SKKN Một số biện pháp giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi khi trẻ ở nhà phòng chống dịch covid-19
Giáo dục KNGT là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của nhà giáo dục nhằm hình thành cho người học cách giao tiếp tích cực trong xã hội hiện đại, xây dựng hệ thống phối hợp giữa ngôn ngữ và các thao tác, cử chỉ, điệu bộ, hành vi...và thay đổi những hành vi, thói quen giao tiếp tiêu cực trên cơ sở đó giúp người học đạt được hiệu quả cao trong quá trình giao tiếp.
Ngôn ngữ: Tuổi MGL là thời kỳ bộc lộ tính nhạy cảm cao nhất đối với các hiện tượng ngôn ngữ do đó sự phát triển ngôn ngữ ở độ tuổi này phát triển khá nhanh. Trẻ có thể sử dụng thành thạo ngữ pháp tiếng mẹ đẻ. Ngôn ngữ mạch lạc đang phát triển và dần hoàn thiện. Trẻ có khả năng sử dụng ngôn ngữ của mình kể sáng tạo một câu chuyện với nội dung mới dựa trên các bức tranh có sẵn. Trẻ có khả năng đọc thuộc, diễn cảm một bài thơ kết hợp với cử chỉ điệu bộ phù hợp. Trẻ có thể đóng vai nói chính xác lời thoại của nhân vật trong một câu chuyện, biết sử dụng giọng điệu, cử chỉ, hành động phù hợp với vai nhân vật đó.
Ngôn ngữ: Tuổi MGL là thời kỳ bộc lộ tính nhạy cảm cao nhất đối với các hiện tượng ngôn ngữ do đó sự phát triển ngôn ngữ ở độ tuổi này phát triển khá nhanh. Trẻ có thể sử dụng thành thạo ngữ pháp tiếng mẹ đẻ. Ngôn ngữ mạch lạc đang phát triển và dần hoàn thiện. Trẻ có khả năng sử dụng ngôn ngữ của mình kể sáng tạo một câu chuyện với nội dung mới dựa trên các bức tranh có sẵn. Trẻ có khả năng đọc thuộc, diễn cảm một bài thơ kết hợp với cử chỉ điệu bộ phù hợp. Trẻ có thể đóng vai nói chính xác lời thoại của nhân vật trong một câu chuyện, biết sử dụng giọng điệu, cử chỉ, hành động phù hợp với vai nhân vật đó.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi khi trẻ ở nhà phòng chống dịch covid-19", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi khi trẻ ở nhà phòng chống dịch covid-19
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Nhằm tìm hiểu thực trạng giáo dục KNGT cho trẻ 5 – 6 tuổi, từ đó đưa ra biện pháp giáo dục KNGT cho trẻ khi trẻ nghỉ ở nhà phòng chống dịch Covid - 19. III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN THỰC HIỆN 1. Đối tượng Trẻ 5 – 6 tuổi trong trường mầm non. 2. Phạm vi thực hiện Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng giáo dục KNGT cho 74 trẻ 5 – 6 tuổi trong năm học 2021 - 2022. 3. Thời gian thực hiện. Từ tháng 9 năm 2021 đến tháng 3 năm 2022 PHẦN B: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ KHOA HỌC 1. Cơ sở lý luận Giáo dục KNGT là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của nhà giáo dục nhằm hình thành cho người học cách giao tiếp tích cực trong xã hội hiện đại, xây dựng hệ thống phối hợp giữa ngôn ngữ và các thao tác, cử chỉ, điệu bộ, hành vi...và thay đổi những hành vi, thói quen giao tiếp tiêu cực trên cơ sở đó giúp người học đạt được hiệu quả cao trong quá trình giao tiếp. Ngôn ngữ: Tuổi MGL là thời kỳ bộc lộ tính nhạy cảm cao nhất đối với các hiện tượng ngôn ngữ do đó sự phát triển ngôn ngữ ở độ tuổi này phát triển khá nhanh. Trẻ có thể sử dụng thành thạo ngữ pháp tiếng mẹ đẻ. Ngôn ngữ mạch lạc đang phát triển và dần hoàn thiện. Trẻ có khả năng sử dụng ngôn ngữ của mình kể sáng tạo một câu chuyện với nội dung mới dựa trên các bức tranh có sẵn. Trẻ có khả năng đọc thuộc, diễn cảm một bài thơ kết hợp với cử chỉ điệu bộ phù hợp. Trẻ có thể đóng vai nói chính xác lời thoại của nhân vật trong một câu chuyện, biết sử dụng giọng điệu, cử chỉ, hành động phù hợp với vai nhân vật đó. Do đặc điểm lứa tuổi, vốn kinh nghiệm còn hạn chế nên nội dung giáo dục KNGT cho trẻ 5 – 6 tuổi gồm các kỹ năng sau: - Kỹ năng lắng nghe tích cực, kỹ năng nói bao gồm: giáo dục kỹ năng chào hỏi, kỹ năng nói lời cảm ơn - xin lỗi, kỹ năng tự nhận thức trong giao tiếp. Nội dung giáo dục KNGT cho trẻ là: + Chăm chú theo dõi mọi lời nói, cử chỉ, điệu bộ, hành vi, không quay mặt đi hướng khác, làm việc riêng hay nói chuyện với đối tượng khác khi đối tượng này đang nói chuyện với mình. Một số biện pháp giáo dục KNGT cho trẻ 5 – 6 tuổi khi trẻ ở nhà phòng chống dịch covid - 19 3. Thực trạng 3.1. Tình hình của lớp a.Thuận lợi - Ban giám hiệu quan tâm về chuyên môn, xây dựng phương pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, tạo mọi điều kiện giúp tôi có thêm kiến thức và kỹ năng trong quá trình giảng dạy. - Được tham gia đầy đủ các chuyên đề do phòng giáo dục và trường tổ chức. - Là một giáo viên có kinh nghiệm đứng lớp 9 năm, luôn yêu nghề mến trẻ, ham học hỏi sáng tạo để nâng cao trình độ chuyên môn. - Trẻ trong lớp đều cùng lứa tuổi. b. Khó khăn - Nhiều trẻ còn nói ngọng, nói lắp, nhút nhát, thiếu tự tin trong giao tiếp. - Giáo viên chưa thực sự quan tâm và chú trọng đến việc giáo dục KNGT. - Trẻ nghỉ học ở nhà để phòng chống dịch covid – 19 nên việc giáo dục KNGT cho trẻ gặp rất nhiều khó khăn - Phụ huynh chưa quan tâm tới việc giáo dục KNGT cho trẻ, một số phụ huynh còn nói ngọng, nói lắp nên việc giáo dục KNGT trẻ còn gặp khó khăn. - Do yếu tố vùng miền, địa phương nơi trẻ sinh sống còn rất nhiều người chưa chuẩn mực trong giao tiếp. 3.2. Số liệu điều tra trước khi thực hiện a. Đối với giáo viên Qua trao đổi trò chuyện với 6 giáo viên trong khối 5 tuổi tôi nhận thấy: 100% giáo viên đều có KNGT tốt, phát âm chuẩn, không nói ngọng, nói lắp, có kỹ năng trao đổi với phụ huynh. Các giáo viên được phụ huynh và nhà trường đánh giá cao về KNGT. Tuy nhiên nhận thức về việc giáo dục KNGT cho trẻ 5 – 6 tuổi của giáo viên lại chưa cao. Cụ thể tôi có phát phiếu trưng cầu ý kiến tới giáo viên với 2 câu hỏi và thu được kết quả như sau: Câu hỏi Nhận thức của giáo viên Số lượng Tỷ lệ % Câu 1: Theo cô giáo giáo Rất quan trọng 2 33,3 dục KNGT cho trẻ 5 – 6 tuổi có quan trọng không? Không quan trọng 4 66,7 Câu 2: Ở lớp cô giáo đã Thường xuyên 2 33,3 giáo dục KNGT cho trẻ với mức độ như thế nào Thỉnh thoảng 4 66,7 b. Đối với trẻ Một số biện pháp giáo dục KNGT cho trẻ 5 – 6 tuổi khi trẻ ở nhà phòng chống dịch covid - 19 Biết sử dụng ánh mắt, nụ cười Ánh khi tham gia giao tiếp với các SL 4 70 mắt, vai chơi nụ Biết cười giao tiếp với các vai Phi cười TL chơi khác 5,4 94,6 ngôn % ngữ Quay mặt vào đối tượng giao Cử SL 10 64 tiếp. Khoanh tay khi chào chỉ người lớn, khi nói lời cảm ơn- điệu TL xin lỗi Đưa, nhận vật bằng 13,5 86,5 bộ % 2 tay Từ thực trạng trên tôi đã nghiên cứu và áp dụng một số biện pháp giáo dục KNGT cho trẻ 5 – 6 tuổi khi trẻ ở nhà phòng chống dịch covid – 19 như sau. II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP. 1. Biện pháp 1: Tự rèn luyện bồi dưỡng nâng cao trình độ kiến thức giáo dục KNGT cho trẻ Để đạt được kết quả cao trong việc giáo dục KNGT cho trẻ tôi luôn nghiên cứu tìm tòi, học tập qua các video tiết dạy, qua các buổi giao lưu kết nối với trẻ của đồng nghiệp để học hỏi đúc rút những kiến thức và kỹ năng cho bản thân từ đó xây dựng những video bài dạy của mình và nhờ BGH góp ý kiến bổ sung cho video tiết dạy của mình chất lượng hơn và hoàn thiện hơn. Bên cạnh đó tôi còn học tập các chuyên đề do PGD, nhà trường tổ chức. Ngoài ra tôi còn tham khảo thêm trong sách báo như: “Tạp chí giáo dục mầm non”, sách: “Bé thực hành các tình huống giáo dục kỹ năng sống” và sách “Rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ 5 – 6 tuôi” do nhà xuất bản giáo dục Việt Nam phát hành, sách giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho trẻ mầm non... Đồng thời tôi còn học hỏi trên các phương tiện thông tin đại chúng, internet, qua các trang mạng xã hội, xem các chương trình truyền hình như quà tặng cuộc sống, cuộc sống quanh ta trên các kênh truyền hình như VTV2,VTV3 để nâng cao trình độ chuyên môn. Hình ảnh 1: Một số loại sách tham khảo Để giáo dục KNGT có hiệu quả cho trẻ tôi nhận thấy rằng giáo viên phải là tấm gương giao tiếp mẫu mực để trẻ soi vào và học theo. Chính vì vậy, không phương pháp nào hiệu quả bằng phương pháp “ Dùng nhân cách để giáo dục nhân cách”... giáo viên cần nắm vững mục đích yêu cầu của hoạt động và cần phải nắm chắc được các phương pháp và biện pháp thực hiện giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, không bị gò bó, áp đặt, giúp trẻ hiểu bài sâu và Một số biện pháp giáo dục KNGT cho trẻ 5 – 6 tuổi khi trẻ ở nhà phòng chống dịch covid - 19 Thông qua việc dạy các kỹ năng vận động cô vừa làm mẫu vừa phân tích động tác trong các vận động mới, cô rèn cho trẻ kỹ năng lắng nghe tích cực và kỹ năng nhận thức trong giao tiếp. Sau khi lắng nghe cô phân tích động tác xong cô sẽ hỏi lại trẻ cách thực hiện vận động đó như thế nào? Trẻ sẽ phải suy nghĩ và trả lời cô từ đó mà kỹ năng lắng nghe và kỹ năng nhận thức trong giao tiếp của trẻ được nâng lên. Để thực hiện tốt điều này trong các video thể dục mà tôi quay và gửi cho trẻ sau khi phân tích động tác xong tôi luôn đặt câu hỏi và dành cho trẻ một khoảng thời gian nhất định để trẻ nhớ lại và có thể tự nói lại cách thực hiện vận động đó như thế nào. * Hoạt động làm quen với toán.. Giáo dục KNGT cho trẻ không nhất thiết phải gò ép trẻ trong những tiết học chính thức mà có thể kết hợp thông qua các trò chơi. Ở hoạt động này tôi chủ yếu sử dụng các trò chơi, các bài tập để phát triển KNGT cho trẻ. Ví dụ tôi sử dụng trò chơi “Xếp tranh” và yêu cầu: các con sẽ hoàn thành một bức tranh xếp theo qui tắc sau khi hoàn thành các con sẽ nhờ bố mẹ quay lại video và giới thiệu về qui tắc sắp xếp đó rồi gửi vào Zalo nhóm lớp. Bạn nào hoàn thành sớm và trả bài cô trước sẽ nhận được ngôi sao may mắn từ cô. Cuối năm học bạn nào có nhiều ngôi sao may mắn sẽ được nhận những phần quà hấp dẫn từ cô. Và lúc này buộc trẻ phải suy nghĩ đưa ra cách sắp xếp của mình sau đó trình bày về quy tắc sắp xếp mình chọn. Qua trò chơi tôi đã rèn cho trẻ kỹ năng nói lưu loát và tự tin cho trẻ * Hoạt động khám phá. Trẻ được lĩnh hội những kiến thức về thế giới xung quanh, từ đó hình thành cho trẻ kỹ năng kỹ năng giao tiếp Ví dụ tôi dạy trẻ kỹ năng giao tiếp qua đề tài: Gia đình bạn, gia đình tôi. Trẻ biết chia sẻ thông tin về gia đình, kể về các thành viên trong gia đình, những việc mà trẻ thường làm ở nhà. Với chủ đề “Bản thân” tôi cho trẻ trải nghiệm với các giác quan của mình, những trải nghiệm trong cuộc sống hằng ngày của trẻ. Trẻ tự giới thiệu về bản thân. Qua đó trẻ được học kĩ năng tự tin trước đám đông. * Hoạt động làm quen với văn học. Có thể nói hoạt động làm quen với tác phẩm văn học là hoạt động quan trọng để lồng ghép giáo dục KNGT cho trẻ. Trẻ có thể được đóng vai các nhân vật trong truyện và được thể hiện ngữ điệu cũng như sắc thái giọng nói của các nhân vật. Hay khi đọc thuộc những bài thơ những bài đồng dao trẻ luyện kỹ năng nhận thức trong giao tiếp và kỹ năng nói lưu loát. Một số biện pháp giáo dục KNGT cho trẻ 5 – 6 tuổi khi trẻ ở nhà phòng chống dịch covid - 19 những bản nhạc rộn ràng với những nội dung ca ngợi tình yêu quê hương đất nước, tình cảm gia đình, tình bạn bè...Tôi đã đặt ra những câu hỏi mở khuyến khích trẻ nói lên những cảm nhận, những suy nghĩ của mình về giai điệu cũng như nội dung của những bản nhạc những bài hát đó. Ví dụ: Trong tháng 10 tôi có quay video dạy trẻ bài hát: “Lời chào của em” tôi đặt cho trẻ các câu hỏi: Con cảm nhận giai điệu của bài hát như thế nào? Bài hát nói về điều gì? Con đã học được từ bạn nhỏ điều gì? Qua bài hát tôi cũng giáo dục trẻ biết lễ phép chào hỏi khi gặp mọi người. Ngoài những hoạt động học ấy tôi còn giáo dục KNGT cho trẻ thông qua các buổi giao lưu kết nối với trẻ qua phần mềm Zoom metting vào 19h30 phút tối thứ 4 và thứ 6 hàng tuần. Tôi trò chuyện với trẻ về những video hướng dẫn học mà tôi đã gửi cũng có khi cô trò cùng trò chuyện về một sự kiên trong tháng như chào mừng ngày phụ nữ Việt Nam 20/10, ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày quốc tế phụ nữ 8/3 hay ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam 22/12... Qua những buổi trò chuyện ấy tôi luôn nhắc các con muốn có ý kiến phát biểu các con cần giơ tay và đợi cô mời phát biểu, khi nói cần nói đủ câu, trước khi nói cần thưa gửi đầy đủ. Cô hay các bạn khác đang nói các con không được ngắt lời và cũng không được tự do nói trong giờ học. Ngoài ra tôi còn dạy trẻ biết chào hỏi, biết nói lời xin lỗi, biết nói lời cảm ơn. Cho trẻ tự giới thiệu về những việc mà trẻ đã làm từ lúc thức dậy đến lúc được bố mẹ đưa đến trường. Nếu là ngày đầu tuần cho trẻ kể lại những việc trẻ dã làm vào hai ngày cuối tuần. Nhằm rèn cho trẻ kĩ năng giao tiếp, tự tin trước đám đông. Hình ảnh 2: Giao lưu với trẻ qua Zoom 3. Biện pháp 3: Thiết kế các bài tập tình huống thực hành KNGT cho trẻ Để đạt được mục đích giáo dục KNGT cho trẻ tôi đã thiết kế, sưu tầm nhiều tình huống thực hành KNGT sau đó chụp ảnh bài tập gửi lên nhóm Zalo của lớp yêu cầu trẻ giải quyết tình huống đó rồi nhờ bố mẹ quay video gửi lên nhóm Zalo của lớp Ví dụ khi muốn dạy trẻ kỹ năng nói lời cảm ơn tôi đã sưu tầm một bài tập. Ở bài tập này trẻ sẽ phải nói lời cảm ơn theo tình huống từng bức tranh: bạn gái bị ngã được sự giúp đỡ từ bạn trai, bạn nhỏ được nhận quà từ người lớn hay từ những người bạn. Với mỗi tình huống nói lời cảm ơn ấy trẻ sẽ phải dùng thái độ và hành động như thế nào cho phù hợp. Từ đó dần hình thành KNGT cho trẻ. Hình ảnh 3: Bài tập tình huống giáo dục KNGT cho trẻ Tình huống thực hành giúp trẻ củng cố tri thức đã học. Đó là loại tình huống do giáo viên thiết kế nhằm tạo môi trường, tạo cơ hội cho trẻ trải Một số biện pháp giáo dục KNGT cho trẻ 5 – 6 tuổi khi trẻ ở nhà phòng chống dịch covid - 19
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_ki_nang_giao_tiep_cho_tre_5_6.docx