SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở Trường Mầm non Hướng Dương
Muốn có được kết quả tốt nhất trong việc định hướng, rèn luyện, bồi dưỡng kỹ năng sống cho trẻ phụ huynh phải hiểu rõ con, hiểu rõ những kiến thức giáo dục kỹ năng sống cần thiết. Mỗi đứa trẻ đều có sự khác biệt về khả năng, có trẻ sinh ra đã tự tin hơn trẻ khác, có trẻ lại dễ dàng hòa đồng hơn, trong khi có bạn lại rất có khả năng lãnh đạo... Bồi dưỡng cho trẻ những kỹ năng sống, những thói quen tốt không phải là việc một sớm một chiều mà là cả một quá trình và phải chọn đúng thời điểm thích hợp với độ tuổi của trẻ để bắt đầu mới có kết quả tốt nhất.
Chính vì vậy, việc đi sâu lồng ghép dạy kỹ năng sống cho trẻ phù hợp với từng độ tuổi từ lứa tuổi mầm non vô cùng cần thiết. Kỹ năng sống của trẻ bao gồm rất nhiều kỹ năng: Kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng vệ sinh, kỹ năng thích nghi với môi trường sống, kỹ năng hợp tác chia sẻ.. .Dạy kỹ năng sống cho trẻ là truyền cho trẻ những kinh nghiệm sống của người lớn. Nhằm giúp trẻ có những kỹ năng đương đầu với những khó khăn trong cuộc sống. Trẻ biết vận dụng, biến những kiến thức của mình để giải quyết những khó khăn trong cuộc sống cho phù hợp.
Nhận thức sâu sắc vấn đề đó, với thực tế chăm sóc giáo dục trẻ tôi đã chọn đề tài "Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non ". Với hy vọng những việc làm này sẽ góp phần tích cực và có hiệu quả hơn trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở lớp tôi nói riêng và trong trường mầm non nói chung.
Chính vì vậy, việc đi sâu lồng ghép dạy kỹ năng sống cho trẻ phù hợp với từng độ tuổi từ lứa tuổi mầm non vô cùng cần thiết. Kỹ năng sống của trẻ bao gồm rất nhiều kỹ năng: Kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng vệ sinh, kỹ năng thích nghi với môi trường sống, kỹ năng hợp tác chia sẻ.. .Dạy kỹ năng sống cho trẻ là truyền cho trẻ những kinh nghiệm sống của người lớn. Nhằm giúp trẻ có những kỹ năng đương đầu với những khó khăn trong cuộc sống. Trẻ biết vận dụng, biến những kiến thức của mình để giải quyết những khó khăn trong cuộc sống cho phù hợp.
Nhận thức sâu sắc vấn đề đó, với thực tế chăm sóc giáo dục trẻ tôi đã chọn đề tài "Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non ". Với hy vọng những việc làm này sẽ góp phần tích cực và có hiệu quả hơn trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở lớp tôi nói riêng và trong trường mầm non nói chung.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở Trường Mầm non Hướng Dương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở Trường Mầm non Hướng Dương

Lê Thị Nguyệt Trường MN Hướng Dương Đối tượng nghiên cứu: Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi A1và các hoạt động giáo dục giúp trẻ có kỹ năng sống tích cực ở trường Mầm non Hướng Dương, TP Đông Hà. Phương pháp nghiên cứu * Phương pháp điều tra: Điều tra về mức độ trẻ đạt được các nhóm KNS Tìm hiểu các biện pháp dạy KNS cho trẻ đạt kết quả cao nhất. *Phương pháp quan sát: Quan sát các biểu hiện, hành vi, các kỹ năng của trẻ thông qua ngôn ngữ và hoạt động hàng ngày. * Phương pháp đàm thoại, trò chuyện: Đàm thoại với các đồng nghiệp để trao đổi các kinh nghiệm hay trong dạy KNS cho trẻ. Đàm thoại với phụ huynh để tìm hiểu đặc điểm của trẻ khi ở gia đình. Đàm thoại trực tiếp với trẻ trong quá trình thực hiện các biện pháp giáo dục. * Phương pháp toán học :Xử lý những số liệu khảo sát, đã đạt được kết quả, mức độ đạt được, để rút ra kinh nghiệm hay cho vấn đề nghiên cứu. III. Nội dung: 1. Thực trạng Năm học 2020 - 2021, tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo lớn với tổng số cháu là 35 cháu. Đa số các cháu được đi học lớp nhà trẻ và mẫu giáo bé, nhỡ nên các cháu ngoan, có nề nếpvà biết vâng lời. Trường tôi nằm khu vực trung tâm Thành phố Đông Hà, ba mẹ các cháu đa số là buôn bán, thời gian phần nhiều là ở chợ nên việc giáo dục các kỹ năng cho các cháu còn có phần hạn chế. về phía các bậc phụ huynh, luôn nóng vội trong việc giáo dục trẻ về cả kiến thức và kỹ năng. Cha mẹ nào sinh con ra cũng mong con mình khỏe mạnh, thông minh và cố gắng tạo điều kiện tốt nhất để con phát triển. Nếu ở nhà trẻ luôn được cha mẹ bao bọc, không cho phép trẻ tiếp xúc nhiều với môi trường để trải nghiệm thì trẻ đó không thể hình thành thói quen tích cực cho bản thân. Khi xã hội ngày càng phức tạp, thói hư tật xấu tràn lan thì việc dạy trẻ có kỹ năng sống để bảo vệ chính bản thân mình là việc làm thiết thực mà mỗi chúng ta cần chung sức để giáo dục trẻ đạt kết quả tốt. Trăn trở với những thực trạng trên của cháu lớp tôi, tôi luôn suy nghĩ là giáo viên trực tiếp đứng lớp, bằng phương pháp gì để giúp các cháu có kỹ năng sống phù hợp với chuẩn mực của xã hội. Với thực tế công tác chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục; bản thân tôi mạnh dạn thực hiện đề tài “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mâu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non ”. Khi bước vào thực hiện đề tài này, bản thân thấy có những thuận lợi và khó khăn như sau: a. Thuận lợi: - Được sự chỉ đạo sâu sát của tổ chuyên môn Phòng Giáo dục - Đào tạo, Ban giám hiệu nhà trường và các đồng chí tổ trưởng chuyên môn. Được sống trong môi trường sư phạm đoàn kết, có nếp sống văn minh, ứng xử lành mạnh. Vì vậy bản thân đã học được nhiều kinh nghiệm sống về hành vi đạo đức và có một số kỹ năng sống trong cuộc sống hàng ngày. 2 Lê Thị Nguyệt Trường MN Hướng Dương Tự tin là một trong những yếu tố quan trọng giúp mang lại thành công và kết quả tốt nhất trong mọi việc. Tự tin không phải là tất cả nhưng nếu thiếu điều này, không chỉ trẻ em mà cả người lớn đều khó đạt được những thành công trong trường học và cuộc sống. Sự tự tin giúp trẻ thể hiện được mình trong các mối quan hệ xã hội, giúp trẻ không ngần ngại khám phá những điều mới mẻ thú vị trong cuộc sống, trau dồi và học tập các kiến thức, kỹ năng. Tự tin cũng giúp trẻ vượt qua được những khó khăn, trở ngại mà bất kỳ ai cũng sẽ phải đối mặt trong cuộc đời. b. Dạy trẻ kỹ năng giao tiếp Ngay từ khi trẻ chào đời, kỹ năng giao tiếp đã là một kỹ năng quan trọng giúp trẻ tồn tại và phát triển. Giai đoạn đầu, trẻ giao tiếp qua cử động tay chân, qua biểu cảm ánh mắt, qua tiếng khóc... Lớn hơn, kỹ năng giao tiếp của trẻ được hình thành và hoàn thiện dần qua ngôn ngữ, cử chỉ. Có thể khẳng định, giao tiếp là một trong những năng lực cần thiết nhất để trẻ phát triển và sinh tồn trong cuộc sống. Khi đến trường, trẻ giao tiếp với cô và các bạn cùng lớp, chính sự giao tiếp đó làm trẻ hiểu biết nhiều hơn về bản thân và xã hội. Không ai khác, cô giáo là người đem đến cho trẻ nhiều kỷ năng giao tiếp cần phải học hỏi nhất. Ngoài cô giáo và môi trường lớp học, phụ huynh đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giúp trẻ trau dồi kỹ năng giao tiếp. Tạo môi trường phù hợp cho con, tạo điều kiện cho con hòa đồng với những người xung quanh, cho con cơ hội, khuyến khích con tương tác, giao tiếp với bạn bè. là những việc không thể thiếu. c. Dạy trẻ kỹ năng làm việc nhóm Con người sinh ra và lớn lên không có ai chỉ có một mình. Trong cuộc sống chúng ta có gia đình, có bạn bè, có đồng nghiệp, có các mối quan hệ xã hội. Trong cuộc sống hiện đại các mối quan hệ xã hội ngày càng rộng mở và là một xu hướng tất yếu của sự phát triển. Việc biết cách hòa đồng, biết cách làm việc theo nhóm, tận dụng sức mạnh, ưu thế của tập thể để đạt được kết quả tốt nhất trong học tập và công việc là một trong những kỹ năng quan trọng. Đối với trẻ em, cô giáo và bố mẹ nên định hướng và trau dồi cho trẻ những kỹ năng học nhóm, làm việc nhóm ngay từ nhỏ. Điều này không chỉ giúp cho trẻ hòa đồng hơn với những người xung quanh mà còn giúp cho trẻ có được kết quả tốt nhất trong học tập và lao động. Môi trường lớp học chính là môi trường tuyệt vời nhất để trẻ thể hiện được kỷ năng làm việc theo nhóm của mình. Thông qua các hoạt động học và chơi trẻ sẽ có được những kỷ năng làm việc theo nhóm. Chính hoạt động nhóm trẻ sẽ bộc lộ được những kỷ năng mà mình tích lũy được. d. Dạy trẻ kỹ năng bảo vệ bản thân Trẻ con vốn luôn hiếu động, hiếu kỳ và muốn khám phá những điều mới lạ. Trong cuộc sống ngày nay, khi xã hội ngày càng hiện đại, càng phát triển thì những mối nguy hiểm cho trẻ con ngày càng nhiều. Những nguy hiểm có thể xảy ra với trẻ tiềm ẩn không chỉ ở gia đình, ở trường học, ngoài đường mà còn ở bất kỳ đâu trong cuộc sống này. Đa phần các bậc cha mẹ đều ý thức được điều này, nhưng không phải bậc cha mẹ nào cũng có phương pháp dạy con những kỹ năng bảo vệ bản thân đúng đắn. Sự lựa chọn thường gặp của phụ huynh đó là tìm cách nghiêm cấm con tiếp xúc với các rủi ro. Việc chỉ nghiêm cấm mà không giáo dục, trau dồi các kỹ năng 4 Lê Thị Nguyệt Trường MN Hướng Dương Trẻ ghi nhớ một cách thụ động, thường chóng quên. Và điều cốt yếu trẻ không hiểu cốt lõi của vấn đề là tại sao không nên làm như vậy và nếu xảy ra thì phải làm thế nào. Do đó bây giờ ngoài việc giáo dục như vậy vào giờ hoạt động chiều, tôi đã đưa ra tình huống: “Khi bé bị lạc mẹ trong siêu thị - bé sẽ làm gì? Tôi đã cho trẻ suy nghĩ, mỗi trẻ đưa ra một cách giải quyết của riêng trẻ. Lắng nghe ý kiến của trẻ, cho trẻ suy nghĩ và trả lời theo ý kiến của mình, gợi mở cho trẻ bằng các câu hỏi: Theo con làm như vậy có được không? Tại sao? Sau đó, cô giúp trẻ rút ra phương án tối ưu nhất: “Khi bị lạc mẹ, bé hãy bình tĩnh, không khóc và chạy lung tung mà hãy đứng yên tại chồ chờ. Vì bố, mẹ sẽ quay lại chồ đó để tìm bé. Hoặc bé có thể đến chồ chú bảo vệ, cô bán hàng trong siêu thị ở gần chồ đó để nhờ gọi điện thoại, hoặc thông báo lên loa để tìm bố mẹ. Tuyệt đối không đi theo người lạ dù người đó có hứa sẽ đưa về với bố mẹ. Vì có thể đó sẽ là kẻ xấu lợi dụng cơ hội đó bắt cóc hoặc làm hại bé ”. Ví dụ: Với chủ đề “Gia đình” Ngoài việc giáo dục trẻ nhận biết và tránh những đồ dùng nguy hiểm như bàn là, phích nước, bếp đang đun... Tôi đưa tình huống trẻ biết tránh những mối nguy hiểm khác như: “ Nếu con đang ở nhà một mình , có người đến gọi mở cửa con sẽ làm gì ?” Tôi cho trẻ nói suy nghĩ, cách giải quyết của mình. Trong khi thảo luận với trẻ tôi gợi mở: cũng có trường hợp kẻ xấu có thể gây hại cho bé hoặc lấy trộm đồ của gia đình cũng chính là người thu tiền điện, nước hoặc chính là người quen biết với bố mẹ bé để giúp trẻ suy đoán tìm cách giải quyết. Sau đó cô giúp trẻ rút ra phương án tối ưu nhất trong trường hợp này: “Tuyệt đối không mở cửa, kể cả đó có thể là người quen của bố mẹ, người thu tiền điện, nước. Nếu có người lớn ở trên gác chưa biết thì gọi xuống, còn nếu không có ai ở nhà thì hẹn họ nhắn lại gì hoặc tối đến gặp bố mẹ”. Từ những tình huống cụ thể mà rất dễ xảy ra đối với trẻ, bằng cách cho trẻ thảo luận, yêu cầu trẻ suy nghĩ, vận dụng vốn hiểu biết của mình đã có để tìm cách giải quyết vấn đề. Thông qua đó cô giúp trẻ tìm ra phương án tối ưu nhất, đó cũng chính là kinh nghiệm mà ta cần dạy trẻ . Thông qua hoạt động đó cũng giúp trẻ có sự tư duy lôgích, biết cách diễn đạt suy nghĩ của mình, và giúp trẻ có thêm kinh nghiệm trong cuộc sống. b. Thông qua nội dung các câu chuyện Xuất phát từ đặc điểm tâm lý của trẻ mầm non là rất thích nghe kể chuyện. Nội dung các câu chuyện thường để lại ấn tượng cho trẻ khó phai mờ. Chính vì vậy tôi đã sáng tác một số câu chuyện lồng vào đó các tình huống để giáo dục trẻ. Giúp trẻ tiếp nhận một cách hứng thú, tự nguyện. Ví dụ: Ở chủ đề “Nước và mùa hè”. Việc giáo dục trẻ tránh xa ao, hồ, hố nước nguy hiểm là không thể thiếu. Ngoài những nơi nguy hiểm như vậy thì nhà vệ sinh cũng có nhiều tình huống có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Chính vì vậy, tôi đưa ra những tình huống để dạy trẻ cách sử dụng an toàn trong phòng tắm bằng cách đưa vào câu chuyện để trẻ rút ra bài học kinh nghiệm cho mình. CHUYỆN : TRONG PHÒNG TẮM (tóm tắt lại) Hôm nay, trời rất nóng. Vừa về đến nhà Nhật đã giục mẹ: 6 Lê Thị Nguyệt Trường MN Hướng Dương - “ Không, bây giờ mà quay về thì muộn mất mẹ ạ.” Hà nhất định không chịu quay lại để lấy mũ, mẹ đành phải nhượng bộ không quay về nữa. Đang đi, bông chiếc xe phía trước chở thùng cam bị rơi xuống đường, làm cam rơi tung toé. Mẹ vội vàng phanh gấp làm xe loạng choạng rồi đố kềnh làm hai mẹ con ngã lăn ra đường. Hà bị đập đầu xuống đường. Chú công an đang đứng bên đường nhìn thấy chú bèn bước sang đỡ hai mẹ con dậy, chú lo lắng hỏi: “Chị và cháu có sao không? ” Mẹ xem xét chô vết thương của Hà và nói: “Cảm ơn anh, mẹ con tôi không sao ạ” Chú ôn tồn nhắc nhở: “Chị không cho cháu đội mũ bảo hiểm là vi phạm luật ATGT rồi. Trẻ em cũng phải đội mũ bảo hiểm để đảm bảo ATGT. Nếu hôm nay mà va chạm mạnh thì sẽ rất nguy hiểm. Cháu đội mũ thì những trấn thương vùng đầu giảm đi rất nhiều. Tránh được những trấn thương để lại những hậu quả đáng tiếc .” Mẹ Minh ân hận xin lôi chú công an và nói với Hà: “Mẹ con mình lần sau dù có vội hay muộn đến mấy cũng phải nhớ đội mũ bảo hiểm con nhỉ.” Sau khi cho trẻ nghe chuyện và đàm thoại với trẻ về nội dung câu chuyện, tôi thấy có nhiều cháu cũng nhận là thường xuyên không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy đi học. Sau đó, nhiều bậc phụ huynh đã chia sẻ với cô giáo: Bản thân phụ huynh cũng ít khi nhớ cho con đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy đến trường, bởi một phần vướng, một phần công an thường không phạt trường hợp này nên các phụ huynh cũng hay bỏ qua. Nhưng bây giờ, các con đòi đội mũ bảo hiểm khi đi học. Qua trên tôi thấy rằng, trẻ đã nhận thức được sự cần thiết của việc đội mũ bảo hiểm khi đi xe. Biết được nếu không thực hiện tốt thì có thể xảy ra rủi ro như thế nào. Từ đó tạo cho trẻ ý thức chấp hành luật lệ ATGT từ bé. c. Thông qua hoạt động vui chơi Đối với trẻ mầm non, hoạt động vui chơi chiếm vai trò chủ đạo trong hoạt động của trẻ ở trường. Thông qua giờ chơi, trẻ được đóng các vai khác nhau trong xã hội, trẻ đóng vai và tái hiện lại những gì trẻ nhìn thấy trong cuộc sống. Tất cả những kiến thức và kinh nghiệm cuộc sống mà trẻ có sẽ được trẻ thể hiện qua họat động vui chơi. Chính vì vậy, tôi rất chú trọng đến việc tạo các tình huống khi trẻ đóng vai để trẻ tìm cách giải quyết, cũng như quan sát những điều trẻ thể hiện được những kiến thức mà trẻ đã có. Ví dụ: Ở góc “Gia đình”, khi tôi đóng giả một người lạ đến gõ cửa khi trẻ ở nhà một mình, thì trẻ biết nhắc nhau “Đừng mở cửa, phải đợi bố mẹ về đã ”. Hoặc tôi cho trẻ ở nhóm gia đình cùng đi siêu thị và đưa ra tình huống: “Con bị lạc bố mẹ ở siêu thị” thì trẻ biết ra nhờ cô bán hàng gọi điện thoại cho bố mẹ, cháu đóng vai người bán hàng cũng nhắc trẻ: “Cháu chờ ở đây với cô đợi bố mẹ đón ” Tôi đóng một vai làm người đi đường và rủ bé: “Đi cùng cô để cô dắt về với mẹ Các trẻ trong nhóm đã nhắc nhau: “Đừng đi, nếu không sẽ bị bắt cóc đấy”. Hoặc với trò chơi “Đi ô tô ” tôi cũng chú ý xem cách thể hiện của trẻ để có những gợi mở kịp thời như: Các bác đã thắt dây an toàn chưa, đừng thò đầu, thò 8
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_ky_nang_song_cho_tre_mau_giao.docx
SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở Trường Mầm non Hướng Dương.pdf