SKKN Một số biện pháp duy trì, nâng cao chất lượng giáo dục lễ phép cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi A1 Trường Mầm non Thanh Định
Giáo dục lễ giáo cho trẻ ở tuổi mầm non là bước đầu hình thành ở trẻ những cơ sở đầu tiên về nhân cách của con người mới xã hội chủ nghĩa Giáo dục lễ giáo cho trẻ có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình giáo dục con người mới. Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Nhà giáo dục cần hình thành những cơ sở ban đầu của nhân cách tạo tiền đề cho sự phát triển nhân cách về sau cho trẻ. Đó là cả 1 vấn đề đáng được đặt ra cho những người làm công tác giáo dục phải làm sao để đổi mới việc giáo dục đạo đức truyền thống cho thế hệ trẻ. Trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non và cần được coi là 1 nhiệm vụ quan trọng trong việc thực hiện chủ chương giải pháp của giáo dục hiện nay để tăng cường giáo dục truyền thống của dân tộc. Hiểu được thực trạng đó tôi đã mạnh dạn đưa ra "Một số biện pháp duy trì, nâng cao chất lượng giáo dục lễ phép cho trẻ Mầu giáo 5 - 6 tuổi A1 Trường mầm non Thanh Định". Bằng chính kinh nghiệm thực tế giảng dạy của mình, tôi đã suy nghĩ và nghiên cứu những kinh nghiệm nâng cao giáo dục lễ giáo cho trẻ mầm non đạt kết quả cao. Bản thân tôi luôn xác định rõ mục tiêu muốn cho trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt: Đức - Trí - Thể - mỹ - lao động. Phải dạy đều dạy tốt các hoạt động học, hoạt động vui chơi. Trong đó việc tổ chức rèn nề nếp thói quen hành vi văn minh lễ phép cho trẻ là rất cần thiết.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp duy trì, nâng cao chất lượng giáo dục lễ phép cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi A1 Trường Mầm non Thanh Định", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp duy trì, nâng cao chất lượng giáo dục lễ phép cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi A1 Trường Mầm non Thanh Định

2 trẻ. Trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non và cần được coi là 1 nhiệm vụ quan trọng trong việc thực hiện chủ chương giải pháp của giáo dục hiện nay để tăng cường giáo dục truyền thống của dân tộc. Hiểu được thực trạng đó tôi đã mạnh dạn đưa ra "Một số biện pháp duy trì, nâng cao chất lượng giáo dục lễ phép cho trẻ Mầu giáo 5 - 6 tuổi A1 Trường mầm non Thanh Định Bằng chính kinh nghiệm thực tế giảng dạy của mình, tôi đã suy nghĩ và nghiên cứu những kinh nghiệm nâng cao giáo dục lễ giáo cho trẻ mầm non đạt kết quả cao. Bản thân tôi luôn xác định rõ mục tiêu muốn cho trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt: Đức - Trí - Thể - mỹ - lao động. Phải dạy đều dạy tốt các hoạt động học, hoạt động vui chơi. Trong đó việc tổ chức rèn nề nếp thói quen hành vi văn minh lễ phép cho trẻ là rất cần thiết. Năm học 2022 -2023 tôi được nhà trường phân công phụ trách lớp Mẫu giáo 5 - 6 tuổi A1 khu Trung Tâm. Với 33 trẻ trong đó có 20 cháu nam và 13 cháu nữ phần đa các cháu đều là trẻ dân tộc. Ngay từ đầu năm học, tôi nhận thấy việc giáo dục lễ phép cho trẻ lớp tôi có những thuận lợi và khó khăn như sau: a. Thuận lợi Lớp học có đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị sạch đẹp khang trang, các góc mở trong lớp được tôi trang trí sáng tạo, có độ thẩm mỹ cao. Ban giám hiệu nhà trường có kế hoạch định hướng cho giáo viên rèn luyện thói quen làm việc, sinh hoạt rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hóa, lịch sự ở từng lứa tuổi của trẻ. Đồng thời nhà trường luôn chú trọng tới việc tổ chức triển khai thực hiện công tác giáo dục lý tưởng cách mạng đạo đức, lối sống và văn hóa ứng xử trong nhà trường. Bản thân là một giáo viên có trình độ chuẩn về chuyên môn, nhiệt tình trong công việc, yêu nghề mến trẻ. Có kỹ năng rèn trẻ thực hiện tốt các hành vi văn minh, văn hóa. Luôn tích cực trong công tác tuyên truyền tới các bậc phụ huynh về biện pháp dạy trẻ thực hiện tốt thói quen cử chỉ, lễ phép, kính trọng người lớn. Trẻ được học từ độ tuổi nhà trẻ và mẫu giáo các cháu đã được giáo dục lễ giáo trong mọi hoạt động. Trẻ đến lớp ngoan ngoãn, đi học đầy đủ, 100% trẻ ăn bán trú tại trường nên rất thuận lợi cho việc rèn thói quen, nề nếp cho trẻ. Đa số phụ huynh luôn ủng hộ, tin tưởng, quan tâm và luôn hợp tác cùng cô giáo trong giáo dục lễ giáo cho trẻ khi ở trường cũng như lúc ở nhà. b. Khó khăn Trẻ lớp tôi đa số là con em người dân tộc, sống ở nông thôn nên việc giao tiếp 4 4.2. Nội dung biện pháp duy trì, nâng cao chất lượng giáo dục lễ phép cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi A1 Trường Mầm non Thanh Định. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch biện pháp duy trì, nâng cao chất lượng giáo dục lễphép cho trẻ Mầu giáo 5-6 tuổi A1 Trường Mầm non Thanh Định. Khi thực hiện giáo dục lễ giáo thì việc xây dựng kế hoạch là việc làm đầu tiên và không thể thiếu trong công tác giáo dục giúp cho giáo viên thực hiện tốt kế hoạch đề ra. Bên cạnh đó bản thân phải nắm vững chuyên môn, không ngừng học hỏi, tìm tòi để trau dồi kiến thức, phải năng động sáng tạo, phải thực sự yêu nghề mến trẻ, luôn luôn gần gũi yêu thương và tôn trọng trẻ, tạo niềm tin và uy tín đối với trẻ. Trong quá trình thực hiện tôi thường xuyên điều chỉnh những nội dung cho phù hợp với lớp, và luôn chủ động trong việc lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục lễ giáo như hoạt động KNXH: Dạy trẻ chào mời, cảm ơn khách và các hoạt động hàng ngày mang lại kết quả cao trong việc thực hiện giáo dục lễ giáo cho trẻ. Biện pháp 2: Tạo môi trường thân thiện cho trẻ Ngay từ đầu năm học trẻ đến lớp còn chưa quen cô giáo, chưa quen các bạn. Tôi là giáo viên chủ nhiệm lớp, trực tiếp thực hiện công việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục các cháu nên tôi nhận thấy bản thân phải luôn yêu thương trẻ tạo không khí gần gũi, đầm ấm, cởi mở, thân thiện, đối xử công bằng với trẻ, luôn nói năng nhẹ nhàng. Cần nhanh nhẹn, khéo léo sử lý các tình huống trẻ mắc lỗi để tạo cho trẻ lòng tin sự mạnh dạn, hồn nhiên, thật thà và không ngại nhận lỗi. Khi trẻ mới đến lớp trẻ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn trong giao tiếp, khi trẻ muốn bày tỏ cảm xúc, hoặc có những nhu cầu làm một việc gì đó, nhưng các cháu còn ngại cô, lạ các bạn nên bản thân tôi luôn quan tâm trò truyện cùng trẻ để trẻ mạnh dạn, tự tin luôn yên tâm bên cạnh cô và các bạn. Đây là những yêu cầu mà bản thân tôi phải rèn luyện mình để công tác giáo dục lễ phép cho trẻ được tốt hơn. Ví dụ: Trong các hoạt động học, hoạt động chơi cũng như hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh tôi luôn đến bên cạnh trẻ quan tâm, giúp đỡ, trò truyện nhẹ nhàng, luôn cư xử với thái độ ân cần, niềm nở, tạo không khí ấm áp, vui vẻ, tràn ngập yêu thương tham gia chơi các trò chơi vui vẻ cùng trẻ để trẻ cảm nhận được tình cảm yêu thương ủa cô dành cho trẻ cũng giống như một người bạn lớn, người mẹ thứ 2 để trẻ có thể 6 Ảnh cô Thuận dạy trẻ biết chào hỏi trong hoạt động đón trẻ Biện pháp 4: Giáo dục lễphép cho trẻ qua hoạt động chơi Ở lứa tuổi này trẻ học mà chơi, chơi mà học trong hoạt động vui chơi trẻ được thực hành, trải nghiệm thông qua nhiều vai chơi. Tôi có thể lồng ghép nội dung giáo dục trẻ lễ phép vào từng vai chơi, cho trẻ đóng những câu thoại có những câu xin lỗi, cảm ơn, chào hỏi lễ phép, trao nhận bằng hai tay, khi tham gia chơi giao lưu với bạn tôi luôn nhắc nhở trẻ thường xuyên để hình thành thói quen, cử chỉ, hành vi, lễ phép cho trẻ. Ngoài ra tôi giáo dục lễ phép ở mọi lúc, mọi nơi, qua hoạt động chơi ngoài trời, hoạt động chơi ở các góc, qua các trò chơi vận động, trò chơi dân gian... Ví dụ: Khi trẻ tham gia hoạt động chơi ngoài trời trẻ được gặp cô cấp dưỡng, chú bảo vệ, các bậc phụ huynh tôi giáo dục trẻ phải biết khoanh tay chào hỏi các cô, các bác, ngoài việc giáo dục trẻ biết chào hỏi cô bác trong nhà trường tôi còn thường xuyên nhắc nhở rèn trẻ biết chào hỏi, kính trọng lễ phép với mọi người xung quanh, người lớn tuổi. Trong khi chơi các trò chơi vận động như trò chơi “Về đúng nhà mình, trò chơi thi xem đội nào nhanh, trò chơi ô tô và chim sẻ” trẻ được chơi trong không gian như lớp học cũng như chơi ở ngoài sân trường không tránh khỏi việc trẻ nô đùa, chạy, nhảy, tranh dành đồ chơi với bạn, trẻ không may xô ngã bạn tôi kịp thời đến bên cạnh trẻ nhắc nhở trẻ, giúp trẻ nhận ra điều mình làm sai để trẻ biết nhận lỗi và xin lỗi bạn. Các trò chơi dân gian thường diễn ra ngoài trời sẽ đưa trẻ đến gần với thiên nhiên, trẻ có nhiều cơ hội tìm hiểu quan sát hơn. Trò chơi dân gian không những 8 Hình ảnh trẻ đang kể chuyện theo tranh Biện pháp 5: Giáo dục lễphép thông qua hoạt động học Theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm như hiện nay. Tôi sử dụng hình thức tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục ở cả 5 lĩnh vực phát triển như: Lĩnh vực phát triển thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ và tình cảm - kỹ năng xã hội để giáo dục hành vi có văn hóa trẻ biết nói lời cảm ơn, xin lỗi, lịch sự chào hỏi lẽ phép đúng lúc, đúng chỗ qua việc trẻ được tham gia nhiều hoạt động như: Hát, múa, đọc thơ, kể chuyện, toán, chữ cái, làm quen với môi trường xung quanh, trong chương trình giáo dục trẻ chủ đề “Tết mùa xuân” tại nhóm lớp tôi đưa hoạt động: “Dạy trẻ chào, mời, cảm ơn khách” qua hoạt động trẻ được trải nghiệm, đóng vai hóa thân vào các vai nhân vật, từ đó trẻ có kỹ năng văn hóa ứng xử rất tốt và kết quả hoạt động rất thành công. Chính vì vậy việc lồng nghép nội dung giáo dục lễ phép vào các hoạt động học giúp cho trẻ có những thói quen, hành vi, cử chỉ, lễ phép có văn hóa. 10 khi nhận quà phải nói lời cảm ơn. Biện pháp 6: Giáo dục lễ phép cho trẻ qua các hoạt động lễ hội, ngày hội đọc sách. Ngay từ đầu năm học Trường Mầm non Thanh Định đã có kế hoạch tổ chức các ngày hội, ngày lễ như: Ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường, ngày tết trung thu, ngày hội đọc sách, chào mừng ngày nhà giáo việt nam, ngày thành lập quân đội nhân dân việt nam, tết nguyên đán, bé vui hội Xuân, ngày quốc tế phụ nữ 8/3 ... Tổ chức dưới các hình th ức theo nhóm lớp như vậy trẻ được trực tiếp tham gia trải nghiệm Ví dụ: Trong ngày hội “Toàn dân đưa trẻ đến trường” đến với ngày hội trẻ rất vui vẻ, phấn khởi, háo hức trẻ được gặp các cô, các bác, các bậc phụ huynh, các cô giáo và các bạn. Đến dự với ngày hội tôi hướng dẫn các cháu biết khoanh tay chào các cô, các bác, các bạn, hướng dẫn các cháu biết ngồi ngay ngắn, thẳng hàng khi lên nhận quà nhắc nhở các cháu biết nhận quà bằng 2 tay và biết nói lời cảm ơn. Ví dụ: Trong ngày hội đọc sách trẻ được trải nghiệm với các tranh ảnh đẹp lạ mắt trẻ có thể tự kể câu chuyện sáng tạo có lễ phép. Ảnh các con đang cùng nhau trải nghiệm với với cuốn sách Ví dụ: Trong ngày “Tết trung thu” trẻ hiểu được tết trung thu là tết cổ truyền một ngày tết dành riêng cho trẻ, các cháu nhận được sự quan tâm của bố me, ông bà, cô giáo như được nhận quà, chơi các trò chơi. Khi chú Cuội và chị Hằng xuất hiện tôi nhắc các cháu khoanh tay chào, được các cô bác tặng quà tôi hướng dẫn 12 trẻ lớp tôi đã có nhiều tiến bộ và tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng hành vi lễ phép thể hiện ở một số kết quả như sau: Stt Nội dung Đạt Tỉ lệ Chưa Tỉ lệ % Tổng % đạt số trẻ 33 32/33 95% 1/33 5% 1 Biết chào hỏi lễ phép 33 32/33 95% 1/33 5% 2 Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi 33 32/33 95% 1/33 5% 3 Trẻ mạnh dạn trong giao tiếp 33 32/33 95% 1/33 5% 4 Vui chơi đoàn kết với bạn * Nhận xét: Qua bảng đánh giá kết quả hoạt động dạy thực nghiệm trên ta thấy kết qủa sau một năm học trẻ đã có nhiều tiến bộ đáng mừng và thay đổi rõ rệt đạt tương đối cao các hành vi, cử chỉ lễ phép như biết chào hỏi lễ phép, nói lời cảm ơn xin lỗi, mạnh dạn trong giao tiếp, vui chơi đoàn kết với bạn. Đặc biệt là trẻ rất hứng thú, tự tin tham gia thực hiện các hoạt động học và hoạt động chơi có lồng ghép nội dung giáo dục lễ phép. Sáng kiến được áp dụng trực tiếp ngay trong lĩnh vực phát triển tình cảm kỹ năng xã hội của cá nhân mình ở tại lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi A1 Trường mầm non Thanh Định. Tôi đã tiến hành dạy thực nghiệm tại lớp mình phụ trách. Đưa ra các biện pháp giáo dục lễ phép cho trẻ để nâng cao chất lượng cho trẻ thực hiện các hành vi, cử chỉ lễ phép tôi đã dạy trẻ bằng nhiều cách khác nhau, dạy trẻ ở mọi lúc mọi nơi như hoạt động đón trẻ, trả trẻ, hoạt động học, hoạt động vui chơi ngoài trời, chơi hoạt động ở các góc, chơi theo ý thích, tổ chức cho trẻ thực hiện các hành vi, cử chỉ lễ phép (biết chảo hỏi, nói lời cảm ơn xin lỗi, vui chơi đoàn kết với bạn). Thường xuyên trò chuyện với trẻ về các hành vi, cử chỉ lễ phép trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, cho trẻ xem tranh, các video hướng dẫn trẻ thực hiện thói quen, hành vi, cử chỉ lễ phép. Sử dụng các phương tiện dạy học như: Đài đĩa, máy tính tranh ảnh... trong quá trình thực hiện các biện pháp giáo dục lễ phép. Tôi
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_duy_tri_nang_cao_chat_luong_giao_duc_l.docx
SKKN Một số biện pháp duy trì, nâng cao chất lượng giáo dục lễ phép cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi A1 Trư.pdf