SKKN Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi tại Trường Mầm non Đại Đình II
Như chúng ta đã biết thì ngày 10/1/1994 Chủ tịch nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ký lệnh công bố luật bảo vệ môi trường. Theo định hướng của Đảng trong việc bảo vệ môi trường vừa có tầm nhìn chiến lượt, vừa rất rõ ràng trong phương châm hành động ở tầm nhìn vĩ mô và vi mô, tạo thành cơ sở chính trị vững chắc cho việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường. Việc bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn của mỗi quốc gia và của cả nhân loại, là nhân tố dảm bảo sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân dân, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc gia và thúc đẩy hội nhập quốc tế.
Là giáo viên đòi hỏi chúng ta phải nhạy bén, linh hoạt, là người làm gương cho trẻ noi theo, luôn hướng dẫn, nhắc nhở trẻ kiên trì làm những việc hàng ngày như cùng cô nhặt rác, trồng và chăm sóc cây xanh, sắp xếp đồ chơi gọn gàng. Giáo dục cho trẻ hiểu rằng tuy việc làm nhỏ bé nhưng đã góp phần bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp. Tránh những hành động xấu như xả rác bừa bãi ra sân trường, ra lớp học. Và biết cùng cô tận dụng nguồn nguyên vật liệu bỏ đi để biến chúng thành những dụng cụ dạy học, đồ chơi một cách đơn giản nhưng thể hiện rõ nét sự sáng tạo và ý tưởng phong phú qua mỗi sản phẩm. Nhưng để lồng ghép như thế nào cho phù hợp vào các hoạt động để đạt hiệu quả cao và tất cả các trẻ đều hứng thú tham gia đây mới thật là điều không dễ.
Là giáo viên đòi hỏi chúng ta phải nhạy bén, linh hoạt, là người làm gương cho trẻ noi theo, luôn hướng dẫn, nhắc nhở trẻ kiên trì làm những việc hàng ngày như cùng cô nhặt rác, trồng và chăm sóc cây xanh, sắp xếp đồ chơi gọn gàng. Giáo dục cho trẻ hiểu rằng tuy việc làm nhỏ bé nhưng đã góp phần bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp. Tránh những hành động xấu như xả rác bừa bãi ra sân trường, ra lớp học. Và biết cùng cô tận dụng nguồn nguyên vật liệu bỏ đi để biến chúng thành những dụng cụ dạy học, đồ chơi một cách đơn giản nhưng thể hiện rõ nét sự sáng tạo và ý tưởng phong phú qua mỗi sản phẩm. Nhưng để lồng ghép như thế nào cho phù hợp vào các hoạt động để đạt hiệu quả cao và tất cả các trẻ đều hứng thú tham gia đây mới thật là điều không dễ.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi tại Trường Mầm non Đại Đình II", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi tại Trường Mầm non Đại Đình II
2 hợp với khả năng nhận thức của trẻ nhằm tạo ra thái độ, hành vi đúng cho trẻ đối với môi trường xung quanh. Với tình hình thực tế tại địa phương tôi đang công tác thì người dân nơi đây chưa nhận thức rõ được việc bảo vệ môi trường, ở lớp tôi cũng như các lớp khác, tôi nhận thấy một số trẻ chưa có hành động văn minh, chưa biết bảo vệ môi trường. Đứng trước tình hình này tôi luôn trăn trở và muốn giáo dục cho trẻ có ý thức về bảo vệ môi trường ngay từ bây giờ. Vì vậy tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 5 - 6 tuổi”. 2. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 5 - 6 tuổi” 3. Tác giả sáng kiến: Họ và tên: Phan Thị Tân Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường Mầm non Đại Đình II – huyện Tam Đảo – tỉnh Vĩnh Phúc. Số điện thoại: 0349833012 Email: Phantank35b@gmail.com 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Phan Thị Tân 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Sáng kiến được áp dụng trong lĩnh vực phát triển tình cảm kỹ năng xã hội. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Đề tài được nghiên cứu và thực hiện từ tháng 09/2022 tại trường mầm non Đại Đình II. 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: 7.1. Nội dung của sáng kiến: 7.1.1. Cơ sở lý luận 4 - Quan sát, phân tích, so sánh, phân nhóm, phân loại các sự vật hiện tượng gần gũi xung quanh theo các dấu hiêụ màu sắc, hình dạng, kích thước, tiếng kêu, thức ăn, nơi sống( nếu là con vật). - Nhận biết được các mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, giữa động vật và thực vật và điều kiện sống của chúng. - Phát triển mạnh các giác quan và rất nhạy cảm. - Nhận ra được các quan hệ trong không gian và thời gian nhưng còn hạn chế. - Thích nhận xét đặt câu hỏi cho người lớn. - Thích tìm hiểu khám phá những sự vật và hiện tượng mới lạ trong thiên nhiên, trong cuộc sống xã hội xung quanh. - Học tập của trẻ ở dạng còn đơn giản, những tri thức trẻ lĩnh hội là tri thức tiền khoa học, được lượm lặt trong đời sống hàng ngày ở mọi lúc, mọi nơi một cách tự nhiên. Trẻ học thông qua hoạt động, chia sẻ với người lớn bạn bè. - Lao động của trẻ ở dạng sơ đẳng: Lao động tự phục vụ, chăm sóc thiên nhiên, vệ sinh môi trường. Lao động là phương tiện quan trọng để hình thành ý thức bảo vệ tự nhiên và bảo vệ môi trường. - Trẻ bắt chước rất nhanh nên thực hiện được các quy tắc đơn giản trong gia đình, trường lớp, cộng đồng. * Vai trò của giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non: - Vai trò của giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non là rất quan trọng và có ý nghĩa to lớn, góp phần đặt nền móng ban đầu cho việc hình thành nhân cách con người. Vì vậy, tôi thấy cần phải biết khuyến khích kịp thời tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ tham gia vào các hoạt động quan sát, tìm hiểu, khám phá môi trường, đáp ứng được tính tò mò nhu cầu tìm tòi hiểu biết của trẻ. Qua đó giúp trẻ hiểu biết về môi trường, rèn luyện kỹ năng giữ gìn bảo vệ môi trường và có thái độ, hành vi thân thiện, gần gũi với môi trường, yêu quý, tôn trọng môi trường, mong muốn được tham gia cải thiện môi trường. Giáo dục tốt bảo vệ môi trường trong trường mầm non là chúng ta 6 - Hạn chế Bên cạnh những thành công đã đạt được thì vẫn còn một số hạn chế như sau: Một số ít cha mẹ học sinh chưa thật sự quan tâm tới vấn đề mà giáo viên tuyên truyền, còn thờ ơ, không nhiệt tình tham gia lao động tập thể. Vì thế mà việc tuyên truyền và vận động chưa được đạt được hiệu quả cao. * Mặt mạnh - mặt yếu. - Mặt mạnh Được sự ủng hộ nhiệt tình của các giáo viên, đồng tình của các giáo viên cùng một lớp thường xuyên tổ chức các hoạt động lao động cho trẻ cùng tham gia, trẻ rất tích cực tham gia vào các hoạt động như cùng làm đồ dùng, đồ chơi. Trẻ thi đua nhau thể hiện hành vi tốt như nhặt rác quanh lớp, quét nhà, tưới nước cho cây. - Mặt yếu. Đa số trẻ là người dân tộc thiểu số nên trẻ còn rụt rè, và bên cạnh đó một số trẻ chưa tự tin khi tham gia vào các hoạt động, trẻ chưa hiểu hết lời cô nói. Và một số trẻ vẫn còn quen với lối sinh hoạt ở nhà, chưa biết thể hiện hành vi tốt “như thấy rác mà chưa biết nhặt bỏ vào sọt rác...” dẫn đến khó khăn cho các giáo viên trong quá trình dạy trẻ. Nhận thức giữa các giáo viên chưa đồng đều dẫn đến khó khăn trong quá trình hướng dẫn, chỉ đạo. *. Nguyên nhân, các yếu tố tác động. Nguyên nhân dẫn đến thành công là nhờ vào sự động viên của Ban lãnh đạo nhà trường, sự ủng hộ nhiệt tình của giáo viên, sự kết hợp của cha mẹ học sinh, và nhất là sự hăng say hứng thú, nhiệt tình của trẻ, ý thức của trẻ đã dần hình thành. Nguyên nhân hạn chế là một số trẻ chưa nhiệt tình tham gia vào các hoạt động, trẻ còn rụt rè, một số ít cha mẹ học sinh chưa thật sự quan tâm, giáo dục cho con em mình. * Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra. 8 * Giải pháp, biện pháp. - Mục tiêu của giải pháp, biện pháp. Nhằm rèn cho trẻ những thói quen tốt, giúp cho trẻ hình thành ý thức bảo vệ môi trường ngay từ khi còn nhỏ. Từ đó trẻ sẽ biết tuyên truyền, vận động bạn bè, mọi người xung quanh cùng bảo vệ môi trường xanh –sạch – đẹp. * Khảo sát chất lượng học sinh đầu năm: Kết quả khảo sát trẻ đầu năm Năm học Đạt Chưa đạt 2022 – 2023 15 7 % 68 % 32 % 7.1.3. Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi bảo vệ môi trường: Biện pháp 1: Tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong các chủ đề: - Tôi sưu tầm tranh ảnh, đồ dùng đồ chơi từ các nguyên vật liệu, phế thải ..để trang trí chủ đề và dạy trẻ. Ví dụ: Ở chủ đề “Trường mầm non” Tôi sưu tầm các tranh ảnh như trẻ bỏ rác đúng nơi quy định hay trẻ biết chăm sóc cây xanh dán ở các góc. Với những hộp sữa trẻ uống hết tôi tận dụng làm những cái cốc cho trẻ sử dụng vào các hoạt động học ở chủ đề gia đình. 10 công đó mà trẻ có thể tự giúp cô lao động trực nhật, lau dọn góc chơi, lau lá cây... và ở mỗi góc chơi tôi thường đề ra những nội quy nho nhỏ giúp trẻ có thể thực hiện đúng theo nội quy của từng góc chơi, từ đó trẻ có ý thức giữ gìn đồ dùng đồ chơi của lớp gọn gàng, biết cất và lấy đồ chơi đúng quy định. Ảnh minh họa: Bảng phân công trực nhật và nội quy một số góc chơi Ngoài ra tôi còn sử dụng những nguyên vật liệu phế thải để làm và hướng dẫn trẻ cùng làm những đồ dùng đồ chơi sử dụng cho việc học và chơi của trẻ, qua đó trẻ sẽ biết phân loại và tái sử dụng các loại rác thải góp phần bảo vệ môi trường mọi lúc mọi nơi... Ảnh trẻ làm đồ dùng đồ chơi bằng phế thải và sản phẩm - Tôi đặc biệt chú ý đến góc thiên nhiên của lớp: Với diện tích rộng, thoáng mát tôi đã chuẩn bị nhiều đồ dùng phục vụ cho góc thiên nhiên và vận động phụ 12 Ảnh trẻ chăm sóc cây và nhặt lá rụng ngoài sân trường. - Hoạt động góc: Mỗi góc chơi tôi sẽ tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi khác nhau và qua đó tôi có thể giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ. Ví dụ: Góc phân vai: Trò chơi gia đình trẻ phải dọn dẹp nhà cửa, quần áo gấp gọn gàng, ngăn nắp...; góc xây dựng: Xây dựng công viên cây xanh, sắp xếp đồ dùng ngăn lắp hợp lý; góc thiên nhiên: Trồng cây, chăm sóc cây... - Giờ ăn trưa: Tôi thường xuyên nhắc trẻ phải biết kê bàn ngay ngắn, tôi chuẩn bị sẵn khay cho trẻ đựng cơm khi trẻ làm rơi cơm sẽ tự nhặt bỏ vào khay khay để khăn ướt để lau miệng. Nhắc nhở trẻ rửa tay bằng xà phòng theo quy trình 7 bước. Trong khi ăn nhắc trẻ nhai kỹ, ăn hết xuất, khi ho phải lấy tay che miệng, không nói chuyện trong khi ăn tạo những thói quen văn minh lịch sự. Ăn xong biết xếp bát, thìa vào nơi quy định một cách gọn gàng... 14 Ví dụ : - Trong lĩnh vực con người với môi trường, tôi tổ chức cho trẻ làm các thí nghiệm: Thí nghiệm về sự phân hủy của lá cây; thí nghiệm về không khí bị ô nhiễm từ khói - Trong lĩnh vực con người với thế giới thực vật tôi tổ chức các thí nghiệm: Cây cần nước, ánh sáng, không khí; điều kiện hạt nảy mầm Biện pháp 5: Thông qua hoạt động lao động và lễ hội - Ngoài các giờ hoạt động học ra tôi còn tổ chức cho trẻ lao động nhẹ nhàng. Ví dụ: Cho trẻ lau dọn giá đồ dùng, đồ chơi, biết sắp xếp đồ dùng đúng nơi quy định hay lau dọn những đồ chơi ngoài trời... Ảnh trẻ lau dọn các góc và đồ chơi ngoài trời - Thông qua các hoạt động lễ hội tôi cũng thường xuyên giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ. Ví dụ: Ngày lễ, ngày tết Nguyên Đán tôi phát động phong trào “Tết trồng cây”, tôi cùng trẻ sưu tầm cây xanh, cây cảnh về trồng... rồi cùng trẻ tưới và chăm sóc cây. Biện pháp 6: Tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh cùng tham gia giáo dục trẻ: 16 Phải thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho mình, học tập những kinh nghiệm của các giáo viên trong tổ để từ đó có những biện pháp tốt thực hiện. Giáo viên biết chia sẻ, hợp tác chặt chẽ và thống nhất với nhau để hoàn thành các nhiệm vụ trong quá trình thực hiện chương trình. * Với phụ huynh: Cần phải động viên khích lệ trẻ tham gia các hoạt động cùng cô, quan tâm đến các hoạt động, quan tâm hỗ trợ mua sắm trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các hoạt động của trẻ. 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung sau: 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: * Về hiệu quả kinh tế: - Áp dụng đề tài này mang lại hiệu quả kinh tế rất cao có thể tiết kiệm được thời gian của cô giáo. - Khi áp dụng đề tài này cũng tiết kiệm được rất nhiều tiền bạc không phải mua những nguyên vật liệu để làm đồ dùng đồ chơi tự tạo cho trẻ mà sử dụng những nguyên vật liệu phế thải để làm đồ dùng đồ chơi phục vụ tiết dạy cũng như đồ dùng đồ chơi cho trẻ chơi, tiết kiệm được khoảng 20 - 25 triệu đồng cho mỗi năm học. - Khi áp dụng đề tài này trẻ rất hứng thú và thích khám phá tìm tòi, trẻ nhanh đạt được kết quả cô mong muốn. - Đối với giáo viên khi áp dụng đề tài này việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ cũng trở lên nhẹ nhàng và phong phú hơn. - Đối với môi trường giảm bớt được ô nhiễm môi trường và khả năng xả rác thải từ các đồ dùng đồ chơi cũng ít đi. 18 + Khích lệ được trí tưởng tượng sự tò mò của trẻ. Trẻ học hứng thú hơn không những trong hoạt động học mà trong hoạt động góc còn thu hút được nhiều trẻ hơn. + Có ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng. + Trẻ rất thích tham gia làm đồ dùng đồ chơi từ các nguyên liệu mở. + Trẻ yêu lao động và tạo ra cái đẹp + Trẻ biết dịch covid, dịch thủy đậu đang diễn ra và biết cách phòng chống như: Đeo khẩu trang nơi công cộng, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng... - Về phía giáo viên: + Nâng cao hình thức đổi mới, tổ chức giờ học, giờ chơi sinh động hấp dẫn hơn. + Tham gia tập huấn đầy đủ nắm chắc nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, vận động các phương pháp phù hợp gắn với cuộc sống thực của trẻ. Hình thành cho trẻ những hành vi thái độ bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng. - Về phía nhà trường: + Thường xuyên tổ chức các cuộc thi như “Môi trường và vệ sinh cá nhân”, “An toàn giao thông”, để trẻ được tham gia vào các hoạt động. + Môi trường trong lớp thì được trang trí khoa học, hợp lí, đa dạng và đầy đủ các loại đồ chơi từ các nguyên vật liệu mở. Môi trường ngoài lớp khang trang, sạch sẽ, gọn gàng, có nhiều mô hình cho trẻ tìm tòi và khám phá. 11. Danh sách những cá nhân đã tham gia áp dụng thử.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_bao_ve_moi_truong_cho_tre_5_6.docx