SKKN Một số biện pháp gây hứng thú giúp trẻ tích cực tham gia hoạt động Âm nhạc ở trẻ 5-6 tuổi
Âm nhạc là một trong những bộ môn nghệ thuật giáo dục con người. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trẻ được nghe nhạc cổ điển từ trong bào thai sẽ kích thích sóng điện não phát triển tăng trí thông minh về sau này. Đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non, âm nhạc là môn học giúp trẻ phát triển toàn diện nhất. Và thông qua âm nhạc, trẻ sẽ linh hoạt, mạnh dạn, thông minh hơn. Việc sáng tạo các động tác minh họa kết hợp khi hát và rèn luyện cho trẻ khi vận động theo nhạc, sẽ thúc đẩy sự vận động cơ thể, sự nhanh nhẹn khéo léo, sự bền bỉ, dẻo dai của cơ thể qua các động tác. Gíao dục âm nhạc còn giúp trẻ phát triển trí tuệ, trẻ có khả năng trải nghiệm những cảm xúc trong quá trình cảm thụ âm nhạc và thể hiện âm nhạc. Khi nghe nhạc, trẻ cảm nhận được tính chất, tình cảm của tác phẩm âm nhạc, ảnh hưởng những trạng thái cảm xúc có trong tác phẩm âm nhạc. Âm nhạc còn giúp trẻ phát triển trí nhớ. Trí nhớ âm nhạc là khả năng thu nhận, ghi nhớ và trải nghiệm, trong quá trình học tập âm nhạc( ca hát, nghe nhạc, vận động, trò chơi âm nhạc) trẻ sẽ ghi nhớ nội dung, đề tài, hình tượng, ca từ trong lời ca, đường nét, bước nhảy, hướng chuyển động của giai điệu, sự dàn trải, tự do hoặc mô phỏng, nhắc lại trong tiết tấu… Từ đó trẻ có tư duy về độ cao, trường độ, luyện tai nghe và trí nhớ tác phẩm âm nhạc. Ngoài ra âm nhạc còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và cảm xúc. Âm nhạc là ngôn ngữ đặc thù để tạo dựng nên hình tượng âm nhạc. Hình tượng âm nhạc là loại hình mang tính khái quát và ước lệ cao. Khi tham gia hoạt động âm nhạc, trẻ phát triển tư duy, tưởng tượng và sáng tạo theo cảm xúc riêng của mình, vì thế mà trí tuệ phải hoạt động tích cực. Chính vì vậy mà chúng ta phải thực hiện hoạt động âm nhạc và lồng ghép giáo dục âm nhạc trong các hoạt động ở trường mầm non một cách phong phú và có hiệu quả.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp gây hứng thú giúp trẻ tích cực tham gia hoạt động Âm nhạc ở trẻ 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp gây hứng thú giúp trẻ tích cực tham gia hoạt động Âm nhạc ở trẻ 5-6 tuổi

động còn rời rạc. Là một giáo viên mầm non trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ, với mong muốn truyền đạt thật nhiều kiến thức cho trẻ, giúp trẻ phát triển hết khả năng vốn có của mình về âm nhạc nói chung và về khả năng cảm thụ âm nhạc nói riêng. Chính vì lý do đó mà tôi mạnh dạn chọn đề tà “Một số biện pháp gây hứng thú giúp trẻ tích cực tham gia hoạt động âm nhạc ở trẻ 5-6 tuổi”. Với mong muốn phát huy tính tích cực, sáng tạo, năng lực cảm thụ nghệ thuật âm nhạc của trẻ góp phần giáo dục phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. 1.1: Cơ sở lý luận của đề tài. Âm nhạc là một trong những bộ môn nghệ thuật giáo dục con người. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trẻ được nghe nhạc cổ điển từ trong bào thai sẽ kích thích sóng điện não phát triển tăng trí thông minh về sau này. Đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non, âm nhạc là môn học giúp trẻ phát triển toàn diện nhất. Và thông qua âm nhạc, trẻ sẽ linh hoạt, mạnh dạn, thông minh hơn. Việc sáng tạo các động tác minh họa kết hợp khi hát và rèn luyện cho trẻ khi vận động theo nhạc, sẽ thúc đẩy sự vận động cơ thể, sự nhanh nhẹn khéo léo, sự bền bỉ, dẻo dai của cơ thể qua các động tác. Gíao dục âm nhạc còn giúp trẻ phát triển trí tuệ, trẻ có khả năng trải nghiệm những cảm xúc trong quá trình cảm thụ âm nhạc và thể hiện âm nhạc. Khi nghe nhạc, trẻ cảm nhận được tính chất, tình cảm của tác phẩm âm nhạc, ảnh hưởng những trạng thái cảm xúc có trong tác phẩm âm nhạc. Âm nhạc còn giúp trẻ phát triển trí nhớ. Trí nhớ âm nhạc là khả năng thu nhận, ghi nhớ và trải nghiệm, trong quá trình học tập âm nhạc( ca hát, nghe nhạc, vận động, trò chơi âm nhạc) trẻ sẽ ghi nhớ nội dung, đề tài, hình tượng, ca từ trong lời ca, đường nét, bước nhảy, hướng chuyển động của giai điệu, sự dàn trải, tự do hoặc mô phỏng, nhắc lại trong tiết tấu Từ đó trẻ có tư duy về độ cao, trường độ, luyện tai nghe và trí nhớ tác phẩm âm nhạc. Ngoài ra âm nhạc còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và cảm xúc. Âm nhạc là ngôn ngữ đặc thù để tạo dựng nên hình tượng âm nhạc. Hình tượng âm nhạc là loại hình mang tính khái quát và ước lệ cao. Khi tham gia hoạt động âm nhạc, trẻ phát triển tư duy, tưởng tượng và sáng tạo theo cảm xúc riêng của mình, vì thế mà trí tuệ phải hoạt động tích cực. Chính vì vậy mà chúng ta phải thực hiện hoạt động âm nhạc và lồng ghép giáo dục âm nhạc trong các hoạt động ở trường mầm non một cách phong phú và có hiệu quả. 1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài: Ca hát là một trong những nội dung của giáo dục âm nhạc, nó là loại hình nghệ thuật có giá trị biểu cảm cao vì nó tác động đến người nghe cả về âm nhạc và lời ca, nó phản ánh cuộc sống sinh hoạt, tâm tư tình cảm của con người và nó gấn gũi Âm nhạc là một hoạt động rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ vì điều kiện và thời gian có hạn nên tôi chỉ thực hiện được đề tài “Một số biện pháp gây hứng thú giúp trẻ tích cực tham gia hoạt động âm nhạc ở trẻ 5-6 tuổi” ở lớp mẫu giáo 5-6 tuổi A2 b. Kế hoạch nghiên cứu: Từ tháng 9/2019 đến tháng 10/2020: nghiên cứu thực trạng “Một số biện pháp gây hứng thú giúp trẻ tích cực tham gia hoạt động âm nhạc ở trẻ 5-6 tuổi”. ở lớp mẫu giáo 5-6 tuổi trường mầm non Đông Quang. Từ thang 10/2019 đến tháng 1/2020 và tiếp tục từ tháng 5/2020 đến tháng 6/2020: thực hiện một số biện pháp “Một số biện pháp gây hứng thú giúp trẻ tích cực tham gia hoạt động âm nhạc ở trẻ 5-6 tuổi”. lớp mẫu giáo 5-6 tuổi trường mầm non Đông Quang. Từ tháng 6/2020 đến 06/7/2020: tổng hợp kết quả nghiên cứu, hoàn thiện sáng kiến kinh nghiệm. 6. Phương pháp nghiên cứu đề tài: Để thực hiện được đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp sau: + Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết + Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin. + Phương pháp thực hành trải nghiệm tại nhóm lớp. + Phương pháp thống kê, xử lý số liệu. + Phương pháp quan sát. + Phương pháp đàm thoại, trao đổi trực tiếp. + Phương pháp trực quan thính giác. + Phương pháp thực hành nghệ thuật. 7. Khảo sát thực trạng: a. Thuận lợi: Tôi là giáo viên hiện đang công tác tại lớp mẫu giáo 5-6 tuổi trường mầm non Đông Quang, là một trường nằm trong hệ thống quản lý của phòng giáo dục và đào tạo huyện Ba Vì. Nhờ có sự quan tâm, giúp đỡ của phòng giáo dục, sự chỉ đạo sát sao của ban giam hiệu về hoạt động chuyên môn và tạo điều kiện về trang thiết bị, đồ dùng học tập, tư liệu cho bản thân tôi, cùng sự nhiệt tình ủng hộ của đồng nghiệp, phụ huynh, cả lớp đã được trang bị ti vi, đầu đĩa, băng đĩa, một số đồ dùng hỗ trợ việc giảng dạy khác như: may chiếu, máy tính, loa âm thanh100% nhóm lớp thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới. Bản thân thường xuyên được tham gia các lớp tập huấn của phòng giáo dục triển khai, dự giờ các hoạt động của PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1.Tên đề tài: “Một số biện pháp gây hứng thú giúp trẻ tích cực tham gia hoạt động âm nhạc ở trẻ 5-6 tuổi”. 2.Những biện pháp thực hiện: - Tự học tập bồi dưỡng để nâng cao kỹ năng âm nhạc cho bản thân. ? - Tạo môi trường học tập phong phú. ? - Tổ chức các hoạt động âm nhạc nhẹ nhàng, linh hoạt. ? - Lựa chọn một số trò chơi phù hợp với từng hoạt động âm nhạc. ( XEM LẠI) - Kết hợp âm nhạc với các hoạt động học khác. - Tổ chức ngày hội, ngày lễ trong trường, lớp mầm non. ? - Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động âm nhạc. ? - Phối kết hợp cùng phụ huynh. 3. Biện pháp từng phần: 3.1. Biện pháp 1: Tự học tập bồi dưỡng để nâng cao kỹ năng âm nhạc cho bản thân. Tuy bản thân tôi đã được đào tạo cơ bản chuyên sâu về kiến thức, kỹ năng cho trẻ theo đúng chuyên nghành và nhiều năm kinh nghiệm dạy trẻ 5-6 tuổi, song trong quá trình tổ chức cho trẻ hoạt động âm nhạc còn mặt hạn chế. Chính vì vậy để tổ chức tốt, có hiệu quả cao trong hoạt động âm nhạc đến trẻ thì trước hết là một người giáo viên cần phải nắm được những kiến thức cơ bản như: + Nắm chắc kiến thức, kỹ năng tooe chức các hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi. + Thiết kế được các hoạt động giáo dục âm nhạc phù hợp với từng chủ đề. + Thuộc và hát đúng các bài hát, điệu múa, vận động cơ bản trong chương trình theo độ tuổi. + Biết tổ chức các trò chơi âm nhạc âm nhạc phù hợp cho trẻ. + Biết tạo một môi trường âm nhạc phong phú, nghệ thuật. + Biết cách làm một số đồ dùng, dụng cụ âm nhạc đơn giản. Để nắm được các kiến thức cơ bản trên, bản thân đã tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên đề, các hoạt động âm nhạc dạy mẫu do phòng giáo dục và đào tạo triển khai. Tham gia học tập các đồng nghiệp trong trường và trường bạn. Ngoài ra tôi còn tham khảo trên truyền hình, trên mạng internet, một số tài liệu, tập san, tạp chí giáo dụcĐồng thời tôi luôn sáng tạo, đổi mới hình thức tổ chức hoạt động âm nhạc một cách linh hoạt đạt kết quả tốt đến trẻ. Từ đó nâng cao chất lượng tổ chức cảm của âm thanh đó, ghi nhớ những đặc điểm, tính chất của hình tượng âm nhạc. Vì thế mà trò chơi âm nhạc sẽ giúp trẻ thoải mái, khi trẻ vận động chạy nhảy... trẻ sẽ hoạt bát hơn, nhanh nhẹn hơn và rất hứng thú trong giờ học. Vậy, muốn có một giờ hoạt động âm nhạc đạt kết quả cao đòi hỏi cô giáo phải hát đúng nhạc, đúng giai điệu của tác phẩm âm nhạc. Có sử dụng kết hợp đàn, nhạc cụ để trẻ được làm quen với các âm thanh nhạc khác nhau, cô hát càng hay càng thu hút trẻ vào giờ học. Cô hát phải thể hiện tình cảm, sắc của bài hát. Cô giới thiệu dẫn dắt hay, có nội dung để trẻ hát cùng cô cả bài. Trong hoạt động âm nhạc cô nên chuẩn bị nhạc cụ âm nhạc cho trẻ thực hiện: Tôi thường sử dụng phách tre, song loan, trống lắc, xắc xô, xúc xắc làm bằng non bia... Trẻ hát đúng, hát hay chưa đủ mà còn dạy trẻ vận động theo nhạc, biết phối hợp âm nhạc theo nhịp điệu. Khi trẻ vừa hát vừa vận động theo nhạc giúp trẻ biết cảm nhận về âm nhạc, trông trẻ thật hồn nhiên dễ thương. Hầu hết các bài hát có thể cho trẻ vận động múa, múa minh họa. Vì múa là hoạt động nghệ thuật, dùng hình thể, tư thế để biểu hiện lên tư tưởng, tình cảm của một tác phẩm âm nhạc. Múa và âm nhạc quan hệ mật thiết và không tách rời nhau. Một bài hát có thẻ cho trẻ làm quen với 2, 3 cách vận động khác nhau để thay đổi hình thức, giúp trẻ làm quen với nhiều loại hình tiết tấu và không nhàm chán. Có thể cho trẻ mặc trang phục theo bài hát, giúp trẻ biết trang phục của một số vùng miền theo nội dung bài hát. Khi chọn bài nghe hát tôi chọn bài hát có nội dung phù hợp toát lên nội dung chính của bài dạy hát. Ví dụ: Dạy hát bài "Cô giáo em" thì nên chọn nghe hát bài: "Tình em cô giáo mầm non" nhằm hướng trẻ vào nội dung bài học một cách dễ dàng và dễ giáo dục cho trẻ. Trẻ được nghe những bản nhạc phù hợp, trẻ sẽ cảm nhận giai điệu, ý nghĩa đời sống văn hoá vùng miền qua bài hát. Khi múa có thể mặc trang phục theo yêu cầu của bài hát Để tăng phần hấp dẫn của giờ học âm nhạc, cần cho trẻ chơi trò chơi âm nhạc nhằm phát triển năng khiếu, ôn luyện kiến thức, kỹ năng cho trẻ về âm nhạc. Sự phản ứng về các âm thanh khác nhau để phát triển khả năng nghe nhạc của trẻ. Cô hướng dẫn cách chơi trò chơi rõ ràng, cụ thể, dần dần nâng cao yêu cầu của trò chơi đối với trẻ. Tôi cho số đông trẻ được tham gia chơi, tôi nhận thấy một giờ hoạt động âm nhạc cần đảm bảo các nội dung: Ca hát, vận động theo lời ca, trẻ được nghe hát và được chơi trò chơi âm nhạc. Trong một giờ học được tổ chức thực hiện như trẻ được chơi với cô, được gần gũi trò chuyện với cô, không gò bó, ép buộc trẻ. Về đội hình không cứng nhắc như trước đây, có thể cho trẻ thay đổi nhiều đội hình khác nhau: Hình tròn, chữ u, theo nhóm, tự do... để trẻ được thoải mái hoạt động linh hoạt, nhanh tiếng ồn ào tạo ra không làm ảnh hưởng đến các góc hoạt động yên tĩnh khác xung quanh. Để kích thích tính tò mò, lôi cuốn trẻ vào góc chơi âm nhạc, tôi luôn chú ý thay đổi những dụng cụ tạo ra âm thanh khác nhau theo định kỳ, tạo điều kiện cho trẻ sử dụng tối đa, tạo điều kiện cho trẻ thể hiện những ý tưởng, mong muốn của trẻ, đặc biệt phát huy tác dụng hỗ trợ nhau của trẻ. Trẻ liên kết với nhau tổ chức các hoạt động mang tính nghệ thuật. Có thể cho trẻ phối hợp chơi với nhóm tạo hình trang trí váy hóa trang, cùng nhau biểu diễn văn nghệ. Lúc đó trẻ vô cùng thích thú khi được sử dụng đồ dùng do mình làm ra để thực hiện các hoạt động âm nhạc. 3.4. Biện pháp 4: Tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ qua các hoạt động khác trong ngày. * Hoạt động đón trẻ : Vào mỗi buổi sáng, khi trẻ đến trường với trạng thái ở mỗi trẻ một khác nhau. Đó là lúc cần tạo không khí vui vẻ, lôi cuốn trẻ đến trường. Lúc này trẻ được nghe những bài hát có chủ đề về trường, lớp, bạn bè thì trẻ sẽ cảm thấy hứng thú hơn, ấm áp hơn và thích đến trường hơn. Cô cho trẻ xem băng đĩa âm nhạc với các bài phù hợp như: “Em đi mẫu giáo, trường chúng cháu là trường mầm non, vui đến trường” từ đó trẻ có thể bắt trước các điệu múa, nhún nhảy theo nhạcdần đân hình thành ở trẻ ý thức hứng thú quan sát, ham hiểu biết, phát thiển tốt về tai nghe.Ngoài ra, để tạo cho trẻ nề nếp trước khi vào lớp phải lễ phép, tự tin qua bài hát: “Lời chào buổi sáng” của Nguyễn Thị Nhung nhắc nhở cháu phải chào bố mẹ... Cho trẻ nghe những bài trẻ có thể hát theo được như ở trên. Ngoài tác động âm nhạc còn giúp trẻ làm quen, củng cố các bài trong chương trình trẻ phải học hát. Còn có nhiều bài hát không cần trẻ phải hát được cũng tạo không khí vui vẻ khi đến trường: Như bài “Đi học” của Bùi Đình Thảo, “Bài ca đi học” của Phan Trần Bảng không chỉ giúp trẻ làm quen, nhận biết cuộc sống xung quanh mà còn cho trẻ biết cô giáo là người chăm sóc từng bữa ăn giấc ngủ : “Cô giáo như mẹ hiền”, “Ngày đầu tiên đi học” của Nguyễn Ngọc Thiện. Ngoài giờ âm nhạc, còn tổ chức nghe nhạc trong các gìơ khác. Đây là phươngpháp giáo dục tổng hợp đạt hiệu quả cao. * Hoạt động thể dục sáng : Họat động thể dục sáng được lồng ghép âm nhạc thì hiệu quả rất cao, các cháu rất là hứng thú tham gia , giúp giáo viên bớt mệt mỏi khi phải dùng các hiệu lệnh khác để hướng dẫn trẻ. Âm nhạc còn có tác dụng giúp trẻ biết chú ý theo đúng nhịp điệu
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_gay_hung_thu_giup_tre_tich_cuc_tham_gi.docx