SKKN Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm quen môi trường xung quanh thông qua hoạt động học

Đây là đề tài mà được nhiều người nghiên cứu, nhưng đối với bản thân tôi đây là đề tài tôi nghiên cứu lần đầu và có nhiều điểm mới đạt hiệu quả cao trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ lớp tôi phụ trách. Cụ thể:
Đề tài áp dụng sẽ tạo được sự hấp dẫn lôi cuốn trẻ hứng thú, tham gia tích cực vào hoạt động để trẻ nắm được các kiến thức, kỹ năng phù hợp với từng độ tuổi nhằm đạt mục tiêu giáo dục đề ra.
Qua các giải pháp sẽ giúp giáo viên tích cực, say mê học hỏi, tìm tòi để linh hoạt, sáng tạo trong quá trình tổ chức các hoạt động học cho trẻ nói chung, giờ hoạt động học cho trẻ làm quen môi trường xung quanh nói riêng. Đáp ứng với nhu cầu sử dụng phương pháp giáo dục mầm non hiện nay.
Qua đó chia sẽ kinh nghiệm cùng với đồng nghiệp để cùng nhau nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, góp phần đưa chất lượng giáo dục trẻ mầm non ngày càng tốt hơn.
docx 17 trang skmamnonhay 13/06/2024 990
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm quen môi trường xung quanh thông qua hoạt động học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm quen môi trường xung quanh thông qua hoạt động học

SKKN Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm quen môi trường xung quanh thông qua hoạt động học
 và đang dẫn trẻ bước những bước đầu tiên trong hành trình khám phá khoa học 
sau này.
 Ở trường mầm non có rất nhiều hình thức cho trẻ làm quen với môi 
trường xung quanh, trong đó tổ chức cho trẻ làm quen qua giờ hoạt động học có 
ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm cũng cố, hệ thống hóa, chính xác hóa và mở 
rộng những hiểu biết của trẻ. Trong thực tế, việc cho trẻ làm quen với hoạt động 
học đã được giáo viên mầm non tổ chức đầy đủ các nội dung nhưng chất lượng 
vẫn chưa cao, chưa biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo để kích thích sự tìm tòi, 
khám phá, gây hứng thú lôi cuốn trẻ vào giờ hoạt động. Điều này đã làm ảnh 
hưởng không nhỏ đến việc phát triển trí tuệ, tư duy và tình cảm của trẻ với môi 
trường xung quanh. Tôi nghĩ rằng nếu tình trạng trên cứ diễn ra lâu dài thì sẽảnh 
hưởng đến chất lượng học của trẻ. Mặt khác do tình hình dịch bệnh kéo dài nên 
cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình nhận thức của trẻ về môi trường xung 
quanh.
 Vì thế trong giờ học, trẻ ít tập trung chú ý, trẻ có vẻ mệt mỏi, chán nản, uể 
oải, không chú ý nghe cô hướng dẫn, lười suy nghĩ. Có rất ít trẻ tham gia tích 
cực vào hoạt động, trẻ không hăng hái giơ tay phát biểu ý kiến dẫn tới khả năng 
ghi nhớ, quan sát, phân tích, so sánh của trẻ kém. Trẻ không nắm bắt được kiến 
thức mà cô giáo dạy và có nhiều trẻ kiến thức nắm bắt được nhưng không chắc 
chắn, khi cô đặt câu hỏi thì trẻ không trả lời đượchoặc trả lời ấp úng, không 
chính xác, rõ ràng.Giáo viên nói, trẻ chủ yếu được nhìn, nghe và trả lời nhưng 
rất ít được sờ mó các đồ vật và làm thử nghiệm. Mức độ đầu tư cho hoạt 
độngcủa giáo viên chưa có chiều sâu. Giáo viên chưa chú ý đưa ra những câu 
hỏi mở để kích thích sự tìm tòi, khám phá, gây hứng thúlôi cuốn trẻ vào giờ hoạt 
động. Điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏđến việc phát triển trí tuệ, tư duy và 
tình cảm của trẻ với môi trường xung quanh.
 Vậy làm thế nào để giúp trẻhứng thú, tham gia tích cực vào giờ hoạt động 
học“làm quen với môi trường xung quanh” là một việc làm không đơn giản chút 
nào. Là một giáo viên mầm non trực tiếp đứng lớp dạy trẻ 5-6 tuổi, tôi luôn băn 
khoăn, suy nghĩ“Phải làm gì? làm như thế nào và bắt đầu từ đâu?”
 2 trẻ làm quen với môi trường xung quanh qua giờ hoạt động học ở độ tuổi 5- 6 
tuổi, bản thân tôi ngoài việc nắm vững những kiến thức về chuyên môn nghiệp 
vụ, xác định những mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục mầm non, tôi còn 
phải hiểu được tình hình thực tiễn của địa phương, của trường và lớp mình đang 
công tác để khai thác những cái hay, cái đẹp nhằm giáo dục các cháu. 
 Để phát huy một cách cao nhất về tính tích cực chủ động và sáng tạo của 
trẻ trong các hoạt động, giáo viên cần nhận ra những dấu hiệu về tính tích cực 
chủ động sáng tạo ở mỗi cháu, hiểu rõ về tâm sinh lý, khả năng nhận thức của 
từng trẻ nhằm tìm ra những phương pháp tổ chức phù hợp kích thích trẻ hứng 
thú tham gia vào hoạt động có hiệu quả nhất. 
 Trong quá trình áp dụng đề tài tôi gặp phải những thuận lợi và khó khăn 
sau:
 2.1.1 Thuận lợi:
 Được sự quan tâm của nhà trường, tổ chuyên môn đã tạo điều kiện cho tôi 
tham gia các buổi bồi dưỡng chuyên môn của trường, cụm và của phòng. 
 Bản thân tôi là một giáo viên có năng lực chuyên môn vững vàng, luôn 
yêu nghề mến trẻ, luôn tìm tòi, học hỏi để tìm ra các giải pháp giúp trẻ hứng thú 
tham gia tích cực vào các hoạt động nói chung và môi trường xung quanh nói 
riêng.
 Trường đạt chuẩn quốc gia, có hệ thống cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi 
đầy đủ, đảm bảo an toàn, có tính thẩm mỹ và có tính mở. 
 Trẻ trong lớp nhanh nhẹn, thích tò mò, khám phá, tìm hiểu về các sự vật 
hiện tượng xung quanh và những cái mới lạ.
 Phụ huynh luôn quan tâm đến việc học của trẻ, luôn ủng hộ nhiệt tình các 
hoạt động, phong trào của trường, lớp cũng như tìm kiếm các nguyên vật liệu 
sẵn có ở địa phương. 
 2.1.2 Khó khăn:
 Bản thân đã tổ chức hoạt động làm quen với môi trường xung quanh đầy 
đủ nội dung song việc lựa chọn hình thức tổ chức chưa sáng tạo, linh hoạt, chưa 
chú ý đưa ra những câu hỏi mởđể kích thích sự tìm tòi, khám phá, gây hứng thú 
 4 Trẻ tiếp thu các kiến thức, Nhanh 6/31 19,3%;
 kĩ năng của bài học Vừa 11/31 35,5%;
 Còn chậm 14/31 45,2%
 Từ những cơ sở và thực tiễn của lớp tôi như trên, tôi rất băn khoăn suy 
nghĩ và tìm ra những giải pháp tốt nhất nhằm kích thích sự hứng thú của trẻ khi 
làm quen với môi trường xung quanh thông qua hoạt động học. Tôi đã mạnh dạn 
đưa ra những giải pháp sau:
 2.2.Các giải pháp:
 Giải pháp1: Gây hứng thú cho trẻ thông qua việc sử dụng tình huống.
 Có rất nhiều cách để gây hứng thú, lôi cuốn trẻ tham gia vào giờ hoạt 
động học làm quen môi trường xung quanh, nhưng với việc sử dụng những tình 
huống đưa ra chính là cơ hội, là điều kiện để kích thích trẻ hoạt động tích cực, tự 
giác.
Qua đó trẻ vừa tiếp thu kiến thức vừa học cách giải quyết vấn đề... 
 Muốn làm được điều đó thì tôi phải hiểu trẻ muốn gì? Qua trò chuyện, tìm 
hiểu về trẻ tôi thấy trẻ rất thích đi tham quan, du lịch và thích nghe kể chuyện 
Nắm bắt được đặc tính đó nên tùy theo nội dung bài dạy để tôi chọn đề tài phù 
hợp.
 VD: Với bài “Phân loại đồ dùng, đồ chơi của bé” chủ đề trường mầm 
non. Tôi cho trẻ quan sát các giá góc trong lớp (đưa ra tình huống trên giá không 
có đồ dùng, đồ chơi). Tôi nói: Theo các con mình sẽ làm gì để có thật nhiều đồ 
dùng, đồ chơi ở các góc. (Trẻ hào hứng nêu ý kiến khác nhau, cô gợi mở trẻ trả 
lời). Cách nhanh nhất là chúng ta đi đến siêu thị để mua đồ dùng, đồ chơi.
 Tôi cho trẻ đi mua đồ dùng, đồ chơi (mỗi bạn 3 - 4 thứ không trùng nhau).
Cho trẻ kể các đồ dùng, đồ chơi vừa mua. 
 Tôi nói: Mỗi góc chơi có các đồ dùng, đồ chơi khác nhau. Vậy muốn bày
chúng đúng vào các góc chơi thì theo các con mình phải làm gì?
 Như vậy là tôi đã tạo tình huống để kích thích lôi cuốn trẻ vào giờ hoạt 
động phân loại đồ dùng, đồ chơi ở các góc trong lớp. 
 6 chỉ có bạn gái mới đi tìm bạn, hoặc 1 váy, 1 bộ áo quần của con trai thì 1 bạn 
trai, 1 bạn gái tìm kết thành 1 đôi bạn
 Với chủ đề tiết học: "nhận biết về quả", cô giáo cho trẻ xem tranh mà bị 
che
bớt 1 phần rồi cho trẻ đoán đó là quả gì hoặc khi nhận biết về quả táo, cô có 
thể tạo
tình huống là: 2 bạn thỏ ăn táo (một bạn táo đỏ, 1 bạn táo xanh) và tranh luận 
với nhau là quả táo có vị ngọt, bạn khác táo có vị chua, táo có màu xanh bạn 
khác táo có màu đỏ...vậy các con xem ai đúng? Để trả lời câu hỏi đó chúng ta 
cùng nhau khám phá nhé. 
 Lần lượt như thế các loại quả tôi muốn dạy và trò chuyện về màu sắc, vị, 
có hạt hay không hạt... Làm tương tự với các chủ đề về nhận biết con vật, đồ vật, 
rau củ quả
 Ví dụ: Chủ đề “Động vật” ở hoạt động “Quá trình phát triển của một số 
con vật”, cô tặng mỗi đội 1 hộp quà, trong hộp có các tờ tranh rời về quá trình 
phát triển của con bướm hoặc con gà. Cho các đội mở quà xem, thảo luận và nêu 
ý kiến để đặt tên cho tập tranh. Sau đó cô khái quát lại tên tập tranh là nội dung 
của bài học hôm nay. (Quá trình phát triển của chú gà (con bướm))
 Trong quá trình thực hiện cô có thể xếp (hoặc nói) không đúng quá trình 
phát triển để tạo tình huống cho trẻ giải quyết. Như: theo con quá trình gà lớn 
lên như thế nào là từ quả trứng, đến gà trưởng thành, đến gà mẹ và cuối cùng là 
gà con đúng hay sai? Ai có cách xếp khác (mời trẻ nêu ý kiến hoặc lên xếp các 
bức tranh thành quy trình và gắn số vào dưới các bước phát triển
 Cứ như vậy, với cách dẫn dắt, tạo tình huống liên tiếp tôi đã lôi cuốn trẻ 
vào bài học một cách tự nhiên, trẻ rất thích thú,tích cực trao đổi, thảo luận và 
thực hiện để nắm kiến thức.
 Giải pháp 2: Gây hứng thú cho trẻ thông qua việc sử dụng đồ dùng đồ 
chơi.
 Đối với trẻ tư duy trực quan chiếm ưu thế, cho nên đồ dùng, đồ chơi là 
món ăn tinh thần không thể thiếu được đối với trẻ. Sử dụng đồ dùng, đồ chơi 
 8 đơn thuần là vẽ một con bướm như tranh vẽ
 Bên cạnh đó tôi cho trẻ tự làm một số sản phẩm như tranh vẽ các con vật, 
cây cỏ, hoa lá hoặc nặn những đồ vật xung quanh mà trẻ thíchCó các nguyên 
vật liệu từ các đồ phế liệu cô và trẻ cùng làm đồ dùng sẽ giúp cho vốn hiểu biết 
về môi trường xung quanh của trẻ phong phú hơn.
 Vì trẻ mẫu giáo Lớn rất thích cái đẹp, cái mới lạ, hấp dẫn nên khi sử dụng 
đồ dùng trực quan cô phải chú ý lựa chọn những đồ dùng đẹp, có màu sắc rõ 
ràng, rực rỡ, tươi tắn để gây sự hấp dẫn đối với trẻ. Vì khi cô đưa ra những đồ 
dùng, đồ chơi đẹp thì những đồ dùng đồ chơi sẽ nổi bật lên trong lớp khiến trẻ 
thích thú ngắm nhìn, quan sát chúng kỹ hơn, để có thể dễ dàng khám phá ra 
những đặc điểm của đồ dùng đó.
 Cụ thể: Khi sử dụng tranh ảnh để dạy trẻ thì cô phải chọn những tranh ảnh
còn mới, có màu sắc tươi tắn, đường nét rõ ràng, đẹp.
 Qua việc chuẩn bị đồ dùng cho trẻ đầy đủ, đa dạng về màu sắc, phong phú 
về chủng loại đã kích thích sự hứng thú của trẻ trong các giờ hoạt động học 
“Làm quen với môi trường xung quanh”. Từ đó trẻ tham gia vào hoạt động một 
cách tích cực giúp trẻ dễ dàng tiếp thu kiến thức và hình thành ở trẻ những biểu 
tượng sâu sắc hơn.
 Giảipháp 3: Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc gây hứng thú cho 
trẻ làm quen môi trường xung quanh thông qua giờ hoạt động học.
 Hiện nay công nghệ thông tin lại đang phát triển rất nhanh mà nhữngứng 
dụng của nó rộng rãi và có hiệu quả thiết thực trong hoạt động giáo dục trẻ nói 
chung, giờ hoạt động làm quen môi trường xung quanh nói riêng. 
 Vì có nhiều đề tài liên quan đến lĩnh vực tự nhiên và xã hội đòi hỏi trẻ 
phải được trải nghiệm, tìm hiểu để nắm kiến thức, nhưng giáo viên không thể có 
đủ điều kiện để cho trẻ được cầm nắm hay quan sát trực tiếp nên rất cần sự hổ 
trợ của công nghệ thông tin như: Quá trình sinh sản và phát triển của gà; quá 
trình phát triển của cây từ hạt; vòng đời của bướm với những đề tài trừu 
tượng như vậy tôi đã nghiên cứu, tìm hiểu và thiết kế bài dạy nhờ sự hổ trợ của 
các phần mềm nên trẻ rất hứng thú, hiểu bài nhanh và sâu sắc hơn.
 10 Khi tổ chức trò chơi trong tiết học cần phải chú ý xen kẻ động tỉnh. Trò 
chơi được sử dụng trong giờ hoạt động học rất nhiều: 
 Sử dụng trò chơi để giới thiệu bài: khi quan sát phân loại các loại quả cho 
trẻ chơi “đi chợ mua quả”, chơi giải câu đố. 
 Có thể sử dụng trò chơi để chuyển tiếp như “trời tối, trời sáng”, đố con gì 
kêu...Sử dụng trò chơi để nhận biết đặc điểm con vật và thay đổi tâm thế cho trẻ 
khi trẻ đã nhận biết đặc điểm con voi xong, cho trẻ đứng dậy vừa đọc thơ bài 
con voi vừa làm động tác mô phỏng đặc điểm của nó
 Có thể sử dụng trò chơi để củng cốnhư:Trò chơi“Hãy xếp cho đúng’’sử 
dụng trong các tiết: Bác nông dân (3 bộ tranh về các thời điểm: Làm đất, gieo 
cấy, chăm sóc, thu hoạch); Quá trình phát triển của cây từ hạt như (Hạt - nẩy 
mầm cây - cây có hoa - cây có quả); Thứ tự các mùa trong năm (3 bộ tranh vẽ 
các mùa vàđặc điểm của từng mùa: Xuân-hạ-thu–đông). Đội nào xếp nhanh 
vàđúng nhất làđội chiến thắng.
 - Trò chơi: “Tìm nhà cho các con vật’’ sử dụng trong các tiết: Một số con 
vật nuôi trong gia đình (gia cầm, gia súc,vật nuôi nói chung).
 Chuẩn bị: Bút màu, bàn ghế, mỗi trẻ có một tờ giấy có vẽ hình giống mẫu 
ở dưới.
 Luật chơi: Thi xem ai tìm được nhiều con đường cho con vật nhất.
 Cách chơi: Trẻ ngồi theo bàn, mỗi trẻ có một tờ giấy giống mẫu ở dưới, 
trẻ dùng bút nối con vật ở giữa tương ứng với ngôi nhà của chúng rồi tô màu.
Sau khi chơi xong cô nhận xét kết quả. 
 - Trò chơi: “Ghép hình các con vật’’ sử dụng trong tiết: Một số vật nuôi 
trong gia đình (gia cầm).
 Chuẩn bị: Các chi tiết con vật nhưđầu, mình, đuôi,chân, nơi hoạt động, 
thức ăn, 2 bảng gắn, bàn để chi tiết, 6 vòng thể dục.
 Luật chơi: Đội nào ghép được nhiều chi tiết nhất làđội thắng cuộc.
 Cách chơi: Chia làm hai đội, số lượng trẻở mỗi đội bằng nhau. Khi có 
hiệu lệnh chơi lần lượt từng trẻở mỗi đội bật liên tiếp vào 3 vònglên tìm một chi 
tiếtcon vật của đội mình gắn lên bảng rồi chạy vềđập vào tay người tiếp theo, lúc 
 12

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_gay_hung_thu_cho_tre_mau_giao_5_6_tuoi.docx