SKKN Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 5- 6 tuổi trong việc hình thành các biểu tượng Toán sơ đẳng trong Trường Mầm non Vân Hội huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc

Môn toán là môn học rất khô khan và cứng nhắc. Các tiết học toán đặc biệt là tiết học hình thành các biểu tượng về số lượng, con số và phép đếm thường lặp đi lặp lại nhiều lần các tiết học có nội dung giống nhau, chỉ khác về số lượng là 5, 6, 7, ...10. Cho nên nếu ta chỉ tập chung vào kiến thức dạy trẻ theo đúng các bước, nếu lặp lại khi học trẻ thường rất nhanh chán sẽ không thu hút được sự chú ý của trẻ.
Hiệu quả của việc hình thành các biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non, không chỉ phụ thuộc vào việc xây dựng hệ thống các biểu tượng toán học cần hình thành cho trẻ mà còn phụ thuộc vào phương pháp, biện pháp tổ chức các hoạt động mà trọng tâm là các “Tiết học toán” cho trẻ ở trường nầm non. Làm thế nào để cho trẻ tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên không bị gò ép phù hợp với sự nhận thức và đặc điểm tâm sinh lý của trẻ ở lứa tuổi này là: “Học mà chơi, chơi mà học.”
doc 20 trang skmamnonhay 03/11/2024 510
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 5- 6 tuổi trong việc hình thành các biểu tượng Toán sơ đẳng trong Trường Mầm non Vân Hội huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 5- 6 tuổi trong việc hình thành các biểu tượng Toán sơ đẳng trong Trường Mầm non Vân Hội huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc

SKKN Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 5- 6 tuổi trong việc hình thành các biểu tượng Toán sơ đẳng trong Trường Mầm non Vân Hội huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc
 Nhận thức được tầm quan trọng đó tôi đã tập trung ngiên cứu, tìm tòi để 
tìm ra “Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 5- 6 tuổi trong việc hình thành 
các biểu tượng toán sơ đẳng.” 
 2. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 5- 6 tuổi trong 
việc hình thành các biểu tượng toán sơ đẳng trong trường MN, huyện Tam 
Dương, tỉnh Vĩnh Phúc”. 
 3. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Kim Huệ.
 4. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
 - Lĩnh vực áp dụng: Giáo viên, dạy lớp 5 tuổi B Trường mầm non vân hội.
 - Vấn đề của sáng khiến: Thực hiện tốt sự hứng thú của trẻ, qua đó đề xuất 
một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ mẫu giáo lớn trong việc hình thành các 
biểu tượng toán sơ đẳng. 
 5. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu
 Để tìm hiểu thực tế về khả năng tiếp thu và sự hứng thú của trẻ trong việc 
nắm bắt kiến thức toán học trong thời gian từ tháng 2/ 2016 đến tháng 2/2017.
 6. Mô tả bản chất của sáng kiến
 6.1. Về nội dung của sáng kiến 
 6.1.1. Cơ sở lý luận 
 Hình thành các biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non là một nội 
dung quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non. Hiệu quả của 
việc hình thành các biểu tượng toán học cho trẻ mầm non không chỉ phụ thuộc 
vào việc xây dựng hệ thống các biểu tượng toán học cần hình thành cho trẻ mà 
còn phụ thuộc vào phương pháp, biện pháp tổ chức các hoạt động mà trọng tâm 
là tiết học toán cho trẻ ở trường mầm non.
 Những biểu tượng toán học sơ đẳng được hình thành ở trẻ em là kết quả 
của việc trẻ nắm những kiến thức qua các hoạt động khác nhau trong cuộc sống 
hàng ngày và là kết quả của việc dạy học có định hướng trên hệ thống các tiết 
học toán với trẻ. Chính những kiến thức, kỹ năng toán học sơ đẳng mà trẻ nắm 
được là phương tiện để phát triển tư duy toán học cho trẻ và góp phần thực hiện 
giáo dục toàn diện nhân cách trẻ.
 Trong quá trình dạy học cho trẻ ở trường mầm non chúng ta phát triển ở 
trẻ khả năng nhận biết thế giới xung quanh, khả năng phân tách các dấu hiệu, 
nhận biết các tính chất, các mối quan hệ của các sự vật, hiện tượng xung quanh 
trẻ, phát triển ở trẻ hứng thú quan sát, hình thành các thao tác trí tuệ, các biện 
 2 - Tôi luôn có kế hoạch giảng dạy các môn học và các hoạt động rất cụ thể 
ngay từ đầu năm học. 
 * Đối với cha mẹ trẻ
 - Đối với phụ huynh môn toán là một trong mối quan tâm hàng đầu, họ 
luôn mong muốn con em học tốt môn toán. 
 - Phần lớn cha mẹ trẻ còn trẻ cho lên nhận thức về tầm quan trọng của việc 
giáo dục cho trẻ ngay từ lứa tuổi nhà trẻ là rất quan trọng với sự phát triển của 
trẻ về sau, cho lên cha mẹ trẻ rất quan tâm tới việc học của trẻ.
 - Luôn nhiệt tình quan tâm đến các hoạt động chung của lớp và luôn lắng 
nghe những nội dung tuyên truyền về hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục 
trẻ của nhà trường và của lớp.
 - Phụ huynh tham gia đóng góp kinh phí đầy đủ để mua đồ dùng cho trẻ 
học tập và vui chơi.
 * Đối với trẻ
 - Trẻ đi học tương đối đều, được làm quen và củng cố thường xuyên nên đã 
thành hệ thống .
 - Hầu hết các cháu trong lớp thích tìm tòi khám phá các bài giảng khấn 
khởi giờ học, giờ chơi của lớp vui hẳn lên, trẻ hoạt bát nhanh nhẹn, tập trung 
chú ý, trẻ hăng hái phát biểu ý kiến của mình.
 b. Khó khăn
 * Về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho chuyên đề 
 - Do nằm ở trung tâm nên nhu cầu gửi con đến lớp của các bậc phụ huynh 
rất lớn, lớp học chật trội do số trẻ đông, diện tích lớp lại nhỏ đó ảnh hưởng 
không ít đến chất lượng chăm sóc- giáo dục trẻ.
 - Trang thiết bị dạy học chưa được đa dạng và phong phú
 * Đối với giáo viên
 - Do lớp học quá đông 40 cháu nên giáo viên không có nhiều thời gian để 
rèn và dạy trẻ.
 - Đồ dùng tranh ảnh còn hạn chế.
 - Chưa có nhiều thời gian làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động.
 - Đồ dùng tự tạo phục vụ cho hoạt động còn ít, chưa phong phú.
 4 Trước thực trạng trên, tôi đã xây dựng và bồi dưỡng kiến thức về toán học 
cho bản thân mình là công việc cần thiết và cấp bách.
 6.2. Về khả năng ứng dụng của sáng kiến
 Toán học là một môn học rất quan trọng, nhất là trẻ bước vào phổ thông, nó 
giúp trẻ có được những kiến thức nhất định để tiếp thu kiến thức ở bậc học tiếp 
theo. Chính điều này làm tôi trăn trở suy nghĩ làm thế nào để khắc phục tình 
trạng trên.Tôi đã suy nghĩ tìm ra một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ trong 
việc. 
 6.2.1. Biện pháp thứ nhất: Tạo môi trường toán học cho trẻ 
 * Tạo môi trường lớp học xung quanh trẻ 
 Một môi trường học tập tốt có hiệu quả là môt trường gây hứng thú cho trẻ, 
phát huy được trí tưởng tượng, sáng tạo cho trẻ. chính vì vậy tôi luôn cố gắng 
tạo ra nhiều đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn trang trí xung quanh lớp. ví dụ cắt những 
chú thỏ bằng mút gián lên tường, vẽ các bức tranh con vât, phương tiện giao 
thông, treo những chiếc vòng nhiều màu sắc..v..v.. nói chung trang trí theo chủ 
đề, cho trẻ đếm và có thể học các môn khác. 
 Chúng ta biết rằng trẻ nhỏ luôn yêu thích các đẹp, trí tưởng tượng của trẻ là 
vô cùng phong phú do vậy môi trường học tập xung quanh trẻ là một yếu tố cực 
kỳ quan trọng kích thích đứa trẻ tư duy và sáng tạo. Ta cần tạo cho trẻ một tâm 
lý thật thoải mái, coi lớp học như ngôi nhà thân yêu của mình và trong ngôi nhà 
đó trẻ được tham gia dọn dẹp, trang trí, sáng tạo theo ý mình. Chính vì vậy tôi 
đã khuyến khích trẻ sưu tầm đồ chơi, tranh ảnh để trang trí lớp học theo chủ đề. 
Tôi xây dựng góc toán phong phú, nhiều chủng loại sắp xếp bố trí đồ chơi gọn 
gàng, đồ chơi luôn để ở tư thế “mở” để kính thích trẻ hứng thú hoạt động, đồ 
dùng đồ chơi phải đảm bảo thuận tiện cho thao tác sử dụng, được xắp xếp sao 
cho dễ lấy, dễ cất và đặc biệt có thể sử dụng vào các môn học và các hoạt động 
khác. Góc toán phải được bố trí thật nổi, thật đẹp mắt, vừa đảm bảo tính thẩm 
mỹ, lại vừa đảm bảo tính chính xác. 
 - Các đồ dùng đồ chơi trong góc toán được phân chia thành từng “mảng” 
riêng biệt. 
 - Số lượmg 
 - Hình khối 
 - Không gian 
 6 Môi trường toán học cho trẻ là rất phong phú, nếu chúng ta biết tận dụng 
vào toán học cho trẻ thì rất có hiệu quả, trẻ vừa học vừa chơi. Trẻ học mà không 
biết mình đang học. 
 Thông thường thì những hành động thoải mái và có tính khám phá đối với 
trẻ sẽ không đảm bảo cho việc học và việc nhận thức sau các khái niệm. Ta phải 
tạo điều kiện thuận lợi để tạo môi trường, khuyến khích môi trường tư duy toán 
học ta cần nhận thức được điều gì cho trẻ muốn học. Như John Holt đã nói “ Khi 
chúng ta kích thích sự khát khao khám phá, để nhận thức cái mới của trẻ và dành 
được quyền kiểm soát nó, không cố gắng bắt buộc trẻ phải nhanh hơn và hơn 
nữa khi trẻ đã sẵn sàng, thì cả cô và trò đều cảm thấy thoải mái và tạo được 
nhiều tiến bộ”. 
 6.2.2. Biện pháp thứ hai: Sáng tạo, linh hoạt thay đổi hình thức trong 
việc hình thành các biểu tượng toán học cho trẻ 
 Trẻ nhỏ không học các khái niệm toán học bằng cách học vẹt hay bằng các 
quy tắc, trẻ được khuyến khích trong quá trình học, biết tìm kiếm các chuẩn 
mực. Giải quyết các vấn đề nếu ta chỉ đơn thuần dạy trẻ xác định vị trí trong 
không gian nhận biết hình khối, đếm, so sánh, thêm bớt, chia theo hình thức 
thông thường, một số tiết học về số lượng nội dung lại lặp đi lặp lại như thế sẽ 
rất nhàm chán và đơn điệu, cứng nhắc, sự hứng thú của trẻ sẽ giảm đi. Do vậy ta 
cần có sự linh hoạt thay đổi các hình thức tiết học để trẻ học không nhàm chán. 
 * Gây hứng thú cho trẻ ở phần giới thiệu bài 
 Trong tiết học toán, việc sử dụng lời nói đầu, dẫn dắt vào bài mới lạ, gây ấn 
tượng, thì mới thu hút sự chú ý của trẻ, làm cho trẻ hứng thú, tinh thần thoải mái 
khi học. 
 Ví dụ: Dạy bài khối vuông, khối chữ nhật, khối cầu, khối trụ. Phần giới 
thiệu bài tôi nói: “Các cầu thủ bóng đá của lớp ta vừa đi thi đấu về, sau đây là lễ 
trao giải.” 
 Tiếng nhạc nổi lên, hai đội đi ra giơ tay vẫy. Giải quả bóng vàng được trao 
cho cầu thủ A, các cháu thấy bạn A nhận được quả bóng như thế nào? vào giờ 
học xung quanh chủ đề thể thao, cho trẻ xếp gôn bằng các khối và tập đá bóng 
bằng các khối cầu. Trẻ rất hứng thú chơi nhưng không biết là mình đang học 
một tiết toán về các khối. Hoặc ta dạy bài khối vuông, khối chữ nhật trong chủ 
đề ngành nghề, giới thiệu cho trẻ về nghề xây dựng dẫn trẻ đi thăm một số công 
trình xây dựng bằng các khối
 Ví dụ: Khi dạy trẻ biết tạo nhóm có 6 đối tượng , nhận biết chữ số 6 ở chủ 
đề “bản thân”.Tôi đã nghĩ ra chủ đề xuyên suốt giờ học đó là “sinh nhật búp bê 
 8 Sau khi người giao mõ đọc xong từng vế thì trẻ trai và trẻ gái đứng đúng 
vào vị trí người giao mõ yêu cầu.Tiếp theo là cô phải đặt các câu hỏi để trẻ trả 
lời xem trẻ đang đứng ở vị trí nào của người giao mõ. 
 Trẻ được đi chơi nhiều nơi, được ngắm phong cảnh quê hương đất nước, 
vừa được chơi trò chơi. Như vậy trẻ rất thích, rất tích cực tham gia vào các hoạt 
động giúp cho tiết học đạt kết quả. 
 Ví dụ: Khi dạy trẻ bài đo các đối tượng thuộc chủ đề “phương tiện giao 
thông thay vì chuẩn bị cho trẻ 3 băng giấy để đo. tôi đã chuẩn bi cho mỗi trẻ một 
bức tranh có vẽ 3 đoạn đường dài ngắn khác nhau. Thay cho các chữ số tôi đã vẽ 
hình 3 chiếc ô tô có gắn các chữ số tương ứng với số lần đo ở các đoạn đường 6 
5 7. Cô giới thiệu dẫn dắt để trẻ thực hành đo. Các bác tài xế ở nơi xa đến chưa 
thạo đường đi. các bác phải tìm được con đường có độ dài có số lần đo bằng chữ 
số ở xe của các bác. Các con có muốn giúp các bác tìm đường đi không?. chúng 
mình phải làm thế nào để xe đi đúng đường (phải đo). Thế là trẻ bắt tay vào đo 
một cách rất thích thú. Khi đo xong trẻ nói kết quả và tìm chiếc xe có chữ số 
tương ứng với số lần đo ở con đường đó đặt vào đúng con đường đó. Rồi xuyên 
suốt bài học các trẻ được đo chiều dài đoàn tàu bằng bàn chân mình. Rồi treo cờ 
chuẩn bị cho hội thi “ Bé với an toàn giao thông”. trong cả một giờ học các cháu 
rất thích thú, hồ hởi. 
 Trẻ đang học mà như đang được chơi. Việc lồng nội dung chủ đề và các 
môn học khác làm cho tiết học phong phú, hấp dẫn, và củng cố những kiến thức 
của trẻ. Việc chọn hình thức gây ấn tượng cho trẻ bằng lời nói dẫn dắt vào bài 
bằng những cách khác nhau, tôi còn lồng ghép văn học, âm nhạc, MTXQ vào 
bài. 
 Ví dụ: Dạy bài về số lượng, thêm bớt trong phạm vi 6 trong chủ đề “ Gia 
đình” 
 chẳng hạn. Tôi kể cho trẻ nghe câu chuyện “Nhổ củ cải” bằng mô hình rối 
dẹt tôi đã thay thế 3 nhân vật là bạn của bé Hoa (Cháu ông bà già ) là Tuấn, Lan, 
và Mai. Vừa kể cô vừa đưa các nhân vật ra theo diễn biến câu chuyện đến đoạn 
“Ông nhổ củ cải không được liền gọi Bà và bé Hoa ra” cô dừng lại đặt câu hỏi. 
Vừa rồi chỉ có một mình ông nhổ củ cải bây giờ thêm bà và bế Hoa là thêm mấy 
người? (2 người ). 
 Thế là tất cả bây giờ có mấy người nhổ cải (3 người) câu chuyện cứ tiếp 
diễn thêm 1, 2, 3 người nhổ nữa và cuối cùng có 6 người nhổ củ cải đã lên 
được, trẻ vừa được nghe chuyện vừa biết cách tạo nhóm có 6 đối tượng, trẻ rất 
thích thú say sưa đắm mình vào câu chuyện kể và nắm được kiến thức bài học 
như được khắc sâu vào trong tâm trí trẻ. 
 10

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_gay_hung_thu_cho_tre_5_6_tuoi_trong_vi.doc