SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động góc

Thực hiện đề tài: “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động góc” nhằm giúp trẻ có kinh nghiệm trong cuộc sống, biết được những điều nên làm và không nên làm, giúp trẻ tự tin, chủ động và biết cách xử lý các tình huống trong cuộc sống. Từ đó sẽ khơi gợi khả năng tư duy sáng tạo của trẻ, đặt nền tảng cho trẻ trở thành người có trách nhiệm và có cuộc sống. Ngoài ra còn cung cấp cho giáo viên mầm non, phụ huynh một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ và các hình thức tổ chức tích cực cho trẻ trải nghiệm khám phá nhiều sự vật hiện tượng xung quanh trẻ. Vì vậy việc tìm ra một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong hoạt động góc và việc khắc phục những hạn chế mà giáo viên đang mắc phải trong việc tổ chức hoạt động chơi ở các góc nhằm phát triển kỹ năng sống cho trẻ chính là mục đích nhiệm nghiên cứu của đề tài tôi chọn.
doc 21 trang skmamnonhay 04/01/2025 1380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động góc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động góc

SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động góc
 2 / 21
khiến trẻ chưa thực sự phát huy hết được khả năng tư duy. Kỹ năng chơi của trẻ 
còn bị hạn chế nên chưa phát triển được tình cảm, kỹ năng xã hội. 
 Trước những vấn đề đó tôi rất trăn trở và mong muốn làm thế nào để giáo 
dục kỹ năng sống cho trẻ được tốt. Tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện 
pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động góc” làm đề tài 
nghiên cứu của mình.
 II. Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu.
1. Đối tượng: Trẻ 5 - 6 tuổi
2. Phạm vi: Trẻ lớp 5TA2 với tổng số trẻ là 26 cháu
3. Thời gian: Đề tài thực hiện trong năm học 2022 - 2023 (Từ tháng 9/2022 đến 
hết tháng 3/2023)
 III. Mục đích nghiên cứu: 
 Thực hiện đề tài: “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 – 6 
tuổi trong hoạt động góc” nhằm giúp trẻ có kinh nghiệm trong cuộc sống, biết 
được những điều nên làm và không nên làm, giúp trẻ tự tin, chủ động và biết 
cách xử lý các tình huống trong cuộc sống. Từ đó sẽ khơi gợi khả năng tư duy 
sáng tạo của trẻ, đặt nền tảng cho trẻ trở thành người có trách nhiệm và có cuộc 
sống. Ngoài ra còn cung cấp cho giáo viên mầm non, phụ huynh một số biện 
pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ và các hình thức tổ chức tích cực cho trẻ trải 
nghiệm khám phá nhiều sự vật hiện tượng xung quanh trẻ. Vì vậy việc tìm ra 
một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong hoạt 
động góc và việc khắc phục những hạn chế mà giáo viên đang mắc phải trong 
việc tổ chức hoạt động chơi ở các góc nhằm phát triển kỹ năng sống cho trẻ 
chính là mục đích nhiệm nghiên cứu của đề tài tôi chọn. 
 PHẦN B - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở khoa học
1. Cơ sở lý luận
 Giáo dục kỹ năng sống có vai trò rất quan trọng và cần thiết cho trẻ đặc biệt 
là trẻ mầm non. Giáo dục kỹ năng sống giúp trẻ phát triển về nhân cách, thể 
chất, tình cảm, giao tiếp, ngôn ngữ, tư duy một cách toàn diện. Đối với trẻ mầm 
non trong quá trình phát triển nhân cách nếu trẻ được sớm hình thành và tôn 
vinh các giá trị đích thực của mình thì trẻ sẽ có một nhân cách phát triển toàn 
diện, bền vững, có khả năng thích ứng và chống chọi với mọi biến động xã hội, 
biết tự khẳng định mình trong cuộc sống. 
 Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non giúp trẻ có kinh nghiệm trong 
cuộc sống, biết được những điều nên làm và không nên làm, giúp trẻ tự tin, chủ 
động và biết cách xử lý các tình huống trong cuộc sống. Từ đó khơi gợi khả 4 / 21
Góc phân vai, góc xây dựng, góc học toán, góc chữ viết, góc tạo hình, góc thiên 
nhiên. Ở tại các góc chơi mà giáo viên đã chuẩn bị thì trẻ sẽ được tham gia vào 
xã hội người lớn theo cách riêng của mình. Trẻ sẽ tưởng tượng mình là người 
lớn và cũng đóng một cương vị xã hội như: Cô giáo, bác sỹ, chú công nhân, cô 
bán hàngvới vai trò đó trẻ sẽ tái tạo lại cuộc sống của người lớn một cách tổng 
quát trong hoàn cảnh tưởng tượng. Vì trò chơi của trẻ không phải thật mà là giả 
vờ, nhưng sự giả vờ ấy lại mang tính chất rất thật. Qua đó các nhà giáo dục 
khẳng định rằng, có thể rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ một cách hiệu quả qua 
các hoạt động mà trẻ yêu thích, đáp ứng sự phát triển theo độ tuổi của trẻ. Chẳng 
hạn, khi trẻ tham gia vào các trò chơi phân vai, trẻ tìm hiểu các biểu hiện của lời 
nói, ngôn ngữ giao tiếp thông qua các vai trẻ đóng. Từ đó, trẻ sẽ tích lũy cho 
mình được nhiều vốn từ. Như vậy giờ hoạt động góc được phát triển và mở rộng 
theo sự phong phú và mở rộng các mối quan hệ qua lại của trẻ với môi trường 
xung quanh, phản ảnh sáng tạo độc đáo có sự tác động qua lại giữa trẻ với môi 
trường xung quanh một cách tích cực, tự lực, tự nguyện và tự tin. Hoạt động góc 
có giá trị lớn và đã trở thành phương tiện để giáo dục trẻ phát triển đặc biệt là kỹ 
năng sống sẽ phát triển toàn diện về nhân cách và trí tuệ cho trẻ ở trường MN
2. Cơ sở thực tiễn
 Với sự phát triển không ngừng của xã hội hiện nay nên đòi hỏi con người 
cũng phải nâng cao sự hiểu biết, năng động, sáng tạo, ngoại giao tốt. Luôn phải 
biết cố gắng để tự lực vượt qua mọi khó khăn để có thể đạt được những mục 
tiêu, lý tưởng của cuộc sống.
 Năm học 2022 - 2023 Trường tôi đã xây dựng và thực hiện theo chuyên đề: 
“Trường học an toàn, sáng, xanh, sạch, đẹp, nhà vệ sinh thân thiện”. Ngay từ 
đầu năm học PGD&ĐT huyện Phúc Thọ đã mở các lớp bồi dưỡng chuyên đề để 
giáo viên học hỏi trao đổi chuyên môn. Nhà trường cũng đã tổ chức kiến tập 
chuyên đề hoạt động góc sau khi đi tiếp thu tại trường MN Ngọc Tảo và trường 
MN Vân Nam, MN Phúc Hòa.
 Lớp được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện, trang 
thiết bị bàn ghế, đồ dùng cho trẻ và cô. Đa số phụ huynh quan tâm đến việc đưa 
trẻ đi học vì vậy tỷ lệ chuyên cần cao. Trẻ thông minh có khả năng tiếp thu cao
3. Khảo sát thực trạng: 
 Trước khi thực hiện đề tài “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho 
trẻ 5 - 6 tuổi trong hoạt động góc” tôi khảo sát tình hình thực trạng nhà trường 
như sau: 
a. Thuận lợi: 6 / 21
 * Đối với trẻ: Tổng số 26 cháu, trong đó 14 cháu nữ và 12 cháu nam
 STT Nội dung khảo sát Tổng Đạt Tỉ lệ % Chưa Tỉ lệ 
 số trẻ đạt %
 1 Kỹ năng giao tiếp 26 12/26 46 14/26 54
 Kỹ năng kiềm chế cảm 
 2 xúc 26 10/26 38 16/26 62
 3 Kỹ năng tự phục vụ 26 14/26 54 12/26 46
 4 Kỹ năng tự bảo vệ 26 12/26 46 14/26 54
 5 Kỹ năng hợp tác, chia sẻ 26 11/26 42 15/26 58
II. Các biện pháp chính: 
1. Biện pháp 1: Học tập, tự bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ về kỹ 
năng sống cho trẻ.
2. Biện pháp 2: Xây dựng môi trường thân thiện, gần gũi với trẻ.
3. Biện pháp 3: Rèn kỹ năng sống cho trẻ thông qua hoạt động góc.
4. Biện pháp 4: Tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh để rèn kỹ năng sống cho 
trẻ.
5. Biện pháp 5: Khen ngợi, động viên trẻ kịp thời.
III. Biện pháp đã thực hiện: 
1. Biện pháp 1: Học tập, tự bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ về 
kỹ năng sống cho trẻ.
 Tự học, tự bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn của bản thân là một 
trong những biện pháp tất yếu của mỗi người giáo viên mầm non. Bản thân tôi 
luôn suy nghĩ mình phải bồi dưỡng như thế nào để đạt kết quả cao. Để trở thành 
người giáo viên tốt về phẩm chất đạo đức và về năng lực chuyên môn, năng 
động, sáng tạo thì tôi luôn nêu cao tinh thần tự học, tự bồi dưỡng và luôn cố 
gắng hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, luôn yêu nghề, mến trẻ. Bản thân 
không ngừng học hỏi kinh nghiêm từ đồng nghiệp, trên các trang mạng để tiếp 
cận những kiến thức đổi mới của chương trình giáo dục mầm non hiện nay. 
Hàng năm, tôi được tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn do nhà trường thực 
hiện, qua các tiết dự giờ đồng nghiệp, tham gia các buổi sinh hoạt tổ chuyên 
môn. (Hình 1)
 Qua các buổi chuyên đề của trường tôi đã học được rất nhiều kinh nghiệm 
từ động nghiệp về hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục. Tôi tham khảo về 8 / 21
 - Góc tạo hình: Vẽ ngôi nhà của bé; cắt, dán đồ dùng trong gia 
 đình...
 - Góc văn học: Cho trẻ xem tranh về các thành viên trong gia 
 đình, ngôi nhà của bé, tranh giữ gìn vệ sinh thân thể 
 - Góc xây dựng: Xây khu vườn, Xây nhà, xây trang doanh trại bộ 
 đội...
 4 Tháng - Góc nấu ăn: Nấu các món ăn ngon, vắt nước cam, cắt gọt hoa 
 12 quả tráng miệng...
 - Góc bán hàng: Bán các sản phẩm của các nghề
 - Góc Toán: Lấy và đếm đồ dùng theo yêu cầu, làm bài tập số 
 lượng, bài tập tách gộp...
 - Góc tạo hình: Vẽ ngôi nhà, nặn sản phẩm các nghề, làm bưu 
 thiếp tặng chú bộ đội...
 - Góc bác sĩ: Khám bệnh, bán thuốc cho bệnh nhân
 - Góc xây dựng: Xây trang trại, xây vườn bách thú...
 - Góc nấu ăn: Nấu các món ăn ngon, tổ chức bữa tiệc sinh nhật 
 cho các bạn sinh tháng 1
 - Góc bán hàng: Bán các con vật, thức ăn của các con vật, rau, củ, 
 quả....
 5 Tháng - Góc Toán: Lấy và đếm đồ dùng theo yêu cầu, làm bài tập số 
 1 lượng, bài tập tách gộp...
 - Góc tạo hình: Vẽ các con vật mà bé yêu thích; xé, dán đàn cá, vẽ 
 con bò...
 - Góc chữ viết: Tô, đồ theo nét chấm mờ, tìm và gạch chân chữ 
 cái, bù chữ còn thiếu, ghép nét chữ...
 - Hoạt động giao lưu kết nối với phụ huynh trong hoạt động góc
 - Góc xây dựng: Xây khu vườn nhà bé
 - Góc nấu ăn: Nấu các món ăn ngon, vắt nước cam, cắt gọt hoa 
 quả tráng miệng...
 6 Tháng - Góc bán hàng: Bán các loại rau, củ, quả, bánh kẹo...
 2 - Góc Toán: Lấy và đếm đồ dùng theo yêu cầu, làm bài tập số 
 lượng, bài tập tách gộp...
 - Góc tạo hình: Vẽ vườn cây ăn quả, vẽ vườn hoa...
 - Góc xây dựng: Xây khu vườn, xây ngã tư đường phố... 
7 Tháng - Góc nấu ăn: Nấu các món ăn ngon, vắt nước cam, cắt gọt hoa 
 3 quả tráng miệng... 10 / 21
thành những hành vi đúng cho trẻ đối với môi trường trong sinh hoạt ở trường. 
Phối hợp nhiều cách đảm bảo việc tạo ra và trang trí các khu vực hoạt động sao 
cho hài hòa, thuận tiện, tạo cảm xúc cho trẻ, kích thích trẻ tham gia vào hoạt 
động tích cực hơn. Sắp xếp các góc chơi có mối liên hệ với nhau như: Góc phân 
vai, góc gia đình, góc xây dựng sắp xếp gần với góc tạo hình. Còn các hoạt động 
tĩnh như văn học sẽ sắp xếp xa các hoạt động động (Góc xây dựng). Sử dụng 
các giá, kệ, đồ dùng... để tạo ra ranh giới các góc hơi. Việc bố trí các góc chơi 
luôn phải đảm bảo diện tích để trẻ có thể thuận tiện di chuyển không bị va chạm 
vào đồ vật hoặc vấp ngã. Mỗi góc chơi đều được chuẩn bị, trưng bày nhiều đồ 
dùng, đồ chơi hấp dẫn, đa dạng về chủng loại, nguyên vật liệu để kích thích 
hứng thú của trẻ. Đồ dùng, đồ chơi được sắp xếp ở các khu vực thuận tiện, gợi 
mở để trẻ có thể chủ động khám phá và sáng tạo. Ở các góc chơi được trang trí 
màu sắc hài hòa, phù hợp với chủ đề, sự kiện, có ký hiệu, chỉ dẫn để trẻ dễ dàng 
nhận ra. (Hình 2) 
 Mọi đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị, nguyên vật liệu phải đảm bảo tuyệt 
đối an toàn cho trẻ. Có đủ số lượng cho trẻ chơi theo quy định. Luôn thay đổi, 
làm mới các đồ dùng, đồ chơi theo chủ đề sự kiện để tạo ra sự mới mẻ cho trẻ để 
tránh sự nhàm chán. Từ đó sẽ kích thích tính tò mò, sáng tạo của trẻ. Thường 
xuyên quan sát trẻ chơi, cách trẻ sử dụng các đồ dùng, đồ chơi để đưa ra kế 
hoạch, biện pháp giáo dục trẻ phát triển một cách toàn diện. Vì vậy việc xây 
dựng môi trường học tập thân thiện, gần gũi với trẻ sẽ mang lại rất nhiều lợi ích 
trong quá trình giáo dục trẻ. Đặc biệt là các đồ dùng, đồ chơi gần gũi có tác 
dụng bổ trợ cho việc rèn kỹ năng sống cho trẻ như: Kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng 
hợp tác, chia sẻ....
3. Biện pháp 3: Rèn kỹ năng sống cho trẻ thông qua hoạt động góc.
 Việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ có thể tích hợp trong các mặt giáo dục, 
trong những hoạt động hằng ngày của trẻ đặc biệt là trong hoạt động góc. Tuỳ 
vào những chủ đề sự kiện theo tuần, tháng, học kỳ mà tôi lựa chọn những kỹ 
năng sống phù hợp để hình thành cho trẻ. Cụ thể tôi đã áp dụng kỹ năng sống 
như sau: 
 Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng kiềm chế cảm xúc là hai kỹ năng tôi sẽ đưa vào 
chủ đề sự kiện đầu tiên “Trường mầm non”. Đây là thời gian trẻ bắt đầu mới 
chuyển từ lớp MGN lên lớp MGL và trẻ mới ra lớp nên còn nhiều điều mới lạ, 
trẻ lạ cô, lạ bạn... trẻ còn chưa thực sự mạnh dạn trong các hoạt động tập thể. Vì 
vậy tôi chọn kỹ năng rèn sự tự tin cho trẻ đầu tiên.
a. Kỹ năng giao tiếp: 

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_ky_nang_song_cho_tre_5_6_tuoi.doc