SKKN Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi lớp lá 4 trường mầm non Hoạ Mi

Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình là tương lai của cả dân tộc. Việc bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ là trách nhiệm của nhà nước, của xã hội và của mỗi gia đình: “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” Việc giáo dục trẻ ngay từ khi còn nhỏ là vô cùng quan trọng trong sự nghiệp giáo dục, nhằm hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ sau này. Bác Hồ nói: “Không có giáo dục thì không nói gì đến kinh tế văn hóa”. Sản phẩm của giáo dục là con người mà con người là mục tiêu, động lực của sự phát triển đất nước trong tương lai đó chính là thế hệ trẻ.
Như chúng ta đã biết, đất nước hiện nay nền kinh tế phát triển trên đường hội nhập Quốc tế, chúng ta phải giao lưu với nhiều nền kinh tế trên thế giới.
Trẻ thiếu kinh nghiệm sống, dể bị lôi kéo, kích động...Hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực, luôn được đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với những khó khăn, thách thức, những áp lực tiêu cực. Nếu thiếu kỹ năng sống, các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, bạo lực, và lối sống ích kĩ lai căng, thực dụng, dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách.
Vậy để thế hệ trẻ chúng ta nhận thức và giữ vững được nền văn hóa của dân tộc Việt Nam từ ngàn xưa đến nay và trong thời đại mới là nhiệm vụ cần.
docx 26 trang skmamnonhay 23/12/2024 30
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi lớp lá 4 trường mầm non Hoạ Mi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi lớp lá 4 trường mầm non Hoạ Mi

SKKN Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi lớp lá 4 trường mầm non Hoạ Mi
 Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 -6 tuổi lớp lá 4 trường mầm non Hoạ Mi
 SKKN: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG
 SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI LỚP LÁ 4 TRƯỜNG MẦM
 NON HỌA MI
 I. Phần mở đầu
 1. Lý do chọn đề tài:
 Câu thành ngữ :“Tiên học lễ, hậu học văn” của cha ông ta từ ngàn xưa đã để lại đến 
bây giờ vẫn không thể thiếu trong các trường học. Kỹ năng sống là nét đẹp văn hóa được đặt 
lên hàng đầu khi đánh giá về một con người.
 Trong thời đại hiện nay, sự phát triển của kinh tế - xã hội đang đặt ra những yêu cầu 
ngày càng cao đối với hệ thống giáo dục, đòi hỏi nền giáo dục phải đào tạo ra những con 
người “phát triển về trí tuệ, cường tráng về thể lực, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo 
đức”.Trong đó giáo dục kỹ năng sống là một phần của quá trình giáo dục, là một bộ phận có 
tính cốt lõi, nền tảng không thể thiếu của công tác giáo dục trẻ.
 Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình là tương lai của cả dân tộc. Việc bảo vệ 
chăm sóc và giáo dục trẻ là trách nhiệm của nhà nước, của xã hội và của mỗi gia đình: “Trẻ 
em hôm nay, thế giới ngày mai” Việc giáo dục trẻ ngay từ khi còn nhỏ là vô cùng quan 
trọng trong sự nghiệp giáo dục, nhằm hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ 
sau này. Bác Hồ nói: “Không có giáo dục thì không nói gì đến kinh tế văn hóa”.Sản phẩm 
của giáo dục là con người mà con người là mục tiêu,động lực của sự phát triểnđất nước 
trong tương lai đó chính là thế hệ trẻ.
 Như chúng ta đã biết, đất nước hiện nay nền kinh tế phát triển trên đường hội nhập 
Quốc tế, chúng ta phải giao lưu với nhiều nền kinh tế trên thế giới.
 Trẻ thiếu kinh nghiệm sống, dể bị lôi kéo, kích động...Hiện nay, thế hệ trẻ thường 
xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực, luôn được đặt vào hoàn 
cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với những khó khăn, thách thức, những áp 
lực tiêu cực. Nếu thiếu kỹ năng sống, các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, bạo lực, 
và lối sống ích kĩ lai căng, thực dụng, dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách.
 Vậy để thế hệ trẻ chúng ta nhận thức và giữ vững được nền văn hóa của dân tộc Việt 
Nam từ ngàn xưa đến nay và trong thời đại mới là nhiệm vụ cần
 Người thực hiện: Dương Thị Bích Mỹ
 2 lá rụng ở sân trường, chăm sóc cây trong vườn trường...
 3. Đối tượng nghiên cứu
 Nghiên cứu một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non 5-6 tuổi lớp lá 
4 trường mầm non Họa Mi - xã Quảng Điền- huyện Krông Ana-tỉnh DakLak.
 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
 *Về nội dung: Nghiên cứu một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm 
non 5-6 tuổi lớp lá 4 trường mầm non Họa Mi - xã Quảng Điền- huyện Krông Ana-tỉnh 
DakLak.
 * Đối tượng khảo sát: Học sinh 5-6 tuổi
 * Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 8/2016 đến tháng 2/2017
 5 .Phương pháp nghiên cứu
 - Phương pháp nghiên cứu lý luận: đọc, phân tích, khái quát, hệ thống hóa các tài 
liệu có liên quan .
 - Phương pháp quan sát mọi hoạt động của trẻ
 - Phương pháp khảo sát chất lượng học sinh
 - Phương pháp dùng tình cảm khích lệ.
 - Phương pháp dùng thủ thuật trò chơi
 II. Phần nội dung
 1.Cơ sở lí luận
 Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ nhằm hình thành ở trẻ những phẩm chất nhân cách đáp 
ứng được những yêu cầu của xã hội.
 Trong quá trình phát triển nhân cách nếu trẻ được sớm hình thành và tôn vinh các giá 
trị đích thực của mình thì các cháu sẽ có một nhân cách phát triể’n toàn diện, bền vững, có 
khả năng thích ứng và chống chọi với mọi biến động xã hội, biết tự khẳng định mình trong 
cuộc sống.
 Người thực hiện: Dương Thị Bích Mỹ
 4 Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 -6 tuổi lớp lá 4 trường mầm non Hoạ Mi
 Kỹ năng nhận thức bản thân 17/37 46% 20/37 54%
 * Phân tích, đánh giá các vần đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra
 Lứa tuổi mầm non là giai đoạn học, tiếp thu, lĩnh hội giá trị sống để phát triển nhân 
cách. Kỹ năng sống là những kỹ năng nền tảng để hình thành nhân cách trẻ. Phát triển về 
các mặt thể chất, tình cảm-xã hội, ngôn ngữ, nhận thức, giúp trẻ sẵn sàng khi bước vào 
trường phổ thông sau này
 Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ nhằm giúp cá nhân trẻ ý thức được tốt hơn về bản thân, 
quan hệ xã hội, giao tiếp, thực hiện công việc, ứng phó có hiệu quả với các yêu cầu thách 
thức của cuộc sống hàng ngày một cách tích cực, kĩ năng của trẻ được bổ sung và cũng cố 
phong phú, giúp trẻ phát hiện ra nhiều điều mới lạ hơn.
 Giúp trẻ được an toàn , khỏe mạnh, khéo léo bền bỉ, có khả năng thích ứng với thay 
đổi của điều kiện sống.
 Giúp trẻ biết kiểm soát cảm xúc, thể hiện tình yêu thương, đồng cảm với mọi người 
xung quanh.
 Giáo dục kỹ năng sống giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, tôn trọng người khác, có khả năng 
giao tiếp tốt với mọi người.
 Giúp trẻ ham hiểu biết, sáng tạo, có những kỹ năng thích ứng với hoạt động học tập 
ở lớp một như : sẵn sàng hòa nhập, vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ...
 Trẻ khoẻ mạnh và hào hứng , sôi nổi với các hoạt động do cô tổ chức, lĩnh hội nhanh 
các kiến thức cô giáo truyền đạt.
 Qua nghiên cứu tài liệu học tập BDTX trong modun MN 39 giáo dục kỹ năng sống 
cho trẻ mầm non và dựa trên tình hình thực tế của lớp lá 4 tôi thấy tâm sinh lý của đa số trẻ 
còn nhút nhát sống thụ động, nhận thức về bản thân còn kém, chưa biết hợp tác với bạn khác.
 Nhiều phụ huynh chưa nhận rõ tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho 
trẻ cứ nuông chiều con một cách thái hoá. Chưa có nhận thức đúng đắn trong việc giáo dục 
kỹ năng sống cho trẻ. Chưa thực sự quan tâm và chú trọng đến kĩ năng sống của trẻ.
 Vì thế cần tăng cường giáo dục kĩ năng sống cho trẻ nhiều hơn để trẻ tự tin hơn trong 
cuộc sống hàng ngày.
 Mặt khác là giáo viên đứng lớp tôi nhận thấy tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ 
năng sống cho trẻ. Từ thực trạng trên bản thân tôi luôn suy nghĩ, tìm tòi nghiên cứu, triễn 
khai một số biện pháp hữu ích để giáo dục kĩ năng sống cho trẻ. Qua quá trình thực hiện tôi 
luôn tạo cho trẻ cảm giác thoải mái, an toàn, không bắt buột, gò ép trẻ. Hơn nữa với tâm 
huyết và bằng tình yêu thương đối với trẻ tôi sẽ thực hiện chuyên sâu và có phương pháp 
giáo dục phù hợp để kĩ năng sống của trẻ sẽ có bước tiến bộ nhanh chóng.
 Người thực hiện: Dương Thị Bích Mỹ
 6 Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 -6 tuổi lớp lá 4 trường mầm non Hoạ 
Mi Cô dạy trẻ biết các kỹ năng vận động, biết siêng năng rèn luyện để cơ thể khỏe mạnh, 
trẻ biết trong khi tập không chen lấn xô đẩy nhau...
 - Giờ học khám phá xã hội: Tập cho trẻ các kĩ năng sáng tạo, mạo hiểm, đương đầu 
với khó khăn, chấp nhận thử thách, tìm kiếm sự giúp đỡ, ham hiểu biết
 Khi dạy trẻ kỹ năng giao tiếp qua đề tài: Cây xanh và môi trường sống trẻ biết chia 
sẽ thông tin về các loại cây như: tên gọi, đặc điểm, nơi sống, lợi ích của cây... những việc 
mà trẻ thường làm khi chăm sóc cây. Kỹ năng sống trẻ học được nhiều điều như: Giao tiếp 
cởi mở với bạn, lắng nghe bạn n ói và chờ đến lượt mình nói. Biết nói rõ ràng để bạn hiểu 
và chơi cùng bạn.
 - Đối với giờ học tạo hình: Tập cho trẻ kĩ năng sáng tạo, ý thức về bản thân, yêu 
thương, thể hiện tình cảm của mình đối với sản phẩm.
 Ví dụ: “Vẽ một số loại hoa”
 Cô giáo dục trẻ biết yêu quí hoa ở mọi nơi, biết trồng hoa tạo môi trường xanh, sạch, 
đẹp, sắp xếp đồ dùng ngăn nắp gọn gàng.
 Giờ học tạo hình
 - Đối với giờ học làm quen văn học: Tập cho trẻ kỹ năng nghe, trình bày năng lực 
của bản thân, sáng tạo, tạo cho trẻ cảm giác thoải mái để tự tin khi phát biểu trả lời câu hỏi 
của cô
 Ví dụ: Qua bài thơ “Hoa kết trái” Cô đàm thoại cùng trẻ:
 Các con vừa đọc bài thơ gì? (Hoa kết trái)
 Người thực hiện: Dương Thị Bích Mỹ
 8 Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 -6 tuổi lớp lá 4 trường mầm non Hoạ Mi
 Dạy bài hát “ Rửa mặt như mèo”
 Qua bài hát này đã giáo dục trẻ thói quen tự vệ sinh thân thể sạch sẽ như
rửa rửa
tay. Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 -6 tuổi lớp lá 4 trường mầm non Hoạ 
Mi một trò chơi mô phỏng lại đời sống xã hội, thì nhất thiết phải có nhiều trẻ em tham gia, 
cùng hoạt động với nhau, nghĩa là phải có bạn bè cùng chơi. Tính hợp tác là một nét phát 
triển mới, một nét tiêu biểu trong hoạt động vui chơi của trẻ. Từ đó các nhóm bạn bè được 
nảy sinh và “xã hội trẻ em” cũng đang được hình thành. Có thể nói là hình thức cơ bản để 
giáo dục kĩ năng sống cho trẻ. Trong trò chơi nhiều mối quan hệ muôn màu muôn vẽ giữa 
trẻ với nhau được thiết lập một cách tự nhiên và kĩ năng sống của trẻ cũng được lớn lên từ 
nhóm bạn bè.
 Trong hoạt động vui chơi trẻ được thực hành trãi nghiệm với nhiều trò chơi, nhiều 
vai chơi khác nhau phản ảnh trong cuộc sống của người lớn, tôi tiến hành lồng kỹ năng sống 
vào vui chơi. Qua đó trẻ được giao tiếp với nhau bằng những lời nói nhỏ nhẹ, ân cần, lễ 
phép, những lời cảm ơn, xin lỗi, trao nhận bằng hai tay ...luôn được thể hiện .Tôi theo dõi 
lắng nghe để kịp thời uốn nắn trẻ khi có biểu hiện chưa chuẩn mực. Qua đó giúp trẻ hình 
thành thói quen hành vi văn minh trong giao tiếp.
 Ví dụ: Qua trò chơi Bán hàng:
 Người bán hàng chào hỏi khách hàng: Cô, chú mua gì ạ?
 Người đi mua hàng trật tự khi mua, nói tên hàng cần mua: Bán tôi một bao
 gạo, bao nhiêu vậy cô?
 + Trò chơi đóng vai Y tá - Bác sĩ:
 Bác sĩ biết hỏi thăm bệnh nhân ân cần, “Cháu đau chỗ nào? Cháu có mệt lắm 
không?....”
 Y tá phát thuốc dặn dò bệnh nhân uống thuốc.
 Bệnh nhân nhận thuốc bằng hai tay và nói lời cảm ơn với bác sĩ, y tá.
 Qua hoạt động vui chơi trẻ dần dần được rèn kỹ năng giao tiếp, ứng xử,
chào hỏi mạnh đối 
dạn hơn với người, 
mọi mạnh 
tự tin trong 
dạn hơn động.
mọi hoạt
 ■ <,_■... Ị '/ - ■?. -
 _ - ”
 ịlặpllĩNgườithực' 
 ỉ 11 Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 -6 tuổi lớp lá 4 trường mầm non Hoạ Mi
học cách tin vào mình và can đảm để khám phá thế giới rộng lớn xung quanh. Nếu trẻ không 
đạt được năng lực xã hội tối thiểu vào khoảng 6 tuổi thì trẻ có thể gặp khó khăn trong suốt 
cuộc sống sau này
 Phát triển kỹ năng này là một nhiệm vụ phức tạp đối với trẻ. Yêu cầu trẻ biết ứng xử 
theo quy tắc xã hội, biết tạo các mối quan hệ cũng như tương tác với cảm giác thoải mái với 
những người khác đồng thời biết điều chỉnh hành vi phù hợp với hoàn cảnh. Để giáo dục tốt 
cho trẻ nội dung này tôi thực hiện như sau:
 Dạy trẻ học cách kiểm soát xung đột và điều chỉnh hành vi của mình:
 Tôi làm cầu nối giúp trẻ biểu lộ cảm xúc của mình và biết lắng nghe ý kiến của người 
khác. Nếu trẻ bất hòa với bạn khác tôi thường chỉ cho trẻ thấy trẻ chưa đúng ở điểm nào, 
điểm nào cần khắc phục và điểm tốt nào cần phát huy. Cho trẻ thấy những mối bất hòa 
thường dẫn đến những cảm xúc tiêu cực như tức giận, sợ hãi, còn nếu chơi đoàn kết với bạn 
sẽ tạo nên những tình cảm tốt đẹp và tinh thần thoải mái, vui vẻ...
 Ví dụ: Có 2 trẻ đánh nhau, điều đầu tiên cần làm là hỏi hai trẻ lý do vì sao lại như vậy 
để từng trẻ có cơ hội thể hiện suy nghĩ bằng lời nói về sự việc đó. Sau đó giải thích cho trẻ 
hiểu bạn nào đúng, bạn nào chưa đúng. Giáo dục trẻ lần sau chơi đoàn kết với bạn hơn.
 Dạy trẻ cách giải quyết vấn đề: Mỗi tình huống khó khăn mà trẻ gặp phải sẽ có tác 
dụng giúp trẻ lĩnh hội được kinh nghiệm sống thông qua việc tìm cách giải quyết vấn đề đó. 
Cho nên với mỗi tình huống xảy ra hàng ngày tôi đều tận dụng cho trẻ quan sát và gợi ý để 
trẻ tìm ra cách giải quyết một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
 Ví dụ: khi hai trẻ cùng tranh dành đồ chơi với nhau, tôi gợi ý để trẻ biết nhường nhịn 
và cùng chơi với nhau.
 Tạo cơ hội cho trẻ tham gia vào các mối quan hệ với trẻ khác: Nếu trẻ tương tác với 
nhau một cách phù hợp, qua đó trẻ sẽ học được các quy tắc ứng xử trong xã hội. Vì vậy, tôi 
thường xuyên tổ chức các hoạt động tập thể cho trẻ trong lớp như tổ chức sinh nhật, biểu 
diễn văn nghệ tổng hợp cuối chủ đề, hoạt động góc... để các trẻ được làm việc theo nhóm 
với nhau. Trong quá trình hoạt động luôn khuyến khích trẻ giao tiếp thỏa thuận với bạn cùng 
chơi, biểu lộ mong muốn một cách thích hợp, biết giúp đỡ bạn trong khi chơi.
 Giúp trẻ biết quan tâm và chia sẻ với người khác. Ví dụ: Trong lớp có một trẻ bị ốm 
không đến lớp được, tôi sẽ tổ chức cho trẻ cả lớp làm một tấm thiệp để gửi lời thăm hỏi và 
chúc bạn nhanh khỏe rồi gửi tới bạn bị ốm.
 - Đối với kỹ năng hợp tác: Trẻ học cách tổ chức hoạt động, làm việc theo nhóm, kỹ 
năng ra quyết định, giải quyết vấn đề.
 Thảo luận về sự hợp tác: Trò chuyện với trẻ có sử dụng câu hỏi như “Con và bạn đã 
 Người thực hiện: Dương Thị Bích Mỹ
 14

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_ki_nang_song_cho_tre_5_6_tuoi.docx
  • pdfSKKN Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi lớp lá 4 trường mầm non Hoạ Mi.pdf