SKKN Một số biện pháp giáo dục giới tính và nhận biết vùng riêng tư cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non nhằm phòng tránh bị xâm hại tình dục

Ngôn ngữ đọc và viết có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển nhân cách của con người và xã hội nói chung, của trẻ mầm non nói riêng. Trẻ mầm non nhất là trẻ 5-6 tuổi là thời kỳ vàng cho sự phát triển ngôn ngữ và giao tiếp đặc biệt là kỹ năng đọc viết ban đầu.
Ở lứa tuổi mẫu giáo, trẻ học bằng chơi, chơi mà học.Vì vậy, việc lựa chọn, thiết kế và sử dụng trò chơi thông qua các hoạt động sẽ khuyến khích và tạo điều kiện cho trẻ tích cực, chủ động, sáng tạo thể hiện khả năng và ý kiến của bản thân, trẻ tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng nhất, tự nhiên nhất và hiệu quả nhất.
Trong khi đó, việc tổ chức các trò chơi cũ, không có sự đổi mới, sáng tạo khiến cho trẻ cảm thấy nhàm chán không hứng thú tích cực tham gia hoạt động.Từ đó, việc rèn kỹ năng đọc viết cho trẻ đạt hiệu quả chưa cao.
Từ những bất cập trên, bản thân tôi mạnh dạn đưa ra “Giải pháp lựa chọn, thiết kế, sử dụng trò chơi thông qua các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng làm quen với đọc viết cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non”.
docx 28 trang skmamnonhay 19/10/2024 410
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục giới tính và nhận biết vùng riêng tư cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non nhằm phòng tránh bị xâm hại tình dục", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục giới tính và nhận biết vùng riêng tư cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non nhằm phòng tránh bị xâm hại tình dục

SKKN Một số biện pháp giáo dục giới tính và nhận biết vùng riêng tư cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non nhằm phòng tránh bị xâm hại tình dục
 - Khảo sát và đánh giá kĩ năng của trẻ;
 - Cung cấp cho trẻ một số hiểu biết và kĩ năng cần thiết để trẻ tự bảo vệ; 
 - Lựa chọn một số kiến thức cơ bản cần dạy trẻ phòng tránh xâm hại;
 - Tạo môi trường hoạt động gần gũi thân thiện với trẻ trong tất cả các phòng 
học - các góc - nhóm chơi trong lớp;
 - Giúp trẻ biết kiến thức và kĩ năng phòng tránh bị xâm hại tình dục thông qua 
việc tổ chức các hoạt động học tập, hoạt động vui chơi, các hoạt động trải nghiệm 
và các hoạt động khác trong ngày;
 - Phối hợp với phụ huynh giáo dục trẻ phòng chống xâm hại.
 Qua nghiên cứu, tham khảo các giải pháp thực hiện của hai đề tài trên tôi nhận 
thấy được một số ưu điểm, hạn chế sau:
 * Ưu điểm:
 - Nêu được thực trạng hiểu biết của trẻ về giới tính cũng như kĩ năng tự bảo vệ 
bản thân. Cung cấp cho trẻ những hiểu biết cơ bản và kĩ năng tự bảo vệ.
 - Đã đưa được một số nội dung giáo dục trẻ kỹ năng phòng tránh xâm hại tình 
dục, lồng ghép các nội dung giáo dục phòng tránh xâm hại trong một số hoạt động 
giáo dục trẻ.
 * Hạn chế:
 Trên đây là hai trong nhiều đề tài sáng kiến các bạn đồng nghiệp đã viết về 
vấn đề giáo dục trẻ phòng chống xâm hại tình dục, bản thân tôi đã áp dụng và thực 
hiện, tuy nhiên còn gặp phải những khó khăn như:
 - Chưa có giải pháp phát triển nội dung giáo dục giới tính và nhận biết vùng 
riêng tư vào Chương trình giáo dục mầm non.
 - Chưa đưa ra được một số tình huống, nguy cơ có thể xảy ra việc trẻ bị xâm 
hại tình dục.
 - Chưa có những giải pháp cụ thể việc lồng ghép, tổ chức các hoạt động giáo 
dục nhằm giúp trẻ nhận biết được giới tính và vùng riêng tư của bản thân để có các 
kỹ năng ứng xử, phòng tránh bị xâm hại. 
 Với những thực trạng khó khăn trên và để đáp ứng yêu cầu phát triển chương 
trình giáo dục phù hợp với bối cảnh địa phương, sự phát triển của xã hội thì cần 
phải có những giải pháp sáng tạo, những bước đột phá mới thực hiện hiệu quả việc 
giáo dục trẻ giới tính và trang bị cho trẻ một số kỹ năng cơ bản để phòng tránh bị 
xâm hại tình dục. Chính vì vậy bản thân tôi mạnh dạn đi tìm hiểu, nghiên cứu các 
 2 Chương trình Giáo dục mầm non do Bộ GD&ĐT ban hành là chương trình 
mang tính chất khung với những nội dung cốt lõi, cơ bản, phù hợp với từng độ tuổi. 
Chương trình giáo dục mầm non (cấp quốc gia) đã có một số nội dung liên quan đến 
giáo dục giới tính và bảo đảm an toàn cho trẻ, tuy nhiên để đáp ứng phù hợp với 
kinh nghiệm và khả năng của trẻ, điều kiện thực tế tôi đã nghiên cứu, phát triển nội 
dung chương trình, lựa chọn nội dung giáo dục giới tính và phòng chống xâm hại 
tình dục cho trẻ lồng ghép phù hợp vào chương trình giáo dục trẻ 5-6 tuổi như sau: 
 Với nội dung: “Nhận biết và phòng tránh những hành động nguy hiểm, những 
nơi không an toàn, những vật dụng nguy hiểm đến tính mạng” thuộc lĩnh vực phát 
triển thể chất tôi đã nghiên cứu và phát triển thành mục tiêu: “Trẻ nhận biết được 
các dấu hiệu của bạo hành, xâm hại, lạm dụng, các biểu hiện của sự bỏ bê, sao 
nhãng, không quan tâm”.
 Hay nội dung: “Chức năng các giác quan và các bộ phận khác của cơ thể” 
thuộc lĩnh vực phát triển nhận thức ngoài dạy trẻ nhận biết những giác quan bộ phận 
như: mắt mũi, miệng, phát triển thành 2 mục tiêu là: “Trẻ có khả năng nhận biết 
được những bộ phận nhạy cảm trên cơ thể của bản thân và của người khác” và mục 
tiêu “Trẻ nhớ được “Quy tắc 5 ngón tay” để tự bảo vệ an toàn của bản thân tránh bị 
xâm hại, lạm dụng”.
 Với Chỉ số 28 - Chuẩn 7 - Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi: “Ứng xử phù hợp 
với giới tính của bản thân” mục tiêu phát triển là: “Trẻ biết ứng xử phù hợp với giới 
tính của bản thân như: bạn trai nhường bạn gái, tự đi vệ sinh ở khu riêng biệt, chú ý 
động tác khi mặc váy”
 Cứ như vậy căn cứ vào mục tiêu nội dung Chương trình GDMN cũng như Bộ 
chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi tôi đã phát triển Chương trình giáo dục, lồng ghép tích 
hợp hài hòa nội dung giáo dục giới tính và phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ 
vào chương trình GDMN một cách nhẹ nhàng, phù hợp. (Phụ lục 1: Phát triển 
chương trình ).
 Sau khi xây dựng được kế hoạch lồng ghép nội dung giáo dục giới tính và nhận 
biết vùng riêng tư cho trẻ, để không chồng chéo nhiều nội dung gây khó khăn cho 
giáo viên khi thực hiện thì tôi tiến hành nghiên cứu và lựa chọn mục tiêu, nội dung 
đưa vào các chủ đề trong năm học sao cho phù hợp như: Với chủ đề “Trường mầm 
non” tôi lựa chọn nội dung: “Dạy trẻ biết cách ứng xử phù hợp với giới tính của bản 
thân” (Biết tự đi vệ sinh ở khu riêng biệt, thay quần áo ở những nơi kín đáo, chú ý 
động tác khi mặc váy); Hay chủ đề “Bản thân” tôi lựa chọn một số nội dung: “Dạy 
 4 đó là bố mẹ khi tắm rửa cho con và bác sĩ khi khám bệnh cho con với sự có mặt của 
bố mẹ. (Phụ lục 3: Giáo án tham khảo 1).
 Với nội dung “Dạy trẻ biết không tự ý động chạm vào vùng nhạy cảm của 
người khác và có kĩ năng tự bảo vệ cơ thể khi bị bạo lực, xâm hại” tôi tổ chức hotaj 
động học phát triển tình cảm - kĩ năng xã hội: “Dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân 
phòng tránh bị xâm hại” thông qua hoạt động trẻ sẽ nhận biết được đâu là những 
“động chạm” an toàn và đâu là những “động chạm” không an toàn từ đó có các kĩ 
năng ứng xử phù hợp khi bị xâm hại như: không đi thang máy một mình cùng với 
người lạ, kêu cứu, bỏ chạy khi có người lạ tiếp cận, sử dụng quy tắc 5 ngón tay khi 
tiếp cận với người lạ để phòng chống xâm hại tình dục,. (Phụ lục 4 - Giáo án 
tham khảo 2).
 Nội dung giáo dục giới tính, nhận biết vùng riêng tư, phòng chống xâm hại tình 
dục không chỉ được tổ chức trên giờ học phát triển tình cảm kỹ năng xã hội hay phát 
triển nhận thức mà tôi còn tận dụng những giờ học khác để lồng ghép giáo dục giới 
tính cho trẻ nhằm củng cố, khắc sâu những kiến thức và kỹ năng ứng xử phù hợp 
với giới tính của trẻ như: Chủ điểm “Gia đình” tôi tổ chức giờ học phát triển ngôn 
ngữ “Chú hàng xóm thân thiện”. Qua câu chuyện giúp trẻ biết được các đụng chạm 
an toàn và đụng chạm không an toàn. Từ đó hình thành một số kĩ năng tự bảo vệ bản 
thân khỏi những đụng chạm không an toàn; Giờ học phát triển tình cảm - kĩ năng xã 
hội “Ở nhà một mình” trẻ nhận thức được những mối nguy hại có thể sảy ra khi ở 
nhà một mình qua đó giáo dục trẻ biết không mở cửa cho người lạ, không đi theo, 
hay nhận quà của người lạ để phòng tránh nguy cơ có thể bị xâm hại,
 Việc giáo dục giới tính thông qua các hoạt động học trên không chỉ giúp trẻ 
hứng thú, tích cực tham gia hoạt động mà còn là cách giáo dục mang tính khám phá, 
trải nghiệm và thực tế với trẻ nhất.
 Giáo dục giới tính và nhận biết vùng riêng tư thông qua hoạt động vui chơi: 
 Như chúng ta đã biết, với trẻ mẫu giáo hoạt động vui chơi giữ vai trò chủ đạo, 
trong khi chơi trẻ tiếp nhận kiến thức một cách tự nhiên, không gò bó, thông qua 
hoạt động chơi trẻ phát triển được các kĩ năng tự ý thức về bản thân, thực hiện các 
công việc, ứng phó với các thay đổi. Tại hoạt động này trẻ tiếp cận theo hướng cùng 
tham gia, lấy trẻ làm trung tâm, tích cực hóa hoạt động của trẻ. Chính vì vậy thông 
qua các giờ chơi tôi đã xây dựng, thiết kế những trò chơi, bài tập phù hợp nhằm giáo 
dục giới tính, nhận biết vùng riêng tư và phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ.
 6 + Giờ vệ sinh: Rèn cho trẻ đi vệ sinh ở nơi riêng biệt đúng nơi quy định, giáo 
dục trẻ không nhìn hay chạm vào vùng riêng tư của bạn, cởi và thay quần áo ở nơi 
kín đáo.
 + Giờ ngủ: Khi tổ chức giờ ngủ cho trẻ, tôi phân biệt khu vực dành cho nam và 
nữ riêng biệt để tránh trường hợp trẻ có những tiếp xúc vào vùng riêng tư của nhau.
 + Giờ hoạt động chiều: Khi tổ chức hoạt động chiều tôi sẽ dàn dựng một số 
tình huống cụ thể và rất dễ xảy ra đối với trẻ từ đó rèn kĩ năng ứng xử khi bị xâm 
hại cho trẻ bằng cách cho trẻ thảo luận, yêu cầu trẻ suy nghĩ, vận dụng vốn hiểu biết 
của mình đã có để tìm cách giải quyết vấn đề. Thông qua hoạt động đó cũng giúp trẻ 
có sự nhanh nhạy, linh hoạt khi xử lý tình huống và trẻ được thực hành thao tác, kỹ 
năng giải quyết tình huống đó (Trẻ ở nhà một mình có người lạ đến gõ cửa, người 
hàng xóm dụ dỗ trẻ đi nơi vắng người qua lại, người quen lợi dụng ôm hôn, sờ vào 
vùng riêng tư của trẻ, ...)
 Ví dụ: Tôi đã đưa tình huống: “Nếu trẻ ở nhà một mình mà có người lạ đến gõ 
cửa con sẽ làm gì?” Qua tình huống này tôi dạy trẻ nhận biết các tình huống có thể 
sảy ra để trẻ suy nghĩ cách giải quyết sau đó cho trẻ thực hành những kỹ năng cơ 
bản như sau:
 + Không mở cửa cho người lạ mặt khi ở nhà một mình.
 + Tìm số liên lạc với cha mẹ để thông báo về sự xâm nhập của người lạ.
 + La to cầu cứu người xung quanh khi thấy dấu hiệu cố tình đột nhập của 
người lạ
 Ví dụ: Với tình huống người hàng xóm thân thiết có những hành vi bất thường 
đối với mình con sẽ làm gì? Qua tình huống trên tôi dạy trẻ kĩ năng thoát khỏi sự 
khống chế của người khác như:
 + Khi người hàng xóm dụ dỗ đến chỗ vắng vẻ hãy chạy ngay về nhà hoặc nơi 
tập trung đông người,
 + Khi người hàng xóm nắm tay dắt đi hãy cố gắng đẩy tay ra và chạy nhanh để 
tìm sự giúp đỡ,
 + Khi người hàng xóm có những hành vi xâm hại hãy la to kêu cứu và vùng 
vẫy để thoát khỏi sự khống chế,
 Với hình thức lồng ghép giáo dục trẻ mọi lúc mọi nơi như vậy, tôi tin rằng mỗi 
một đứa trẻ sẽ luôn ghi nhớ trong đầu mình những bài học về giới tính và qua đó trẻ 
biết giữ gìn vùng riêng tư của mình tránh bị xâm hại.
 8 2. Tính mới, tính sáng tạo:
 2.1. Tính mới:
 Xây dựng kế hoạch, phát triển chương trình giáo dục giới tính và nhận biết 
vùng riêng tư, phòng chống xâm hại tình dục đảm bảo phù hợp với kinh nghiệm và 
khả năng của trẻ, điều kiện thực tế của trường, lớp và sự phát triển của xã hội. Đưa 
cụ thể các nội dung giáo dục giới tính và nhận biết vùng riêng tư vào trong các chủ 
đề trong năm. Trẻ được giáo dục thường xuyên, mọi lúc, mọi nơi gắn với các tình 
huống thực tế, qua đó trẻ có hiểu biết về giới tính và nhận biết được vùng riêng tư 
để có những kỹ năng ứng xử phù hợp và biết phòng tránh bị xâm hại tình dục.
 2.2. Tính sáng tạo:
 Lồng ghép nội dung giáo dục trẻ giới tính và nhận biết vùng riêng tư vào các 
hoạt động trong ngày của trẻ, giúp hình thành và phát triển kỹ năng tự bảo vệ cho 
bản thân. Đổi mới hình thức, phương pháp tổ chức các hoạt động để giáo dục giới 
tính, phòng chống xâm hại cho trẻ như: Sử dụng tình huống thực tế, sưu tầm/thiết kế 
video tình huống, câu chuyện, trò chơi, bài tập hấp dẫn trẻ, tạo cho trẻ hứng thú, 
tích cực tham gia các hoạt động.
 3. Khả năng áp dụng, nhân rộng: 
 Sáng kiến “Một số giải pháp giáo dục giới tính và nhận biết vùng riêng tư cho 
trẻ 5 - 6 tuổi trong trường mầm non nhằm phòng tránh bị xâm hại tình dục” đã được 
áp dụng tại lớp 5A6, trường mầm non An Hưng và mang lại hiệu quả cao. Các giải 
pháp đưa ra cụ thể, có các phụ lục hướng dẫn kèm theo nên giáo viên (dạy độ tuổi 
mẫu giáo 5-6 tuổi) trong toàn trường đều áp dụng được. Sáng kiến có khả năng nhân 
rộng trong các trường mầm non toàn huyện và thành phố.
 4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp: 
 a. Hiệu quả kinh tế:
 Khi áp dụng đề tài, giáo viên đã tận dụng mọi điều kiện, cơ sở vật chất, tài liệu 
sẵn có để tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động nên không mất nhiều kinh phí.
 b. Hiệu quả về mặt xã hội: 
 Giải pháp đã thu hút được sự quan tâm của phụ huynh đối với lớp, với trẻ. 
Thông qua các hình thức tuyên truyền, giáo viên giúp phụ huynh biết được tầm quan 
trọng của việc giáo dục giới tính cho trẻ ngay từ độ tuổi mầm non để từ đó phối kết 
hợp cùng cô giáo đưa ra các biện pháp giáo dục trẻ mang tính đồng bộ, thống nhất 
và hiệu quả.
 10

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_gioi_tinh_va_nhan_biet_vung_r.docx