SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi tại Trường Mầm non Đại Thạnh

Với xu hướng như hiện nay, bậc phụ huynh nào cũng muốn con mình được học đọc và học viết ngay trong những năm tháng ở Mẫu giáo. Thực ra còn nhiều kỹ năng quan trọng khác mà trẻ cần phải biết trước khi tập trung vào việc học văn hóa. Kết quả của nghiên cứu đều cho thấy các kỹ năng quan trọng nhất trẻ phải học vào thời gian đầu của năm học chính là những kỹ năng sống như: sự hợp tác, tự kiểm tra, tính tự tin, tự lập, tò mò, khả năng thấu hiểu và giao tiếp.Vì vậy giáo viên phải tốn rất nhiều thời gian vào đầu năm học để giúp trẻ có được những kỹ năng sống cơ bản ở trường mầm non. Trẻ cần phải học về cách ứng xử khi vào trong các nhóm trẻ khác nhau, môi trường khác nhau. Khi trẻ tiếp thu được những kỹ năng giao tiếp xã hội và các hành vi ứng xử cơ bản trong nhóm bạn, thì trẻ sẽ nhanh chóng sẵn sàng và có khả năng tập trung vào việc học văn hóa một cách tốt nhất. Đặc biệt là với trẻ mẫu giáo lớn khi mà các cháu đang ở ngưỡng cửa của sự giao thoa ý thức rõ ràng. Những phương pháp này vận dụng nguyên tắc lấy trẻ làm trung tâm, dựa vào kinh nghiệm và nhu cầu của trẻ. Những nội dung phải được tích hợp một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, không gò bó và hợp lý trong kế hoạch chăm sóc và giáo dục trẻ hằng ngày mới thu được hiệu quả trong quá trình giáo dục. Vì thế qua tham khảo, nghiên cứu tài liệu tôi mạnh dạn chọn đề tài:“Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi”
doc 15 trang skmamnonhay 14/12/2024 130
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi tại Trường Mầm non Đại Thạnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi tại Trường Mầm non Đại Thạnh

SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi tại Trường Mầm non Đại Thạnh
 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 BÁO CÁO SÁNG KIẾN
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỈ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI
 1. Mô tả bản chất của sáng kiến:
 Ông bà ta thường có câu nói rất là hay" Dạy con từ thưở còn thơ" quả thật 
không sai bởi vì trẻ em giống như một tờ giấy trắng nếu lúc đầu ta viết thật đẹp lên 
tờ giấy đó thì chúng ta sẽ có một trang vở thật tuyệt mỹ còn nếu ngay từ ban đầu ta 
viết sai, tẩy xóa thì trang vở đó đâu còn đẹp nữa, đối với trẻ em cũng vậy trong 
những năm đầu đời khi còn bập bênh trong mái ấm của trường mầm non ta phải 
biết cho bé một nền tảng vững chắc, một sự chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục tốt 
và đây chính là bàn đạp cho sự phát triển triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí 
tuệ, thẫm mỹ,và là hành trang giúp bé tự tin khi bước vào đời.
 Với xu hướng như hiện nay, bậc phụ huynh nào cũng muốn con mình được học 
đọc và học viết ngay trong những năm tháng ở Mẫu giáo. Thực ra còn nhiều kỹ 
năng quan trọng khác mà trẻ cần phải biết trước khi tập trung vào việc học văn 
hóa. Kết quả của nghiên cứu đều cho thấy các kỹ năng quan trọng nhất trẻ phải học 
vào thời gian đầu của năm học chính là những kỹ năng sống như: sự hợp tác, tự 
kiểm tra, tính tự tin, tự lập, tò mò, khả năng thấu hiểu và giao tiếp.Vì vậy giáo viên 
phải tốn rất nhiều thời gian vào đầu năm học để giúp trẻ có được những kỹ năng 
sống cơ bản ở trường mầm non. Trẻ cần phải học về cách ứng xử khi vào trong các 
nhóm trẻ khác nhau, môi trường khác nhau. Khi trẻ tiếp thu được những kỹ năng 
giao tiếp xã hội và các hành vi ứng xử cơ bản trong nhóm bạn, thì trẻ sẽ nhanh 
chóng sẵn sàng và có khả năng tập trung vào việc học văn hóa một cách tốt nhất. 
Đặc biệt là với trẻ mẫu giáo lớn khi mà các cháu đang ở ngưỡng cửa của sự giao 
thoa ý thức rõ ràng. Những phương pháp này vận dụng nguyên tắc lấy trẻ làm 
trung tâm, dựa vào kinh nghiệm và nhu cầu của trẻ. Những nội dung phải được tích 
hợp một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, không gò bó và hợp lý trong kế hoạch chăm sóc 
và giáo dục trẻ hằng ngày mới thu được hiệu quả trong quá trình giáo dục. Vì thế 
qua tham khảo, nghiên cứu tài liệu tôi mạnh dạn chọn đề tài:“Một số biện pháp 
giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi”
 1.1.Các giải pháp thực hiện, các bước và thách thức thực hiện:
 Biện pháp 1: Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua nghi thức văn 
hóa:
 * Văn hóa trong ăn uống:
 - Trước giờ ăn tôi luôn để cho trẻ tự giác trong việc kê vạt giường, giúp cô kê 
dọn bàn ghế, trải khăn bàn, dọn tô muỗng.
 - Trước và sau khi ăn thực hiện tốt các thao tác vệ sinh cá nhân như rửa tay, 
đánh răng, súc miệng
 - Tôi kể cho cháu nghe một số câu chuyện về vấn đề tế nhị trong ăn uống để từ 
đó tôi rèn cho cháu một kỹ năng sống lịch sự trong ăn uống, không ăn nhanh, ăn 
 2 - Không tuỳ tiện giao tiếp với người lạ mặt, không đi theo người lạ, không 
nhận quà bánh của người lạ khi không có sự cho phép của người thân và cô giáo.
 * Trong mọi tình huống và cách xử lý tình huống
 - Hãy luôn luôn nhắc nhở trẻ bình tĩnh giải quyết những khó khăn với một suy 
nghĩ tích cực rằng hầu hết mọi người đều tốt bụng và sẵn sàng giúp đỡ.
 - Khi thấy có các dấu hiệu của sự nguy hiểm như: khói, mùi khét, lửa cháy, cần 
biết chạy ra xa và báo hiệu cho người lớn.
 - Học thuộc một số thông tin cá nhân: Họ tên, địa chỉ, số nhà, số điện thoại, tên 
Ba mẹ để khi cần thiết biết nhờ người lớn giúp đỡ.
 - Khi đến những nơi đông người, trẻ cần phải đi theo ba mẹ hay người thân để 
tránh bị lạc, không tự ý đi lại một mình.
 * Dạy trẻ kỹ năng sống trong việc "sống xanh"
 "Sống xanh", lành mạnh và thân thiện với môi trường là cách sống hiện đang 
rất cần được khuyến khích. Dù ở lứa tuổi nào thì trẻ cũng đều có thể bắt đầu tập 
thói quen tốt này. Dưới đây là một số gợi ý :
 Nước: Dạy bé mở nước vừa đủ và tắt nước sau khi dùng xong, không làm đổ 
nước ra ngoài nhiều để không bị trơn trợt, tránh làm ướt quần áo của mình và của 
bạn, biết dùng nước đúng mục đích như tưới nước cho các chậu hoa.
 Năng lượng: Dạy bé tắt đèn khi ra khỏi phòng và nếu không thật cần thiết thì 
không bật đèn vào ban ngày, vì ánh sáng tự nhiên ban ngày nói chung đã đủ rồi.
 Biết sử dụng đúng cách một số thiết bị dùng năng lượng và phải biết tiết kiệm, 
khi không cần thiết thì nên bật quạt, mở đầu đĩa tivi, nếu gặp sự cố, thấy sự nguy 
hiểm của điện thì kịp thời gọi người giúp đỡ, không tự ý cầm phích điện.
 "Rác": Giáo dục cho trẻ không vứt rác bừa bãi, biết bỏ rác vào đúng nơi qui 
định.( Hình 2)
 * Trong một số hoạt động, lễ hội ở trường và tham quan các di tích địa 
phương:
 - Tổ chức ngày " Bé vui đến trường" nhằm tạo cho trẻ môi trường thân thiện 
đoàn kết với bạn bè, rèn cho trẻ kỹ năng biết yêu thương bạn bè trong trường lớp.
 - Tổ chức các trò chơi dân gian vào hoạt động chiều nhằm giúp trẻ ôn lại một 
số trò chơi dân gian qua đó giúp trẻ biết giữ gìn một số phong tục tập quán của 
người việt nam.
 - Tổ chức ngày " 22/12" nhằm cho trẻ biết yêu quý các chú bộ đội và hiểu 
được tầm quan trong của lực lượng bộ đội này. Qua đó giáo dục cháu lòng yêu quê 
hương đất nước, con người, tổ chức cho trẻ đi thăm di tích lịch sử ở địa phương.
 Biện pháp 2: Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua các hoạt động 
giáo dục trẻ hằng ngày:
 Việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ không phải là dạy trẻ những kiến thức quá 
cao siêu, phức tạp, mà giáo dục kỹ năng sống cho trẻ với những nội dung hết sức 
 4 giờ ra về lúc này tôi rèn cho cháu tính tự giác mạnh dạn bày tỏ những điều hay 
điều tốt mà trẻ đã làm trong ngày để tôi cùng các bạn có những lời khen ngợi và 
tôi cũng khuyến khích việc nhận lỗi của các bạn làm sai để tôi có những lời động 
viên dành cho bé.
 - Tập cho trẻ tính chào cô, chào bạn trước khi ra về , tôi luôn nhắc nhở các 
cháu tính cẩn thận ở mọi lúc mọi nơi và ở từng hoàn cảnh, khi làm rơi đồ phải biết 
nhặt lên và để đúng lại vị trí cho các bạn.viên và khen ngợi trẻ khi trẻ làm đúng dù 
là một cử chỉ rất nhỏ. ( Hình 6)
 Biện pháp 3: Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua việc phối hợp 
với phụ huynh:
 - Có thể thấy, trẻ thường dễ dàng kết bạn khi chơi theo đôi bạn trong môi 
trường của riêng chúng hơn là chơi trong một nhóm bạn tại trường. Nhiều giáo 
viên thấy rằng, một số trẻ có khó khăn trong việc kết bạn hoặc chia sẻ với bạn theo 
nhóm lớn, lại có thể hình thành mối liên kết thân thiết với bạn mới trong môi 
trường gia đình của trẻ. Cha mẹ có thể giúp trẻ phát triển kỹ năng cảm xúc và xã 
hội bằng cách tạo ra các mối liên kết bạn bè tại gia đình. Do đó, tôi kết hợp với phụ 
huynh trong việc rèn kỹ năng sống cho trẻ qua các việc làm sau:
 - Tuyên truyền để cha mẹ trẻ không nên bực bội khi trẻ về đến nhà hoặc cho 
rằng trẻ chỉ biết chơi suốt ngày. Cha mẹ cần có niềm tin với sự hướng dẫn của giáo 
viên và năng khiếu tò mò bẩm sinh của trẻ, trẻ có thể lĩnh hội kinh nghiệm nhằm 
giải quyết các vấn đề quan trọng, đọc, làm toán, thử nghiệm một số kỹ năng khoa 
học khi chơi với nhau. 
 - Cha mẹ trẻ cần phối hợp với giáo viên một cách chặt chẽ và hợp lý bằng 
việc tham gia tình nguyện vào quá trình giáo dục trong nhà trừơng. Cha mẹ nên 
tham gia vào các buổi trao đổi với giáo viên, tham gia các buổi họp của nhà trường 
chỉ bằng cách đó thôi cha mẹ đã giúp trẻ hiểu rằng học là phải học cả đời. 
 - Trong buổi họp phụ huynh đầu năm tôi đã trao đổi với cha mẹ trẻ về mục 
tiêu, kế hoạch ở lớp về chương trình giáo dục mầm non, về việc hình thành kỹ 
năng sống cho trẻ và cần sự động viên góp sức của phụ huynh giúp trẻ đạt được 
yêu cầu đề ra.
 - Bên cạnh đó, vào những giờ đón trẻ hay trả trẻ tôi luôn có những khen ngợi 
trẻ trước mặt phụ huynh, tôi thường gợi mở để phụ huynh nói lên những điểm tốt 
của trẻ thông qua đó tôi dễ dàng cho việc kết hợ cùng phụ huynh rèn kỹ năng sống 
cho trẻ, tôi thường hay trao đổi với cha mẹ trẻ về những hoạt động trẻ tham gia ở 
lớp, những điều trẻ làm được và cả những việc trẻ chưa làm đuợc và động viên phụ 
huynh phối hợp để giúp trẻ thực hiện tốt. Tôi cũng nói cho phụ huynh hiểu là: giáo 
viên cũng như phụ huynh cần phải kiên trì, không nên hối thúc trẻ, cho trẻ thời 
gian đủ để chúng tự hoàn thành nhiệm vụ của mình. Ví dụ: Hôm nay ở trên lớp học 
 6 không nên tham ăn mà phải biết chia sẻ với mọi người đặc biệt là các em nhỏ", 
 Tèo cảm thấy xấ hổ và gật nhẹ đầu. Cả ba ăn rât ngon lành. Một lúc sau mẹ đi lên 
 Tèo đang khoe ngay với mẹ " Mẹ ơi, con với anh Bi cùng chia phần mận của mình 
 cho em Bi ăn đấy mẹ", mẹ mỉm cười hài lòng và nhẹ nhàng nói " cả hai con mẹ 
 ngoan quá, các con biết nhường quà cho bạn là tốt nhưng nếu chúng ta cho người 
 khác cái gì mà ta không kể công . 
 Biện pháp 5: Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua các làn điệu 
 đồng dao và trò chơi đồng dao:
 Bài 1: Dung dăng dung dẻ
 Dung dăng dung dẻ
 Dắt trẻ đi chơi
 Đến hỏi ông trời
 Xin vài cái bánh
 Gặp xe thì tránh
 Chớ có băng ngang
 Vào lớp thẳng hàng
 Không chen không đẩy
 Gặp cô thì hãy
 Lễ phép cúi chào
 Xì xà xì xụp
 Ngồi xụp xuống đây.
 - Mục đích: 
 + Phát triển vốn từ cho trẻ 
 + Nhằm giúp trẻ chơi vui vẻ không chen lấn, xô đẩy nhau, tập cho trẻ biết tự 
 lập thích nghi với moị hoàn cảnh
- - Cách chơi: cho trẻ nắm tay đi vòng tròn vừa đi vừa hát theo bài đồng dao và 
 khi đến câu " Ngồi xụp xuống đây" thì trẻ ngồi xuống một lát và tiếp tục hát và 
 chơi lại bài đồng dao. ( Hình 4)
 1.2. Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết.
 Qua các bước tiến hành “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5- 
 6 tuổi” có những ưu nhược điểm như sau:
 *Ưu điểm:
 Được sự quan tâm và chỉ đạo sâu sát của Ban giám hiệu nhà trường và bản 
 thân được đi dự các chuyên đề, học hỏi ở đồng nghiệp.
 Trẻ đi học chuyên cần, trẻ khỏe mạnh nhanh nhẹn, tích cực tham gia vào các 
 hoạt động của lớp.
 8 mình cho đúng chuẩn mực để trẻ tiếp nhận được những kỹ năng một cách chính 
xác ngay từ khi còn nhỏ.
 1.5. Các điều kiện, phương tiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
 Cô giáo, cha mẹ trẻ phải luôn chú ý đến từng cử chỉ, hành động, lời ăn tiếng 
nói của mình cho đúng chuẩn mực để trẻ tiếp nhận được những kỹ năng một cách 
chính xác ngay từ khi còn nhỏ.
 Phải biết phối kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường trong công tác 
chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ thật tốt. 
 1.6. Hiệu quả sáng kiến mang lại:
 * Đối với trẻ :
 - Hình thành được các kỹ năng tự phục vụ, trẻ mạnh dạn tự tin phục vụ bản 
thân mình, không có tính ỷ lại., tự biết giải quyết những khó khăn khi gặp phải, 
thực hiện công việc được giao đến cùng 
 - Phát huy được tính tự lập tự tin, nhanh nhẹn trong các hoạt động.
 - Biết rửa tay bằng xà phòng, biết bỏ rác vào thùng, biết chào hỏi khi có 
khách đến thăm lớp và biết lễ phép với người lớn tuổi....
 - Biết nói những lời hay ý đẹp, biết cảm ơn, khi lỗi trong những trường hợp 
cụ thể.
 - Trẻ đi học đều hơn, ít gặp khó khăn khi đến lớp, có kỹ năng lao động tự 
phục vụ, sắp xếp bàn ăn, tự chuẩn bị khăn ăn, chén, tô, muỗng .trong các giờ ăn, 
biết cùng cô cất đồ chơi sau khi chơi, cùng cô sắp xếp ĐDĐC gọn gàng và lau chùi 
kệ sạch sẽ. Ngoài ra, cháu còn biết cùng cô kê giường trước khi ngủ.
 * Đối với giáo viên :
 - Đạt được mục tiêu giáo dục đề ra. 
 - Giảm tải bớt công việc của cô giáo, dành thời gian để tổ chức các hoạt 
động ở lớp. 
 - Thuận lợi trong việc thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ theo 
chương trình giáo dục mầm non.
 * Đối với phụ huynh :
 - Các bậc phụ huynh đã biết được tầm quan trọng của việc rèn kỹ năng sống 
cho trẻ trong trường mầm non tin tưởng vào sự dạy dỗ của cô giáo với con mình. 
Cụ thể là khi đón trả trẻ phụ huynh rất vui vẻ tạo thiện cảm, gần gũi hơn với cô 
giáo, nói năng tế nhị .
 - Phụ huynh đã sưu tầm nhiều hình ảnh họa báo có nội dung về tuyên truyền 
rèn kỹ năng sống để phối hợp cùng phụ huynh dán ở góc phụ huynh.
 - Phụ huynh quan tâm rất nhiều đến các hoạt động ở trường ở lớp, yên tâm 
khi gởi trẻ đến trường.
 10

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_ky_nang_song_cho_tre_5_6_tuoi.doc