỏ trèo lên lan can và đặt câu hỏi:
 + Nếu con trèo lên lan can giống bạn điều gì sẽ xảy ra?
 + Theo các con, con có được trèo qua lan can giống bạn không?
 => Khi trèo qua lan can rất nguy hiểm, có thể bị trượt chân ngã làm cơ thể 
bị đau, ảnh hưởng tới sức khỏe. Vì vậy các con không được trèo qua lan can hay 
những nơi có hàng rào chắn cao gây nguy hiểm.
 Bên cạnh đó tôi cũng đã cho trẻ quan sát những nơi nguy hiểm trong khu 
vực nhà trường: Nhà bếp, lan can để trẻ có thể phòng tránh khi tham gia các hoạt 
động tại trường.
Ảnh minh họa không trèo lan can( Phụ lục 1)
d. Hoạt động góc:
 Để trẻ có thể tham gia hoạt động góc một cách tích cực và hào hứng thì 
việc xây dựng môi trường lớp học tại các góc chơi là rất cần thiết. Các góc chơi 
phải được trang trí mang tính gợi mở, hấp dẫn, sắp xếp hợp lý, thuận tiện kích 
thích trẻ thể hiện, trải nghiệm các kỹ năng. Đặc biệt là trong các trò chơi phân 10
biệt là các bậc phụ huynh có con em là bé gái. Làm thế nào để dạy trẻ trong lứa 
tuổi mầm non hiểu về giới tính là một việc hết sức khó khăn đối với nhà trường 
cũng như gia đình. Tôi giới thiệu cho trẻ các video và dạy trẻ một số các quy 
tắc: quy tắc 5 ngón tay, quy tắc 4 vòng tròn, quy tắc quần lót Trong lớp tôi 
tách riêng nhóm bạn trai, bạn gái để giáo dục riêng từng nhóm giúp trẻ có thể 
hiểu hơn về cơ thể mình để có những biện pháp phù hợp.
 + Với quy tắc năm ngón tay, tôi giơ 5 ngón tay lên và nói ý nghĩa từng 
ngón tay để trẻ hiểu. Quy tắc này cực kì đơn giản giúp bé tránh xa những đối 
tượng nguy hiểm và bảo vệ chính bản thân mình.
 + Quy tắc 4 vòng tròn: Quy tắc 4 vòng tròn nêu rõ các mức hành vi và mức 
quan hệ nào được làm với trẻ và hành vi nào không nên làm.
 + Với quy tắc quần lót, tôi có thể nói với các con rằng: Khi các con mặc 
đồ lót, khu vực 'kín' chỉ dành riêng cho con. Không ai có quyền đụng chạm vào 
Ảnh minh họa các quy tắc: 5 ngón tay; 4 vòng tròn;
quy tắc quần lót ( Phụ lục 1)
 * Kết quả: Tôi đã lồng ghép giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ vào 
các hoạt động trong ngày bằng các hình thức: giao lưu, trò chuyện, đàm thoại, các 
hình ảnh, bài thơ, câu chuyện, trò chơi... Thông qua đó, trẻ đã được thực hành, trải 
nghiệm với các tình huống nguy hiểm có thể xả ra để nâng cao ý thức tự bảo vệ 
bản thân cho trẻ.
3. Xây dựng tình huống cho trẻ trải nghiệm nâng cao kỹ năng tự bảo vệ bản 
thân
 Việc tạo môi trường, tình huống nguy hiểm, trẻ có thể gặp trong cuộc sống 
hàng ngày để trẻ được tiếp xúc, trải nghiệm và có kỹ năng tự bảo vệ bản thân là 
vô cùng quan trọng.
 Cách làm cũ: Các bài dạy dựa trên lý thuyết và hình ảnh là nhiều, bản thân 
trẻ chưa được trải nghiệm thực tế. Trẻ chưa có kỹ năng phản xạ nhanh khi xử lý 
các tình huống, chưa phát huy được hết tính tích cực ở trẻ.
 Cách làm mới: Xây dựng các tình huống cho trẻ trải nghiệm nhằm nâng 
cao kỹ năng tự bảo vệ bản thân như: Tạo tình huống cho trẻ tự giải quyết theo 
khả năng; Tổ chức cho trẻ đóng kịch, làm thơ; Xây dựng hệ thống trò chơi bằng 
các bài tập giúp trẻ nhận biết những mối nguy hiểm cho bản thân để biết cách 
phòng tránh.
a. Tạo tình huống: 
 Khi xây dựng tình huống, tôi không đưa ra cách giải quyết cụ thể mà tạo 
điều kiện để cho trẻ tự tìm cách giải quyết theo khả năng của mình. VD: Người 
lạ cho quà (cho quần áo mới và dụ cởi đồ) 12
vừa cười khanh khách. Bỗng “ Oạch” Long bị trượt chân ngã đầu đập xuống nền 
đau điếng. Long khóc ầm lên gọi mẹ.
 Mẹ vội vàng chạy vào đỡ Long dậy, xem xét Long có sao không. May mà 
chỉ hơi sưng.
 Mẹ nói: “Mẹ đã nhắc con phải cẩn thận rồi mà, sàn nhà tắm khi có nước 
vào sẽ rất trơn, nếu không cẩn thận sẽ bị ngã rất nguy hiểm. Lần sau khi tắm con 
phải cẩn thận, đứng tại chỗ hoặc ngồi xuống ghế con nhớ chưa nào?”.
 - Vâng ạ!
 Từ đấy, mỗi khi đi tắm Long luôn lấy ghế ngồi, không bao giờ đùa nghịch 
trong nhà tắm nữa.
 => Qua câu chuyện tôi giúp trẻ rút ra bài học: Sàn nhà tắm rất trơn, 
tuyệt đối không chạy nhảy, leo trèo sẽ dễ bị ngã.
c. Xây dựng hệ thống trò chơi học tập giúp trẻ nhận biết những nguy hiểm 
cho bản thân để biết cách tự bảo vệ mình.
 Tôi đã xây dựng các bài tập giúp trẻ tư duy nhận biết để phân loại các hành
vi đúng sai, nên và không nên. Từ đó trẻ sẽ có kinh nghiệm thực tế và tự tìm 
hướng giải quyết các vấn đề trẻ có thể gặp phải trong cuộc sống nhằm nâng cao 
ý thức tự bảo vệ bản thân như: Nối mặt cười mặt mếu; Bù chỗ khuyết; Hãy xếp 
theo thứ tự; Ai đúng ai sai; Ghép lại cho đúng; Nên hay không nên.
(Một số bài tập nâng cao kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ - Phụ lục II)
 * Kết quả: Thông qua việc xây dựng các tình huống sát với thực tế mà trẻ 
thường gặp phải trẻ lớp tôi đã mạnh dạn, tự tin, chủ động hơn trong việc tự bảo 
bệ bản thân khi ở nhà cũng như ra ngoài xã hội.
4. Ứng dụng công nghệ thông tin, thiết kế một số trò chơi củng cố kỹ năng 
tự bảo vệ bản thân
 Tôi đã mạnh dạn sử dụng công nghệ thông tin để thiết kế bài giảng, trò 
chơi, bài tập tình huống cho trẻ thông qua phần mềm: Ariculate storyline 3 là 1 
trong những phần mềm mới hiện nay với những tính năng ưu điểm vượt trội so 
với các phần mềm thiết kế bài giảng trước đó để lồng ghép truyền tải đến trẻ 
những kinh nghiệm, kỹ năng mà trẻ có thể tự bảo vệ bản thân trước những nguy 
hiểm. Việc sử dụng công nghệ thông tin với hình ảnh đẹp, hiệu ứng sinh động sẽ 
giúp trẻ hứng thú với nội dung giáo viên muốn truyền tải qua đó trẻ có thể ghi 
nhớ rõ hơn về các kỹ năng tự bảo vệ bản thân.
 Cách làm cũ: Những năm học trước tôi đã sử dụng công nghệ thông tin vào 
bài dạy, tuy nhiên vẫn còn hạn chế và chưa phong phú, mới chỉ sử dụng ở hình 
thức: Video, hình ảnh, powerpoint nên chưa thu hút trẻ.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_ky_nang_tu_bao_ve_ban_than_ch.doc