SKKN Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi giúp trẻ học tốt môn Làm quen chữ cái

Để giúp trẻ thực hiện tốt được mục tiêu đó đòi hỏi người giáo viên Mầm non phải có tấm lòng yêu nghề mến trẻ một cách thực sự, bằng tất cả những kiến thức, kỹ năng mình đã được đào tạo chuyên ngành và cùng với lương tâm nghề nghiệp, để đầu tư trí tuệ, công sức trong mỗi cuốn giáo trình, mỗi trang giáo án. Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp 5 tuổi, tôi luôn tìm tòi áp dụng mọi hình thức đổi mới và nâng cao phương pháp trong quá trình chăm sóc - giáo dục trẻ, đặc biệt là trong hoạt động làm quen với chữ cái. Việc hướng dẫn cho trẻ mẫu giáo lớn “làm quen chữ cái” giúp trẻ bước đầu nhận biết được các chữ cái và phát âm chuẩn các chữ cái trong các từ trọn vẹn, phát triển ở trẻ khả năng quan sát, so sánh. Khi trẻ đã thuộc và phát âm chuẩn các chữ cái thì trẻ sẽ dễ dàng làm quen với cách tô và viết chữ ở trường tiểu học. Ngoài ra, việc cho trẻ làm quen với chữ cái còn phát triển tư duy trực quan hành động, tư duy trực quan hình tượng và đặc biệt là phát triển ngôn ngữ mạch lạc, giúp trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp với mọi người xung quanh.
Trên thực tế, hiệu quả đạt được ở các tiết làm quen chữ cái còn thấp, do trẻ chưa hứng thú, chưa nhớ chữ cái, còn nhầm lẫn giữa các chữ, trẻ phát âm còn ngọng, một số giáo viên chưa nắm bắt được trọng tâm của tiết dạy theo chương trình Mầm non mới, khả năng tổ chức các hoạt động còn hạn chế.
docx 28 trang skmamnonhay 04/01/2025 1560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi giúp trẻ học tốt môn Làm quen chữ cái", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi giúp trẻ học tốt môn Làm quen chữ cái

SKKN Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi giúp trẻ học tốt môn Làm quen chữ cái
 2/28
 Muốn làm tốt hoạt động làm quen chữ cái thì bản thân là 1 giáo viên cần phải 
thay đổi vai trò của mình trong việc giảng dạy, đòi hỏi sự sáng tạo của cô trong tiết 
dạy thì mới có thể giúp trẻ dễ nhớ, khắc sâu kiến thức và phát triển trí tuệ, tư duy óc 
sáng tạo để tạo điều kiện cho trẻ hoạt động nhằm phát huy tính tích cực của trẻ, kích 
thích hứng thú của trẻ khi tham gia vào hoạt động, giúp trẻ tiếp cận việc làm quen 
với chữ cái một cách hợp lý mà mang lại hiệu quả tích cực. Đối với trẻ mầm non, 
việc tạo ra hứng thú cho trẻ rất quan trọng. 
 Hứng thú giúp trẻ hoạt động tích cực tham gia vào các hoạt động học. Trẻ nhỏ 
học với động cơ chơi. Trẻ sẽ tự nhiên hợp tác nếu giáo viên tạo được hứng thú cho 
trẻ. Như vậy, cả cô và trẻ đều tích cực trong hoạt động. Tầm quan trọng của việc tạo 
hứng thú cho trẻ cần được giáo viên nhận thức đúng mức và phải luôn sáng tạo để 
tìm ra được các biện pháp tạo ra hứng thú phong phú, phù hợp với trẻ.
 Là một giáo viên đứng lớp 5 tuổi bản thân tôi nắm rõ đặc điểm tâm sinh lý lứa 
tuổi của trẻ chuẩn bị bước vào lớp 1 làm tôi rất băn khoăn, với vai trò là giáo viên 
chủ nhiệm, tôi luôn trăn trở phải làm thế nào để tìm ra một số biện pháp gây hứng 
thú giúp trẻ phát huy tính tích cực trong hoạt động làm quen chữ cái một cách có 
hiệu quả nhất, tạo tiền đề để trẻ có hành trang vững vàng, tự tin bước vào lớp Một. 
Khắc phục những khó khăn giúp trẻ tiếp thu được kiến thức mới, đồng thời tạo 
hứng thú cho trẻ đến trường mạnh dạn, tự tin và tích cực hoạt động, nâng cao khả 
năng nhận thức cho trẻ.
 Nhận thức được tầm quan trọng đó, tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài : “Một số 
biện pháp gây hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi giúp trẻ học tốt môn LQCC”
 II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ THỜI GIAN MGHIÊN CỨU
 1. Đối tượng nghiên cứu
 Trẻ trong độ tuổi mẫu giáo lớn (5-6)
 2. Phạm vi thực hiện
 Một số biện pháp gây hứng thú giúp trẻ 5 - 6 tuổi tích cực tham gia hoạt 
động “Làm quen chữ cái” trên hoạt động chung có chủ đích học tập, hoạt động vui 
chơi.
 3. Thời gian thực hiện
Một số biện pháp gây hứng thú giúp trẻ 5 – 6 tuổi học tốt môn LQCC 4/28
 Trong quá trình trực tiếp giảng dạy, tôi thấy trẻ chưa hứng thú tham gia hoạt 
động nhiều trẻ chưa nhớ chữ cái, còn nhầm lẫn chữ nọ sang chữ kia, viết còn bị 
ngược. Khi phát âm nhiều trẻ còn phát âm nhỏ, ngọng, chưa chính xác. Từ thực tế 
đó tôi đã mạnh dạn đi tìm những phương pháp, biện pháp hữu hiệu giúp trẻ 5-6 tuổi 
hứng thú, học tốt hoạt động làm quen chữ cái để có hành trang vào lớp 1. 
 3. Khảo sát thực trạng
 a. Thuận lợi
 Được sự giúp đỡ của Ban giám hiệu luôn tạo điều kiện cho các giáo viên 
trong việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng giảng dạy, cũng như nâng cao về trình độ 
công nghệ thông tin trong nhà trường giúp tôi có thêm kiến thức và kinh nghiệm 
khi dạy trẻ trong các giờ học.
 Là một giáo viên đã qua đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, về tâm lý và giáo 
dục cho trẻ mầm non. Bản thân tôi cũng có nhiều cố gắng trong quá trình tự học, tự 
rèn, sử dụng thành thạo máy vi tính.
 Được sự phân công của Ban giám hiệu, lớp Mẫu giáo Lớn 5 - 6 tuổi của tôi có 
2 cô. Nhìn chung, giáo viên nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm, yêu nghề, mến trẻ, 
luôn quan tâm, chăm sóc và giáo dục trẻ. 
 Lớp có tương đối đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục 
vụ hoạt động Làm quen chữ viết. 
 Phụ huynh nhiệt tình và luôn có sự quan tâm ủng hộ tới chương trình học 
của trẻ. Phụ huynh trong lớp đều rất mong muốn các cháu học tốt chữ cái và luôn 
có sự phối hợp chặt chẽ trong việc giúp trẻ nhận biết và phát âm tốt các chữ cái. 
 b. Khó khăn
 - Còn nhiều trẻ nhút nhát, chưa tự tin với sự nhận thức của mình phát âm 
còn nhỏ và chưa tích cực tham gia vào các hoạt động trong giờ học.
 - Cũng còn có những gia đình vì quá bận với công việc nên việc phối hợp 
với các cô giáo trên lớp đôn đốc cho trẻ ôn luyện thêm khi về nhà là không có.
 - Một số phụ huynh nôn nóng trong việc học chữ của con em mình nên đã 
dạy trước tập viết dẫn đến việc tiếp thu bài của tiết học không đồng đều, trẻ tỏ ra 
kiêu căng vì mình đã biết rồi nên không còn chú ý trong tiết học.
Một số biện pháp gây hứng thú giúp trẻ 5 – 6 tuổi học tốt môn LQCC 6/28
 Qua bảng khảo sát trên tôi nhận thấy phát triển của các con còn khá thấp, trẻ 
chưa hứng thú tham gia hoạt động làm quen chứ cái: Số cháu mạnh dạn và tự tin khi 
thực hiện còn thấp. Trẻ phát âm còn chưa cao, trẻ chưa tập trung chú ý trong giờ học, 
nhiều trẻ chưa nhận biết được những chữ cái, trẻ chưa linh hoạt, chưa nhanh nhẹn, 
nên tôi luôn băn khoăn làm sao để đưa ra “Một số biện pháp gây hứng thú giúp trẻ 
5 - 6 tuổi học tốt môn làm quen chữ cái”.
 II. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
 1. Biện pháp 1: Xây dựng môi trường chữ viết trong lớp học 
 Như chúng ta đã biết, lớp học là ngôi nhà thứ hai của trẻ, phản xạ đầu tiên 
khi bé bước chân vào lớp là nhìn xung quanh xem có những gì và có đẹp không. Vì 
vậy các mảng chính như: Mảng chủ đề, các góc hoạt động phải được trang trí với 
màu sắc đẹp hài hòa, tên gọi của các góc phải dễ nhìn. Lựa chọn cỡ chữ phải phù 
hợp, dán chữ ở độ cao vừa tầm mắt của trẻ, đặc biệt kiểu chữ phải chuẩn, phù hợp 
với hình ảnh minh họa ở mỗi góc.
 Đối với việc trang trí lớp để tạo môi trường cho trẻ hoạt động là một việc 
làm hết sức quan trọng tại vì tôi nghĩ môi trường có gần gũi, có thân thiện thì trẻ 
mới có hứng thú tham gia vào hoạt động. Chúng ta biết rằng, trong cuộc sống, mọi 
lúc mọi nơi đều có lời nói, vậy nên hãy làm cho mọi lúc mọi nơi đều có chữ viết. 
Thẻ chữ, bảng viết, phấn, tranh chữ đều là những phương tiện dễ kiếm, dễ làm. 
Những thứ trẻ được quan sát hàng ngày, qua đó trẻ nhận biết được các chữ cái từ 
đó giúp trẻ đến với chữ viết một cách tự nhiên, kích thích ngôn ngữ thị giác của trẻ.
 Vì thế ngay từ đầu năm học tôi đã đi sâu vào tạo môi trường học tập mang 
tính mở, có tính thẩm mỹ cao và phù hợp với các chủ đề sự kiện, tạo sự mới mẻ, 
thu hút tính tò mò, ham hiểu biết của trẻ. 
 Để tạo cho trẻ hứng thú với các mảng hoạt động, tôi đã trang trí phòng lớp 
màu sắc trang nhã, thân thiện, phù hợp lứa tuổi, chiều cao phù hợp tầm nhìn của 
trẻ. Có đa dạng đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu cho trẻ hoạt động, kích thích sự 
sáng tạo của trẻ. Ở góc chữ cái tôi sử dụng các nguyên vật liệu phế thải là tấm bìa 
sau đó tôi viết 29 chữ cái giúp trẻ có thể quan sát, nhận biết chữ cái một cách thuận 
tiện nhất, trẻ nhận biết được 29 chữ cái, phân biệt được chữ in thường, in hoa.
Một số biện pháp gây hứng thú giúp trẻ 5 – 6 tuổi học tốt môn LQCC 8/28
 Hình ảnh minh họa: Bài tập chữ cái của trẻ
 Tuy nhiên việc xây dựng môi trường cho trẻ tôi cũng thực hiện phù hợp với 
từng chủ đề.
 Ví dụ: Trong “Chủ đề thực vật” tôi cắt bìa thành một cây to sau đó dùng vải 
dạ cắt các loại quả dán lên cây, tương ứng với mỗi quả sẽ là một chữ cái như quả 
cam gắn chữ “c” quả na gắn chữ “n” quả táo gắn chữ “ t” khi trẻ lên hái quả ,trẻ sẽ 
hái quả những quả có chữ cái giống với chữ gắn trên giỏ của mình.
 Ở góc kể truyện tôi cài tên câu chuyện in bằng chữ to theo từng chủ đề, những 
quyển truyện tranh do trẻ tự cắt dán và trẻ tự ghép tranh để tạo thành, tôi giúp trẻ 
viết nội dung câu truyện vào đó để hằng ngày trẻ lấy truyện ra xem và trẻ tìm được 
chữ cái đã học, tôi hướng dẫn trẻ cách mở sách, cách đọc sách.
 Không chỉ góc kể truyện mà bất kể một góc nào hay một đồ dùng, đồ vật nào 
trong lớp tôi đều dán các từ chỉ tên góc, tên đồ dùng kèm theo để trẻ được tiếp xúc 
và phát âm các chữ cái nhiều hơn.
 Ngoài góc “ Làm quen chữ cái” mà xung quanh lớp tôi đều viết tiếng và từ 
tương ứng, như hộp đựng hoa lá, rổ đựng hình, viết tên các đồ dùng vào nhãn và 
dán vào. Treo xung quanh lớp một cụm từ như bảng thời tiết, bảng bé ngoan, bé 
đến lớp, tên của trẻ trên tủ đựng đồ, tất cả những cái đó đều phải vừa tầm nhìn với 
trẻ. Hoặc có những bức vẽ của trẻ được viết tên trẻ vào phía trái, làm như thế trẻ 
được sử dụng ngay trên hoạt động làm quen chữ cái trẻ học đến nhóm chữ cái nào 
tôi cho trẻ tìm xung quanh lớp nhóm chữ cái đó, phía dưới tôi đặt giá để đựng đồ 
dùng phục vụ môn chữ cái đồ dùng của cô và trẻ như bút chì màu, vở tập tô  
Một số biện pháp gây hứng thú giúp trẻ 5 – 6 tuổi học tốt môn LQCC 10/28
 Như chúng ta đã biết, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động học 
đang được sử dụng phổ biến rộng rãi. Ngày nay, ứng dụng công nghệ thông tin trong 
giảng dạy không còn là điều mới mẻ đối với mỗi chúng ta.
 Tôi thường xuyên tự bồi dưỡng học hỏi ứng dụng CNTT vào trong các bài 
dạy, thiết kế bài giảng điện tử, một số trò chơi trên phần mềm powerpoint, làm bài 
giảng Eleaning, phần mềm cắt ghép video Camtasia. Giúp cho các con được “học mà 
chơi, chơi bằng học”.
 Trước đây, giáo viên phải chuẩn bị vẽ rất nhiều tranh, ảnh để minh họa cho đề 
tài trong tiết dạy của mình. Nhưng hình ảnh vẽ không sát thực, không sinh động, hấp 
dẫn, tạo cho trẻ có cảm giác nhàm chán, không hứng thú tham gia đàm thoại với cô 
làm cho tiết học trở nên nhàm chán, hiệu quả của giờ học có phần hạn chế. Ngày 
nay, với sự bùng nổ của công nghệ thông tin thì hoạt động làm quen chữ cái với 
những hình ảnh thật, rõ nét gây hứng thú cho trẻ, giúp trẻ dễ nhớ, lâu quên...giờ học 
đạt hiệu quả cao hơn. 
 Việc sử dụng đồ dùng trực quan trên máy vi tính còn mang lại cho trẻ hứng 
thú và kích thích trẻ tham gia vào hoạt động. Hơn nữa, trên máy vi tính các hình ảnh 
xuất hiện và mất đi, hay kèm theo các hiệu ứng mới lạ sẽ hấp dẫn trẻ vào hoạt động 
mang lại hiệu quả cao hơn. 
Ví dụ: Với bài dạy “Làm quen chữ cái h,k” trong tháng 3: Tôi đưa ra câu đố “ 
Con kiến và con chuồn chuồn” như “Con gì bé tí, lại đi từng đàn, kiếm được mồi 
ngon, cùng tha về tổ”, “Con gì bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng bay vừa thì râm” 
Sau khi trẻ đã có đáp án câu đố, tôi mở hiệu ứng con chuồn chuồn đang bay, đàn 
kiến đang tha mồi giúp trẻ rất hứng thú.
 Khi hình ảnh “con kiến, con chuồn chuồn” xuất hiện trên màn hình, dưới 
những hình ảnh đó có từ kèm theo chỉ tên gọi bức tranh. Trẻ sẽ lên tìm các chữ cái đã 
học trong từ, dùng chuột nháy vào chữ cái đó và chữ cái đó sẽ chuyển màu. Khi cô 
giới thiệu chữ cái mới mà hôm nay các con được học thì hiệu ứng sẽ di chuyển chữ 
cái đó lên phía trên.
Một số biện pháp gây hứng thú giúp trẻ 5 – 6 tuổi học tốt môn LQCC 12/28
 Hình ảnh minh họa: Ứng dụng công nghệ thông tin làm quen chữ cái h,k
 Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào bài dạy giúp trẻ và cô đều hứng 
thú hơn, trẻ thêm yêu thích hoạt động, không nhàm chán mỗi khi giờ học “Làm 
quen chữ cái” bắt đầu. Trẻ đến với hoạt động học một cách tự nhiên nên đem lại 
hiệu quả rất cao.
 Ngoài ra, tôi còn sử dụng công nghệ thông tin vào việc sáng tạo ra các trò chơi 
ôn luyện củng cố cho hoạt động làm quen chữ cái của trẻ.
 Ví dụ “Làm quen nhóm chữ cái e,ê ” ở chủ đề tháng 11 tôi đã xây dựng nội 
dung bài dạy trên Powerpoint : Phần ôn luyện củng cố, tôi cho trẻ chơi một số trò 
chơi có sử dụng công nghệ thông tin như: Tìm chữ cái theo quy luật, Ô cửa bí mật, 
Vòng quay kì diệu
 Trò chơi “Vòng quay kì diệu” tôi chuẩn bị trên màn hình 1 vòng quay kì diệu, 
trên vòng quay có rất nhiều chữ cái nhiệm vụ của trẻ sau khi vòng quay dừng lại mũi 
tên chỉ vào chữ cái nào trẻ hãy phát âm to chữ cái đó.
Một số biện pháp gây hứng thú giúp trẻ 5 – 6 tuổi học tốt môn LQCC

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_gay_hung_thu_cho_tre_5_6_tuoi_giup_tre.docx