SKKN Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi trong giờ làm quen với môi trường xung quanh

Với những băn khoăn trên về thực tế công tác chăm sóc, giáo dục trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non và với mong muốn cho trẻ mầm non được được thỏa sức tham gia khám phá một thế giới sinh động, hấp dẫn đang diễn ra trong mắt trẻ thơ. Tôi đã chọn đề tài “Một sô biện pháp gây hứng thú cho trẻ 5 - 6 tuổi trong giờ làm quen với môi trường xung quanh” để’ giúp được phát triể’n một cách toàn diện, phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ.
docx 24 trang skmamnonhay 13/06/2024 1530
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi trong giờ làm quen với môi trường xung quanh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi trong giờ làm quen với môi trường xung quanh

SKKN Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi trong giờ làm quen với môi trường xung quanh
 BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1.Lời giới thiệu:
 Tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh là nhu cầu của con người xuất hiện 
ngay từ khi còn nhỏ, khi cất tiếng khóc chào đời trẻ đã có nhu cầu tìm hiểu, khám 
phá, nhu cầu giao tiếp về thế giới xung quanh và khi trẻ càng lớn thì nhu cầu đó 
ngày càng lớn hơn, trẻ muốn khám những điều mới lạ, thú vị đang diễn ra của một 
“xã hội người lớn” nhưng trẻ còn nhỏ chưa có vốn sống, vốn kinh nghiệm, chưa 
thể’ tự khám phá được nên người lớn phải giúp đỡ trẻ, hướng dẫn trẻ tham gia vào 
các hoạt động nhằm cho trẻ làm quen, khám phá về môi trường xung quanh. Khi 
trẻ được làm quen với thế giới môi trường xung quanh sẽ giúp trẻ tích luỹ được 
những kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng về tự nhiên và xã hội, giúp trẻ khám phá ra 
những mối quan hệ và lý giải được những câu hỏi: Vì sao? Tại sao? Sao lại như 
vậy?...
 Việc cho trẻ tìm hiểu và làm quen với môi trường xung quanh sẽ giúp trẻ 
phát triể’n toàn diện về nhận thức, đạo đức, thể’ lực, thẩm mỹ và lao động, nhân 
cách của trẻ được hình thành, phát triển và đó là mục đích hàng đầu của ngành học 
mầm non nói riêng và ngành giáo dục nói chung.
 Mặt khác: Nhu cầu ham hiểu biết đã kích thích hứng thú nhận thức ở trẻ, Nó 
thể hiện ở mong muốn biết cái mới, làm rõ cái chưa biết về đặc điểm, tính chất của 
sự vật, hiện tượng xung quanh, muốn tìm hiểu bản chất của sự vật hiện tượng và 
mối quan hệ giữa chúng. Hứng thú nhận thức của trẻ thường được thể hiện trong 
các hoạt động đặc trưng của lứa tuổi như vui chơi, học tập, lao động, sinh hoạt hàng 
ngày.
 Giáo viên luôn quan tâm đến việc cho trẻ tìm hiểu, làm quen với môi trường 
xung quanh, các cô giáo đã biết cách tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động 
nhằm tìm hiểu về môi trường xung quanh và đạt hiệu quả rất cao. Trẻ đã đã có 
những kiến thức, những hiểu biết về các sự vật, hiện tượng xung quanh như: biết 
tên gọi, đặc điểm, cấu tạo... của các sự vật và hiện tượng xung quanh.
 Thực tế tại nhà trường còn một số ít giáo viên tổ chức các hoạt động cho trẻ 
chưa linh hoạt, sáng tạo, và trong quá trình tổ chức các hoạt động cho trẻ, trẻ tập 
trung chú ý, trẻ còn hay quên, hay nhầm lẫn nên trẻ chưa có nề nếp và kỹ năng 
trong các hoạt động. Đặc biệt nhận thức của trẻ về thế xung quanh còn đơn lẻ, 
 2 giảng dạy không chỉ dành riêng cho môn học Làm quen với môi trường xung quanh 
mà còn có khả năng áp dụng cho tất cả các môn học khác để’ tạo hứng thú cho trẻ 
như môn: Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, Làm quen với toán, tạo hình, âm 
nhạc...Hay khi tổ chức các hoạt động khác như: Hoạt động góc, hoạt động ngoài 
trời, ....
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:
 Sau khi đề ra những giải pháp nhằm giúp cho trẻ có thể’ lĩnh hội những kiến 
thức, kỹ năng và thái độ về thế giới xung quanh thì đề tài nghiên cứu đã được áp 
dụng đối với trẻ lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi A2 tại trường mầm non Thị trấn, huyện 
Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc vào ngày 12/9/2021.
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
7.1.Về nội dung của sáng kiến:
7.1.1.Về cơ sở lý luận:
 Để có thể đưa ra các giải pháp hiệu và có những điều kiện áp dụng được 
những giải pháp thì bản thân tôi cũng đã đầu tư nghiên cứu về một số cơ sở lý luận 
có liên quan đến vấn đề sự hứng thú và tập trung chú ý của trẻ để trẻ có thể chủ 
động lĩnh hội, khám phá hữu thế giới xung quanh. Đó là những khái niệm về hứng 
thú, về chú ý và sự chuyển hoá từ chú ý không chủ định sang chú ý có chủ định và 
ngược lại
a. Khái niệm về hứng thú
 Có rất nhiều các nhà nghiên cứu đã đưa ra các quan điểm, các khái niệm 
khác nhau về hứng thú.
 Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, có ý nghĩa 
đối với cuộc sống, vừa có khả năng mang lại khoái cảm cho cá nhân trong quá trình 
hoạt động.
 Hứng thú là một thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng, thể hiện ở 
sự chú ý tới đối tượng, khao khát đi sâu nhận thức đối tượng, sự thích thú được thỏa 
mãn với đối tượng
 Trong đề tài nghiên cứu của tôi có sử dụng khái niệm hứng thú của Trần Thị 
Minh Đức làm công cụ. Ở đó khái niệm được định nghĩa như sau: Hứng thú là thái 
độ đặc biệt của cá nhân đôi với đôi tượng nào đó, vừa có ý nghĩa đôi với cuộc sông, 
vừa có khả năng đem lại khoái cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động.
 4 phương pháp bộ môn đặc trưng, thực hiện đúng trình tự các bước, bài dạy có đầy 
đủ nội dung kiến thức phù hợp với sự nhận thức của trẻ. Trong các hoạt động giáo 
viên đã chuẩn bị đầy đủ đồ dùng dạy học và giáo án. Song tôi thấy giờ học kết quả 
đạt chưa cao. Trong giờ hoạt động, trẻ chưa hứng thú, chưa tập trung chú ý nghe 
cô giảng. Trẻ tiếp thu kiến thức mà cô giáo truyền đạt vẫn còn chậm và hay quên, 
khi cô đặt câu hỏi thì trẻ chưa trả lời được, hoặc trả lời ấp úng, không chính xác, rõ 
ràng.
 Từ thực tế nêu trên, nên chất lượng các giờ hoạt động của lớp còn hạn chế, 
các tiết dạy trẻ làm quen với môi trường xung quanh được nhà trường dự giờ đánh 
giá xếp loại khá và đạt yêu cầu.
b. Khảo sát thực tế:
 Trước khi thực hiện đề tài nghiên cứu để đề xuất ra một số biện pháp gây 
hứng thú cho trẻ trong giờ làm quen với môi trường xung quanh ở lớp 5 - 6 tuổi A2 
Trường Mầm Non Thị trấn - Thị trấn Lập Thạch - Huyện L ập Thạch - Tỉnh Vĩnh 
Phúc tôi đã có những tiết cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh như “Tìm 
hiể’u về lớp học của bé”, “Tìm hiể’u về gia đình bé” “Tìm hiể’u về một số loại 
rau”..., tôi thấy trẻ chưa hứng thú, chưa tập trung chú ý, chưa hưng phấn, sự tham 
gia tích cực của trẻ còn ít. Nhiều trẻ mệt mỏi, không tập trung, không hứng thú, 
chưa lĩnh hội được các kiến thức của bài học, chưa đáp ứng được mục tiêu giáo 
dục.
 Trước những băn khoăn đó, tôi đã tiến hành khảo sát thực tế của trẻ tại lớp 
5 - 6 tuổi A2 trường Mầm non Thị trấn - Huyện Lập Thạch - Tỉnh V ĩnh Phúc do 
tôi phụ trách về khả năng hứng thú, tập trung chú ý, sự tham gia tích cực của trẻ 
trên tổng số 37 cháu trong giờ làm quen với môi trường xung quanh như sau:
STT Sự hứng thú, khả năng tập chung chú Kết quả
 ý của trẻ SỐ lượng Tỷ lệ %
1 Loại Tốt 11/37 30
2 Loại Khá 14/37 38
3 Loại Trung bình 12/37 32
4 Loại yếu, kém 0 0
 Như vây, co'11/37 tre = 30 % trẻ đã hứng thú và chú ý tốt trong quá trình tôi 
tổ chức cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh, co '14/37 tre = 38 % cháu 
hứng thú chưa nhiều chỉ ở mức độ Khá. Còn 12/37 = 32 % tre hưng thu 'ở mưc đô 
 6 hoa, tôi đã cho trẻ được ngắm, được ngửi,.với những loại hoa tươi, đẹp như vậy trẻ 
rất hứng thú và tiếp thu bài một cách hiệu quả.
 Khi sử dụng biện pháp này tôi thấy hiệu quả của giờ học đạt rất cao. Trước 
kia khi tổ chức cho trẻ tìm hiểu về môi trường xung quanh đồ dùng dồ chơi của tôi 
chưa đẹp, chưa phong phú về chủng loại, màu sắc không rõ nét, . thì tôi thấy trẻ 
nhàn chán, mệt mỏi, kiến thức trẻ lĩnh hội được rất thấp và sau khi áp dụng biện 
pháp này thì trẻ hưng phấn, phấn khởi, hứng thú, kích thích khả năng hứng thú, sự 
sáng tạo của trẻ.
7.2.2. Biện pháp 2: Sử dụng đồ dùng đồ chơi phải linh hoạt, phù hợp với nội 
dung của tiết dạy.
 Khi tổ chức các hoạt động giáo dục nói chung và tổ chức cho trẻ làm quen 
với môi trường xung quanh nói riêng thì việc sử dụng các loại đồ dùng đồ chơi cần 
phải linh hoạt, sáng tạo, không cứng nhắc, gò bó,.sẽ tạo hứng thú cho trẻ, kích thích 
khả năng ham hiểu biết của trẻ và đồ dùng đồ chơi phù hợp với nội dung của tiết 
học, phù hợp với chủ đề, phù hợp với độ tuổi.
 Khi sử dụng đầy đủ đồ dùng trực quan phải phong phú về chủng loại như 
tranh, ảnh, mô hình, đồ dùng, đồ chơi, vật thật,. vì trẻ ở lứa tuổi mầm non luôn thích 
cái mới, cái lạ.
 Ví dụ: Tổ chức cho trẻ “Tìm hiểu về một số loại rau” tôi đã sử dụng mô hình 
vườn rau để trẻ tham quan, sử dụng rau thật như rau bắp cải, xu hào, rau muống, 
rau ngót,. để trẻ quan sát về đặc điểm, hình dạng; sử dụng rau bằng đồ chơi để cho 
trẻ chơi trò chơi luyện tập, củng cố. Qua đó trẻ đã rất hứng thú và 100 % trẻ trẻ 
nhận biết được tên gọi, đặc điểm của các loại rau đó.
 Mỗi một loại đồ dùng, đồ chơi đều có những ưu điểm và hạn chế riêng. Hình 
ảnh tuy có đẹp nhưng chưa sinh động, đồ dùng trực quan thì giúp trẻ nhận biết được 
đầy đủ, chính xác về đối tượng và sinh động hơn tranh. Nhưng không có đầy đủ 
các vật thật cho trẻ chơi trò chơi, cho nên tôi đã lựa chọn nhiều loại đồ dùng trực 
quan để đưa vào trong các hoạt động hàng ngày, phù hợp với nội dung các hoạt 
động sao cho vừa có thể thuận tiện cho việc truyền thụ kiến thức của cô, vừa có thể 
gây được hứng thú cho trẻ, giúp trẻ tập trung chú ý, quan sát đối tượng một cách 
đầy đủ và chính xác nhất.
 Khi giáo viên sử dụng các loại đồ dùng trực quan phải phù hợp với nội dung 
 8 Ví dụ: Tổ chức cho trẻ “Tìm hiểu về một số loại quả” tôi đã lựa chọn một 
số loại quả thật như: quả cam, quả bưởi, quả lê, quả táo,..để’ dạy trẻ thì những vật 
thật đó đã gây được sự chú ý đối với trẻ vì trẻ được nhìn thấy đối tượng một cách 
toàn diện hơn, được ngắm nhình xung quanh vật một cách kỹ lưỡng.
 Khi cho trẻ tìm hiể’u về chủ đề động vật thì tôi đã chuẩn bị những con vật 
gần gũi với trẻ như chó, mèo, gà, vịt, cá, tôm.. .để cho trẻ quan sát. Trẻ rất hứng 
thú và tích cực khám phá đối tượng mà cô giới thiệu
 Ví dụ: Cho trẻ tìm hiể’u về “Một số con vật sống dưới nước”, tôi đã cho trẻ 
quan sát con cá vàng thật. Trẻ được trực tiếp nhìn thấy con cá vàng bơi tung tăng, 
nhìn thấy con cá bơi lên để đớp mồi,...trẻ rất thích thú và tập trung chú ý quan sát.
 Bản thân tôi luôn linh hoạt sáng tạo trong việc sử dụng đồ dùng trực quan. 
ơ các hoạt động học tôi không sử dụng một loại đồ dùng từ đầu đến cuối mà tôi 
luôn phối hợp sử dụng nhiều loại đồ dùng trực quan sao cho phù hợp, linh hoạt 
theo từng phần để giúp trẻ không nhàm chán.
 Ví dụ: Khi tổ chức hoạt động “Cho trẻ làm quen với một số loại hoa” tôi đã 
sử dụng các loại đồ dùng như: Lô tô, vật thật, hình ảnh,...kết hợp với nhau sao cho 
linh hoạt và phù hợp. Tôi cho trẻ đi thăm quan mô hình vườn hoa nhà trường, sau 
đó tôi cho trẻ làm quen một số loại hoa thật, trò chơi củng cố tôi cho trẻ chơi trò 
chơi qua những đồ chơi bằng nhựa, lô tô và sử dụng các hình ảnh vào các phần 
trong tiết học sao cho phù hợp với nội dung tiết dạy và sự thiết kế giáo án của 
mình.
 Khi sử dụng biện pháp này tôi thấy hiệu quả của giờ học đạt rất cao. Nếu 
không biết sử dụng đồ dùng, đồ chơi một cách linh hoạt, phù hợp với nội dung của 
bài học thì trẻ nhàn chán, mệt mỏi, kiến thức trẻ lĩnh hội được rất thấp và sau khi 
áp dụng biện pháp này việc kết hợp sử dụng các loại đồ dùng trực quan trong tiết 
học sẽ giúp cho trẻ có cảm giác mới lạ, hấp dẫn trẻ, lôi cuốn trẻ, thu hút sự chú ý 
của trẻ, từ đó trẻ sẽ tham gia hoạt động để khám phá kiến thức một các tích cực và 
có hiệu quả hơn.
7.2.3. Biện pháp 3: Tạo cơ hội cho trẻ sử dụng các giác quan phù hợp.
 Nhận thức cảm tính là nhận thức chủ yếu của trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo, trẻ có 
thể nhận biết về các sự vật hiện tượng khi trẻ được tiếp xúc với đối tượng bằng 
các giác quan, vì vậy trong quá trình tổ chức hoạt động cho trẻ tôi 10 đã tạo mọi 
cơ hội để trẻ có thể sử dụng nhiều giác quan như thị giác, xúc giác, vị giác, thính 

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_gay_hung_thu_cho_tre_5_6_tuoi_trong_gi.docx