SKKN Một số biện pháp giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi tại Trường Mầm non Kim Lan

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, tìm các biện pháp giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi. Nhằm góp phẩn vào việc hình thành và rèn luyện các kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ giúp trẻ có kiến thức cơ bản tự bảo vệ mình tránh khỏi những nguy hại đến bản thân, rèn luyện kĩ năng ứng phó với những tình huống nguy hại có thể xảy ra đối với trẻ, giúp trẻ mạnh dạn, tự tin trong cuộc sống đồng thời góp phẩn nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ Mẩm non trong giai đoạn hiện nay.
doc 30 trang skmamnonhay 14/12/2024 670
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi tại Trường Mầm non Kim Lan", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi tại Trường Mầm non Kim Lan

SKKN Một số biện pháp giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi tại Trường Mầm non Kim Lan
 Một số biện pháp giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi
 tại trường MN Kim Lan
 I. ĐẶT VẤN ĐỀ
 Học để biết, học để làm, học để chung sống với người khác, học để làm 
người đang là một trong những vấn đề then chốt của giáo dục hiện nay. Xu 
hướng giáo dục thế giới đang quan tâm đến việc trang bị cho thế hệ trẻ kỹ năng 
sống, kỹ năng giao tiếp, ứng xử hiệu quả trước những nhu cẩu và thách thức của 
cuộc sống hàng ngày, để trẻ biết tự bảo vệ mình, biết giải quyết các vấn đề xã 
hội. Đồng thời hướng tới một môi trường giáo dục hài hòa, thân thiện cho trẻ 
trên cơ sở các giá trị cuộc sống.
 Khi mới sinh ra đứa trẻ nào cũng nhận được sự bao bọc kỹ càng của bố mẹ 
và những người thân yêu nhất. Gia đình chính là môi trường an toàn cho sự phát 
triển của trẻ. Tuy nhiên, cùng với thời gian trẻ lớn lên cũng đồng nghĩa với việc 
tiếp xúc với nhiều môi trường khác nhau ngoài môi trường gia đình. Trong khi 
đó bố mẹ không thể lúc nào cũng ở bên trẻ 24/24 giờ được. Vì vậy, giáo dục kỹ 
năng sống nói chung và giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ ngay từ khi 
còn nhỏ là việc làm rất quan trọng và cẩn thiết.
 Cùng với sự tiến bộ của xã hội hiện nay thì việc đòi hỏi trẻ phải có một sự 
phát triển toàn diện. Ngoài những lượng kiến thức được cung cấp cho trẻ để làm 
nền tảng thì trẻ còn cẩn phải có kỹ năng tự bảo vệ bản thân của riêng mình như: 
Kỹ năng an toàn khi chơi, kỹ năng xử lý khi bị thất lạc... cũng chiếm phẩn lớn 
đối với sự phát triển của trẻ. Kỹ năng tự bảo vệ bản thân chính là chìa khóa để 
giải quyết các vấn đề. Kỹ năng tự bảo vệ bản thân chính là năng lực của mỗi trẻ 
giúp giải quyết những nhu cẩu và thách thức của cuộc sống một cách có hiệu 
quả.
 Năm học 2020 - 2021 với kế hoạch thực hiện nhiệm vụ chung của nhà 
trường tiếp tục phát động phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh 
tích cực” với yêu cẩu tăng cường sự tham gia một cách hứng thú của trẻ trong 
các hoạt động giáo dục ở nhà trường và ở ngoài xã hội một cách chủ động, sáng 
tạo. Trong 05 nội dung thực hiện có nội dung rèn luyện kỹ năng sống cụ thể hơn 
là kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ.
 Trong năm học này tôi được nhà trường phân công là giáo viên chủ nhiệm 
lớp mẫu giáo lớn cùng với việc nắm bắt tình hình đặc điểm của trẻ trong giai 
đoạn 5-6 tuổi, lứa tuổi luôn hiếu kì, ham thích tò mò, khám phá những điều mới 
lạ và cũng là lứa tuổi mà trẻ dễ gặp phải nhiều mối nguy hiểm nhất bởi trẻ chưa 
có kỹ năng để thu thập thông tin, phán đoán những mối nguy hiểm có thể xảy ra 
đối với bản thân. Trong suốt một thời gian dài suy nghĩ làm cách nào để giúp trẻ 
có kỹ năng tự bảo vệ bản thân một cách tốt nhất, tôi đã tìm hiểu và áp dụng một 
số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh lớp mình chủ 
 2/19 Một số biện pháp giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi
 tại trường MN Kim Lan
 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 1. Cơ sở lí luận.
 Trang bị kỹ năng để trẻ tự bảo vệ chính mình là hành trang vô cùng cẩn 
thiết để giúp trẻ ứng phó với mọi biến đổi trong cuộc sống. Theo Bộ giáo dục và 
đào tạo thống nhất quan điểm của UNICEF thì kỹ năng bảo vệ bản thân là một 
nội dung quan trọng trong nhóm kỹ năng nhận thức về bản thân cẩn giáo dục trẻ 
trong các trường Mầm non.
 Vậy chúng ta hiểu kỹ năng tự bảo vệ bản thân là gì? Kỹ năng tự bảo vệ 
bản thân là những hiểu biết của một người về những sự việc xung quanh mình 
cũng như cách để hành động đúng, an toàn đối với sự vật đó. Trẻ có kỹ năng bảo 
vệ bản thân sẽ biết cách làm thế nào để tránh xa những mối nguy hiểm hoặc 
khám phá thế giới trong phạm vi an toàn”.
 Dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân giúp trẻ hình thành thói quen và các kỹ 
năng ứng phó với nguy hiểm khi trẻ gặp phải trong gia đình, trường học và 
ngoài xã hội phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Giúp trẻ cảm thấytự tin và sẵn sàng 
vượt qua những nguy hiểm trong cuộc sống.
 2. Thực trạng vấn đề.
 2.1. Thuận lợi 
 Là một trường mầm non với đặc thù riêng biệt “ làng nghề”, Trường mầm 
non được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo: Uỷ ban nhân dân Huyện , Phòng 
Giáo dục và đào tạo Huyện Gia lâm, Đảng ủy, UBND đã xây dựng cho trường 
nhiều phòng học kiên cố, rộng rãi, thoáng mát, được trang bị tương đối đầy đủ 
các trang thiết bị dạy và học cho cô và trẻ.
 Được sự quan tâm của Ban Giám Hiệu Nhà trường, đầu tư về cơ sở vật như: 
Đồ dùng học tập của các cháu; lớp học rộng rãi, thoáng mát.
 Giáo viên có trình độ chuyên môn, nắm vững phương pháp dạy trẻ, thường 
xuyên trao đổi kinh nghiệm giảng dạy.
 Phụ huynh thường xuyên quan tâm trao đổi việc học tập của con em họ với cô giáo.
 Ban giám hiệu luôn quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất và chuyên môn, bồi 
dưỡng phương pháp, đổi mới hình thức tổ chức hoạt động, tạo mọi điều kiện 
giúp tôi thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non.
 Lớp học trang bị các thiết bị hiện đại phục vụ cho giảng dạy: Máy vi tính, ti 
vi, đầu đĩa.
 2/3 giáo viên trong trường có trình độ trên chuẩn. 1/3 cô có trình độ chuẩn 
và đang theo học lớp đại học. Được sự ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh
 Là một giáo viên tâm huyết với nghề, có kinh nghiệm dạy trẻ mẫu giáo, có 
lòng yêu thương trẻ, tận tình với công việc. Luôn luôn có ý thức phấn đấu vươn 
 4/19 Một số biện pháp giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi
 tại trường MN Kim Lan
 Mức độ nhận thức Đat Chưa đat
TT
 Nôi dung khảo sát Số trẻ Tỉ lệ % Số trẻ Tỉ lệ %
1 Trẻ không chơi với những đồ vật 20 67 10 33
 nguy hiểm, chơi ở nơi nguy hiểm
2 Trẻ không đi theo và nhận quà của 19 63 11 37
 người lạ
3 Trẻ biết kêu người lớn giúp đỡ khi 15 63 11 37
 bị lạc hoặc gặp nguy hiểm
4 Trẻ biết đội mũ bảo hiểm đúng 20 67 10 33
 cách
5 Trẻ biết các hành vi xâm hại cơ thể 14 47 18 53
 Qua khảo sát tôi nhận thấy kĩ năng tự bảo vệ ở trẻ chưa đồng đều, phẩn 
nhiều trẻ còn rất thụ động, chưa nhận biết được mối nguy hiểm có thể xảy ra đối 
với mình, chưa có khả năng ứng phó kịp thời với những tình huống nguy cấp, 
chưa biết cách bảo vệ bản thân trước nguy hiểm...Có nhiều nguyên nhân dẫn đến 
tình trạng này, trong đó việc ba mẹ trong gia đình thường xuyên yêu thương, 
chìu chuộng, bao bọc trẻ, luôn có thói quen làm thay trẻ trong tất cả mọi việc vì 
sợ con gặp nguy hiểm hay sợ con làm hỏng việc. Trong khi đó đến trường, tâm 
lý của cô giáo lại mong con có kết quả nhanh lại hay dùng mệnh lệnh mà quên 
đi giải thích cho trẻ hiểu vì sao lại làm như vậy. Chính vì thế, rất khó hình thành 
ý thức và kỹ năng trong đẩu trẻ.
 Từ những tồn tại được đưa ra trong quá trình giáo dục kĩ năng tự bảo vệ 
bản thân cho trẻ, tôi đã ghi chép cẩn thận từng vấn đề tồn tại. từ những vấn đề 
này tôi suy nghĩ để đưa ra biện pháp nào hiệu quả nhất, thiết thực nhất và dễ 
dàng thực hiện với thực tế của trường, lớp để mang lại hiệu quả cao trong việc 
giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ.
 Một số biện pháp tôi đã nghiên cứu và ứng dụng như sau: Đối với giáo viên 
trong quá trình lập kế hoạch giáo dục cẩn chọn lựa nội dung giáo dục kĩ năng tự 
bảo vệ nào phù hợp nhất đối với trẻ; chú trọng xây dựng các tiết dạy có chủ đích 
về giáo dục kĩ năng tự bảo vệ; thường xuyên đưa nội dung giáo dục kĩ năng 
tránh xâm hại cơ thể vào cho trẻ tìm hiểu; phát huy hơn nữa vai trò phối hợp với 
phụ huynh trong công tác giáo dục trẻ.
 6/19 Một số biện pháp giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi
 tại trường MN Kim Lan
 Thông qua bảng kế hoạch xây dựng các nội dung giáo dục kĩ năng tự bảo 
vệ bản thân cho trẻ, tôi đã đưa ra một số kỹ năng cẩn thiết để giáo dục trẻ trong 
những hoạt động cụ thể giúp trẻ nhận thức sâu sắc hơn vấn đề, và hình thành kỹ 
năng ứng phó khi gặp vấn đề nguy hiểm trong quá trình sống của trẻ, các nội 
dụng được cụ thể hóa, không chồng chéo và được tích hợp vào từng chủ đề quen 
thuộc xuyên suốt cả năm học. Điều này giúp giáo viên dễ dàng trong việc lên kế 
hoạch năm học, kế hoạch giáo dục tháng, tuẩn, kế hoạch ngày và thực hiện giáo 
dục trẻ một cách có hiệu quả.
 Biện pháp 2: Xây dựng các tiết học dạy trẻ những kĩ năng cơ bản
 Trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo lớn 5-6 tuổi hẩu hết trẻ chưa phân biệt được những gì 
là nguy hiểm hay không nguy hiểm đối với mình. Chính vì vậy nên việc giúp trẻ 
phân biệt những mối nguy hiểm luôn được tôi quan tâm, lồng ghép vào để giáo 
dục trẻ qua hoạt động học, hay hoạt động vui chơi, hoạt động lao động, mọi lúc 
mọi nơi...Để việc giáo dục trẻ kỹ năng tự bảo vệ được tốt, tôi đã lựa chọn ra 
những mối nguy hiểm thường xảy ra trong gia đình, trường học như: Ổ điện, 
quạt điện, bếp ga, phích nước nóng, bàn là...tôi thường tận dụng thời gian đón 
trẻ, hoặc trong giờ hoạt động chiều để trò chuyện giáo dục trẻ. Tuy nhiên nếu 
chỉ dừng ở việc cô nhắc nhở trẻ không được lại gẩn, không được sử dụng những 
đồ dùng đó thì trẻ sẽ không hiểu vì sao phải như vậy, trẻ sẽ dễ dàng màu quên. 
Chính vì vậy tôi đã chủ động đưa các nội dung giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản 
thân thành nội dung trọng tâm của một hoạt động học để giáo dục trẻ.
 Những kỹ năng mà tôi đã áp dụng vào để xây dựng thành hoạt động học 
như: Dạy trẻ không chơi với những đồ vật nguy hiểm (dao, kéo, chất tẩy rửa, 
đinh, ổ điện, nước sôi, bật lửa, kim tiêm, quạt, cách chơi cẩu trượt...); dạy trẻ 
cách đội và tháo mũ bảo hiểm
 Ví dụ 1: Đối với kỹ năng “Dạy trẻ không chơi với những đồ vật nguy 
hiểm” tôi tiến hành dạy trẻ ở chủ đề “ Gia đình” tôi đã xây dựng thành 
hoạt động học cụ thể như sau:
 - Đẩu tiên tối sẽ phân loại ra các nội dung, đồ dùng cẩn cung cấp cho trẻ 
trong tiết dạy (dưới dạng tranh ảnh) và chia lớp làm 02 nhóm để thảo luận:
 + Nhóm thảo luận về đồ dung sắc nhọn: dao, kéo, đinh, cạnh bàn, cạnh 
ghế.
 + Nhóm thảo luận về đồ dùng gây bỏng, giật: ấm nước sôi, ổ điện, bếp ga, bật 
lửa.
 Trẻ thảo luận xong tôi mời đại diện các nhóm lên giới thiệu trình bày 
những hiểu biết về các đồ dùng, cách xử lý của nhóm mình cho các nhóm còn 
lại xem. Sau mỗi lẩn giới thiệu tôi sẽ đăt hệ thống các câu hỏi để cả lớp khám 
 8/19 Một số biện pháp giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi
 tại trường MN Kim Lan
 - Mời đại diện 3 đội lên nói trình tự các bước đội mũ bảo hiểm đồng thời 
tôi giáo dục trẻ: Khi các con được người lớn chở đi học, đi chơi các con nhớ 
phải đội mũ bảo hiểm và phải đội đúng cách để bảo vệ an toan cho bản thân
 Đối với các tiết học tôi đã xây dựng, hẩu hết việc đưa ra hệ thống câu hỏi 
trong quá trình tổ chức cho trẻ tìm hiểu được tôi hết sức chú trọng. Các câu hỏi 
phải thật sự ngắn gọn dễ hiểu đối với trẻ, câu hỏi mang tính gợi mở, giúp trẻ suy 
nghĩ để trả lời. Đồng thời để tiết dạy mang lại hiệu quả tôi đã sử dụng hình thức 
làm việc nhóm nhằm giúp trẻ có được sự tự tin mạnh dạn trong quá trình học 
tập. Sau mỗi bài học tôi thường chọn nhiều trò chơi ôn luyện để giúp trẻ nhớ lâu 
những kiến thức đã học. Minh chứng 3
 Biện pháp 3: Thường xuyên sử dụng các tình huống giả định để dạy 
trẻ các kỹ năng tự bảo vệ bản thân.
 Có rất nhiều tình huống xảy ra có thể đe dọa đến sự an toàn của trẻ, vì thế 
trẻ cẩn hiểu được trong tình huống nào thì phải làm gì để tránh sự nguy hiểm. 
Tôi đã đưa ra nhiều tình huống cụ thể, chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, tôi hướng 
dẫn phân tích, giải thích và cùng trẻ tìm ra cách giải quyết tốt nhất.
 Theo các nhà nghiên cứu chỉ rõ: Trẻ hiểu được 10% những gì trẻ nghe; 
40% những gì nhìn thấy; 60% những gì trẻ nhắc lại (nói) và khoảng 90% những 
gì trẻ nói và làm. Chính vậy sau mỗi tình huống mà giáo viên đưa ra, trẻ sẽ được 
nhập vai và thể hiện cách xử lý trong từng tình huống từ đó trẻ sẽ có biểu tượng 
về các hành vi chuẩn mực làm giàu vốn sống, vốn kinh nghiệm giúp trẻ biết lựa 
chọn những hành vi tích cực để áp dụng vào cuộc sống của mình. Tình huống 
mà giáo viên cẩn dạy trẻ phải thật gẩn gũi, thực tế, dễ hiểu phù hợp với 
khả năng nhận thức của trẻ. Sau đây là một số tình huồng tôi đã áp dụng. 
 Tình huống thứ nhât: Nếu có người lạ cho con bánh, kẹo và rủ con đi chơi 
thì con làm như thế nào? Minh chứng 4.
 Cho trẻ suy nghĩ, cho trẻ đưa ra ý kiến của mình, gợi mở cho trẻ bằng các câu 
hỏi.
 Tiếp theo phân tích, giải thích cho trẻ và giúp trẻ có phương án giải quyết 
đó là: biết cách từ chối nhưng vẫn thể hiện sự lễ phép, ngoan ngoãn “ Cháu cám 
ơn, nhưng bố mẹ cháu không cho nhận quà của người lạ”.
 Tôi đặt giả thiết nếu con từ chối nhưng họ vẫn một mực dúi quà vào tay 
con và có ý lôi kéo con thì lúc đó con làm gì?. Với giả thiết này tôi muốn trẻ có 
phản ứng thật nhanh như hét to, cáu thật mạnh vào tay người lạ và chạy nhanh 
đến người thân gẩn đó hoặc chỗ đông người
 Mời trẻ lên đóng vai, một cô giáo khác đóng vai người lạ. Thông qua vai 
trẻ đóng trẻ sẽ ứng phóvới tình huống theo sự hiểu biết của bản thân, từ đó giúp 
 10/19

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_ki_nang_tu_bao_ve_ban_than_ch.doc