SKKN Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi hoạt động tích cực trong giờ học tạo hình
Trong chương trình giáo dục mầm non, bộ môn tạo hình là loại hình nghệ thuật phản ánh thế giới xung quanh cuộc sống con người một cách đa dạng phong phú và hấp dẫn đối với trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo. Thông qua tạo hình trẻ được thử sức mình trong việc thể hiện và cải tạo thế giới riêng của mình. Hoạt động tạo hình còn phát triển ở trẻ khả năng quan sát, trí tưởng tượng sáng tạo, khả năng phối hợp giữa mắt và tay, hoàn thiện một số kỹ năng cơ bản (vẽ, nặn, xé dán cắt.). Đặc biệt, trong giờ học vẽ trẻ thích tự tay vẽ được một cái gì đó dù các hình còn đơn giản như ngôi nhà, cái cây, bông hoa, ô tô... nhưng mang lại cho trẻ cảm xúc thực sự khi tạo ra được 1 sản phẩm. Còn đối với những gì trẻ không thích, không hứng thú thì trẻ sẽ vẽ đại khái cho xong và cảm thấy hài lòng hơn nữa tư duy của trẻ gắn liền với cảm xúc, ý muốn chủ quan nên trẻ ghi nhớ những gì trẻ cảm thấy thích thú và say mê thực hiện ý tưởng của mình.
Những năm qua tôi thấy nhiều trẻ kỹ năng vẽ còn yếu, bài tạo hình chưa sáng tạo, chưa biết cách sắp xếp bố cục bức tranh, chưa biết phối hợp các mảng màu, ngoài ra ( Kỹ năng cầm bút,thao tác cắt, xé dán . . .còn hạn chế,chưa có nguyên vật liệu mở như: Lá cây khô, hột hạt, len,vỏ hộp… cho trẻ làm. Về phía giáo viên đã có kinh nghiệm truyền đạt kiến thức và kỹ năng tạo hình cho trẻ song qua quá trình tổ chức còn nặng về kết quả sản phẩm, cô chưa chú ý dạy kỹ năng tạo hình cho trẻ, chưa có khả năng tạo cảm hứng cho trẻ khi học tạo hình..
Năm học này, tôi nhận thấy bộ môn tạo hình quan trọng với trẻ mẫu giáo lớn 5 tuổi, giờ vẽ hình thành ở trẻ những kỹ năng như ngồi ngay ngắn, kỹ năng cầm bút. Đó là những kỹ năng rất cần thiết cho trẻ và cũng là bước đệm cho trẻ sau này bước vào lớp 1 có một tâm thế vững vàng, và năm nay lớp nhận nhiệm vụ làm điểm chuyên đề tạo hình cho trường... Vì thế, tôi đã trăn trở, tìm tòi các phương pháp và hình thức khác nhau, áp dụng những điểm mới, nhằm giúp trẻ cảm nhận cái đẹp trong tác phẩm tạo hình, rèn cho trẻ thực hiện được các kỹ năng tạo hình theo đúng lứa tuổi cần đạt.....Từ những lý do đó, tôi chọn đề tài “Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi hoạt động tích cực trong giờ học tạo hình "
Những năm qua tôi thấy nhiều trẻ kỹ năng vẽ còn yếu, bài tạo hình chưa sáng tạo, chưa biết cách sắp xếp bố cục bức tranh, chưa biết phối hợp các mảng màu, ngoài ra ( Kỹ năng cầm bút,thao tác cắt, xé dán . . .còn hạn chế,chưa có nguyên vật liệu mở như: Lá cây khô, hột hạt, len,vỏ hộp… cho trẻ làm. Về phía giáo viên đã có kinh nghiệm truyền đạt kiến thức và kỹ năng tạo hình cho trẻ song qua quá trình tổ chức còn nặng về kết quả sản phẩm, cô chưa chú ý dạy kỹ năng tạo hình cho trẻ, chưa có khả năng tạo cảm hứng cho trẻ khi học tạo hình..
Năm học này, tôi nhận thấy bộ môn tạo hình quan trọng với trẻ mẫu giáo lớn 5 tuổi, giờ vẽ hình thành ở trẻ những kỹ năng như ngồi ngay ngắn, kỹ năng cầm bút. Đó là những kỹ năng rất cần thiết cho trẻ và cũng là bước đệm cho trẻ sau này bước vào lớp 1 có một tâm thế vững vàng, và năm nay lớp nhận nhiệm vụ làm điểm chuyên đề tạo hình cho trường... Vì thế, tôi đã trăn trở, tìm tòi các phương pháp và hình thức khác nhau, áp dụng những điểm mới, nhằm giúp trẻ cảm nhận cái đẹp trong tác phẩm tạo hình, rèn cho trẻ thực hiện được các kỹ năng tạo hình theo đúng lứa tuổi cần đạt.....Từ những lý do đó, tôi chọn đề tài “Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi hoạt động tích cực trong giờ học tạo hình "
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi hoạt động tích cực trong giờ học tạo hình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi hoạt động tích cực trong giờ học tạo hình
Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi hoạt động tích cực trong giờ học tạo hình 2. Mục đích của sáng kiến: Tôi nghiên cứu đề tài này với mục đích : - Nắm được khả năng thực tế dạy môn tạo hình và tìm hiểu về mặt tâm sinh lý của trẻ để đề ra một số biện pháp phù hợp nâng cao chất lượng vẽ, dán, nặn...của trẻ ,giúp trẻ phát triển hết khả năng của mình. - Trên cơ sở kết quả nghiên cứu nhận xét đánh giá và có ý kiến đề xuất để nâng cao chất lượng thông qua tạo hình. 3. Đối tượng: - Trẻ 5- 6 tuổi lớp Mẫu giáo lớn A2. 4. Phương pháp: 4.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận - Nghiên cứu các loại sách, tài liệu hướng dẫn tạo hình dùng cho giáo viên mầm non của vụ giáo dục. - Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ em 5-6 tuổi - Các chuyên san giáo dục mầm non. - Tài liệu bồi dưỡng hoạt động tạo hình bậc học mầm non. 4.2. Phương pháp trò chuyện và nghiên cứu sản phẩm. 4.3. Phương pháp quan sát sư phạm 4.4. Phương pháp đàm thoại 5. Phạm vi: - Hoạt động tạo hình là môn học quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ nhưng vì điều kiện và thời gian có hạn lên tôi chỉ thực hiện đề tài : ‘Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi hoạt động tích cực trong giờ học tạo hình” 6. Kế hoạch nghiên cứu: - Từ tháng 1/ 2018 đến 2/ 2019 Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi hoạt động tích cực trong giờ học tạo hình bút lông sử dụng màu nước, hay dùng giấy để xé, vò theo ý của trẻ để tạo ra 1 sản phẩm mà trẻ thích, dùng đất để nặn thành các đồ vật, con vật mà trẻ yêu thíchchính từ các sản phẩm trẻ tạo ra, trẻ đặt tên gọi, và tưởng tượng ra những gì trẻ thích, từ đó làm nảy sinh tình cảm yêu cái đẹp, hướng tới cái đẹp đây là yếu tố cần thiết góp phần phát triển toàn diện cho trẻ Hiểu rõ được tầm quan trọng trong viÖc nh»m kÝch thÝch trẻ ho¹t ®éng tÝch cùc trong giờ học tạo hình, tôi luôn suy nghĩ tìm ra các biện pháp tác động phù hợp giúp trẻ phát huy đuợc khả năng tưởng tượng, tính sáng tạo mà vẫn phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Khi áp dụng đề tài sáng kiến kinh nghiệm này tôi gặp một số thuận lợi, khó khăn sau: a.Thuận lợi Trường có đội ngũ quản lý nhiều kinh nghiệm và luôn sâu sát cùng giáo viên trong mọi hoạt động. Ban giám hiệu có trình độ chuyên môn cao và có kinh nghiệm tổ chức quản lý giỏi. Đội ngũ cán bộ giáo viên trong trường có trình độ 85% trên chuẩn. Đồ dùng đồ chơi nhiều, phong phú, đa dạng. Tài liệu tham khảo cho hoạt động CSGD được trang bị đầy đủ. Giáo viên thường xuyên được tham dự các lớp học tập huấn, các lớp học bồi dưỡng chuyên môn do Phòng Giáo dục – Đào tạo Huyện tổ chức. Giáo viên có trình độ chuyên môn nắm vững các kỹ năng dạy tạo hình và nhiều năm dạy mẫu giáo.Có năng khiếu về tạo hình. Lớp học rộng rãi, thoáng mát 58 % trẻ có khả năng tạo hình trong đó 10% trẻ có khả năng tạo hình tốt. b. Khó khăn - Nhiều trẻ kỹ năng vẽ còn yếu, bài tạo hình chưa sáng tạo, chưa biết cách sắp xếp bố cục bức tranh, chưa biết phối hợp các mảng mầu, và chưa biết nhận xét tranh - Bên cạnh đó ở lớp lại có những trẻ tăng động không những không tập trung chú ý vào hoạt động mà trẻ lại còn hay phá rối những trẻ xung quanh, có những trẻ có cá tính thích hoạt động một mình, không thích giao tiếp trò chuyện, hoạt động cùng với những người xung quanh - Nhiều phụ huynh chưa nhận thức được hết về tầm quan trọng của việc học tạo hình nên coi môn học tạo hình chỉ là môn phụ - Có một số phụ huynh tuy cũng quan tâm tới việc học tạo hình của trẻ, song phương pháp dạy trẻ còn thiếu khoa học như: còn cầm tay trẻ vẽ, hay vẽ cho trẻ tô mầu, cát dán hộ trẻ ...Mặc dù quan tâm đến con nhưng đa số phụ huynh còn mải công việc xem nhẹ bậc học mầm non, ít giành thời gian cho con, phần lớn đều ỉ lại cho ông bà và người giúp việc, vì vậy việc trao đổi phối hợp chăm sóc giáo dục trẻ giữa giáo viên và phụ huynh còn gặp nhiều khó khăn. Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi hoạt động tích cực trong giờ học tạo hình Khi trẻ có nề nếp tốt thì trẻ sẽ có sự tập trung chú ý cao, hứng thú, say mê, chú ý quan sát, lắng nghe, có trí tưởng tượng sáng tạo trong hoạt động . Thời gian đầu tôi phải đưa ra những nội quy của lớp, yêu cầu trẻ phải cùng nhau nhớ nội quy của cô, thực hiện và kiểm soát lẫn nhau. Tôi chia lớp ra thành tổ, ca, nhóm nhỏ để dễ kiểm soát và có điều kiện hướng dẫn các kỹ năng tới từng trẻ. Tôi sắp xếp xen kẽ lẫn những trẻ nhanh nhẹn gần trẻ nhút nhát, chậm chạp, giao nhiệm vụ cho trẻ khá kèm trẻ yếu, có nhận xét động viên kịp thời những trẻ tích cực có tiến bộ. Khi trẻ đã có những nề nếp thói quen kỹ năng thực hiện các hoạt động thì việc tổ chức các hoạt động cho trẻ không còn gặp nhiều khó khăn như trước, trẻ đã chú ý lắng nghe biết tập trung tư duy suy nghĩ và thực hiện các yêu cầu của hoạt động. Khi tôi tổ chức cho trẻ hoạt động theo nhóm trẻ đã biết cách trò chuyện hỏi han thảo luận với nhau cùng nhau thực hiện các yêu cầu của cô. Ví dụ: Trong giờ học một số trẻ ngồi tập trung chú ý tham gia tích cực, phát biểu bài sôi nổi hay giờ học tạo hình một số trẻ chăm chỉ tạo ra nhiều sản phẩm đẹp. Tôi khen kịp thời và nêu gương trước lớp. Điều quan trọng mà tôi luôn chú ý là đưa nề nếp vào tiêu chuẩn bé ngoan để tất cả trẻ cùng phấn đấu thực hiện tốt, điều này trẻ rất thích vì được cô giáo cho cắm cờ, thưởng bé ngoan và tất cả sản phẩm đẹp đều được chọn tuyên truyền ở góc bố mẹ cùng xem . Hình thức này đem lại nề nếp lớp tốt dẫn tới các hoạt động nói chung, hoạt động tạo hình nói riêng đạt hiệu quả cao. 3.1.2. Tạo môi trường hoạt động thuận lợi để phát huy tính tích cực khả năng phát triển của trẻ. Tạo điều kiện cho trẻ thường xuyên tiếp xúc với môi trường xung quanh cả lớp, các biểu tượng phong phú về đối tượng cho trẻ tự khám phá bằng cách huy động sự tham gia của các giác quan, các quá trình tâm lý khác nhau để lĩnh hội. Tạo cơ hội để trẻ khám phá đối tượng (quan sát nghe, hỏi, tiếp xúc, miêu tả) và tự diễn đạt nhận thức cảm xúc của mình về đối tượng. Cho trẻ được tiếp xúc như được ngắm nghía, chăm sóc, vuốt ve, âu yếm với các con vật gần gũi (thỏ, mèo, gà con). Trong quá trình cung cấp tôi cho trẻ thấy được những nét nổi bật, những cái đẹp lý thú, gần gũi trẻ. Đồng thời giúp trẻ phân tích, so sánh, tổng hợp tìm ra những đặc điểm riêng và chung. Ví dụ: Vẽ “vườn hoa” tôi cho trẻ ngắm vườn hoa, giới thiệu cho trẻ biết, bông cao, bông thấp, bông cánh dài, bông cánh tròn, nhụy màu vàng, bông màu đỏ, Trẻ đã được ngắm vườn hoa thực tế và kết hợp bằng lời giảng giải của cô, trẻ sẽ biết sử dụng phối hợp các kỷ năng vẽ nét cong, nét cong tròn khép kín, nét xiên, nét thẳng, tô màu để vườn hoa sinh động và đẹp hơn. Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi hoạt động tích cực trong giờ học tạo hình Dùng tấm nhựa đó nhưng màu nền là màu tím, xanh lam đậm có trang trí thêm một dải ánh sáng bạc lệch sang một bên tấm nhựa sẽ rất thích hợp cho các tranh về đề tài thiên nhiên đặc biệt là tranh về đề tài Trung Thu. Cũng tấm nhựa đó có dán màu sẫm như tím đậm, xanh lam đậm, nâu thậm, trắng chí là đen không trang trí nhiều sẽ thích hợp với tất cả các bức tranh với tất cả các đề tài. Khi sử dụng các mảng tường, tấm treo tranh dạng này nên dùng tấm nhựa và hồ dán giấy để khi bóc ra thay nền khác không làm hỏng giấy. Đối với nền của sản phẩm là đồ chơi thì tôi tạo khung cảnh: Làm ngã tư đường phố với hoạt động “Làm ô tô từ vỏ hộp” để trưng bày. Làm một ngôi nhà nhỏ với khoảng sân rộng có mấy luống rau, bụi cỏ để trưng bày sản phẩm nặn về đàn gà, về chú thỏ, một cây quất bỏ đi sau Tết đã bỏ hết quả rất thích hợp để gắn quả của trẻ trong hoạt động “ làm đồ dùng trang trí ngày tết”... Ngoài ra môi trường lớp học đẹp sẽ tạo gây hứng thú cho trẻ trong mọi hoạt động tại lớp.Trong góc tạo hình tôi nhận thấy tạo hình là một môn nghệ thuật luôn được trẻ ưa thích, tạo cơ hôị cho trẻ khám phá mới, thích thú, sáng tạo, tiếp nhận cảm xúc.Trong góc tạo hình tôi chia thành các góc nhỏ, cung cấp cho trẻ những vật liệu và tạo cho trẻ các cơ hội hoạt động khác nhau như vẽ bằng ngón tay, vẽ bằng bút màu, bút dạ, tô màu, nặn, cắt dán in... Nói tóm lại để giúp trẻ tích cực tham gia vào hoạt động tạo hình thì giáo viên phải làm tốt công tác chuẩn bị, chuẩn bị từ tranh ảnh vật mẫu đến các nguyên vật liệu phù hợp và đủ với số lượng cho tất cả mọi trẻ đều được tham gia hoạt động. Có như vậy thì giờ hoạt động chung của cô mới đảm bảo, từ đó sẽ thu được kết quả cao hơn. 3.3. Biện pháp 3: Sáng tạo các hình thức mở bài Thu hút được sự chú ý của trẻ vừa dễ lại vừa khó vì trẻ rất hào hứng trước những điều mới lạ nhưng dễ chán với những gì quen thuộc. Vì vậy, tôi luôn suy nghĩ sáng tạo các hình thức mở bài sao cho sinh động, hấp dẫn bằng dùng những câu nói nhẹ nhàng, nét mặt vui tươi, sử dụng video, sử dụng thơ truyện, sử dụng sa bàn, mô hình. - Sử dụng video: Đối với trẻ 5-6 tuổi ‘ Học mà chơi, chơi mà học”với phương pháp dạy trẻ mầm non mới như hiện nay thì việc dạy trẻ vẽ, nặn, xé dán, xếp hình . . .Theo kế hoạch tháng, tích hợp các nội dung nhẹ nhàng, phù hợp với hoạt động gây ấn tượng cho trẻ. Tuy nhiên để tạo được hứng thú cho trẻ không bị nhàm chán, thì việc gây ấn tượng cho trẻ và thích thể hiện những gì mà trẻ quan sát được trong thực tế và trong ảnh, băng hình ti vi là điều rất quan trọng. Ví dụ: Với đề tài “Vẽ những con vật sống trong gia đình” Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi hoạt động tích cực trong giờ học tạo hình Ngoài gây hứng thú cho trẻ bằng video, các câu thơ, truyện ra tôi con sử dụng sa bàn, mô hình . Ví dụ 1: Tôi cho trẻ “Vẽ vườn cây ” Tôi lấy ra một mô hình sa bàn và rất nhiều những cây ở ngoài sa bàn, tôi cho trẻ lên đặt các cây vào trong sa bàn đó để tạo thành một vườn cây. Rồi cho trẻ quan sát để vẽ bức tranh về “vườn cây ”. Ví dụ 2:Vẽ về biển :Tôi cho trẻ gấp thuyền, ca nô, tàu thuỷ... Vào giờ học tôi cho trẻ đi lấy đồ dùng trẻ gấp được và hỏi: “Hôm trước các con đã gấp được những cái gì? Thuyền buồm, tàu thuỷ... là những phương tiện gì? Nó hoạt động ở đâu? Vậy con thích chơi trò chơi với đồ chơi các con đã tạo được không? Cô đã thiết kế được các bến cảng cho tàu thuỷ, thuyền buồm, ca nô và chúng mình cùng chơi trò chơi cho các phương tiện đó về đúng bến của mình nhé. Ví dụ 3 : Nặn các loại đồ chơi - Tôi cho trẻ đi thăm quan cửa hàng trưng bày sản phẩm đồ chơi ngay tại lớp .Trẻ vừa quan sát vừa nhận xét so sánh sự giống và khác nhau, sự đa dạng phong phú, muôn hình, ngỗ nghĩnh của đồ chơi , sau phần này 2-3 phút tôi cho trẻ ngồi vào bàn để thu hút trẻ vào chủ đề giờ học, cô nói “Loa loa loa ngày mai nhà máy sản xuất các loại đồ chơi trẻ em sẽ mở cuộc triển lãm những đồ chơi đẹp. Vì vậy hôm nay lớp A2 sẽ tổ chức hội thi “Bé khéo tay”để chọn ra nhẽng “Bác thợ” và “nghệ nhân” tài giỏi, khéo tay nhất nặn được nhiều đồ chơi đẹp sẽ được gửi đi triển lãm . 3.4. Biện pháp 4: Rèn kỹ năng tạo hình cho trẻ mọi lúc mọi nơi. Hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động mang tính sáng tạo nghệ thuật. Trong các hoạt động cho trẻ tại trường mầm non người giáo viên thấy luôn cần phải kết hợp giữa các bộ môn với nhau nhất là đối với bộ môn tạo hình. Nhận thấy việc dạy trẻ mọi lúc mọi nơi có một tầm quan trọng đặc biệt đối với trẻ yếu về bộ môn tạo hình, tôi đặt ra kế hoạch và thường xuyên kết hợp với các hoạt động khác như hoạt động ngoài trời, hoạt động góc, hoạt động chiều và kết hợp với các bộ môn học trong các hoạt động nối tiếp... - Hoạt động góc : Trong góc tạo hình tôi nhận thấy tạo hình là một môn nghệ thuật luôn được trẻ ưa thích, tạo cơ hội cho trẻ khám phá, thích thú, sáng tạo, tiếp nhận cảm xúc. Ở góc tạo hình tôi chia nhỏ, cung cấp cho trẻ những vật liệu và tạo cho trẻ các cơ hội hoạt động khác nhau như vẽ bằng ngón tay, vẽ bằng bút màu, tô mùa, nặn, cắt dán in . . .Thông qua hoạt động góc trẻ có những kỹ năng như: Nhận thức, giao tiếp, vận động tinh, vận động thô, không những thế trong hoạt động góc tôi thường xuyên để ý và bồi dưỡng những trẻ yếu về bộ môn tạo hình.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_gay_hung_thu_cho_tre_5_6_tuoi_hoat_don.doc