SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trường mầm non

Nhiều người cho rằng giáo dục giới tính cho trẻ mầm non là quá sớm và ngại nhắc đến chuyện tế nhị này. Thực ra đây là việc cần thiết để bảo vệ các bé trước các nguy cơ bị xâm hại. Có thể nói tình trạng trẻ em bị xâm hại hiện nay đang ở mức báo động nguy hiểm, là lo trăn trở của ngành giáo dục, cha mẹ học sinh và toàn xã hội. Trên các phương tiện mối thông tin, mạng xã hội, các trang đài báo hiện nay chúng ta không khó khăn để tìm thấy những thông tin về học sinh bị xâm hại gây hậu quả nghiêm trọng và bức xúc trong dư luận xã hội. Xâm hại trẻ em ở Việt Nam đang diễn ra không chỉ ở các thành phố lớn mà còn ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa và xảy ra với các em học sinh ở mọi lứa tuổi trong đó trẻ em mầm non không nằm ngoại lệ. Xâm hại trẻ em diễn ra ở nhiều hình thức nhiều mức độ xuất phát ở nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy để bảo vệ trẻ em không bị xâm hại là một trong những vấn đề cần thiết cấp bách trong xã hội hiện nay. Nó không phải là việc làm chỉ dành riêng cho những người làm công tác giáo dục hay của những người làm công tác xã hội mà đó là trách nhiệm chung của cả cộng đồng.
Như chúng ta đã biết xã hội hiện đại mang đến cho cuộc sống con người nhiều tiện ích, sự thoải mái nhưng cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm, đặc biệt là đối với con trẻ. Điều này đòi hỏi mỗi trẻ đều phải có những kỹ năng để xử lý cũng như bảo vệ chính bản thân mình. Ngay khi trẻ sinh ra, bố mẹ đã cố gắng tạo ra môi trường an toàn cho trẻ nhưng vì bộ bề cuộc sống mà các bậc cha mẹ, gia đình, người chăm sóc trẻ thiếu hiểu biết về đặc điểm tâm sinh lý trẻ em, thiếu nhận thức về nguy cơ, thiếu sự quan tâm chia sẻ vấn đề giới tính với trẻ em. Từ đó, dẫn tới các em thiếu hiểu biết về đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, về kiến thức, kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục.
doc 25 trang skmamnonhay 11/02/2025 10570
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trường mầm non

SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trường mầm non
 1
 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
 Tên đề tài: “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại 
cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trường mầm non”
 1. Lý do chọn đề tài 
 1.1. Cơ sở lý luận
 Trẻ em là mầm non tương lai của đất nước, việc chúng ta chăm sóc, bảo 
vệ và giáo dục trẻ em là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của mỗi 
quốc gia, mỗi dân tộc, bởi "Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai" (UNESCO). 
 Nhiều người cho rằng giáo dục giới tính cho trẻ mầm non là quá sớm và 
ngại nhắc đến chuyện tế nhị này. Thực ra đây là việc cần thiết để bảo vệ các bé 
trước các nguy cơ bị xâm hại. Có thể nói tình trạng trẻ em bị xâm hại hiện nay 
đang ở mức báo động nguy hiểm, là lo trăn trở của ngành giáo dục, cha mẹ học 
sinh và toàn xã hội. Trên các phương tiện mối thông tin, mạng xã hội, các trang 
đài báo hiện nay chúng ta không khó khăn để tìm thấy những thông tin về học 
sinh bị xâm hại gây hậu quả nghiêm trọng và bức xúc trong dư luận xã hội. Xâm 
hại trẻ em ở Việt Nam đang diễn ra không chỉ ở các thành phố lớn mà còn ở các 
vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa và xảy ra với các em học sinh ở mọi lứa tuổi 
trong đó trẻ em mầm non không nằm ngoại lệ. Xâm hại trẻ em diễn ra ở nhiều 
hình thức nhiều mức độ xuất phát ở nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy để 
bảo vệ trẻ em không bị xâm hại là một trong những vấn đề cần thiết cấp bách 
trong xã hội hiện nay. Nó không phải là việc làm chỉ dành riêng cho những 
người làm công tác giáo dục hay của những người làm công tác xã hội mà đó là 
trách nhiệm chung của cả cộng đồng.
 Như chúng ta đã biết xã hội hiện đại mang đến cho cuộc sống con người 
nhiều tiện ích, sự thoải mái nhưng cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm, đặc biệt 
là đối với con trẻ. Điều này đòi hỏi mỗi trẻ đều phải có những kỹ năng để xử lý 
cũng như bảo vệ chính bản thân mình. Ngay khi trẻ sinh ra, bố mẹ đã cố gắng 
tạo ra môi trường an toàn cho trẻ nhưng vì bộ bề cuộc sống mà các bậc cha mẹ, 
gia đình, người chăm sóc trẻ thiếu hiểu biết về đặc điểm tâm sinh lý trẻ em, 
thiếu nhận thức về nguy cơ, thiếu sự quan tâm chia sẻ vấn đề giới tính với trẻ 
em. Từ đó, dẫn tới các em thiếu hiểu biết về đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, về 
kiến thức, kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục.
 1.2. Cơ sở thực tiễn
 Tại hội thảo lần thứ nhất xây dựng kế hoạch hành động quốc gia phòng 
chống bạo lực, xâm hại trẻ em do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối 3
liệu, kiến thức tin cậy để cung cấp cho trẻ những hiểu biết cơ bản và kỹ năng 
cần thiết tự bảo vệ bản thân thông qua các hoạt động. Đồng thời cung cấp cho 
cha mẹ trẻ và người trực tiếp chăm sóc trẻ những kỹ năng trong việc nuôi dạy và 
chăm sóc trẻ. Chính vì vậy tôi đã thực hiện sáng kiến “Một số biện pháp giáo 
dục kỹ năng phòng chống xâm hại cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trường 
mầm non” để góp phần đào tạo ra một thế hệ thực sự năng động tự tin và giàu 
bản lĩnh ứng phó với bất cứ tình huống nào trong cuộc sống. 
 2. Thời gian nghiên cứu
 Từ tháng 09/2022 đến tháng 03/2023
 3. Đối tượng nghiên cứu: 
 “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại cho trẻ mẫu 
giáo 5-6 tuổi trong trường mầm non”
 4. Phạm vi nghiên cứu và ứng dụng:
 25 học sinh lớp mẫu giáo lớn 5 tuổi A2 trường mầm non nơi tôi công tác.
 5. Các phương pháp nghiên cứu
 - Phương pháp khảo sát, thống kê, điều tra.
 - Phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát qua các con số, số liệu đã 
thống kê.
 - Phương pháp nghiên cứu tài liệu; 
 - Phương pháp thực hành.
 - Phương pháp tìm tòi, sáng tạo. 5
dục trẻ em, để các em biết cách phòng chống xâm hại, có thể tự bảo vệ bản thân 
mình trở thành người hoàn hảo về thể chất, tinh thần và có thể tự tin, khẳng định 
và phát triển trong xã hội hiện đại.
 2. Cơ sở thực tiễn
 2.1. Thuận lợi
 * Về phía nhà trường
 - Trường được công nhận là trường chuẩn quốc gia. Nhà trường có phòng 
học rộng rãi khang trang, được trang bị tương đối đầy đủ trang thiết bị. Các lớp 
được trang bị đầy đủ đồ dùng dạy học.
 - Được sự quan tâm lãnh đạo sát sao kịp thời của UBND Huyện Ba Vì, 
Phòng GD & ĐT Ba Vì, sự quan tâm phối kết hợp của chính quyền địa phương.
 - Được sự quan tâm của ban giám hiệu luôn chỉ đạo sát sao với công tác 
chuyên môn. Luôn có sự đầu tư và bồi dưỡng cho chuyên môn. Thường xuyên 
phát động phong trào thi đua khích lệ giáo viên trong trường năng động, sáng 
tạo tăng cường đưa kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ bản thân vào các buổi hoạt 
động trong ngày.
 * Về giáo viên, nhân viên
 - Các giáo viên đứng lớp, nhân viên đều là những người trẻ trẻ, nhiệt tình, 
năng động, sáng tạo trong công việc. 
 - Với tình yêu nghề mến trẻ, hăng say trong công việc các cô luôn nghiên 
cứu tìm tòi phương pháp giáo dục để trẻ lĩnh hội được kiến thức một cách tốt 
nhất, hiệu quả nhất thông qua hoạt động dạy kỹ năng tự bảo vệ bản thân phòng 
chống xâm hại cho trẻ.
 - Giáo viên đều đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, nhiệt tình tâm huyết với 
nghề, luôn yêu mến trẻ.
 - Nhân viên y tế thường xuyên được dự các lớp tập huấn chăm sóc sức 
khỏe học sinh, thường xuyên cập nhật kiến thức về phòng chống xâm hại tình 
dục cho trẻ.
 * Về trẻ
 - Trẻ đã học qua từ lớp nhà trẻ lên mẫu giáo bé và nhỡ nên đã có kiến thức 
và kỹ năng nhất định. Trẻ mạnh dạn ham học hỏi và thích khám phá tìm hiểu thế 
giới xung quanh trẻ. 7
có thì rất thấp. Chính vì vậy tôi luôn băn khoăn làm sao để tỉ lệ các kỹ năng đó 
được nâng cao lên và đạt hiệu quả tốt nhất. 
 3. Những biện pháp chính khi thực hiện đề tài
 - Cung cấp cho trẻ kiến thức vùng đồ bơi (hay còn gọi là vùng riêng tư) 
cho trẻ.
 - Hướng dẫn một số kỹ năng khi bị xâm hại thông qua các hoạt động.
 - Hướng dẫn trẻ một số kỹ năng xử lý thoát hiểm
 - Phối hợp với phụ huynh phòng chống xâm hại cho trẻ khi ở nhà.
 4. Biện pháp thực hiện từng phần
 4.1. Biện pháp 1: Cung cấp cho trẻ kiến thức vùng đồ bơi (hay còn gọi 
là vùng riêng tư) cho trẻ.
 Vùng đồ bơi hay còn gọi là vùng riêng tư là vùng không ai được phép 
chạm vào ngoài mẹ và bản thân trẻ. Các vùng riêng tư của trẻ nam bao gồm môi, 
phần giữa hai bên đùi và mông; của trẻ gái bao gồm môi, ngực, phần giữa hai 
bên đùi và mông. (Ảnh minh chứng 01, 02)
 Trên cơ sở đó ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng một hoạt động học 
với tên bài “cơ thể của tôi và bạn” với mục đích cung cấp kiến thức về vùng đồ 
bơi hay còn gọi là vùng riêng tư cho trẻ của lớp 5 tuổi A1. Và cung cấp các tài 
liệu cho tất cả giáo viên trong toàn trường, tập huấn kiến thức về việc phòng 
tránh xâm hại cho trẻ. Từ đó các giáo viên sẽ lồng ghép vào các chương trình 
hoạt động của trẻ giúp trẻ có kỹ năng và kiến thức hơn.
 Tôi kết hợp với giáo viên chủ nhiệm cho trẻ làm bài thực hành những bộ 
phận nào của cơ thể bé mà người khác có thể chạm vào như tay, bàn chân, vai, 
đầu. Những vùng an toàn tôi cho trẻ dán màu xanh, những vùng riêng tư mà 
người khác không được chạm vào tôi cho trẻ dán màu đỏ. (Ảnh minh chứng 
03)
 4.2. Biện pháp 2: Hướng dẫn một số kỹ năng khi bị xâm hại thông 
qua các hoạt động.
 Cũng giống như việc cung cấp kiến thức vùng riêng tư, thì việc trang bị 
kỹ năng phòng tránh xâm hại là vô cùng cần thiết vì người có thể giúp trẻ đầu 
tiên là chính bản thân trẻ vì vậy tôi thiết lập một tiết riêng biệt để trẻ có các kỹ 
năng cần thiết phòng tránh các hành động xâm hại trẻ: 
 - Không nên vào phòng riêng của người khác khi họ ở một mình. 9
trong nhà (bố mẹ, ông bà, anh chị em) và họ hàng thân cận (cô, dì, chú bác ). 
Lớn hơn chút nữa, tiếp xúc với những người hàng xóm và bạn bè của gia đình. 
Đến tuổi đi học, gặp gỡ bạn bè, thầy cô giáo, người quen, người lạ. Khi trưởng 
thành, “Ra đời” đi làm sẽ có các mối quan hệ với đồng nghiệp, khách hàng, 
người phụ trách, đối tác, kẻ thù”. Về mặt tình cảm, sẽ có bạn thân (cùng giới, 
khác giới ), người yêu, ý trung nhân, kết hôn, sinh con. Vòng đời lại tiếp tục mở 
ra những vai trò mới. Năm ngón trên bàn tay giúp trẻ dễ dàng nhớ được 5 vòng 
tròn giao tiếp khi bé tương tác với người khác:
 Ngón cái: Dành cho người ruột thịt (Bố đẻ, mẹ đẻ, anh chị em ruột), trẻ 
được quyền (hoặc cho phép) VÒNG TAY ôm hôn, bế ẵm, cõng, tắm khi chưa tự 
mình làm vệ sinh, ngồi vào lòng, ngủ chung....
 Ngón trỏ: Dành cho người thân cận như bà con họ hàng, thầy cô, bạn bè: 
Bé được quyền NẮM TAY, “Cho phép” vuốt tóc, vỗ vai thân mật, xoa đầu 
khích lệ.
 Ngón giữa: Dành cho người quen (Hàng xóm tin cậy, bạn bè đồng nghiệp 
của cha mẹ, đã được gia đình sàng lọc), bé được quyền BẮT TAY, chào hỏi, trò 
chuyện....
 Ngón áp út: Dành cho người lạ, bé chỉ cần VẪN TAY chào, tạm biệt.
 Ngón út: Dành cho “Người đáng ngại” , bé XUA TAY, không tiếp xúc 
(chứ không phải là xua đuổi, chọc phá, kỳ thị người ta). Người đáng ngại không 
phải là người đen đủi xấu xí, ngớ ngẩn, tâm thần hay làm cái nghề nào đó, mà là 
tự trẻ cảm thấy không thích, bất an, không thoải mái. Khi bị họ cố tình đụng 
chạm vào người nhất là vùng quần áo lót, trẻ có quyền “ Tỏ thái độ” bằng cách 
bảo người đó dừng lại. Nếu họ vẫn tiếp tục, hãy hét to lên rồi bỏ chạy, sau đó kể 
lại cho người lớn biết. Người thân, người quen, người lạ mà gây cho bé cảm giác 
ấy cũng bị coi là “người đáng ngại” . Phụ huynh phải tin vào cảm nhận này của 
trẻ và đừng ép con phải xã giao với họ mà chưa hỏi vì sao con “Ngại”. (Ảnh 
minh chứng 06)
 + Hướng dẫn thế nào?
 Cần nhớ những điểm nhấn về các mức độ giao tiếp liên quan đến “Tay” 
(Vậy mới gọi là Luật bàn tay): VÒNG TAY, NẮM TAY, BẮT TAY, VẪY 
TAY, XUA TAY. “Luật” cần được đưa vào đầu óc non nớt của bé qua các hoạt 
động sống hằng ngày. Để bé dễ nhớ, cha mẹ có thể chơi trò xếp các nhân vật 
(Cha mẹ,thầy cô, người quen, người lạ, “Người đáng ngại”) vào các vòng tròn 
vẽ trên giấy, trên bảng,thậm chí trên đất, cát và cách giao tiếp phù hợp. Chơi trò 11
khóa, hoạt động tự chọn trong và ngoài nhà trường. Một trong những yêu cầu 
của giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em là phương pháp tiếp cận tích cục đối với 
đối tượng, khích lệ yếu tố bảo vệ để hạn chế yếu tố nguy cơ bị xâm hại. Đối với 
trẻ em, đây là giai đoạn đang có sự trưởng thành về mặt thể lực và sinh lý. Ngoài 
việc giáo dục kỹ năng giao tiếp, ứng xử, học tập, sinh hoạt, cha mẹ, nhà trường 
cần quan tâm hướng dẫn các em các kỹ năng thoát hiểm khi bị tấn công, cưỡng 
bức; các tình huống bất lợi thường gặp như: Khi đi đường vắng, đêm tối, ở nhà 
một mình, tiếp xúc với người lạ, người khác giới; đặc biệt cần chú ý giáo dục 
hướng dẫn các em về giới tính, ý thức cảnh giác, về cách thức tố giác, thông tin 
cho người lớn, các cơ quan chức năng những hiện tượng hành vi liên quan đến 
xâm hại tình dục (như dụ dỗ, lừa phỉnh, đe dọa, lợi dụng nghề nghiệp để có hành 
vi dâm ô.). Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em một cách khoa học, bài bản 
chắc chắn sẽ hình thành ở các em một nhân cách tâm lý tích cực và làm hạn chế 
những tiêu cực trong nhận thức, hành vi, thái độ, thói quen xấu và ngăn ngừa tội 
phạm có thể xảy ra, trong đó có tội phạm xâm hại tình dục trẻ em.
 Sau đây là những kỹ năng thoát hiểm bằng những động tác dễ thực hiện 
như chạy, vặn tay, ấn vào mắt kẻ xấu Tất cả tình huống được đưa ra dưới giả 
thiết “Các con sẽ làm gì khi gặp kẻ xấu” thay vì dọa dẫm trẻ về nguy cơ xâm 
hại. Vì thế, trẻ rất vui vẻ tập luyện với tâm lý thoải mái đây là cách thức dễ dàng 
nhất để trẻ tiếp nhận và rèn luyện ý thức tự bảo vệ. Phụ huynh cũng nên áp dụng 
phương pháp này, giúp trẻ tập luyện mỗi ngày để khi gặp kẻ xấu con sẽ phản 
ứng nhanh nhạy. Bố mẹ nên dạy con phòng tránh xâm hại tình dục từ năm 3 tuổi 
với các nội dung đơn giản như không nhận quà của người lạ, báo bố mẹ khi đi 
chơi không để ai động vào vùng đồ bơi:
 + Trước tiên nhắc nhở trẻ cố gắng chạy thoát khỏi nơi đó.
 + Không nên tấn công lại người xâm hại trẻ bởi vì trẻ sức lực của trẻ yếu 
ớt, không thể tấn công được vì vậy chỉ có thể hét lên thật to “không” hoặc kêu 
cứu. Nếu trẻ cố gắng tấn công trẻ có thể bị nguy hại đến tính mạng.
 + Nói với người lớn, những người mà bé tin tưởng khi bị xâm hại như: 
Nói với cô giáo, nói với bố mẹ.
 + Cung cấp cho trẻ số điện thoại của Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ 
trẻ em 111 để trẻ có thể gọi điện báo khi bị xâm hại. (Ảnh minh chứng 
08,09,10,11,12)
 4.4. Biện pháp 4: Phối hợp với phụ huynh phòng chống xâm hại cho 
trẻ khi ở nhà.
 Ngoài thời gian trẻ ở trường, phần nhiều thời gian còn lại trẻ được bố mẹ 
đón về nhà chăm sóc. Theo thống kê số liệu trẻ bị xâm hại phần lớn xảy ra vào 

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_ky_nang_phong_chong_xam_hai_c.doc