SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở Trường Mầm non Tam Hồng

Dạy trẻ kỹ năng sống là giúp trẻ nâng cao năng lực tự lựa chọn giữa những giải pháp khác nhau trong những tình huống cụ thể và vừa sức. Nội dung giáo dục, phải xuất phát từ chính nhu cầu và kinh nghiệm của trẻ. Cần tạo ra cơ hội để trẻ được trải nghiệm từ thực tế và rút ra kinh nghiệm cho bản thân từ những thực tế đó. Trong cuộc sống hàng ngày có biết bao nhiêu vấn đề có thể xảy ra mà bản thân con người không biết trước. Nếu không có kiến thức và kỹ năng sống sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi gặp tình huống bất ngờ, điều này có thể xảy ra cả với người lớn chúng ta chứ không chỉ riêng đối với trẻ nhỏ. Chính vì vậy đồng hành với việc dạy kiến thức cần phải dạy các kỹ năng sống cơ bản cho trẻ như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng bảo vệ, kỹ năng tự phục vụ bản thân , kỹ năng thích nghi, kỹ năng làm việc theo nhóm... cần tận dụng những tình huống có thật đã và đang xảy ra thực tế hàng ngày ở xung quanh trẻ để động viên trẻ nói lên suy nghĩ của mình hoặc đưara giải pháp, hướng giải quyết cho tình hướng cụ thể nhằm giúp trẻ phát triển một số giá trị, nét tính cách, phẩm chất cần thiết phù hợp với lứa tuổi như: mạnh dạn, tự tin, độc lập, sáng tạo, dễ hòa nhập, dễ chia sẻ... hình thành nếp sống văn minh, có hành vi ứng xử, giao tiếp theo qui tắc, chuẩn mực phù hợp... không những vậy, kỹ năng sống còn rèn luyện cho trẻ biết cách xử lý tình huống trong từng hoàn cảnh cụ thể, bày tỏ tình cảm phù hợp, đúng lúc. Biết tránh những vật, những nơi không an toàn, gây nguy hiểm đến tính mạng và cách phòng tránh. Biết tự lập trong các tình huống quen thuộc, có một số kỹ năng tự phục vụ, hợp tác, có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng.
Với vai trò là giáo viên mầm non, tôi đã trăn trở rất nhiều về việc làm sao phải giáo dục cho trẻ biết ứng xử tốt với mọi tình huống mọi hoàn cảnh trong cuộc sống đời thường một cách văn minh và hồn nhiên đúng với độ tuổi của trẻ. Một tập thể trẻ có kỹ năng sống tốt sẽ tạo nên môi trường sống ấm áp, hoà thuận, vui vẻ và phát triển ở nhóm lớp. Vì vậy tôi chọn đề tài “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non”.
docx 21 trang skmamnonhay 20/11/2024 320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở Trường Mầm non Tam Hồng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở Trường Mầm non Tam Hồng

SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở Trường Mầm non Tam Hồng
 cụ thể nhằm giúp trẻ phát triển một số giá trị, nét tính cách, phẩm chất cần thiết phù 
hợp với lứa tuổi như: mạnh dạn, tự tin, độc lập, sáng tạo, dễ hòa nhập, dễ chia sẻ... 
hình thành nếp sống văn minh, có hành vi ứng xử, giao tiếp theo qui tắc, chuẩn mực 
phù hợp... không những vậy, kỹ năng sống còn rèn luyện cho trẻ biết cách xử lý tình 
huống trong từng hoàn cảnh cụ thể, bày tỏ tình cảm phù hợp, đúng lúc. Biết tránh 
những vật, những nơi không an toàn, gây nguy hiểm đến tính mạng và cách phòng 
tránh. Biết tự lập trong các tình huống quen thuộc, có một số kỹ năng tự phục vụ, hợp 
tác, có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng.
 Với vai trò là giáo viên mầm non, tôi đã trăn trở rất nhiều về việc làm sao phải 
giáo dục cho trẻ biết ứng xử tốt với mọi tình huống mọi hoàn cảnh trong cuộc sống 
đời thường một cách văn minh và hồn nhiên đúng với độ tuổi của trẻ. Một tập thể trẻ 
có kỹ năng sống tốt sẽ tạo nên môi trường sống ấm áp, hoà thuận, vui vẻ và phát triển 
ở nhóm lớp. Vì vậy tôi chọn đề tài “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 
5-6 tuổi ở trường mầm non”.
 2. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi 
ở trường mầm non”.
 3. Tác giả sáng kiến:.
 Họ và tên: Phạm Thị Thúy
 Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường MN Tam Hồng - Yên Lạc - Vĩnh phúc.
 Số điện thoại: 0967 893 808
 Email: phamthithuymntamhong@gmail.com
 4. Chủ đầu tư sáng tạo ra sáng kiến: 
 Phạm Thị Thúy - Trường mầm non Tam Hồng - Yên Lạc - Vĩnh Phúc.
 5. Lĩnh vực áp dụng sáng:
 Trẻ lứa tuổi mẫu giáo lớn : Nhóm trẻ 5 - 6 tuổi 
 Trường mầm non Tam Hồng – Yên Lạc – Vĩnh Phúc
 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu:
 Ngày 05 tháng 09 năm 2019 đến 10 tháng 06 năm 2020.
 7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
 7.1. Về nội dung của sáng kiến. 
 2 tiếp, ứng xử với mọi người, giải quyết mâu thuẫn trong mối quan hệ và thể hiện bản 
thân một cách tích cực.
 Vì vậy, nhiệm vụ của giáo viên mầm non là phải rèn kỹ năng sống cho trẻ mầm 
non nói chung và trẻ 5 - 6 tuổi nói riêng để tạo mọi tiềm năng tốt nhất giúp trẻ học 
tập tốt ở tiểu học và bước vào cuộc sống tự tin hơn, thực hiện đúng các chuẩn mực 
văn hoá xã hội đạt hiệu quả cao hơn nhất là đối với các trẻ em ở vùng nông thôn. 
Cuộc sống của các con còn gặp nhiều khó khăn, nhận thức của các bậc phụ huynh còn 
nhiều hạn chế, để các con phát triển toàn diện hơn thì vấn đề rèn kỹ năng sống cho 
các con là vô cùng cần thiết.
 Là một giáo viên yêu nghề mến trẻ bản thân tôi xác định được mục đích, ý 
nghĩa, tầm quan trọng của việc dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non và tìm ra các giải 
pháp hữu ích nhất cho hoạt động giáo dục này.
 7.1.2. Thực trạng của việc một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 
5-6 tuổi ở trường mầm non
 * Đặc điểm tình hình chung
 Năm học 2019 - 2020 tôi được phân công chủ nhiệm nhóm lớp 5 - 6 tuổi với 
số trẻ là 33 cháu, trong đó 15 cháu nữ và 18 cháu nam, tất cả đều đã qua lớp mẫu 
giáo nhỡ nên đã có một số kỹ năng cơ bản. Đa số trẻ ngoan ngoãn, mạnh dạn, hồn 
nhiên, đạt yêu cầu về phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, 
và tình cảm xã hội, cảm thụ cái hay cái đẹp trong cuộc sống xung quanh trẻ. 
 * Thuận lợi.
 Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm chỉ đạo nâng cao chất lượng chăm 
sóc, nuôi dưỡng và giáo dục nói chung và giáo dục kỹ năng sống cho trẻ nói riêng; 
đồng thời chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên 
trong trường. 
 Ngoài ra trường còn đầu tư rất nhiều về cơ sở vật chất tạo điều điện cho trẻ có 
được không gian hoạt động an toàn, đủ đồ dùng đồ chơi cần thiết trong các hoạt động 
 4 không biết cảm ơn bố mẹ.Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho trẻ 
thiếu kỹ năng sống. Với những khó khăn như thế tôi phải dần dần khắc phục, sửa đổi 
và dạy kỹ năng sống cho trẻ theo mục tiêu của chương trình giáo dục đã đề ra để 
chuẩn bị tốt cho trẻ trước khi bước vào trường phổ thông.
 Mặc dù nhà trường đã hỗ trợ và đầu tư, tuy nhiên kinh phí trong việc tổ chức 
một số các hoạt động ngoại khoá vào các ngày lễ, ngày tết nhằm dạy kỹ năng sống 
cho trẻ còn hạn chế và chưa thường xuyên.
 * Kết quả khảo sát ban đầu.
 Kỹ năng sống của trẻ trong lớp tôi không đồng đều. Một số trẻ ngoan ngoãn và 
nhanh trí thì có nhiều kỹ năng cơ bản tốt, với sự hướng dẫn, động viên của cô giáo trẻ 
luôn biết phát huy những kỹ năng tốt đó. Ngược lại, một số trẻ nhận thức còn 
chậmhay đùa nghịch nên kết quả dạy kỹ năng sống của cô trên trẻ đó đạt kết quả còn 
chưa cao.
 Vì thế nên hàng ngày tôi thường xuyên thực hiện lồng ghép nội dung dạy kỹ 
năng sống cho trẻ vào các hoạt động trong ngày, đã đưa các chỉ số phát triển trẻ 5 tuổi 
vào mục tiêu của chủ đề để rèn một số kỹ năng qua các chỉ số đó nhưng việc giáo viên 
đưa và lồng ghép như vậy để dạy trẻ còn việc trẻ khi về nhà việc giáo dục kỹ năng 
sống cho trẻ từ phụ huynh lại là một vấn đề khác.
 Qua khảo sát từ phụ huynh cho thấy, có một số ít trẻ khi ở lớp thì thực hiện các 
kỹ năng sống tốt do trẻ rất nghe lời cô giáo nhưng khi về nhà được bố mẹ và người 
thân nuông chiều thì trẻ lại không thực hiện một số kỹ năng sống mà luôn phụ thuộc 
vào người khác( vd: Vào buổi sáng hàng ngày tôi có quan sát và để ý một số trẻ khi 
đến lớp đòi bố, mẹ mua đồ ăn ngoài cổng trường trẻ có thể đòi bất kỳ một thứ mà trẻ 
thích đến khi không được liền lăn ra khóc và đòi bằng được mới chịu vào lớp )
 Kết quả khảo sát đầu năm của 33 trẻ tại lớp 5 tuổi A3:
 6 năng sau.
 + Kỹ năng tự tin trong giao tiếp:
 Đầu năm học một số trẻ lớp tôi rất nhút nhát chưa tự tin trong giao tiếp. Vì thế 
việc để trẻ tự tin mạnh dạn trong giao tiếp, tôi đã thường xuyên trò chuyện với trẻ một 
cách gần gũi và thân thiện. Tạo môi trường giao tiếp gần gũi, thân thiện và giúp cho 
trẻ có cảm giác thoải mái. Trong tất cả mọi hoạt động tôi luôn dùng nhiều trò chơi,câu 
đố để kích thích trẻ tham gia, qua đó giúp trẻ giao tiếp được tự tin hơn.
 Ví dụ: Trong lớp tôi có cháu Ngân rất ít nói, nhút nhát. Vì thế mà vào giờ đón 
trả trẻ tôi thường trò chuyện với cháu nhiều hơn hay trong các giờ học tôi thường 
xuyên gọi trẻ trả lời và cho cháu chơi cùng một số trẻ mạnh dạn trong lớp để trẻ tự tin 
hơn trong giao tiếp.
 (Hình ảnh trẻ tự tin thể hiện năng khiếu của mình)
 + Kỹ năng tự chăm sóc bản thân, gấp quần áo, rèn vệ sinh cá nhân và tự 
cất đồ dùng đúng nơi quy định.
 Việc học cách tự chăm sóc bản thân mình là một phần quan trọng trong quá 
trình phát triển nhân cách và nhận thức của trẻ. Vì vậy tôi luôn theo sát từng hoạt 
động của trẻ để khuyến khích, uốn nắn và chỉ dạy cho trẻ. Hàng ngày khi trẻ đến lớp 
 8 ngoài bờ ao tránh trơn trượt, đặc biệt không theo người lạ dù người đó có cho con đồ 
chơi hay bánh, kẹo, hay hứa đưa con về với bố mẹ. Vào giờ hoạt động góc tôi thường 
xuyên cho trẻ chơi các trò chơi phân biệt hình ảnh đúng sai, quan sát tranh để trẻ thấy 
được những mối nguy hiểm và dạy trẻ biết tránh xa những mối nguy hiểm đó. 
 + Kỹ năng làm việc theo nhóm.
 Làm việc theo nhóm là một trong những phương pháp dạy học phát huy tính 
tích cực của người học và rất hiệu quả. Trong lớp mỗi khi giao nhiệm vụ cho trẻ tôi 
thường chia các con thành nhiều nhóm, mỗi nhóm được phân công giải quyết một 
công việc cụ thể để hướng tới một nội dung công việc chung .
Ví dụ : Tôi tổ chức cho trẻ vệ sinh, sắp xếp đồ dùng, đồ chơi trong lớp.
 Tôi chia lớp thành 3 tổ và phân công cụ thể: Tổ gà trống: Vệ sinh sắp xếp đồ 
dùng đồ chơi ở góc xây dựng. Tổ thỏ nâu: Vệ sinh sắp xếp ở góc phân vai và sắp xếp 
ở góc chơi học tập. Tổ thỏ trắng sẽ vệ sinh ở góc thiên nhiên.
 Tôi đặt ra một số câu hỏi định hướng trẻ thực hiện nhiệm vụ. Quá trình trẻ thực 
hiện tôi theo dõi, nhắc nhở và hỗ trợ các nhóm khi cần thiết.
 Thông qua kỹ năng làm việc theo nhóm, trẻ lớp tôi đã biết hợp tác giúp đỡ nhau 
khi thực hiện nhiệm vụ mà cô giao. Mỗi buổi thực hiện như vậy tôi sẽ cho trẻ thay đổi 
vị trí góc và thay đổi nhóm trẻ để tránh sự nhàm chán của trẻ.
 (Hình ảnh trẻ chơi hoạt động theo nhóm)
 10 Qua đó giáo dục trẻ tham gia giao thông đúng luật hơn.
 Khám phá thiên nhiên ở trẻ 5- 6 tuổi là một hoạt động bổ ích và có nhiều niềm 
vui, giúp trẻ hoà mình vào cuộc sống thiên nhiên, qua đó nó tác động tích cực đến tâm 
lý, thần kinh và tạo nên môi trường lành mạnh trong nhận thức của trẻ.
 Ví dụ: Cho trẻ quan sát " Cây khế " lần 1 cách lần 2 một tháng, tôi đặt ra những 
câu hỏi gợi mở, giúp trẻ phát hiện những điều mới lạ: "Cây khế hôm nay có điều gì 
khác lạ nào?", trẻ phát hiện ra lần trước quan sát cây khế có rất nhiều hoa và giờ đã ra 
rất nhiều quả.
 Việc giúp trẻ khám phá thiên nhiên tôi luôn lồng ghép xây dựng cho trẻ "Ý 
thức bảo vệ môi trường", bởi vì xây dựng và bảo vệ môi trường là hai yếu tố rất quan 
trọng. Trước tiên tôi dạy cho trẻ có nhận thức ban đầu về khái niệm môi trường, đặt ra 
cho trẻ một số câu hỏi đơn giản về môi trường xung quanh, trường, lớp
 Ví dụ: "Con thích trường mình không? Vì sao? Trường lớp đã sạch đẹp chưa? 
Để trường, lớp mình sạch đẹp mãi thì con phải làm gì?"
 Hoặc khi dẫn trẻ đi chơi trong sân trường thấy có nhiều rác, cô hỏi: "Con thấy 
sân trường sạch chưa? Vì sao? Giờ con phải làm gì?" Như vậy trẻ biết rác nhiều là 
không sạch và cùng nhau nhặt bỏ vào thùng rác.
 (Hình ảnh trẻ quan sát góc thiên nhiên)
 12 Như chúng ta đã biết xã Tam Hồng chúng tôi là một xã lớn và đặc biệt trong xã 
có khu vực chợ rất rộng. Vào các buổi thứ bảy và chủ nhật được nghỉ tôi thường thấy 
phụ huynh đưa trẻ ra chợ sắm đồ. Vì thế khi đến lớp tôi thường hay trò chuyện và hỏi 
trẻ. Trong trường hợp này tôi sẽ hỏi trẻ nếu chẳng may bị lạc mẹ các con sẽ phải làm 
như thế nào? Tôi cho trẻ thảo luận và đưa ra các ý kiến của mình sau đó tôi sẽ giáo 
dục và hướng dẫn trẻ. Nếu chẳng may xảy ra sự việc như vậy, con sẽ không được 
khóc hay chạy lung tung la hét gọi mẹ mà hãy đến gần người bán hàng, hay các chú 
bảo vệ nhờ gọi điện thông báo lên loa hoặc sẽ đứng im tại chỗ rồi mẹ sẽ đến tìm con. 
Tuyệt đối không đi theo người lạ dù người đó có hứa sẽ đưa về với bố mẹ. Vì có thể 
đó sẽ là kẻ xấu lợi dụng cơ hội đó bắt cóc hoặc làm hại. Hàng ngày trên lớp tôi 
thường xuyên nhắc nhở trẻ phải nhớ số điện thoại của bố mẹ, người thân để khi gặp 
tình huống đó trẻ sẽ chủ động nhờ người gọi điện. Đến thời điểm hiện tại thì đa số trẻ 
lớp tôi đã nhớ được số điện thoại của bố mẹ.
 Tình huống“Nếu có người lạ cho con quà con sẽ làm như thế nào?”
 Như chúng ta đã biết trẻ còn nhỏ và rất thích khi được mọi người cho quà trẻ 
chưa biết tại sao không được nhận.
 Tôi sẽ giải thích cho trẻ và giúp trẻ cho trẻ hiểu đó là: Tuyệt đối không nhận 
quà, ăn bánh kẹo của người lạ vì có thể bị người xấu tẩm thuốc mê rồi sẽ làm hại hoặc 
bắt cóc con đi.
 Khi gặp trường hợp này bé nên nói “ Cháu cám ơn” và tránh xa những người lạ 
mặt ấy.
 Hoặc tình huống “Nếu bé thấy có khói, hoặc cháy ở đâu đó bé sẽ phải làm 
thế nào?”
 Qua tình huống này tôi dạy trẻ :
 Khi thấy có khói hoặc cháy ở đâu, trước hết tôi sẽ đưa ra các câu hỏi để tìm 
hiểu hướng giải quyết của mỗi trẻ. Sau đó tôi sẽ giải thích cho trẻ hiểu và biết cách xử 
lý.Trước hết các con phải chạy xa chỗ cháy. Hãy hét to để báo với người nhà và 
 14

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_ky_nang_song_cho_tre_5_6_tuoi.docx