SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở Trường Mầm non Đại Tự
Đối với trẻ mầm non: Đây là giai đoạn trẻ học, tiếp thu, lĩnh hội những giá trị sống để phát triển nhân cách,đồng thời trẻ rất dễ bộc lộ cảm xúc, chưa có nhiều kỹ năng ứng phó với căng thẳng và cảm xúc, vốn hiểu biết về thế giới xung quanh còn nhiều hạn chế do đó nhiều trẻ còn thụ động, không biết ứng phó với các tình huống nguy cấp, không biết tự bảo vệ mình trước nguy hiểm hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác….Do đó, việc dạy KNS cho trẻ là rất cần thiết bởi KNS thúc đẩy sự phát triển cá nhân trẻ, giúp trẻ có nhận thức đúng và hành vi ứng xử phù hợp ngay từ độ tuổi mầm non.
Với vai trò là cô giáo mầm non, tôi đã trăn trở rất nhiều về việc làm sao phải giáo dục cho trẻ biết ứng xử tốt với mọi tình huống mọi hoàn cảnh trong cuộc sống đời thường một cách văn minh và hồn nhiên đúng với độ tuổi của trẻ. Một tập thể trẻ có KNS tốt sẽ tạo nên môi trường sống ấm áp, hoà thuận, vui vẻ và phát triển ở nhóm lớp. Vì vậy tôi chọn đề tài “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non”.
Với vai trò là cô giáo mầm non, tôi đã trăn trở rất nhiều về việc làm sao phải giáo dục cho trẻ biết ứng xử tốt với mọi tình huống mọi hoàn cảnh trong cuộc sống đời thường một cách văn minh và hồn nhiên đúng với độ tuổi của trẻ. Một tập thể trẻ có KNS tốt sẽ tạo nên môi trường sống ấm áp, hoà thuận, vui vẻ và phát triển ở nhóm lớp. Vì vậy tôi chọn đề tài “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non”.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở Trường Mầm non Đại Tự", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở Trường Mầm non Đại Tự
tham gia và trải nghiệm vào các hoạt động vui chơi hay học tập tích cực để từ đó trẻ lĩnh hội được các kinh nghiệm sống giúp trẻ mạnh dạn, tự tin và sẵn sàng ứng phó với các tình huống trong cuộc sống. Đặc biệt, khi trẻ chuẩn bị vào lớp một, các bậc phụ huynh lại luôn lo lắng liệu rằng con mình có đủ sức khỏe và khả năng để theo học thật tốt cùng các bạn ở trường tiểu học hay không. Đối với giáo viên mầm non: Giáo viên thường tập trung lo lắng đối với những trẻ có một số vấn đề về hành vi và khả năng tập trung trong những năm tháng đầu tiên trẻ đến trường. Đơn giản là vì những trẻ này thường không có khả năng chờ đến lượt, không biết chú ý lắng nghe và làm việc theo nhóm, điều này làm cho trẻ không thể tập trung lĩnh hội những điều cô giáo dạy. Vì vậy, giáo viên phải tốn rất nhiều thời gian vào đầu năm học để giúp trẻ có được những kỹ năng sống (KNS) cơ bản ở trường mầm non giúp trẻ ổn định nề nếp nhóm lớp và có các thói quen tốt trong sinh hoạt hàng ngày. Đối với trẻ mầm non: Đây là giai đoạn trẻ học, tiếp thu, lĩnh hội những giá trị sống để phát triển nhân cách,đồng thời trẻ rất dễ bộc lộ cảm xúc, chưa có nhiều kỹ năng ứng phó với căng thẳng và cảm xúc, vốn hiểu biết về thế giới xung quanh còn nhiều hạn chế do đó nhiều trẻ còn thụ động, không biết ứng phó với các tình huống nguy cấp, không biết tự bảo vệ mình trước nguy hiểm hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác.Do đó, việc dạy KNS cho trẻ là rất cần thiết bởi KNS thúc đẩy sự phát triển cá nhân trẻ, giúp trẻ có nhận thức đúng và hành vi ứng xử phù hợp ngay từ độ tuổi mầm non. Với vai trò là cô giáo mầm non, tôi đã trăn trở rất nhiều về việc làm sao phải giáo dục cho trẻ biết ứng xử tốt với mọi tình huống mọi hoàn cảnh trong cuộc sống đời thường một cách văn minh và hồn nhiên đúng với độ tuổi của trẻ. Một tập thể trẻ có KNS tốt sẽ tạo nên môi trường sống ấm áp, hoà thuận, vui vẻ và phát triển ở nhóm lớp. Vì vậy tôi chọn đề tài “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non”. 2: Tên sáng kiến “ Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mâm non”. 3. Tác giả sáng kiến: Họ và tên: Lê Thị Hường Địa chỉ: Trường Mầm non Đại Tự - Huyện Yên lạc - Tỉnh Vĩnh Phúc. Số điện thoại: 01639444212; Email: lehuongmndt@gmail.com 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: 2 kiểm soát cảm xúccác kỹ năng này không tách rời nhau mà có liên quan chặt chẽ với nhau, được thể hiện đan xen vào nhau, có thể thực hành trong bất cứ tình huống nào xảy ra hàng ngày. Cho nên việc giáo dục và vận dụng tốt sẽ giúp trẻ có nhân cách tốt. Khi giáo dục kỹ năng sống còn góp phần mở rộng nhận thức, phát triển trí tuệ, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mĩ, phát triển ngôn ngữ... cho trẻ. Nội dung dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non đã triển khai được một số năm học, tuy nhiên kết quả đạt trên trẻ chưa cao và chưa đồng đều giữa các trẻ. Nếu giáo viên thực hiện chuyên sâu và có phương pháp giáo dục phù hợp thì kết quả trên trẻ sẽ có bước tiến bộ nhanh chóng. 7.2. Cơ sở thực tiễn: Câu thành ngữ: “ Tiên học lễ, hậu học văn” của ông cha ta từ ngàn xưa đã để lại đến bây giờ vẫn không thể thiếu trong các trường học. Lễ phép là nét đẹp văn hoá được đặt lên hàng đầu khi đánh giá về một con người. Trong thời đại hiện nay, sự phát triển của kinh tế - xã hội đang đặt ra những yêu cầu càng cao đối với hệ thống giáo dục, đòi hỏi nền giáo dục phải đào tạo ra những con người “ phát triển về trí tuệ, cường tráng về thể lực, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”. Trong đó giáo dục kỹ năng sống là bộ phận hữu cơ của quá trình giáo dục, là một bộ phận có tính cốt lõi, nền tảng của công tác giáo dục trẻ. Việc hình thành kỹ năng sống cho mọi người nói chung và trẻ em nói riêng đang trở thành nhiệm vụ quan trọng. Giáo dục kỹ năng sống phải được đo bằng sự vận dụng những kỹ năng đó trong cuộc sống mỗi các nhân để sống tích cực, sống hạnh phúc, sống có ý nghĩa. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ nhằm giúp trẻ phát triển hài hoà, toàn diện về nhân cách. Cung cấp cho mỗi trẻ kiến thức cần thiết về kỹ năng sống để các em sống sao cho lành mạnh và có ý nghĩa. Giúp các em hiểu, biến những kiến thức về kỹ năng sống được cung cấp thành hành động cụ thể trong quá trình hoạt động thực tiễn với bản thân, với người khác, với xã hội, ứng phó trước nhiều tình huống, học cách giao tiếp, ứng xử với mọi người, giải quyết mâu thuẫn trong mối quan hệ và thể hiện bản thân một cách tích cực. Có thể nói việc trang bị kỹ năng sống cho trẻ em là một phương pháp giáo dục cần thiết để trẻ bớt thụ động trong việc học và giao tiếp xã hội. Song trên thực tế việc dạy kỹ năng sống cho trẻ trong các trường mầm non còn mới mẻ và rất nhiều giáo viên còn chưa hiểu rõ được tầm quan trọng của vấn đề hoặc thiếu kỹ năng giảng dạy để có thể truyền đạt cho trẻ hiểu và hình thành cho trẻ những kỹ năng sống cần thiết cho trẻ. Là giáo viên mầm non phụ trách lớp mẫu giáo lớn, nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng sống đối với sự phát triển của trẻ, tôi đã luôn trăn trở suy nghĩ làm thế nào để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 – 6 tuổi. Giáo dục kỹ năng 4 rèn tiếp trẻ hoặc đưa tiếp vào mục tiêu của chủ đề sau cho nên nhiều trẻ bị bỏ qua các kỹ năng của chỉ số đó. Là một giáo viên yêu nghề mến trẻ bản thân tôi xác định được mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc dạy KNS cho trẻ mầm non và tìm ra các giải pháp hữu ích nhất cho hoạt động giáo dục này. 7.3.2. Thuận lợi. Có không gian hoạt động an toàn cho trẻ, có đủ đồ dùng đồ chơi cần thiết trong các hoạt động giáo dục. Trẻ khoẻ mạnh và rất hào hứng , sôi nổi với các hoạt động do cô tổ chức, lĩnh hội nhanh các kiến thức cô giáo truyền đạt. Phụ huynh luôn quan tâm đến trẻ, tích cực tham gia vào các hoạt động của nhà trường, của nhóm lớp. GV có trình độ chuyên môn nhất định, được tập huấn về nội dung dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non do Phòng giáo dục tổ chức và qua các buổi bồi dưỡng chuyên môn tại trường. Tài liệu hướng dẫn sử dụng bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi có chỉ số, hướng dẫn cách đánh giá trẻ rõ ràng và cụ thể nên việc dạy trẻ các kỹ năng và đánh giá kết quả trên trẻ rất thuận lợi, chính xác, từ đó biết trẻ nào đạt được và chưa đạt được để tiếp tục rèn trẻ vào các chủ đề tiếp theo. 7.3.3. Khó khăn. Chưa có nhiều tài liệu sách báo về việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ để giáo viên nghiên cứu, tham khảo. Giáo viên có nhiều hạn chế về phương pháp tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Không gian lớp hẹp nên còn khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động. Trẻ được bố mẹ nuông chiều nên chưa có những kỹ năng sống cần thiết phù hợp theo độ tuổi. Trình độ nhận thức của trẻ không đồng đều, do đó cùng một thời gian và biện pháp dạy trẻ các KNS nhưng kết quả trên trẻ đạt chưa tương đương với nhau. Một số trẻ quá nhút nhát nên không tự tin khi tham gia vào các hoạt động ,một số trẻ lại quá hiếu động nên khi hoạt động chưa chú ý vào sự hướng dẫn của cô, kỹ năng sống của trẻ còn nhiều hạn chế. Sự quan tâm của gia đình dành cho các cháu là không đồng đều, 100% phụ huynh là nông thôn . Một số phụ huynh đi làm ăn xa để các cháu ở nhà với các anh chị hoặc ông bà đã già, thời gian phụ huynh quan tâm đến trẻ còn ít, không dành thời gian trò chuyện để tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của trẻ để giáo dục trẻ mà chỉ biết chiều theo mọi đòi hỏi của trẻ, trẻ được đáp ứng quá đầy đủ về nhu cầu 6 7.4. Các biện pháp,kinh nghiệm giáo dục KNS cho trẻ mầm non. *Biện pháp 1:. Công tác tự bồi dưỡng nâng cao nhận thức về việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non. Trong những năm học trước, tôi thường tự tìm hiểu các kiến thức, phương pháp giáo dục kỹ năng cho trẻ một cách riêng lẻ nên chưa hiểu chưa sâu về sự cần thiết phải dạy kỹ năng sống cho trẻ, chưa biết cần phải có phương pháp nào để kết quả dạy là tốt nhất. Do đó ,đầu năm học, tôi đề nghị với Ban giám hiệu nhà trường mua bổ xung 1 số tài liệu có nội dung giáo dục KNS cho trẻ mầm non cho tất cả giáo viên tổ 5 tuổi( Vd: tài liệu “ Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho trẻ mầm non”.). Đồng thời, tôi đã tổ chức thảo luận với giáo viên trong tổ,trong trường về thực trạng và giải pháp ở đơn vị trong việc dạy trẻ các KNS cần thiết, qua đó giúp tôi hiểu được rằng chương trình học thường cho trẻ tiếp xúc từ từ với các kiến thức trong suốt năm học, và thực tế trẻ sẽ học tốt nhất khi có được cách tiếp cận một cách cân bằng, biết cách phát triển các kỹ năng nhận thức, cảm xúc và xã hội của trẻ. Vì thế, khi trẻ tiếp thu được những kỹ năng giao tiếp xã hội và các hành vi ứng xử cơ bản trong nhóm bạn, thì trẻ sẽ nhanh chóng sẵn sàng và có khả năng tập trung vào việc học một cách tốt nhất. *Biện pháp 2:. Xác định những KNS cơ bản cần giáo dục trẻ ở lứa tuổi mầm non: Đối với tâm sinh lý trẻ em dưới sáu tuổi thì có nhiều kỹ năng quan trọng mà trẻ cần phải biết trước khi tập trung vào học văn hoá. Thực tế kết quả của nhiều nghiên cứu đều cho thấy các kỹ năng quan trọng nhất trẻ phải học vào thời gian đầu của năm học là chính là những KNS như: - Nhóm kỹ năng tự tin: Nhận biết , thể hiện cảm xúc, suy nghĩ cá nhân với mọi người. - Nhóm kỹ năng hợp tác: Kỹ năng tổ chức hoạt động, làm việc theo nhóm,kỹ năng ra quyết định, giải quyết vấn đề. - Nhóm kỹ năng nhận thức về bản thân: Kỹ năng tự bảo vệ trước những tình huống nguy hiểm, nhận biết về giá trị bản thân. - Nhóm kỹ năng giao tiếp và quan hệ xã hội: kỹ năng ứng xử phù hợp với người xung quanh, kỹ năng hợp tác, kỹ năng nhận và hoàn thành nhiệm vụ,kỹ năng tuân thủ các quy tắc xã hội, giao tiếp lịch sự và lễ phép, kỹ năng tự phục vụ. - Nhóm kỹ năng học tập : Ý thức trách nhiệm, Kỹ năng thiết lập và thực hiện mục tiêu. Việc xác định được các kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi sẽ giúp tôi lựa chọn đúng những nội dung trọng tâm để dạy trẻ ở lớp mình phụ trách. 8 Hoạt động “ soi gương”: Giúp trẻ tự quan sát, cảm nhận về hình dáng của mình bằng cách cho trẻ tự ngắm mình trong gương với các động tác như làm điệu, đội mũ, mặc quần áo. . lúc đó tôi có thể hỏi trẻ: Con thấy ai trong gương, người trong gương có dáng yêu không? Hoạt động “Hái hoa dân chủ”: Trẻ chọn 1 bông hoa theo ý thích trong đó có nội dung “ Hãy nói cho chúng tôi về.”( có thể là gia đình, đồ chơi bạn thích, món ăn bạn thích) và tôi sẽ đọc to câu hỏi đó cho cả lớp nghe, trẻ hái hoa sẽ nói về điều đó theo hiểu biết của mình. Hoạt động “ Tôi có thể vẽ”: Tôi tạo ra 1 tờ giấy lớn và dán lên tường. Tôi cổ vũ trẻ vẽ hay dán bất cứ thứ gì trẻ có thể làm được vào tranh. Với hoạt động này trẻ sẽ thấy được sự phát triển tiến bộ của bản thân qua từng giai đoạn. Hoạt động “ có điều gì trong một cái tên”: Trẻ nhỏ thường rất tự hào về cái tên của mình, do đó tất cả hoạt động nào liên quan đến cái tên của trẻ đều làm trẻ hứng thú. Hầu hết bố mẹ đặt tên cho con đều có 1 ý nghĩa, yêu cầu trẻ hỏi bố mẹ về điều này, sau đó tôi phát cho mỗi trẻ 1 tờ giấy và bút màu để trẻ có thể vẽ lại điều đó vào bức tranh và trang trí cho tranh của mình. Khi đã thực hiện xong có thể cho trẻ diễn tả lại ý nghĩa của bức tranh mà trẻ đã vẽ. 3.2. Kỹ năng hợp tác: - Ca dao tục ngữ Việt Nam có câu “ Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” Vì vậy việc giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ mầm non là rất cần thiết. Bởi trẻ mầm non còn nhỏ, có nhiều việc không thể tự làm được nếu không có người khác giúp đỡ. Khi trẻ được bạn giúp đỡ và khi trẻ giúp đỡ được bạn trẻ sẽ nhanh chóng hoàn thành nhiệm vụ của mình. Qua đó trẻ có niềm vui, có bạn bên cạnh để chia sẻ công việc, giúp phát triển kỹ năng và tình cảm xã hội của trẻ. - Để giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ tôi luôn tạo cơ hội cho trẻ chơi và làm việc theo nhóm với các trẻ khác trong tất cả các hoạt động (Vd: Cho trẻ thảo luận theo tổ để cùng nhau nhận xét về đặc điểm của 1 đối tượng nào đó trong các hoạt động), tạo những cảm nhận giúp trẻ tôn trọng những quyền lợi của trẻ khác qua việc chia sẻ, hướng dẫn trẻ cư xử lịch sự với bạn khác. - Tổ chức 1 số hoạt động phát triển kỹ năng hợp tác như: + Thảo luận về sự hợp tác: Trò chuyện với trẻ có sử dụng câu hỏi như “ Con và bạn đã cùng nhau làm những việc gì?Trò chơi nào con thích hơn khi có bạn cùng chơi? Tại sao con phải hợp tác với bạn, một mình con có làm được việc này không? Điều gì con cảm thấy vui khi hợp tác?....Qua việc trò chuyện giúp trẻ hiểu hợp tác là có nhiều người cùng thực hiện 1 việc gì đó, cùng vui thích khi làm việc. 10
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_ky_nang_song_cho_tre_5_6_tuoi.doc