SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ Lớp 5 tuổi A1 Trường Mầm non Kim Long năm học 2018-2019

Hiện nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường một mặt làm cho đời sống của con người được nâng cao, nhưng nó cũng có mặt trái của nó, đó là: khiến cho một số gia đình cuốn vào guồng quay kiếm tiền mà quên đi việc giáo dục, chăm sóc các con. Có gia đình chỉ cần bỏ ra ít tiền thuê người giúp việc thì giao phó toàn bộ trách nhiệm cho họ, có gia đình thì cho con kết bạn với máy tính, với internet ngay từ nhỏ, …bên cạnh đó một số phụ huynh lại nâng niu, chiều chuộng và bao bọc con quá mức khiến cho các con ỷ nại vào người khác, không biết cách tự chăm sóc bản thân, hành động một cách thụ động,…hay nói cách khác các con còn yếu và thiếu về kỹ năng sống, điều đó ảnh hưởng rất lớn tới việc hình thành nhân cách của các con và nói sâu xa hơn làm ảnh hưởng tới nguồn nhân lực của đất nước sau này.
Trong những năm gần đây trường mầm non Kim Long đã đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ vào chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, tuy nhiên nội dung này chưa được chú trọng và rèn luyện thường xuyên do đó chưa đạt được hiệu quả cao.
Từ những lí luận và thực tiễn trên, với vai trò là một giáo viên tôi luôn băn khoăn làm thế nào để thực hiện tốt nhiệm vụ “trồng người”, góp phần bé nhỏ trong việc đào tạo ra những con người nhanh nhẹn hoạt bát, mạnh dạn, tự tin,… thích ứng được với mọi điều kiện, biến đổi của môi trường, xã hội hay nói cách khác đó là những con người vừa “hồng” vừa “chuyên”. Xuất phát từ những lý do đó mà tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ lớp 5 tuổi A1, trường mầm non Kim Long, năm học 2018-2019”.
doc 30 trang skmamnonhay 27/10/2024 430
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ Lớp 5 tuổi A1 Trường Mầm non Kim Long năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ Lớp 5 tuổi A1 Trường Mầm non Kim Long năm học 2018-2019

SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ Lớp 5 tuổi A1 Trường Mầm non Kim Long năm học 2018-2019
 thay đổi đó, từ đây những kỹ năng khác ngoài trình độ học vấn, tư cách đạo đức, 
năng lực làm việc bắt đầu được xem xét và quan tâm – đó chính là điều kiện để 
giáo dục Việt Nam quan tâm đến thuật ngữ kỹ năng sống trong chương trình và 
triển khai một số dự án của các tổ chức khác trên thế giới. 
 Hiện nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường một mặt làm 
cho đời sống của con người được nâng cao, nhưng nó cũng có mặt trái của nó, 
đó là: khiến cho một số gia đình cuốn vào guồng quay kiếm tiền mà quên đi việc 
giáo dục, chăm sóc các con. Có gia đình chỉ cần bỏ ra ít tiền thuê người giúp 
việc thì giao phó toàn bộ trách nhiệm cho họ, có gia đình thì cho con kết bạn với 
máy tính, với internet ngay từ nhỏ, bên cạnh đó một số phụ huynh lại nâng 
niu, chiều chuộng và bao bọc con quá mức khiến cho các con ỷ nại vào người 
khác, không biết cách tự chăm sóc bản thân, hành động một cách thụ 
động,hay nói cách khác các con còn yếu và thiếu về kỹ năng sống, điều đó 
ảnh hưởng rất lớn tới việc hình thành nhân cách của các con và nói sâu xa hơn 
làm ảnh hưởng tới nguồn nhân lực của đất nước sau này.
 Trong những năm gần đây trường mầm non Kim Long đã đưa nội dung 
giáo dục kỹ năng sống cho trẻ vào chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, tuy nhiên 
nội dung này chưa được chú trọng và rèn luyện thường xuyên do đó chưa đạt 
được hiệu quả cao.
 Từ những lí luận và thực tiễn trên, với vai trò là một giáo viên tôi luôn 
băn khoăn làm thế nào để thực hiện tốt nhiệm vụ “trồng người”, góp phần bé 
nhỏ trong việc đào tạo ra những con người nhanh nhẹn hoạt bát, mạnh dạn, tự 
tin, thích ứng được với mọi điều kiện, biến đổi của môi trường, xã hội hay nói 
cách khác đó là những con người vừa “hồng” vừa “chuyên”. Xuất phát từ những 
lý do đó mà tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng 
sống cho trẻ lớp 5 tuổi A1, trường mầm non Kim Long, năm học 2018-2019”.
 Do khả năng nghiên cứu còn hạn chế nên chắc chắn đề tài sẽ còn nhiều 
thiếu sót, rất mong các bạn đồng nghiệp, các cấp lãnh đạo và hội đồng khoa học 
đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn.
 2. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ lớp 5 
tuổi A1 trường mầm non Kim Long, năm học 2018-2019”
 3. Tác giả sáng kiến: 
 - Họ và tên: Đàm Thị Thúy Mai
 - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường MN Kim Long, huyện Tam Dương.
 2 hành vi thích ứng và tích cực nhằm đáp ứng nhu cầu, sự thay đổi, các tình huống 
của cuộc sống hằng ngày, đồng thời tạo ra sự đổi thay và nâng cao chất lượng 
cuộc sống”. Với một đích nhắm đến yếu tố cá nhân của người học, các nước 
cũng đã đưa ra cách thiết kế chương trình giáo dục và trang bị kỹ năng sống 
như: lồng ghép vào chương trình dạy chữ, học vấn, vào tất cả các môn học và 
các chương trình ở những mức độ khác nhau. Dạy các chuyên đề cần thiết cho 
người học như: kỹ năng nghề, kỹ năng hướng nghiệp,  và được chia làm ba 
nhóm chính là: Kỹ năng cơ bản (gồm các kỹ năng đọc, viết, ghi chép, ), nhóm 
kỹ năng chung (gồm các kỹ năng tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết 
định, giải quyết vấn đề, ) và nhóm kỹ năng cụ thể (gồm các kỹ năng bình 
đẳng giới, bảo vệ sức khỏe, nâng cao đời sống tinh thần, ). 
 Tóm lại, dù xuất phát từ quan điểm chung về kỹ năng sống từ Tổ chức Y 
tế thế giới hay UNESCO, nhưng ở mỗi quốc gia trên thế giới đều có sự khác biệt 
về quan niệm và nội dung, có nước thực hiện theo đúng chuẩn kỹ năng nhưng 
cũng có nước mở rộng thêm chứ không chỉ bao hàm kỹ năng sống là những khả 
năng về tâm lý, xã hội. Kỹ năng sống được lồng ghép ở cả giáo dục chính quy 
(giáo dục trong chương trình đào tạo) và cả giáo dục không chính quy (hoạt 
động ngoại khóa – hoạt động ngoài giờ lên lớp). Những quan niệm, nội dung 
giáo dục kỹ năng sống được triển khai vừa thể hiện nét chung vừa thể hiện nét 
đặc thù, những nét riêng của từng quốc gia. 
 7.1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước
 Trong lịch sử giáo dục Việt Nam, nội dung giáo dục con người biết đối 
nhân xử thế, kinh nghiệm làm ăn để đáp ứng và biến ứng với những thách thức 
của thiên tai,  đã được phản ánh khá phong phú qua hệ thống danh ngôn, ca 
dao, tục ngữ và những lời dạy của người xưa như :“Học ăn học nói, học gói học 
mở”, hay “Lúa mùa thì cây cho sâu, lúa chiêm chì gẩy cành dâu mới 
vừa”,...Còn đối với chức năng của giáo dục thì mục tiêu học để làm người hay 
nói cách khác là học để biết đối nhân xử thế, học để sống tốt hơn và học để phục 
vụ bản thân – gia đình và xã hội đã được quan tâm ngay từ những ngày đầu tiên 
của giáo dục Việt Nam. Nhưng có lẽ với mục tiêu và nội dung như thế vẫn chưa 
được gọi là kỹ năng sống mà tất cả như là những lời giáo dục để ứng phó với sự 
thay đổi của môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. 
 Thuật ngữ “Kỹ năng sống” bắt đầu được quan tâm tại Việt Nam vào 
những năm đầu thập niên 90 – khi xã hội bắt đầu có những chuyển biến phức tạp 
 4 Năm học 2007 – 2008, Bộ Giáo dục và đào tạo đã đưa ra phong trào thi 
đua “Xây dựng trường học thân thiện , học sinh tích cực”. Phong trào này bắt 
đầu được triển khai mạnh mẽ trong hầu hết tất cả các bậc học từ mầm non cho 
đến đại học. Ngày 22 tháng 7 năm 2008, một lần nữa Bộ giáo dục và đào tạo đã 
ra Chỉ thị về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân 
thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 – 2013. 
Kèm với Chỉ thị này là một thông báo về hướng dẫn triển khai phong trào “Xây 
dựng trường học thân thiện , học sinh tích cực” năm học 2008 – 2009 và giai 
đoạn 2008 – 2013 với mục tiêu liên quan đến kỹ năng sống là: “Rèn luyện kỹ 
năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng 
làm việc, sinh hoạt theo nhóm; Rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, 
kỹ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích 
khác; Rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo 
lực và các tệ nạn xã hội”. Cũng trong thời điểm này, một số nhà chuyên môn 
cũng bắt đầu nghiên cứu và viết một số tài liệu liên quan đến lĩnh vực kỹ năng 
sống. Tác giả Nguyễn Thanh Bình khi tham gia dự án Đào tạo giáo viên Trung 
học cơ sở đã cho ra đời Giáo trình Giáo dục kỹ năng sống – Nhà xuất bản Đại 
học Sư phạm Hà Nội năm 2007. Giáo trình đề cập chủ yếu đến những vấn đề đại 
cương về kỹ năng sống, một số biện pháp nhằm giáo dục kỹ năng sống cho học 
sinh,  Năm 2009 tác giả Huỳnh Văn Sơn cùng Nhà xuất bản Giáo dục cho ra 
đời tài liệu Nhập môn kỹ năng sống với các nội dung cơ bản: những vấn đề 
chung về kỹ năng sống và một số kỹ năng sống cơ bản,  Năm 2009, Trung 
tâm hỗ trợ sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức diễn đàn Những kỹ năng 
thực hành xã hội dành cho sinh viên và thông qua diễn đàn này tài liệu Những 
kỹ năng thực hành xã hội dành cho sinh viên cũng đã được xuất bản. Tài liệu là 
cẩm nang gồm một số kỹ năng sống và làm việc dành cho những người trẻ trong 
thời kỳ hội nhập và phát triển của đất nước. 
 Tóm lại, cho đến nay nghiên cứu kỹ năng sống tại Việt Nam hay triển 
khai chương trình rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh chỉ mới thể hiện rõ ở 
chương trình giáo dục ngoài khung chương trình đào tạo. Do đó, giáo viên nói 
chung và giáo viên mầm non nói riêng không có nhiều tài liệu để tham khảo nên 
cũng chưa biết đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh như thế nào 
cho phù hợp và hiệu quả. 
 7.1.1.3. Khái niệm kỹ năng, kỹ năng sống
 6 + Đó là khả năng mà mỗi người ứng xử, ứng phó trước các tình huống 
trong cuộc sống.
 + Đó là khả năng của mỗi người làm chủ bản thân, ứng xử với những 
người khác và với xã hội một cách hợp lý trong cuộc sống hàng ngày của mình.
 Như vậy, có nhiều định nghĩa rất rõ về kỹ năng sống, nhưng có thể nêu 
một cách ngắn gọn: kỹ năng sống là khả năng tự chủ, khả năng tự đưa ra quyết 
định, khả năng nói không và khả năng thích nghi, biết chấp nhận, hóa giải được 
những tác động tiêu cực trong cuộc sống xung quanh.
 Giáo dục “Kỹ năng sống” cho trẻ là giáo dục cách sống tích cực trong xã 
hội hiện đại . Giáo dục cho trẻ những kỹ năng mang tính cá nhân và xã hội nhằm 
giúp trẻ có thể chuyển kiến thức , thái độ , cảm nhận thành những khả năng thực 
thụ , giúp trẻ biết xử lý hành vi của mình trong các tình huống khác nhau trong 
cuộc sống . 
 7.1.1.4. Sự cần thiết phải giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 
 7.1.1.4.1. Kĩ năng sống thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội
 Thực tế cho thấy, có khoảng cách giữa nhận thức và hành vi của con 
người, có nhận thức đúng chưa chắc đã có hành vi đúng. 
 Kĩ năng sống chính là những nhịp cầu giúp con người biến kiến thức 
thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh. Kĩ năng sống góp phần 
thúc đẩy sự phát triển XH, ngăn ngừa các vấn đề xã hội và bảo vệ quyền con 
người. Kĩ năng này phải được phát triển và nâng cao song song với sự trưởng 
thành về thể chất của con người. Càng lớn lên, môi trường giao tiếp, hoạt động 
càng rộng hơn, phức tạp hơn vì vậy kĩ năng sống càng phải được phát triển và 
nâng cao hơn.
 Giáo dục KNS sẽ thúc đẩy những hành vi mang tính xã hội tích cực, giúp 
nâng cao chất lượng cuộc sống xã hội và giảm các vấn đề xã hội. Giáo dục KNS 
còn giải quyết một cách tích cực nhu cầu và quyền con người, quyền công dân 
được công nhận trong luật pháp Việt Nam và quốc tế.
 Thiếu đi kĩ năng sống, con người không thể tiếp cận với môi trường xung 
quanh, hòa nhập cũng như khẳng định mình. Cho dù bạn có tố chất thông minh, 
nhưng sự thông minh đó để làm gì? Ai sẽ biết? Nếu bạn không có một môi 
trường để thể hiện, có một cộng đồng xung quanh để thể hiện mình. Vì thế, 
những tố chất tự thân chỉ là điều kiện cần – phần cứng mà chưa đủ nếu thiếu 
phần mềm kia để giúp bạn khẳng định mình trong cuộc sống.
 8 trình bày ý kiến, kỹ năng tự chăm sóc bản thân... Càng có những kỹ năng này 
sớm bao nhiêu thì trẻ càng có nền tảng vững chắc để phát triển toàn diện.
 Hơn nữa, cuộc sống ngày càng phát triển, xã hội ngày càng văn minh, tri 
thức ngày một phong phú... Việc dạy kỹ năng sống cho trẻ sẽ giúp bé sớm bắt 
kịp với cuộc sống và phát triển khả năng của bản thân. Có được các kỹ năng 
sống tốt đẹp, trẻ sẽ hình thành được nhân sinh quan, thái độ sống tích cực và 
hành vi đúng đắn.
 Ngoài ra, sự tác động về tâm sinh lý của trẻ cũng tác động làm trẻ phải đối 
mặt với những sự thay đổi trong cuộc sống. Ở mỗi giai đoạn phát triển, trẻ sẽ có 
những biến đổi về trạng thái, cách nhìn nhận sự vật xung quanh cũng như cách 
ứng xử với vấn đề đó. Bởi vậy, trang bị cho trẻ những kỹ năng sống cơ bản sẽ 
giúp bé có khả năng thích nghi tốt, đáp ứng tốt cho nhu cầu thay đổi đó.
 Những áp lực về học tập từ gia đình và xã hội ngày càng lớn đối với trẻ. 
Những kỳ vọng của cha mẹ vào con cái luôn khiến trẻ thấy trách nhiệm của 
mình cần phải đáp ứng. Việc rèn luyện cho trẻ những kỹ năng tích cực sẽ giúp 
trẻ nhìn nhận vấn đề một cách lạc quan, tự tin và đối mặt với vấn đề tốt hơn, 
tránh sự sợ hãi và lảng tránh không đáng có.
 Trẻ thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động  hiện nay, thế hệ 
trẻ thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực, 
luôn được đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với 
những khó khăn, thách thức, những áp lực tiêu cực. Nếu thiếu kỹ năng sống, các 
em dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, bạo lực, vào lối sống ích kỉ, lai căng, 
thực dụng, dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách. 
 Giáo dục kỹ năng sống giúp trẻ có khả năng ứng phó tích cực trước sức ép 
của cuộc sống và sự lôi kéo thiếu lành mạnh, giúp trẻ xây dựng mối quan hệ tốt 
đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người, sống an toàn, lành mạnh và phát triển tốt.
 7.1.1.5. Giáo dục kỹ năng sống đối với trẻ mầm non
 Trong quá trình phát triển nhân cách nếu trẻ được sớm hình thành và tôn 
vinh các giá trị đích thực của mình thì trẻ sẽ có một nhân cách phát triển toàn 
diện, bền vững, có khả năng thích ứng và chống chọi với mọi biến động xã hội, 
biết tự khẳng định mình trong cuộc sống... 
 Trẻ em là giai đoạn học, tiếp thu, lĩnh hội những giá trị sống để phát triển 
nhân cách, do đó cần giáo dục kỹ năng sống cho trẻ để trẻ có nhận thức đúng và 
có hành vi ứng xử phù hợp ngay từ khi còn nhỏ.
 10

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_ky_nang_song_cho_tre_lop_5_tu.doc