SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi
Kỹ năng bảo vệ bản thân là những hiểu biết của một người về những sự việc xung quanh mình cũng như cách để hành động đúng, an toàn đối với sự vật đó. Trẻ có kỹ năng bảo vệ bản thân sẽ biết cách làm thế nào để tránh xa những mối nguy hiểm hoặc khám phá thế giới trong phạm vi an toàn. Như chúng ta đã thấy trong xã hội hiện nay mỗi gia đình thường có 1-2 con. Và đặc biệt trẻ sống trong sự yêu thương của gia đình. Trẻ có những kỹ năng bảo vệ bản thân mình sẽ giúp trẻ có khả năng xử lý tình huống. Biết lên tiếng kêu cứu và tìm đến những sự trợ giúp đúng khi cần. Trẻ được trang bị kỹ năng bảo vệ bản thân sẽ tự tin hơn và làm chủ được cuộc sống của mình. Giúp trẻ biết yêu quý bảo vệ bản thân trước những tình huống nguy hiểm. Đảm bảo an toàn cả về thể chất và tinh thần, giúp cho trẻ phát triển một cách toàn diện.
Nhưng làm thế nào để giúptrẻ kỷ năng bảo vệ bản thân một cách có hiệu quả? Điều này quả không dễ dàng đối với tất cả các giáo viên mầm non. Xuất phát từ vai trò quan trọng và ý nghĩa, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi” đạt kết quả tốt hơn. Đó chính là điểm mới của đề tài mà tôi nghiên cứu.
Nhưng làm thế nào để giúptrẻ kỷ năng bảo vệ bản thân một cách có hiệu quả? Điều này quả không dễ dàng đối với tất cả các giáo viên mầm non. Xuất phát từ vai trò quan trọng và ý nghĩa, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi” đạt kết quả tốt hơn. Đó chính là điểm mới của đề tài mà tôi nghiên cứu.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi

năng bảo vệ bản thân sẽ giúp trẻ có khả năng xử lí tình huống, biết lên tiếng kêu cứu và tìm đến những sự trợ giúp đúng khi cần. Trẻ được trang bị kỹ năng bảo vệ bản thân sẽ tự tin hơn và làm chủ được cuộc sống của mình. Là một giáo viên mầm non, bản thân nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của việc giáo dục các kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ trước thực trạng xã hội hiện nay. Vì vậy tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ 5 - 6 tuổi” để nghiên cứu nhằm góp phần vào việc hình thành và rèn luyện các kỹ năng bảo vệ cơ thể cho trẻ. * Điểm mới của đề tài Kỹ năng bảo vệ bản thân là những hiểu biết của một người về những sự việc xung quanh mình cũng như cách để hành động đúng, an toàn đối với sự vật đó. Trẻ có kỹ năng bảo vệ bản thân sẽ biết cách làm thế nào để tránh xa những mối nguy hiểm hoặc khám phá thế giới trong phạm vi an toàn. Như chúng ta đã thấy trong xã hội hiện nay mỗi gia đình thường có 1-2 con Và đặc biệt trẻ sống trong sự yêu thương của gia đình. Trẻ có những kỹ năng bảo vệ bản thân mình sẽ giúp trẻ có khả năng xử lý tình huống. Biết lên tiếng kêu cứu và tìm đến những sự trợ giúp đúng khi cần. Trẻ được trang bị kỹ năng bảo vệ bản thân sẽ tự tin hơn và làm chủ được cuộc sống của mình. Giúp trẻ biết yêu quý bảo vệ bản thân trước những tình huống nguy hiểm. Đảm bảo an toàn cả về thể chất và tinh thần, giúp cho trẻ phát triển một cách toàn diện. Nhưng làm thế nào để giúptrẻ kỷ năng bảo vệ bản thân một cách có hiệu quả? Điều này quả không dễ dàng đối với tất cả các giáo viên mầm non. Xuất phát từ vai trò quan trọng và ý nghĩa, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi” đạt kết quả tốt hơn. Đó chính là điểm mới của đề tài mà tôi nghiên cứu. 1.2. Phạm vi áp dụng đề tài Đề tài này do tôi trực tiếp nghiên cứu, được áp dụng trong lớp Mẫu giáo lớn của tôi và mang lại kết quả cao. Đề tài này đã được nhân rộng trong các khối Mẫu giáo và nhân rộng trong toàn trường, được các giáo viên trong trường đồng tình ủng hộ. 2. Nội dung 2.1.Thực trạng: Trong những năm gần đây, giáo dục kỹ năng sống kỹ năng tự bảo vệ bản thân luôn được nhắc đến nhiều nhất trên mọi phương tiện thông tin đại chúng, không chỉ riêng ở các cấp học tiểu học, cấp trung học cơ sở, cấp trung học phổ thông mà cả ở cấp học mầm non. Như chúng ta thấy, do điều kiện kinh tế xã hội phát triển nên trẻ được ông bà, bố mẹ chăm sóc rất chu đáo. Phần lớn các gia đình yêu thương, chiều chuộng, bao bọc trẻ quá mức, luôn có thói quen làm thay trẻ trong tất cả mọi việc vì sợ con gặp nguy hiểm, hoặc sợ con làm hỏng việc, nên kỹ năng tự chăm sóc, tự bảo vệ bản thân của trẻ khi mới đi học ở trường mầm non còn rất hạn chế. Là một giáo viên mầm non, tôi luôn nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề giáo dục kỹ năng sống từ khi trẻ còn bé. Chính vì vậy, trong những năm qua trong mọi hoạt động giáo dục trẻ tôi luôn tìm tòi nhiều biện pháp để lồng ghép giáo 2 Từ khó khăn, thuận lợi nêu trên, trước khi áp dụng các biện pháp mới tôi đã tiến hành khảo sát thực tế các kỹ năng bảo vệ bản thân của trẻ 5 - 6 tuổi như sau: Kết quả TT Nội dung đánh giá Đạt Chưa đạt Tỷ lệ Số trẻ Tỷ lệ % Số trẻ % 1 Kỹ năng an toàn khi chơi 10 33 20 67 2 Kỹ năng tránh bị xâm hại cơ thể 15 50 15 50 3 Kỹ năng ứng xử khi bị lạc 14 47 16 53 Kỹ năng an toàn khi tham gia 4 14 47 16 53 giao thông Qua kết quả khảo sát, tôi đã nghiên cứu và mạnh dạn đưa ra một số biện pháp tốt nhất để nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ 5 - 6 tuổi. 2.2. Các giải pháp Từ những nguyên nhân trên, bản thân tôi đã lựa chọn, đưa ra các giải pháp để thực hiện tốt “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi” trong trường mầm non và đã đem lại kết quả khá tốt. Giải pháp 1: Giáo viên xác định được những kỹ năng bảo vệ bản thân cơ bản cần giáo dục cho trẻ 5 - 6 tuổi. Đối với giáo viên, trong quá trình lập kế hoạch giáo dục cần chọn lựa nội dung giáo dục kỹ năng tự bảo vệ nào phù hợp nhất đối với trẻ, chú trọng xây dựng các tiết dạy có chủ đích về giáo dục kỹ năng tự bảo vệ, thường xuyên đưa nội dung giáo dục kỹ năng tránh xâm hại cơ thể vào cho trẻ tìm hiểu. Phát huy hơn nữa vai trò phối hợp với phụ huynh trong công tác giáo dục trẻ. Đối với tâm sinh lý trẻ em 5 - 6 tuổi thì có nhiều kỹ năng quan trọng mà trẻ cần phải biết trước khi tập trung vào học văn hoá. Thực tế kết quả của nhiều nghiên cứu và thực trạng xã hội hiện nay cho thấy các kỹ năng quan trọng nhất trẻ phải học vào thời gian đầu của năm học chính là những kỹ năng sống như: Kỹ năng an toàn khi chơi; Kỹ năng tránh bị xâm hại cơ thể; Kỹ năng ứng xử khi bị lạc; Kỹ năng an toàn khi tham giao giao thông. Việc xác định được các kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi sẽ giúp bản thân tôi cũng như các giáo viên khác lựa chọn đúng những nội dung trọng tâm để dạy trẻ. Giải pháp 2: Lựa chọn nội dung giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân vào từng chủ đề cụ thể. Trong thực tế có rất nhiều kỹ năng tự bảo vệ khác nhau, khó có thể liệt kê một cách đầy đủ những kỹ năng con người cần có trong cuộc sống. Tuy nhiên dựa vào đặc điểm tâm sinh lý của trẻ MGL cùng với các hoạt động đặc thù của trẻ 4 - Kỹ năng an toàn khi chơi: Trong quá trình vui chơi học tập ở trường, các con có thể gặp phải những mối nguy hiểm từ những đồ chơi, đồ vật trong trường lớp như: Ngã đu quay cầu trượt, chạy nhảy vấp ngã trên sân trường, các ổ điện, đồ chơi trong lớp. Trẻ cần hiểu được đâu là đồ chơi, đồ dùng trong trường, trong lớp; đâu là đồ vật an toàn và đồ vật không an toàn, Để giúp trẻ phân biệt, nhận thức được tôi đã đưa nội dung “Nhận biết đồ dùng, đồ chơi nguy hiểm quanh bé” trong chủ đề “Trường mầm non”, “Gia đình”. Ví dụ: Trong giờ “Làm quen đồ dùng, đồ chơi trong gia đình” sau khi cho trẻ làm quen, nhận biết các đồ dùng, đồ chơi như: Phích nước, ổ điện, bếp ga, đồ dùng nhà bếp, cầu thang...; đồ chơi của bé trong gia đình: Ô tô, máy bay, sách, vở, bút, tranh ảnh.... của trẻ tôi sẽ cho trẻ chơi trò chơi “Phân loại đồ dùng nguy hiểm, không nguy hiểm đối với trẻ”. Ví dụ: Chủ đề “Trường mầm non”, hoạt động “Làm quen đồ dùng, đồ chơi trong trường mầm non”. Tôi cũng cho trẻ tìm hiểu, làm quen với các đồ dùng, đồ chơi trong lớp, ngoài trời. Sau đó cho trẻ chơi trò chơi phân loại đồ dùng, đồ chơi bé được chơi và không được chơi. Ví dụ: Hoạt động ngoài trời, trước khi chơi tự do trên sân trường, giáo viên cần phải nhắc nhở trẻ nên chơi như thế nào cho an toàn. Ngoài ra, trong lớp tôi treo những bức tranh có nội dung giáo dục trẻ nên chơi ở chỗ nào, không nên chơi ở chỗ nào, không đụng vào các ổ điện, quạt trong lớp học và cũng như ở trong gia đinh trẻ. - Kỹ năng tránh bị xâm hại cơ thể: Ở Việt Nam, việc cho con tìm hiểu về vấn đề này chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Tuy nhiên, đây lại là vấn đề khá nhức nhối trong xã hội hiện nay. Để đảm bảo cho trẻ có những kiến thức cơ bản về vấn đề bảo vệ thân thể cũng như cách phòng tránh khi bị xâm hại cơ thể, giáo viên cần trang bị cho con những kiến thức cần thiết. Giáo viên hãy giúp con hiểu được thế nào là hành động xâm phạm thân thể, nếu bị xâm hại cơ thể các con nên ứng xử ra sao. Ví dụ: Chủ đề “Bản thân”, tôi lồng ghép trẻ nhận biết các bộ phận trên cơ thể bé, giáo dục trẻ những bộ phận không được ai đụng đến ngoài bố mẹ, bà, dì và y tá hay bác sỹ khám bệnh cho trẻ khi có bố mẹ ở đấy. Tôi chú ý dạy trẻ gọi đúng tên những bộ phận trên cơ thể để phòng khi có sự việc không hay xảy ra, trẻ sẽ dùng đúng từ để diễn đạt cho rõ ràng. Không dùng các tên gọi ngộ nghĩnh hay tên gọi khác để chỉ những bộ phận trên cơ thể. Nếu một đứa trẻ bị ai đó chạm vào vùng kín, bé có thể kể cho một người lớn đáng tin cậy của bé một cách chính xác. Từ đó, người lớn sẽ quan tâm và có biện pháp ngăn ngừa kịp thời. Gọi tên chuẩn xác các bộ phận riêng tư trên cơ thể ngay từ đầu giúp bố mẹ dễ dàng giải thích cho trẻ hiểu sự thay đổi trên cơ thể chúng khi bước vào giai đoạn dậy thì. Sẽ không có sự e ngại hay lúng túng nào nữa. Nếu bộ phận sinh dục của trẻ bị tổn thương hay xuất hiện dấu hiệu bệnh nào đó, sẽ dễ dàng hơn để trẻ mô tả triệu chứng cho giáo viên, người thân hoặc bác sĩ khi biết dùng thuật ngữ chính xác. 6 Nếu vừa bị lạc bố mẹ khi đang mua sắm hoặc vui chơi thì con hãy đứng yên một chỗ, nơi mà bố mẹ con dễ dàng nhìn thấy, không chạy lung tung. Nhờ một người bên cạnh liên lạc vào số di động, điện thoại bàn, bất kỳ số nào mà con có thể nhớ. Nếu bị lạc bố mẹ từ lúc nào mà con cũng không biết thì con cần hỏi người xung quanh và tìm đến các phòng trung tâm của khu thương mại, công viên để nhờ họ đọc loa tìm bố mẹ. Khi con bị lạc trên đường, nếu có thể, hãy tìm đến sự giúp đỡ của một chú công an và đến đồn cảnh sát để bố mẹ có thể tìm thấy con. + Không nhận bất cứ cái gì từ người lạ: Đặt vấn đề: Có người lạ đến cho con ăn kẹo, bánh, uống sữa hay đồ chơicon sẽ làm gì? Kỹ năng bé cần biết: Tuyệt đối không được nhận/cầm/ăn. Không tiếp tục đứng gần, nói chuyện hay tiếp xúc với người đó nữa, hãy đi ra chỗ người thân, bạn bè, chỗ đông người. Kể cho bố mẹ, người thân đang ở bên cạnh ngay. + Dạy trẻ thuộc số điện thoại của bố (mẹ) hoặc cả hai: Điều đầu tiên là giáo viên cần có số điện thoại của cha mẹ trẻ, đánh số điện thoại đó và dán vào cánh cửa tủ cá nhân của trẻ. Trong hoạt động làm quen chữ số hoặc ôn các chữ số đã học, giáo viên cho trẻ tìm những chữ số đó có trong số điện thoại của cha mẹ trẻ không, tiếp theo cho trẻ tự tìm hiểu xem số nào đứng trước, tiếp đến số nào. Có thể có những chữ số chưa được làm quen thì giáo viên cần giới thiệu cho trẻ biết. Như vậy, để dạy trẻ những kỹ năng ứng xử khi bị lạc giáo viên cần phải thường xuyên tạo tình huống cho trẻ được tham gia, trải nghiệm. - Kỹ năng an toàn khi tham gia giao thông: Đây là một kỹ năng quan trọng đối với trẻ khi tham gia vào xã hội. Giáo viên nên giúp trẻ hiểu được một số loại biển báo cơ bản, một số loại đường cơ bản, một số người có vai trò trong việc điều hành giao thông, cách sang đường cũng như cách đi qua các ngã ba, ngã tư. Ví dụ: Chủ đề “Giao thông”, khi dạy bài “Luật lệ giao thông” cô nhấn mạnh cho trẻ biết đâu là vỉa hè, đâu là lòng đường, người đi bộ phải đi trên vỉa hè, người đi xe phải đi dưới lòng đường. Khi đến ngã tư người đi bộ phải qua đường đúng làn đường quy định. Khi qua ngã tư có tín hiệu đèn đỏ thì dừng lại, tín hiệu đèn xanh thì mới được qua đường. Khi dạy bài “Phương tiện giao thông” giáo viên cần dạy trẻ biết cách để an toàn khi đi trên các phương tiện giao thông như: Phải đội mũ bảo hiểm khi đi xe mô tô, khi đi xe ô tô không được đưa tay thò đầu ra ngoài cửa sổ, phải đợi xe dừng hẳn mới lên hoặc xuống xe, không đùa nghịch dưới lòng, lề đường. Nếu được đi máy bay phải thắt dây an toàn và chú ý làm theo hướng dẫn của nhân viên trên máy bay, khi đi tàu thuyền phải mặc áo phao cứu hộ. Ví dụ: Làm quen bài thơ “Cháu dắt tay ông”, chuyện “Qua đường”. 8
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_ky_nang_bao_ve_ban_than_cho_t.doc