SKKN Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi hình thành biểu tượng về số lượng, con số và phép đếm môn làm quen với Toán
Toán học là một môn khoa học rất trừu tượng và khó, đặc biệt đối với trẻ mẫu giáo, nói chung nhận thức của trẻ mang tính chất là tư duy trực quan hành động. Trẻ tiếp thu kiến thức một cách thụ động, máy móc dạy trẻ như thế nào thì trẻ tiếp thu như vậy. Các tiết học toán đặc biệt là tiết hình thành các biểu tượng về số lượng, con số và phép đếm thường lặp đi lặp lại nhiều lần các tiết học có nội dung giống nhau, chỉ khác về số lượng là 5,6,7,8,9,10. Cho nên nếu ta chỉ tập chung vào kiến thức dạy trẻ theo đúng các bước, nếu lặp lại khi học trẻ thường rất nhanh chán sẽ không thu hút được sự chú ý của trẻ.
Hiệu quả của việc hình thành các biểu tượng toán cho trẻ mầm non, không chỉ phụ thuộc vào việc hình thành xây dựng hệ thống các biểu tượng toán học cần hình thành cho trẻ mà còn phụ thuộc vào phương pháp, biện pháp tổ chức các hoạt động trọng tâm là các tiết học toán cho trẻ ở trường mầm non. Làm thế nào để trẻ tiếp thu một cách tự nhiên không bị gò ép phù hợp với sự nhận thức và đặc điểm tâm sinh lý của trẻ ở lứa tuổi này là “ Học bằng chơi, chơi mà học”. Do đó việc hình thành biểu tượng về số lượng, con số và phép đếm cho trẻ là rất quan trọng và đây cũng là lý do tôi chọn đề tài này để nghiên cứu đó là “Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ mẫu giáo 5 6 hình thành biểu tượng về số lượng, con số và phép đếm môn làm quen với toán”.
Hiệu quả của việc hình thành các biểu tượng toán cho trẻ mầm non, không chỉ phụ thuộc vào việc hình thành xây dựng hệ thống các biểu tượng toán học cần hình thành cho trẻ mà còn phụ thuộc vào phương pháp, biện pháp tổ chức các hoạt động trọng tâm là các tiết học toán cho trẻ ở trường mầm non. Làm thế nào để trẻ tiếp thu một cách tự nhiên không bị gò ép phù hợp với sự nhận thức và đặc điểm tâm sinh lý của trẻ ở lứa tuổi này là “ Học bằng chơi, chơi mà học”. Do đó việc hình thành biểu tượng về số lượng, con số và phép đếm cho trẻ là rất quan trọng và đây cũng là lý do tôi chọn đề tài này để nghiên cứu đó là “Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ mẫu giáo 5 6 hình thành biểu tượng về số lượng, con số và phép đếm môn làm quen với toán”.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi hình thành biểu tượng về số lượng, con số và phép đếm môn làm quen với Toán", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi hình thành biểu tượng về số lượng, con số và phép đếm môn làm quen với Toán

SKKN thuộc lĩnh vực : Chuyên môn THANH HÓA NĂM 2013 A. ĐẶT VẤN ĐỀ Bác Hồ nói: “ Vì lợi ích mười năm trồng cây Vì lợi ích trăm năm trồng người” Giáo dục mầm non là khâu đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đây là khâu quan trọng đặt nền móng cho sự phát triển nhân cách toàn diện của trẻ . Trẻ em là hạnh phúc của mọi gia đình, là tương lai của đất nước, việc bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ không phải chỉ là trách nhiệm của mọi người mà của toàn xã hội và của cả nhân loại. Như chúng ta đã biết đối với trẻ em, việc hướng dẫn cho trẻ làm quen với toán học ngay từ lứa tuổi mầm non là cơ hội tốt để sớm hình thành ở trẻ những khả năng tìm tòi, quan sát, so sánhtăng cường khả năng ngôn ngữ và tư duy lôgic. Quá trình hình thành các biểu tượng ban đầu về toán giữ một vai trò quan trọng, nó góp phần hình thành và phát triển nhân cách trẻ ngay từ thuở ấu thơ. Những biểu tượng này trẻ không thể tự hình thành cho mình được mà phải có sự giúp đỡ, hướng dẫn của người lớn đặc biệt là cô giáo mầm non. Đối với trẻ mầm non, môn làm quen với toán là môn học rất quan trọng và cần thiết với trẻ và cũng là vốn kiến thức ban đầu để trẻ bước vào ngưỡng cửa mới của cuộc sống sau này của trẻ. Môn toán đã mang lại cho trẻ sự phát triển tư duy, đồng thời thông qua môn toán trẻ có thể tìm hiểu, khám phá về thế giới xung quanh mình. Đến với môn toán trẻ trở nên tích cực hơn, nhanh nhẹn hơn, trẻ biết đếm, phân biệt nhiều hơn, ít hơn, trẻ biết tách gộp chia nhóm. Như vậy trẻ đã dần hình thành những nét sơ đẳng biểu tượng ban đầu của toán học. Toán học là một môn khoa học rất trừu tượng và khó, đặc biệt đối với trẻ mẫu giáo, nói chung nhận thức của trẻ mang tính chất là tư duy trực quan hành động. Trẻ tiếp thu kiến thức một cách thụ động, máy móc dạy trẻ như thế nào thì trẻ tiếp thu như vậy. Các tiết học toán đặc biệt là tiết hình thành các biểu tượng về số lượng, con số và phép đếm thường lặp đi lặp lại nhiều lần các tiết học có nội dung giống nhau, chỉ khác về số lượng là 5,6,7,8,9,10. 2 Trẻ có khả năng đếm thành thạo trong phạm vi 10 nắm vững thứ tự gọi tên các số, trẻ hiểu số cuối cùng được gọi trong phép đếm chỉ số lượng trong tập hợp đó. Nó không phụ thuộc vào không gian hay chất lượng các phần tử trong tập hợp số đó, đồng thời có khả năng gọi tên chung cho các tập hợp có số lượng bằng nhau trong phạm vi 10, bởi các số từ 1 đến 10 và nhận biết các số dãy số tự nhiên từ 1 đến 10 thấy được mối quan hệ giữa chúng với nhau, trẻ còn biết thực hiện một số những phép biến đổi đơn giản như thêm bớt, tạo nhóm, chia nhóm đồ vật có số lượng trong phạm vi 10 ra 2 phần. Đây là một trong những nội dung chính nằm trong các nội dung khác của việc dạy học cho trẻ làm quen với biểu tượng toán. Với ý nghĩa, tác dụng và tầm quan trọng như vậy, chúng ta thấy rằng hoạt động giáo dục trẻ làm quen với toán là rất cần thiết và không thể thiếu được trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ ở trường Mầm non. Trong quá trình giáo dục toàn diện cho trẻ cả về 5 mặt ( Đức, trí, thể, mỹ và lao động). Và nhiệm vụ của chúng ta là làm thế nào để tìm ra phương pháp, biện pháp gây hứng thú cho trẻ làm quen với toán đạt hiệu quả tốt. II. Thực trạng của vấn đề: Như chúng ta đã biết Toán học là một môn khoa học rất trừu tượng và khó, đặc biệt đối với trẻ mẫu giáo, nói chung nhận thức của trẻ mang tính chất là tư duy trực quan hành động. Trẻ tiếp thu kiến thức một cách thụ động, máy móc. Dạy trẻ như thế nào? Làm thế nào để trẻ tiếp thu bài có hiệu quả? Vậy để đạt được biểu tượng toán sơ đẳng cho trẻ thì chúng ta phải biết xây dựng cho trẻ một hệ thống các khái niệm về kiến thức toán học cơ bản, ban đầu từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ trực quan đến trừu tượng... Đồng thời phải chỉ ra mối quan hệ tương ứng kiến thức nhằm giúp trẻ hiểu và có khả năng vận dụng kiến thức của trẻ phải được diễn ra thông qua các hoạt động chơi hoặc các hoạt động mang tính chất vui chơi, để góp phần toàn diện đối với trẻ..Vì vậy tôi đã thực hiện một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ hình thành về biểu tượng số lượng, con số và phếp đếm môn làm quen với toán. Qua một vài năm thực hiện tôi đã thu được một số kết quả khả quan: Trẻ đã biết đếm đúng số lượng, biết dùng phép đếm để nhận biết mối quan hệ hơn kém phạm vi 10, biết chia hai phần các nhóm đồ vật có số lượng, đối tượng trong phạm vi 10, bằng các cách khác nhau. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện tôi đã gặp những thuận lợi và khó khăn sau: 1.Thuận lợi: Lớp có phòng học rộng thoáng mát có đầy đủ ánh sáng cho các cháu học hành và vui chơi. Lớp có cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, bàn ghế đúng quy cách. Lớp có tương đối đầy đủ các bộ học toán cho trẻ Được sự chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trường, thường xuyên dự giờ thăm lớp, góp ý kiến để nâng cao chất lượng giờ dạy. 4 So sánh thêm, bớt 24 % 36 % 40 % 10 trẻ 10 trẻ 22 trẻ Chia nhóm đối tượng 42 24% 24 % 52 % Tôi tiến hành khảo sát 100% số trẻ trong lớp là 42 cháu. Đầu năm học qua khảo sát trên tôi thấy số trẻ nắm được kiến thức và kỹ năng tham gia hoạt động còn thấp, khả năng nhận biết số lượng, so sánh thêm bớt và chia nhóm đối tượng của trẻ chưa đạt kết quả cao, trẻ hoạt động chưa thoải mái, tự tin. Thực tế đó chính là điều tôi suy nghĩ. Làm thế nào để đưa trẻ vào hoạt động với toán một cách tự nguyện và hứng thú, nắm vững các kiến thức và kỹ năng thực hành? III.Giải pháp và biện pháp thực hiện: 1. Các giải pháp: Từ những kết quả khảo sát như trên để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của ngành học mầm non, đặc biệt là hình thành cho trẻ những kiến thức kỹ năng cơ bản của toán học ngay từ thuở ấu thơ. Tôi đã tìm ra các giải pháp sau: Chuẩn bị đồ dùng trực quan của cô và trẻ Nghiên cứu các hình thức tổ chức, các cách vào bài, trò chơi phù hợp để tích hợp lồng ghép trong giờ dạy trẻ có các biểu tượng về số lượng Tích hợp kiến thức toán sơ đẳng trong các hoạt động cho trẻ Rèn luyện cho trẻ các kỹ năng đếm đúng số lượng, so sánh thêm bớt, chia nhóm đối tượng thành hai phần Dạy trẻ các kỹ năng về phép đếm, so sánh, chia nhóm đối tượng thành hai phần trong các giờ học khác Ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình dạy học Phối kết hợp với phụ huynh để rèn luyện các kỹ năng về con số lượng số và phép đếm cho trẻ Như vậy để nắm được khả năng học lập số môn làm quen với toán của trẻ từ đó tôi đã đưa ra biện pháp thực hiện: 2. Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi hình thành biểu tượng về số lượng, con số, và phép đếm 2.1 Chuẩn bị đồ dùng trực quan của cô và trẻ Tôi cho trẻ làm quen với toán theo hình thức lấy trẻ làm trung tâm, động viên khích lệ trẻ sử dụng những hiểu biết và kinh nghiệm đã có vào việc giải quyết các vấn đề mà cô giáo đặt ra, đồng thời tôi luôn chú ý động viên khích lệ hơn đến các trẻ ít nói, rụt rè, để trẻ có thể tích cực hơn khi tham gia hoạt 6 Khi làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ làm quen với toán phục vụ cho một nội dung dạy, tôi phải suy nghĩ, tìm tòi để làm ra các cặp đồ dùng đồ chơi có mối quan hệ lôgíc, hợp lý. Như vậy mới có thể cung cấp được kiến thức chính xác, khoa học, phù hợp với chủ đề. Ví dụ: Khi dạy bài “ Số 8 tiết 1 ” trong chủ đề “ Thế giới động vật ”, tôi đã chọn cặp đối tượng thỏ và cà rốt để dạy trẻ lập số. Tôi chọn cặp đối tượng trên vì những lí do sau: Đúng chủ đề đang thực hiện. Thỏ và cà rốt có quan hệ lôgíc với nhau: Cà rốt là thức ăn mà thỏ rất ưa thích. Trẻ đang lập số với cặp đối tượng Thỏ và Cà rốt hoặc dạy cặp đôi mèo và cá vì mèo cũng rất thích ăn cá. Chuẩn bị cho những tiết dạy trình chiếu máy tính, máy chiếu và các hình ảnh độngsao cho phù hợp với chủ đề. Chuẩn bị đồ dùng cho trẻ phù hợp với nội dung tiết học đẹp và hấp dẫn. Tổ chức hoạt động với nhiều hình thức thay đổi: Sử dụng câu đố, thơ, truyện, trò chơi, bài hát, hay tổ chức theo một chương trình cho sinh động và hấp dẫn lôi cuốn trẻ. Cần phải biết động viên khuyến khích trẻ, gần gũi trẻ. Với những tiết toán về số lượng con số và phép đếm xuyên xuốt trong quá trình học, trong từng chủ đề đều có sự thay đổi về số lượng con số, nên sự chuẩn bị bài dạy, đồ dùng của cô và trẻ sẽ thay đổi theo từng chủ đề. Ví dụ: Dạy trẻ làm quen với toán số 7 tiết 2 ( Chủ đề nghề nghiệp) Chuẩn bị đồ dùng của cô: Máy chiếu, Máy tính, các hình ảnh như: Nghề nông, giáo viên, bộ đội, bác sĩcác sản phẩm rau củ quả, các dụng cụ như bút, mũ, phong bì Các thẻ số từ 16; 2 thẻ số 7 Đồ dùng của cô giống của trẻ nhưng kích thước lớn hơn 3 biển có gắn chấm tròn: 3 chấm tròn, 4chấm tròn, 5 chấm tròn Chuẩn bị đồ dùng của trẻ: Mỗi trẻ 7 đôi giầy,7 đôi tất. Các đồ dùng để xung quanh lớp có số lượng khác nhau các thẻ số từ 16 thẻ số 7 Chấm tròn có số lượng 1; 2, 3 để chơi trò chơi Hoặc khi dạy tiết toán số 10 ( Tiết 1 Chủ đề Giao thông). Tôi cũng chuẩn bị cho tiết toán gồm đồ dùng của cô như: Máy chiếu, Máy tính, các hình ảnh để phục vụ cho bài học liên quan đến chủ đề giao thông Và đồ dùng của trẻ: Các thể số từ 1 9. hai thẻ số 10 8 gì? Cuối cùng cô đưa hình ảnh nghề Bộ đội cho trẻ quan sát và nói xem các chú đang làm gì? Đang tập võ, đang duyệt binh, ...Ngoài ra các chú còn tăng gia sản xuất để cải thiện đời sống. Chúng mình cùng xem các chú đã trồng được những sản phẩm gì? Cho trẻ hát tặng các chú bộ đội bài “ Chú bộ đội” Hoạt động 1: Ôn số lượng 7, luyện đếm đến 7 + Cô đưa hình ảnh 7 quả táo. + Hình ảnh 7 củ su hào Cho trẻ đếm, cá nhân đếm. gắn số tương ứng. Ăn những loại rau củ quả này cung cấp cho ta chất gì không? Các con có biết trong tháng 12 này có ngày lễ gì của các chú bộ đội? Cô cho trẻ biết ngày 22/12 là ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. Sắp đến ngày lễ của các chú bộ đội cô cũng chuẩn bị nhiều quà để tặng các chú hôm nay chúng mình sẽ tặng gì cho các chú bộ đội nào? (Hoa và quà) Hoạt động 2: So sánh thêm bớt tạo nhóm có số lượng 7 Cô đưa lần lượt 7 bông hoa: 7bông hoa tương ứng với số mấy? Cô đưa 6 hộp quà: 6 hộp quà tương ứng với số mấy? So sánh số hoa và số quà số nào ít hơn, ít hơn là mấy? Số nào nhiều hơn, nhiều hơn là mấy? Muốn số quà bằng số hoa ta phải làm gì? ( Thêm 1 hộp quà) Cô thêm 1 hộp quà yêu cầu trẻ đếm, đặt số tương ứng. Cho trẻ so sánh số hoa và số quà xem đã bằng nhau chưa và cùng bằng mấy? 7bông hoa tặng 1 bông hoa còn mấy? 6 bông hoa tặng 1 bông hoa còn mấy? 5 bông hoa tặng 2 bông hoa còn mấy? 3 bông hoa thêm mấy bông hoa để có 7 bông hoa? Cô thêm bớt: Cô đã tặng 2 hộp quà còn mấy? (Còn 5) Các con chọn số mấy tương ứng với 5 hộp quà? Thêm 2 hộp quà bằng mấy? 7 hộp quà tương ứng với số mấy? ( Số 7) Cô tặng 7 hộp quà * Các chú rất muốn biết bên trong hộp quà có gì. Chúng mình cùng mở giúp các chú xem bên trong hộp quà có gì nhé? Cô mở hộp quà có giầy và tất Những giờ rảnh rỗi các chú còn luyện tập thể dục thể thao để giữ gìn sức khoẻ nữa đấy. Cho trẻ xếp hết số giầy ra và đếm (Cô thực hiện cùng trẻ) 7 đôi giầy tương ứng với số mấy? Yêu cầu trẻ lấy ra 6 đôi tất đếm và so sánh với số giầy. Muốn số tất bằng số giầy ta phải làm gì? (Thêm 1 đôi tất) Trẻ đếm lại số giầy và số tất xem đã bằng nhau chưa và cùng bằng mấy? 10
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_gay_hung_thu_cho_tre_mau_giao_5_6_tuoi.docx