SKKN Một số biện pháp Giáo dục an toàn giao thông đường bộ cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non

Năm học 2019-2020 tôi được phân công dạy lớp Mẫu giáo Lớn với số lượng 30 trẻ, trong đó hầu hết các cháu là con gia đình nông dân thuần tuý, xã tôi đang công tác là một xã thuần nông, đường xá đi lại còn nhỏ, chật hẹp. Xã có hai con đường liên xã nên mật độ xe qua lại khá đông, đường xuống cấp, nhiều loại xe hạng nặng như xe tải, xe khách, có tuyến đường sắt Bắc – Nam chạy qua thường xuyên. Ở lớp đa số trẻ lớp tôi vẫn chưa có những nhận thức về việc chấp hành an toàn giao thông. Một số trẻ thường xuyên chơi đùa dưới lòng lề đường, không chú ý khi đi ngang qua đường sắt, đi ra đường một mình... điều đó rất nguy hiểm. Bên cạnh đó, việc tổ chức các hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho trẻ chỉ mang tính hình thức, chưa mang lại hiệu quả cao.
doc 13 trang skmamnonhay 13/06/2024 1590
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp Giáo dục an toàn giao thông đường bộ cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp Giáo dục an toàn giao thông đường bộ cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non

SKKN Một số biện pháp Giáo dục an toàn giao thông đường bộ cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
 1.2. Phạm vi áp dụng:
 Đề tài được đưa vào ứng dụng trong việc giáo dục an toàn giao thông cho trẻ 
mẫu giáo nói chung và trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi nói riêng ở trường mầm non tôi đang 
công tác và có thể áp dụng rộng rãi ở các trường mầm non trên khắp cả nước.
 2. NỘI DUNG
 2.1. Thực trạng của vấn đề
 Năm học 2019-2020 tôi được phân công dạy lớp Mẫu giáo Lớn với số lượng 30 
trẻ, trong đó hầu hết các cháu là con gia đình nông dân thuần tuý, xã tôi đang công 
tác là một xã thuần nông, đường xá đi lại còn nhỏ, chật hẹp. Xã có hai con đường liên 
xã nên mật độ xe qua lại khá đông, đường xuống cấp, nhiều loại xe hạng nặng như xe 
tải, xe khách, có tuyến đường sắt Bắc – Nam chạy qua thường xuyên. Ở lớp đa số trẻ 
lớp tôi vẫn chưa có những nhận thức về việc chấp hành an toàn giao thông. Một số trẻ 
thường xuyên chơi đùa dưới lòng lề đường, không chú ý khi đi ngang qua đường sắt, 
đi ra đường một mình... điều đó rất nguy hiểm. Bên cạnh đó, việc tổ chức các hoạt 
động giáo dục an toàn giao thông cho trẻ chỉ mang tính hình thức, chưa mang lại hiệu 
quả cao. 
 Quá trình thực hiện đề tài tại đơn vị, tôi nhận thấy có được những thuận lợi và 
gặp phải một số khó khăn sau:
 a. Thuận lợi
 Đội ngũ trong nhà trường có tinh thần đoàn kết cao, hổ trợ, học hỏi và chia sẻ 
nhiều kinh trong công tác nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ.
 Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm mua sắm, bổ sung một số trang thiết 
bị, đồ dùng đồ chơi cho các hoạt động giáo dục và đặc biệt là giáo dục an toàn giao 
thông cho trẻ.
 Bản thân là một giáo viên trẻ luôn nêu cao tinh thần học hỏi và sáng tạo, nhiệt 
tình yêu nghề mến trẻ có trách nhiệm cao trong việc. Luôn tham gia dự giờ các tiết 
dạy, các buổi tập huấn chuyên môn do nhà trường, cụm tổ chức để từ đó học hỏi rút 
kinh nghiệm cho bản thân.
 Các trẻ ngoan, tích cực tham gia các hoạt động. Các bậc phụ huynh học sinh đã 
quan tâm hơn trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ.
 b. Khó khăn
 Bản thân có tuổi nghề còn trẻ nên việc tổ chức các hoạt động còn chưa linh hoạt, 
mềm dẻo. Việc lồng ghép các nội dung giáo dục an toàn giao thông vào chương trình 
giáo dục chưa hợp lý.
 Mặc dù trong những năm qua nhà trường đã đầu tư trang cấp khá nhiều về đồ 
dùng, đồ chơi, tranh ảnh. Song để đáp ứng nhu cầu giáo dục an toàn giao thông vẫn 
còn thiếu. Môi trường để giáo dục về an toàn giao thông còn nghèo nàn.
 2 Đối với các chủ đề trong năm học, tôi dựa trên đặc điểm nhận thức của trẻ mà 
tôi đã tiến hành lồng ghép các nội dung như sau:
 + Đối với chủ đề trường mầm non tôi lồng ghép nội dung: Cái mũ bảo hiểm của 
bé, Con đến trường bằng cách nào?
 + Đối với chủ đề “Gia đình” tôi lồng ghép nội dung: Gia đình bé tham gia giao 
thông.
 + Đối với chủ đề “Nghề nghiệp” tôi đưa nội dung về một số nghề: Nghề lái xe, 
Công việc chú cảnh sát giao thông ở ngã tư đường... để dạy trẻ biết cách đi qua ngã 
tư, cách điều khiển người đi đường của chú cảnh sát, các luật lệ khi tham gia giao 
thông.
 + Đối với chủ đề “Tết và mùa xuân” tôi lồng ghép nội dung: An toàn cho bé đi 
chơi tết.
 + Đối với chủ đề “Quê hương – Đất nước – Bác Hồ”: Bé giữ an toàn khi đi tham 
quan, dã ngoại.
 + Đối với chủ đề “Trường tiểu học”: Đi đường bé nhớ!
 Đặc biệt, trong 3 tháng vừa qua vì đại dịch Covid -19 mà trẻ phải nghỉ học 
nhưng với phương châm “Dừng đến trường nhưng không dừng học”, bản thân tôi đã 
tiến hành xây dựng kế hoạch đưa ra một số nội dung về an toàn giao thông để thông 
qua các phương tiện thông tin như zalo, messenger, facebook tiến hành trao đổi với 
phụ huynh giáo dục, nhắc nhở trẻ trong thời gian ở nhà không được đi ra ngoài một 
mình, hạn chế ra đường khi đi phải có người lớn đi kèm, không được chơi ở lòng lề 
đường, trên đường sắt... để tránh xảy ra tai nạn giao thông.
 Việc lựa chọn và xây dựng những kế hoạch cụ thể và phù hợp đã góp phần 
không nhỏ trong việc cung cấp, củng cố kiến thức và hình thành thói quen, ý thức 
chấp hành an toàn giao thông cho trẻ.
 2.2.2. Giáo dục kiến thức, kỹ năng về an toàn giao thông qua việc tổ chức các 
hoạt động cho trẻ.
 Như chúng ta đã biết đặc điểm của trẻ “học bằng chơi, chơi mà học” nên việc 
giáo dục an toàn giao thông không thể tách ra thành một hoạt động riêng biệt mà cần 
lồng ghép một cách hợp lý vào các hoạt động trong ngày của trẻ. Việc hướng dẫn an 
toàn giao thông cho trẻ đòi hỏi bản thân phải sáng tạo và linh hoạt, biến những kiến 
thức khô khan trở thành những tiết học sôi nổi, sinh động, liên hệ và dẫn chứng thực 
tiễn thông qua hình ảnh trực quan. Việc làm này giúp trẻ phát huy được tính tích cực 
chủ động, ham học hỏi, nhanh nhẹn trong mọi hoạt động. Từ đó trẻ sẽ tiếp tục được 
kiến thức nhanh hơn và ghi nhớ lâu hơn. Do vậy, khi cung cấp kiến thức về an toàn 
giao thông tôi tổ chức trong các hoạt động khác nhau:
 4 đường ở bên phải, ở thành phố thì phải đi trên vỉa hè. Khi tham gia giao thông phải 
đội mũ bảo hiểm, phải chấp hành đèn tín hiệu giao thông... 
 2.2.3. Thiết kế môi trường, làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ hoạt động.
 Như chúng ta đã biết, trẻ mẫu giáo rất dễ nhớ nhưng lại dễ quên.Trẻ chỉ khó 
quên những gì thật sâu sắc, hấp dẫn và nhắc đi nhắc lại. Nắm được những đặc điểm 
tâm lí trên của trẻ, để đưa việc giáo dục an toàn giao thông đến với trẻ, tôi đã chủ 
động thiết kế, trang trí tạo môi trường, làm đồ dùng, đồ chơi ở lớp tôi đầy đủ, phong 
phú, đa dạng.
 Căn cứ vào điều kiện thực tế của lớp, các nội dung cần giáo dục trẻ về an toàn 
giao thông, tôi tiến hành tạo môi trường trong và ngoài lớp học mang tính mở để cho 
trẻ hoạt động.
 Ở trong lớp học: Tôi lựa chọn các nội dung về giáo dục an toàn giao thông phù 
hợp với trẻ lớp tôi, các hình ảnh trang trí phải tươi sáng rõ nét để gây sự chú ý cho trẻ 
như hình ảnh ở bài tập mở: Trẻ có thể gạch bỏ những hành vi sai ở trong bức tranh, 
nhìn vào tranh trẻ biết những người tham gia giao thông nào đi đúng luật...
 Ví dụ: Khi đến chủ đề “Phương tiện giao thông”, tôi đã trang trí lớp học đẹp và 
phù hợp với chủ đề: Trang trí một số biển báo đơn giản dưới có ghi tên biển báo. 
Trang trí theo chủ đề. Tạo một số góc phố có ý đi đúng luật ở trong lớp.
 Ở ngoài lớp học: Tôi tiến hành làm các biển báo về an toàn giao thông, tạo sân 
chơi an toàn giao thông để trẻ được trải nghiệm.
 Ngoài ra, tôi đề nghị với Ban giám hiệu nhà trường trang bị thêm thiết bị, đồ 
dùng dạy học như: Tranh ảnh, lô tô, cột đèn tín hiệu, các loại phương tiện giao thông 
đường bộ có kích thước lớn, nhỏ khác nhau; xây dựng mô hình ngã tư đường phố trên 
sân trường; cung cấp băng đĩa về an toàn giao thông... 
 Tôi vận động các bậc phụ huynh hổ trợ các nguyên vật liệu, trang ảnh, họa báo, 
phế thải, tre, nứa... để tôi làm các đồ dùng dạy học như ô tô, các đèn tín hiệu, các biển 
báo, mũ bảo hiểm... 
 Với bản thân, tôi rất tích cực trong việc chuẩn bị đồ dùng để giáo dục trẻ về an 
toàn giao thông cho trẻ. Tôi đã tận dụng những nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương 
gồm vải vụn, vỏ hộp, tre, nứa, họa báo củ... cùng hướng dẫn trẻ làm ô tô, làm đoàn 
tàu từ bìa để trẻ ngồi vào lái khi thực hành, xây dựng mô hình ngã tư đường phố, làm 
rào chắn khu vực đường có tàu hỏa đi ngang. Trẻ được làm, được trải nghiệm trên 
các đồ dùng tự tay trẻ tạo ra nên rất hứng thú, đam mê vào các hoạt động có nội dung 
về an toàn giao thông. Mặt khác, tôi cũng thường xuyên sưu tầm các hình ảnh động 
cho trẻ được khám quá qua màn hình ti vi, nên dù không có điều kiện đến tận nơi 
nhưng trẻ vẫn được tận mắt nhìn thấy quá trình tham gia giao thông của mọi người ở 
các vùng, miền khác nhau (thành phố, nông thôn, đường làng, đường quốc lộ, các ngã 
 6 lái xe điện hoa, tín hiệuCác trò chơi được tổ chức vào các hoạt động học, hoạt 
động chiều, hoạt động ngoài trời.
 Trẻ rất hứng thú tham gia, thông qua các trò chơi không chỉ giúp trẻ nắm được 
một số quy định giao thông cơ bản mà còn rèn luyện cho trẻ khả năng chú ý, phản 
ứng nhanh nhẹn.
 * Tổ chức ngày hội giao lưu “An toàn giao thông vì nụ cười trẻ thơ”
 Đối với trẻ, được tự mình thực hành, khám phá và trải nghiệm các hoạt động 
thực tế dưới nhiều hình thức khác nhau sẽ giúp trẻ cũng cố lại những hiểu biết và 
cách ứng xử những hành vi, thói quen ban đầu trong chấp hành an toàn giao thông. 
Qua đó giúp trẻ rèn luyện tính tự tin, hoạt bát, khích lệ niềm vui khi đến trường, góp 
phần phát triển trí tuệ, hình thành kỹ năng sống tích cực cho trẻ. Mặt khác thông qua 
giao lưu giúp bản thân tôi cũng như các giáo viên thực hiện tốt nội dung giáo dục an 
toàn giao thông được lồng gép trong chương trình giáo dục mầm non, nâng cao nhận 
thức, ý thức của phụ huynh đối với việc giáo dục an toàn giao thông cho trẻ. Do vậy, 
tôi đã mạnh dạn đề xuất với đồng chí tổ trưởng chuyên môn, xin ý kiến ban giám hiệu 
nhà trường cho trẻ khối mẫu giáo lớn được giao lưu về nội dung “An toàn giao thông 
vì nụ cười trẻ thơ". Được ban giám hiệu cho phép, sự đồng tình ủng hộ của đồng chí 
tổ trưởng chuyên môn và các giáo viên dạy trẻ lớp mẫu giáo 5 tuổi, tôi đã xây dựng 
kế hoạch và triển khai buổi giao lưu như sau:
 Đối tượng: Trẻ, giáo viên, phụ huynh
 Nội dung giao lưu rất đơn giản: gồm 4 phần
 Phần 1: Giao lưu cùng đội bạn: Các đội chơi sẽ cùng nhau giao lưu các tiết mục 
văn nghệ, tiểu phẩm đo các đội chơi chuẩn bị.
 Phần 2: Chung sức (toàn đội).
 Trả lời câu hỏi có nội dung về an toàn giao thông: Ban tổ chức sẽ đưa ra các câu 
hỏi, nhiệm vụ của mỗi đội là sẽ trả lời câu hỏi (theo hình thức ai đưa tín hiệu trước sẽ 
giành quyền trả lời).
 Phần 3: Giành cho khán giả: Trả lời các câu hỏi về an toàn giao thông do ban tổ 
chức đưa ra.
 Phần 4: Trải nghiệm (dành cho trẻ): Thực hành đi qua ngã tư đường phố; Chọn 
biển báo theo yêu cầu.
 Trong một thời gian ngắn tổ chức nhưng hiệu quả mang lại khá cao, tạo nên sự 
hào hứng, sôi nổi cho cô, trẻ và phụ huynh.
 2.2.5. Tuyên truyền, phối kết hợp với gia đình để giáo dục trẻ:
 Phương pháp giáo dục kết hợp giữa gia đình và nhà trường là phương pháp quan 
trọng. Cho dù thực hiện phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ theo hướng nào nếu như 
chỉ có nhà trường và giáo viên nỗ lực cố gắng mà không có sự phối kết hợp với gia 
 8 huynh cũng nắm được, ý thức và hiểu biết hơn để tham gia giao thông trên đường 
phố, cần thực hiện đúng luật nhằm tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra.
 2.3. Kết quả đạt được:
 Qua việc thực hiện các biện pháp trên cùng với sự nổ lực phấn đấu của bản thân 
sau một năm học tôi thấy việc giáo dục an toàn giao thông cho trẻ đã mang lại hiệu 
quả thiết thực. Cụ thể: 
 Đối với trẻ:
 Đạt Chưa đạt
 Nội dung khảo sát
 SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ
Nắm kiến thức cơ bản về ATGT 28/30 93,3% 2/30 6,7%
Có kỹ năng thực hành, trải nghiệm về ATGT 29/30 96,7% 1/30 3,3%
Trẻ nhận biết được một số hành vi đúng, sai 
 29/30 96,7% 1/30 3,3%
khi tham gia giao thông
Trẻ nhận biết được ký hiệu đơn giản của một 
 27/30 90% 3/30 10%
số biển báo giao thông.
 Đối với phụ huynh: 100% phụ huynh nắm và thực hiện tốt các quy định về an 
toàn giao thông đường bộ: Phụ huynh và trẻ luôn đội mũ bảo hiểm khi đi trên đường, 
để xe đúng quy định khi đưa đón trẻ, quản lý trẻ tốt trong thời gian trẻ ở nhà...
 Đối với bản thân:
 Sau một năm thực hiện đề tài này bản thân tôi đã rút ra cho mình được rất nhiều 
bài học quý giá như:
 Kiến thức, chuyên môn, nghiệp vụ được nâng cao rõ rệt đặc biệt là tổ chức giờ 
chơi, hoạt động ngoài trời cho trẻ
 Có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc xây dựng kế hoạch, thiết kế nội dung hoạt 
động cho trẻ. Biết sử dụng tối đa nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để làm đồ 
dùng, đồ chơi phục vụ các giờ hoạt động cho trẻ, biết tận dụng sản phẩm của trẻ để 
trang trí, tạo môi trường một cách phù hợp. 
 Có thêm nhiều kinh nghiệm trong công tác phối kết hợp với phụ huynh để tạo 
cho trẻ cơ hội phát triển toàn diện về mọi mặt. 
 Đạt được kết quả như vậy, ngoài việc nắm chắc nội dung, phương pháp, hình 
thức tổ chức cho trẻ nắm kiến thức về an toàn giao thông đường bộ, chuẩn bị tốt các 
điều kiện trước khi lên lớp, bên cạnh đó còn có sự đóng góp không nhỏ của Ban giám 
hiệu nhà trường trong việc hướng dẫn, chỉ đạo, bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị; 
các bậc phụ huynh sưu tầm nguyên vật liệu, tranh ảnh, sách báo để hổ trợ cho tôi làm 
đồ dùng đồ chơi trong việc thực hiện giáo dục an toàn giao thông cho trẻ.
 3. PHẦN KẾT LUẬN:
 3.1. Ý nghĩa của đề tài
 10

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_an_toan_giao_thong_duong_bo_c.doc