SKKN Một số biện pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non

Khám phá khoa học luôn là đề tài hấp dẫn đối với trẻ. Nhu cầu nhận thức của trẻ nảy sinh khi xuất hiện mâu thuẫn giữa “cái trẻ đã biết” với cái “trẻ chưa biết”. “Cái chưa biết” kích thích trẻ ham muốn có được ấn tượng ban đầu về sự vật hiện tượng, biểu hiện thông qua những cử chỉ, điệu bộ, phi ngôn ngữ và ngôn ngữ. Việc xây dựng ngân hàng nội dung hoạt động khám phá khoa học sẽ giúp cho giáo viên có thể lựa chọn các nội dung khám phá khoa học phù hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ lớp mình cũng như điều kiện thực tế, cần dựa vào những căn cứ sau:
- Mục tiêu cuối độ tuổi và nội dung chương trình giáo dục mầm non.
- Điều kiện vùng miền và thực tế của địa phương.
- Điều kiện thực tế ở lớp mình: Khả năng phát triển của trẻ, số lượng trẻ trên cô, số lượng trẻ trong lớp, cơ sở vật chất: Phòng nhóm, sân chơi và thiết bị, nguyên vật liệu, đồ dùng và đồ chơi, nhu cầu và sự tham gia của cha mẹ vào chăm sóc- giáo dục trẻ.
- Nội dung khám phá khoa học phải đảm bảo phát triển đồng tâm, nâng cao hơn so với những kiến thức mà trẻ đã được khám phá ở lứa tuổi trước.
Ngoài những nội dung đã có trong chương trình giáo dục mầm non. Căn cứ vào nhu cầu, khả năng hứng thú và kinh nghiệm của trẻ, vốn kiến thức, khả năng sư phạm của bản thân, đặc điểm về điều kiện tự nhiên, văn hóa xã hội của địa phương. Tôi đã thiết kế ngân hàng nội dung hoạt động khám phá khoa học theo đặc thù, đặc trưng riêng gắn với vùng miền phù hợp bản sắc đặc trưng của địa phương nơi tôi đang công tác.
docx 12 trang skmamnonhay 16/04/2024 1281
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non

SKKN Một số biện pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non
 2. Mục đích nghiên cứu:
 Qua sáng kiến này, tôi muốn giáo viên có những biện pháp tổ chức tốt các hoạt 
động khám phá cho trẻ 5-6 tuổi . Đồng thời giúp trẻ có những nhận thức về môi trường, 
thỏa mãn nhu cầu khám phá của trẻ.
3. Đối tượng nghiên cứu:
 Một số biện pháp tổ chức tốt hoạt động khám phá cho trẻ ở trường mầm non.
4. Phạm vi nghiên cứu:
 Sáng kiến “Một số biện pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động khám phá 
khoa học cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non ” được áp dụng đối với trẻ lứa tuổi mẫu 
giáo lớn.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp quan sát khoa học, phương pháo thực tiễn, phương pháo phân tích - tổng 
hợp, phương pháp thống kê.
6. Thòi gian nghiên cứu: Thời gian thực hiện từ tháng 9/2019 đến nay và tiếp tục 
được áp dụng trong quá trình giáo dục trẻ sau này.
 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận:
 Tuổi thơ là một giai đoạn rất đặc biệt của con người. Nơi bắt đầu của những 
câu hỏi, tò mò và háo hức về thế giới xung quanh. Các nghiên cứu về thần kinh và 
tâm lý học đều cho thấy bộ não của trẻ ở giai đoạn trước 16 tuổi đạt hầu hết phát triển 
quan trọng và gần như định hình cho những năng lực trí tuệ về sau. Việc tổ chức cho 
trẻ khám phá khoa học chính là tạo các cơ hội để trẻ quan sát, nghiên cứu, khám phá, 
trải nghiệm các hoạt động thực hành. Dạy học lấy trẻ làm trung tâm khác với dạy học 
truyền thống là giáo viên không truyền đạt kiến thức cho trẻ mà tạo ra các điều kiện, 
các cơ hội để mọi đứa trẻ được chủ động, sáng tạo, tích cực hoạt động; tự chiếm lĩnh 
kiến thức, kinh nghiệm. Để đạt được điều này, giáo viên cần nắm được hứng thú, nhu 
cầu, trình độ, khả năng của từng trẻ trong lớp, trên cơ sở đó lựa chọn được nội dung, 
phương pháp phù hợp với từng nhóm, từng cá nhân trẻ.
 Thông qua hoạt động khám phá trẻ xem xét và tìm hiểu đặc điểm của các sự 
vật hiện tượng, nhận biết mối quan hệ đơn giản của sự vật hiện tượng và giải quyết 
vấn đề đơn giản, thể hiện hiểu biết về đối tượng bằng các cách khác nhau. Những kiến 
thức mà trẻ thu được trong hoạt động khám phá giúp trẻ ứng dụng trong cuộc sống 
hằng ngày ở trường và trong gia đình, hình thành kỹ năng chủ động, phát huy kinh 
nghiệm và sử dụng nó vào việc nhận thức cái mới. Đây chính là cơ sở cho những kiến 
 2/10 3.1. Biện pháp 1: Xây dựng ngân hàng nội dung hoạt động khám phá khoa học.
 Khám phá khoa học luôn là đề tài hấp dẫn đối với trẻ. Nhu cầu nhận thức của 
trẻ nảy sinh khi xuất hiện mâu thuẫn giữa “cái trẻ đã biết” với cái “trẻ chưa biết”. 
“Cái chưa biết” kích thích trẻ ham muốn có được ấn tượng ban đầu về sự vật hiện 
tượng, biểu hiện thông qua những cử chỉ, điệu bộ, phi ngôn ngữ và ngôn ngữ. Việc 
xây dựng ngân hàng nội dung hoạt động khám phá khoa học sẽ giúp cho giáo viên có 
thể lựa chọn các nội dung khám phá khoa học phù hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ 
lớp mình cũng như điều kiện thực tế, cần dựa vào những căn cứ sau:
- Mục tiêu cuối độ tuổi và nội dung chương trình giáo dục mầm non.
- Điều kiện vùng miền và thực tế của địa phương.
- Điều kiện thực tế ở lớp mình: Khả năng phát triển của trẻ, số lượng trẻ trên cô, số 
lượng trẻ trong lớp, cơ sở vật chất: Phòng nhóm, sân chơi và thiết bị, nguyên vật liệu, 
đồ dùng và đồ chơi, nhu cầu và sự tham gia của cha mẹ vào chăm sóc- giáo dục trẻ.
- Nội dung khám phá khoa học phải đảm bảo phát triển đồng tâm, nâng cao hơn so 
với những kiến thức mà trẻ đã được khám phá ở lứa tuổi trước.
 Ngoài những nội dung đã có trong chương trình giáo dục mầm non. Căn cứ 
vào nhu cầu, khả năng hứng thú và kinh nghiệm của trẻ, vốn kiến thức, khả năng sư 
phạm của bản thân, đặc điểm về điều kiện tự nhiên, văn hóa xã hội của địa phương. 
Tôi đã thiết kế ngân hàng nội dung hoạt động khám phá khoa học theo đặc thù, đặc 
trưng riêng gắn với vùng miền phù hợp bản sắc đặc trưng của địa phương nơi tôi đang 
công tác.
3.2. Biện pháp 2: Thiết kế, vận dụng môi trường cho trẻ khám phá khoa học áp 
dụng phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
 Các nhà giáo dục đều phải thừa nhận một điều rằng cách tiếp cận tốt nhất để 
giáo dục trẻ 0-11 tuổi đó là lấy trẻ làm trung tâm và ứng dụng các phương pháp dạy 
học tích cực để thúc đẩy sự phát triển tính chủ động, khả năng tư duy phản biện và 
giải quyết vấn đề cho trẻ. Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm chính là người giáo viên cần 
quan tâm đến năng lực cá nhân trẻ, nhóm trẻ dựa trên nhu cầu, hứng thú, khả năng và 
thế mạnh của từng trẻ. Giáo viên cần khai thác, tận dụng triệt để môi trường trong và 
ngoài lớp học, tăng cường cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên, tạo mọi điều kiện tốt về 
môi trường tâm lý - xã hội và môi trường vật chất để trẻ có cơ hội học bằng nhiều 
cách khác nhau, thông qua các giác quan trẻ được học bằng trải nghiệm, thử nghiệm, 
thí nghiệm, trẻ được học nhẹ nhàng thông qua vui chơi và học để được ứng dụng vào 
thực tiễn cuộc sống của bản thân.
* Thiết kế, xây dựng môi trường bên trong lớp học:
 4/10 3.3 Biện pháp 3: Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 
mầm non.
 Trẻ mầm non rất thích tìm hiểu và khám phá môi trường xung quanh. Trẻ rất 
vui sướng khi tự tay mình được làm các thí nghiệm rồi tự rút ra kết luận. Thông qua 
việc cho trẻ làm các thí nghiệm, đòi hỏi trẻ phải sử dụng tích cực các giác quan sẽ 
phát triển ở trẻ năng lực quan sát, khả năng phân tích, so sánh, tổng hợp, nhờ vậy khả 
năng cảm nhận của trẻ nhanh nhạy chính xác, những biểu tượng kết quả trẻ thu nhận 
được trở nên cụ thể và sinh động hẫp dẫn hơn. Dưới đây là một số hoạt động thí 
nghiệm, trải nghiệm, hoạt động học, hoạt động góc khám phá khoa học và hoạt động 
ngoài trời mà tôi đã xây dựng và thực hiện tại lớp mang lại hiệu quả cao đối với trẻ:
Hoạt động góc:
* Thí nghiệm : Ánh sáng đi qua và không đi qua vật
- Mục đích:
 + Trẻ biết được ánh sáng đi qua một số vật và không đi qua một số vật.
 + Phát triển khả năng quan sát, khái quát
- Chuẩn bị:
 + 1 chiếc đèn pin
 + 1 số vật như: tấm vải nhung, tấm vải tuyn mỏng, quyển sách, cốc thủy tinh 
đựng nước sạch, tờ giấy trắng, tấm kim loại, miếng gỗ,...
- Tiến hành:
 + Cho trẻ kể tên các đồ vật, sau đó cho trẻ chơi với đèn pin.
 + Cho 1 trẻ lần lượt đưa các vật đã chuẩn bị ra để trẻ khác chiếu đèn pin vào. 
Trẻ quan sát kết quả thí nghiệm.
- Kết quả: Ánh sáng đi qua được nước, tờ giấy trắng, tấm vải tuyn mỏng,... nhưng 
không đi qua được tấm kim loại, miếng gỗ, quyển sách...
- Kết luận: Một số vật mỏng hoặc trong suốt cho ánh sáng đi qua, một số vật có độ 
dày ngăn không cho ánh sáng đi qua gọi là vật chắn sáng.
Hoạt động ngoài trời:
* Thí nghiệm : Điên thoại cốc.
- Mục đích:
 + Trẻ biết âm thanh có thể truyền theo dây đến tai người nghe.
 + Trẻ khám phá và thực hành cách làm điện thoại cốc.
- Chuẩn bị: 2 cốc/li giấy hoặc vỏ hộp sữa chua, 1 đoạn dây, dụng cụ đục lỗ.
- Tiến hành: Cho trẻ kể tên các đồ dùng đã chuẩn bị. Hỏi trẻ: “Làm cách nào để 2 
người ở xa nhau có thể nói chuyện được với nhau mà không phải hét lên?”. Sau đó 
 6/10 hàng ngày. Những cháu đầu năm còn nhút nhát đến gần cuối năm học các cháu trở 
nên mạnh dạn và tự tin hơn trong giao tiếp.
- Hầu hết tất cả các trẻ đều háo hức chờ đón những hoạt động khám phá, tập trung 
cao độ để quan sát hiện tượng xảy ra, kiên nhẫn chờ đón kết quả. Qua đó khơi gợi ở 
trẻ nhu cầu khám phá. Trẻ bắt đầu để ý những biến đổi của sự vật hiện tượng xung 
quanh, biết tự khám phá bằng nhiều giác quan và có sự trao đổi với cô, với bạn.
- Trẻ không chỉ mạnh dạn tự tin đưa ra những phán đoán, suy luận của mình về các 
hiện tượng mà còn diễn đạt mạch lạc, rõ ràng suy nghĩ và hiểu biết của mình về các 
sự vật hiện tượng, bắt đầu có những lý giải cho những suy đoán của mình về các sự 
vật hiện tượng.
- Vốn kiến thức, kinh nghiệm về thế giới xung quanh của trẻ phong phú hơn.
- Trẻ tôi đang dạy có khả năng giao tiếp mạnh dạn hơn, sử dụng đồ dùng khéo léo 
hơn.
- Trẻ luôn luôn thích thú với những hoạt động khám phá tìm hiểu thế giới xung 
quanh mình.
Một số kết quả đạt được trên trẻ:
 STT Các tiêu chí Đầu năm chưa áp dụng Sau khi áp dụng
 Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt
 Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ 
 lượng (%) lượng (%) lượng (%) lượng (%)
 1
 Khả năng quan sát 25 64% 14 36% 35 90% 4 10%
 2 Khả năng so sánh 20 51% 19 49% 30 77% 9 23%
 3 Khả năng phân
 15 38% 24 62% 30 77% 9 23%
 nhóm
 8/10 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
 Qua gần một năm nghiên cứu đề tài này, bản thân tôi tự rút ra cho mình một số 
vấn đề cơ bản về lý luận. Từ các biện pháp đó đã góp phần khắc phục những hạn chế 
và phát huy khả năng của trẻ. Tất cả trẻ lớp tôi đều hứng thú, say mê, hoạt động tích 
cực khi tham gia vào các hoạt động khám phá khoa học. Bản thân tôi tự rút ra cho 
mình một số kinh nghiệm nhỏ như sau:
 Lựa chọn những đề tài hoạt động khám phá phải là cái dành cho trẻ mầm non
 Việc khám phá khoa học phải nhấn mạnh vào những gì gần gũi với cuộc sống 
hàng ngày của trẻ.
 Không để trẻ học với lượng kiến thức lớn mà chỉ cho trẻ cách thức khám phá. 
Để việc ứng dụng những hoạt động khám phá vào công tác giáo dục trẻ đạt kết quả 
không thể thiếu được vai trò của giáo viên :
 Giáo viên là người tìm chủ đề và nội dung khám phá môi trường xung quanh
 Giáo viên chú ý lắng nghe câu hỏi của trẻ và tôn trọng ý kiến của trẻ.
 Nếu trẻ có câu trả lời độc đáo, cô nên hỏi trẻ để trẻ nói ra suy nghĩ của mình.
2. Khuyến nghị, đề xuất
 Để nâng cao chất lượng giáo dục trẻ, đặc biệt là trong việc ứng dụng một số thí 
nghiệm khoa học vào công tác giáo dục trẻ đạt kết quả tốt nhất tôi mạnh dạn khuyến 
nghị với các ban ngành, các cấp lãnh đạo một số vấn đề sau:
* Đối với phòng giáo dục:
 Tiếp tục tổ chức các lớp chuyên đề nâng cao chất lượng cho giáo viên mầm 
non.
 Tiếp tục tổ chức kiến tập các tiết điểm, đặc biệt là các đề tài sáng tạo phù hợp 
với trẻ để giáo viên học hỏi kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn.
* Đối với ban giám hiệu:
 Tạo điều kiện cho các giáo viên được đi học tập các chuyên đề và kiến tập các 
trường điểm để học hỏi kinh nghiệm và nâng cao trình độ chuyên môn.
 Trên đây là “Một số biện pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động khám 
phá khoa học cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non”. Trong quá trình thực hiện đề 
tài, dù đã cố gắng rất nhiều song không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi kính mong 
các cấp lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ và đóng góp 
ý kiến để bản sáng kiến kinh nghiệm của bản thân tôi đực hoàn thiện hơn.
 10/10 11/10

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_doi_moi_hinh_thuc_to_chuc_hoat_dong_kh.docx