SKKN Một số biện pháp gây hứng thú giúp trẻ mẫu giáo lớn tích cực, hào hứng với môn Âm nhạc

Trẻ mầm non lứa tuổi được coi là “nhạy cảm thông minh lạ lùng” đến với nghệ thuật một cách tự nhiên và tác động của nghệ thuật đến với các con thật mạnh mẽ. Ngay từ khi lọt lòng, âm nhạc đến với trẻ thật nhẹ nhàng qua tiếng “à ơi” của bà, “cái cò” của mẹ. Chính cái bắt đầu ấy đã vô hình chung đưa mỗi tâm hồn trẻ thơ hòa vào âm nhạc, âm nhạc với trẻ thơ dương như là một thế giới kì diệu đầy cảm xúc. Những âm điệu mượt mà êm dịu ấy tác động vào đôi tai bé bỏng non nớt, giúp trẻ có được đôi tai biết nghe nhạc tinh tế để sau này vào trường mầm non, những giai điệu, tiết tấu nhịp nhàng, trò chơi âm nhạc, những hoạt động văn nghệ sôi nổi sẽ đưa trẻ vào thế giới của những giai điệu trầm, bổng đầy màu sắc. Âm nhạc đem lại cho trẻ những hiểu biết về thế giới xung quanh, phát triển trí tưởng tưởng sáng tạo nghệ thuật, sự linh hoạt mạnh dạn… Bộ môn âm nhạc mang tính thích hợp, trẻ không những đươc tiếp cận, trải nghiệm một cách thoải mái mà còn học được mối quan hệ tốt đẹp, hợp tác chia sẻ góp phần phát triển ngôn ngữ tai nghe và làm giàu vốn từ cho trẻ.
Là một giáo viên dạy lứa tuổi mẫu giáo lớn, trường mầm non Hoa Hồng, một trường của xã, hầu hết trẻ ở địa phương còn có nhiều khó khăn, kiến thức và sự cảm thụ âm nhạc còn hạn chế “ Làm thế nào để tìm ra biện pháp giúp trẻ học tốt môn âm nhạc, giúp trẻ thành thục về kỹ năng, có tâm hồn trong sang, giàu cảm xúc, biết hướng tới chân thiện mĩ” là điều tôi không ngừng suy nghĩ và sáng tạo trong quá trình dạy môn này. Những trăn trở đó thôi thúc tôi tiến tới chọn đề tài “Một số biện pháp gây hứng thú giúp trẻ mẫu giáo lớn tích cực, hào hứng với môn âm nhạc”
doc 29 trang skmamnonhay 24/04/2024 970
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp gây hứng thú giúp trẻ mẫu giáo lớn tích cực, hào hứng với môn Âm nhạc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp gây hứng thú giúp trẻ mẫu giáo lớn tích cực, hào hứng với môn Âm nhạc

SKKN Một số biện pháp gây hứng thú giúp trẻ mẫu giáo lớn tích cực, hào hứng với môn Âm nhạc
 Một số biện pháp gây hứng thú giúp trẻ mẫu giáo lớn tích cực, hào hứng với 
môn âm nhạc
I. ĐẶT VẤN ĐỀ ( Lý do chọn đề tài)
 1. Lý do chọn đề tài
 Một nhà soạn nhạc người Đức – Robert Schumann đã từng phát ngôn 
rằng “ Nhiệm vụ cao quý nhất của âm nhạc chiếu sáng vào những cõi sâu thẳm 
trong trái tim mỗi con người”Âm nhạc là loại hình nghệ thuật dùng âm thanh để 
diễn đạt tâm trạng của con người, âm nhạc có sức biểu cảm rất lớn, nó mang đến 
những giá trị sâu sắc về tâm hồn, nhân cách, suy nghĩ và văn hóa của con người, 
hướng con người đến một thế giới chân thiện mỹ. Cùng với các phương tiện diễn tả 
âm nhạc: Giai điệu, cường độ, tiết tấu, hòa âm, âm sắc, hình thức... Bản chất thời 
gian trong âm nhạc làm cho nó có thể truyền đạt sự vận động của tình cảm và ý 
tưởng trong tất cả những sắc thái tinh tế nhất. Âm nhạc được sinh ra từ quá trình 
lao động của con người và trở lại phục vụ con người sản xuất và sáng tạo. Âm nhạc 
gắn liền với con người từ lúc chào đời đến khi từ giả cuộc sống. Những khúc hát 
ru, những bài hát đồng giao, những điệu hò trong lao động, những bài hát giao 
duyên, những điệu múa trong kho tàng âm nhạc dân gian là nguồn cội của nghệ 
thuật âm nhạc, là cơ sở cho sáng tạo âm nhạc, là đề tài cho bao nhạc sỹ viết lên 
những ý nhạc rất đẹp làm rung động lòng người.
 Có thể nói, âm nhạc là một nhu cầu về thưởng thức, hoạt động và giải trí 
của mọi lứa tuổi. Âm nhạc trong trường Mầm non có nét đặc thù riêng, nó không 
chỉ mang tính giải trí đơn thuần mà nhằm giúp các em phát triển toàn diện, tác 
động vào thế giới tinh thần của các em những cái hay, cái đẹp, cái tích cực và có ý 
nghĩa to lớn của nghệ thuật âm nhạc. Có câu nói: “Hãy mang lại cho bé niềm yêu 
thương ngọt ngào từ những giai điệu bất hủ biết đâu bạn sẽ có một thiên tài trong 
tương lai”
 Trẻ mầm non lứa tuổi được coi là “nhạy cảm thông minh lạ lùng” đến với 
nghệ thuật một cách tự nhiên và tác động của nghệ thuật đến với các con thật mạnh 
mẽ. Ngay từ khi lọt lòng, âm nhạc đến với trẻ thật nhẹ nhàng qua tiếng “à ơi” của 
bà, “cái cò” của mẹ. Chính cái bắt đầu ấy đã vô hình chung đưa mỗi tâm hồn trẻ 
thơ hòa vào âm nhạc, âm nhạc với trẻ thơ dương như là một thế giới kì diệu đầy 
cảm xúc. Những âm điệu mượt mà êm dịu ấy tác động vào đôi tai bé bỏng non nớt, 
giúp trẻ có được đôi tai biết nghe nhạc tinh tế để sau này vào trường mầm non, 
những giai điệu, tiết tấu nhịp nhàng, trò chơi âm nhạc, những hoạt động văn nghệ 
sôi nổi sẽ đưa trẻ vào thế giới của những giai điệu trầm, bổng đầy màu sắc. Âm 
nhạc đem lại cho trẻ những hiểu biết về thế giới xung quanh, phát triển trí tưởng 
tưởng sáng tạo nghệ thuật, sự linh hoạt mạnh dạn Bộ môn âm nhạc mang tính 
thích hợp, trẻ không những đươc tiếp cận, trải nghiệm một cách thoải mái mà còn 
học được mối quan hệ tốt đẹp, hợp tác chia sẻ góp phần phát triển ngôn ngữ tai 
nghe và làm giàu vốn từ cho trẻ.
 Là một giáo viên dạy lứa tuổi mẫu giáo lớn, trường mầm non Hoa Hồng, 
một trường của xã, hầu hết trẻ ở địa phương còn có nhiều khó khăn, kiến thức và 
sự cảm thụ âm nhạc còn hạn chế “ Làm thế nào để tìm ra biện pháp giúp trẻ học tốt 
 2 Một số biện pháp gây hứng thú giúp trẻ mẫu giáo lớn tích cực, hào hứng với 
môn âm nhạc
thành trong tâm hồn trẻ, tạo điều kiện phát triển thị hiếu âm nhạc. Đây là bước 
khởi đầu giúp trẻ biết lựa chọn, đánh giá tác phẩm âm nhạc và biết cách biểu diễn 
ở mức độ đơn giản.
 2. Thực trạng của vấn đề
 Ca hát là một trong những nội dung của giáo dục âm nhạc, nó là loại hình 
nghệ thuật có giá trị biểu cảm cao vì nó tác động đến người nghe cả về âm nhạc và 
lời ca, nó phản ánh cuộc sống sinh hoạt, tâm tư tình cảm của con người và nó gấn 
gũi với con người, được đông đảo công chúng yêu thích. Trong trường mầm non 
ca hát là 1 hoạt động được thực hiện thường xuyên liên tục và được lồng ghép 
trong các hoạt động của trẻ, nó là cầu nối giữa hoạt động này với hoạt động khác 
và nó là nguồn tạo hứng thú mạnh mẽ nhất để trẻ tham gia vào các hoạt động. Tuy 
nhiên khi trẻ ca hát ta thường nhận thấy đôi lúc có phần không chính xác về giai 
điệu hoặc về lời ca, thậm chí trẻ còn tự sáng tác lời không phù hợp nội dung) để..... 
Mặt khác kỹ thuật hát của trẻ còn hạn chế về giọng, về hơi, vì âm vực tiết tấu vì thế 
nó làm giảm đi tính nghệ thuật của bài hát. Ngoài ra cơ quan phát âm của trẻ chưa 
thực sự hoàn chỉnh, âm phát ra yếu, hơi thở ngắn, nông và đặc biệt sự phối hợp 
giữa tai nghe và giọng chưa thật chủ động. Do đó trẻ hát chưa có tính nghệ thuật. 
Vậy làm thế nào để trẻ hát hay, hát chính xác một tác phẩm âm nhạc?
Chính vì những lý do trên mà năm học này tôi đi sâu nghiên cứu Một số biện pháp 
gây hứng thú giúp trẻ mẫu giáo lớn tích cực, hào hứng với môn âm nhạc. Sau 
đây là những thuận lợi và khó khăn:
a.Thuận lợi:
- Luôn được sự hướng dẫn chỉ đạo sát sao về chuyên môn của phòng giáo dục và 
sự quan tâm của BGH nhà trường về cơ sở vật chất cũng như khích lệ về tinh thần 
tạo điều kiện cho giáo viên hưởng ứng tham gia các phong trào của trường và cấp 
trên.
- Môi trường lớp học rộng, thoáng mát đủ ánh sáng cho trẻ hoat động.
- Đồ dùng phương tiện tài liệu cho bộ môn âm nhạc khá phong phú. Lớp được 
trang bị đầy đủ các trang thiết bị, đồ dùng thuận tiện như: Máy vi tính, máy chiếu, 
đàn, ti vi, đầu đĩa phù hợp với trẻ.
- Trẻ trong lớp 100% là độ tuổi mẫu giáo lớn mạnh dạn tự tin thích tham gia vào 
mọi hoạt động đặc biệt là hoạt động giáo dục âm nhạc trong số đó có một số cháu 
có năng khiếu múa hát, tham gia văn nghệ.
- Bản thân giáo viên có trình độ chuyên môn yêu nghề mến trẻ, yêu thích bộ môn 
âm nhạc có kinh nghiệm truyền thụ tác phẩm tới trẻ kết hợp nồng ghép những trò 
chơi âm nhạc đặc sắc phù hợp thu hút trẻ.
b. Khó khăn:
- Trẻ có sự cảm nhận âm nhạc còn hạn chế, chưa mạnh dạn, tự tin trong các hoạt 
động văn nghệ.
- Phụ huynh đa số chưa quan tâm và hiểu được tầm quan trọng của bộ môn âm 
nhạc
 4 Một số biện pháp gây hứng thú giúp trẻ mẫu giáo lớn tích cực, hào hứng với 
môn âm nhạc
 - Ngoài ra còn có một số đồ dùng khuyến khích trẻ sáng tạo trong vận động 
theo nhạc như: khăn choàng, cờ đuôi nheo, vòng đeo tay, chân, những con búp bê 
bằng vải hay thú nhồi bông làm bạn nhảy cùng trẻ. Tất cả những đồ dùng, đồ chơi 
trên đều phải ở trạng thái mở, trẻ dễ dàng lấy và sử dụng.
Khi bố trí góc âm nhạc cần chú ý sao cho ở nơi đó tiếng ồn ào trẻ tạo ra tại góc 
không ảnh hưởng, làm phiền đến những hoạt động yên tĩnh ở góc khác.
 - Để kích thích tính tò mò, ham hiểu biết lôi cuốn trẻ vào góc chơi âm nhạc, tôi 
luôn chú ý thay đổi chất liệu, những thiết bị tạo âm thanh khác nhau định kỳ, tạo 
điều kiện cho trẻ sử dụng tối đa.
 - Tại góc âm nhạc, tôi còn chú ý tạo điều kiện cho trẻ thể hiện những ý tưởng, 
mong muốn của trẻ, đặc biệt phát huy tác dụng của trẻ hỗ trợ nhau, liên kết với 
nhau tổ chức các hoạt động mang tính nghệ thuật. Khuyến khích trẻ tự làm hay 
cùng trẻ trang trí một số đồ dùng đồ chơi để vỗ hay gõ đệm bài hát nhằm gây hứng 
thú cho trẻ khi sử dụng. Có thể cho trẻ phối hợp chơi với nhóm tạo hình trang trí 
váy áo làm mặt nạ hóa trang....Trẻ vô cùng sung sướng khi được sử dụng đồ dùng 
do chính trẻ tạo ra, để thực hiện các hoạt động âm nhạc.
 Hình ảnh: Trẻ tự tay làm và trang trí các dụng cụ âm nhạc.
 - Khi bố trí góc âm nhạc tôi chú ý sao cho tiếng ồn ào trẻ tạo ra ở góc chơi 
không ảnh hưởng tới những hoạt động tĩnh ở chỗ khác. Để kích thích sự tò mò ham 
hiểu biết lôi cuốn trẻ vào góc âm nhạc tránh nhàm chán tôi chú ý thay đổi chất liệu, 
thiết bị tạo ra âm thanh khác nhau định hình tạo điều kiện cho trẻ sử dụng tối đa.
 VD: Cái nắp xoong có thể tạo ra âm thanh khác nhau khi sử dụng khi ta để úp 
hay để ngửa nắp.
 Ngoài ra tôi còn khai thác một số hình thức mới giúp trẻ trải nghiệm tìm tòi 
khám phá đồ dùng mới:
 6 Một số biện pháp gây hứng thú giúp trẻ mẫu giáo lớn tích cực, hào hứng với 
môn âm nhạc
 - Sử dụng: Trẻ dùng phách tre để gõ đệm theo tiết tấu cho bài hát.
 * Các loại xúc sắc:
 - Nguyên liệu: Các loại vỏ hộp sữa chư, hộp váng sữa, vỏ hộp thạch, hộp non 
 bia, vỏ con trai, các loại hột ( gạo, hạt ngô, hạt đõ,) sỏi trắng, xốp, đề can, 
 duy băng
 - Cách làm:
 + Sưu tầm rửa sạch, phơi khô các loại vỏ hộp trên.
 + Cho các loại đỗ, sổi, hột hạt trên vào bên trong các hộp.
 + Đậy kín, dán trang trí xốp màu, đề can, cắt duy băng làm nơ cho đẹp mắt.
 - Cách sử dụng: Trẻ dùng xúc sắc gõ đệm theo tiết tấu cho bài hát.
 * Đàn, trống, phèng tự tạo:
 - Nguyên vật liệu: Các vỏ hộp kẹo bằng nhựa cứng trong, vỏ bằng sắt với nhiều 
 hình dạng khác nhau, các thanh nhựa cứng dài 50cm, các hộp sữa to đã dùng, 
 đề can, xốp màu, dây thép nhỏ..
 - Cách làm: 
 + Đàn: Gắn thanh nhựa cứng làm cần đàn vào vỏ hộp kẹo trong làm bầu đàn, 
 dán trang trí họa tiết, xốp, đề can tạo các nốt nhạc vui mắt, nối dây thép nhỏ từ 
 cần đàn tới bầu đàn làm dây đàn.
 + Trống: Dùng các hộp sữa to đã qua sử dụng có dạng khối trụ bọc kín bằng 
 xốp, giấy màu, đề can, lấy duy băng buộc vào 2 đầu dây làm dây đeo.
 + Phèng: lấy 2 mảnh vỏ hộp kẹo hình tròn bằng sắt, sơn màu, vẽ hoa văn 
 trống đồng, hình con giống, hoa lá trang trí.
- Cách sử dụng: Trẻ có thể dùng các đồ dùng trên để gõ đệm và biểu diễn các bài 
hát
 Hình ảnh: Các dụng cụ âm nhạc do cô và trò tự làm ra.
 8 Một số biện pháp gây hứng thú giúp trẻ mẫu giáo lớn tích cực, hào hứng với 
môn âm nhạc
- Cách làm: Xếp những chai thành dẫy, rót vào đó những lượng nước khác nhau có 
thể phát ra những tiếng khác nhau.
- Cô giúp trẻ khám phá âm thanh bằng cách lấy 1 thanh nhỏ gõ vào các chai nước. 
Những chai giống nhau có lượng nước giống nhau sẽ phát ra âm thanh giống nhau. 
Trẻ rót thêm nước vào một số chai và gõ. Trẻ so sánh âm thanh phát ra từ các chai 
có lượng nước khác nhau. Từ đó trẻ sắp xếp các chai thành dẫy từ chai phát ra âm 
trầm đến bổng.
d. Nhà hát: Để giúp trẻ hứng thú với môn âm nhạc, tôi đã trang trí và thiết kế góc 
trò chơi âm nhạc thành một sân khấu biểu diễn.
 - Nguyên vật liệu: Vải vụn mỏng may rèm, thanh inốc dài 1,5m, 1 bục gỗ 
cao 30cm, chiều dài 1,5m, chiều rộng dài 1m, một số đồ dùng hóa trang, các loại 
nhạc cụ.
 - Cách làm: Dùng vải vụn màu sắc đẹp may thành rèm sân khấu 2 lớp, treo 
vào thanh inốc, khoan 2 đầu vào tường, bục gỗ để dưới chân sân khấu trải một 
miếng thảm gi màu đỏ làm nền sân khấu, phía trong sân khấu trang trí nền phông 
bằng các hình ảnh, nốt nhạc ngộ nghĩnh, đẹp mắt. Phía trước để 1 số bụi cỏ hoa, 
nấm, cây xanh tạo không khí biểu diễn. Chuẩn bị vé vào cổng, micro, vẽ một bảng 
ghi nội dung chương trình.
 - Sử dụng: Với sân khấu âm nhạc đa năng này, trẻ có thể dùng để biểu diễn 
văn nghệ. Cô khuyến khích trẻ đóng vai người bán vé vào cổng, một số bạn làm 
khan giả ngồi xem, một số bạn làm ca sĩ biểu diễn các bài hát, múa, nhảy, sử dụng 
các loại nhạc cụ, bạn làm nhạc công, bạn làm người dẫn chương trình
ảnh minh họa
 Hình ảnh: Trẻ được biểu diễn bằng những dụng cụ âm nhạc mình làm ra
 10

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_gay_hung_thu_giup_tre_mau_giao_lon_tic.doc