SKKN Một số biện pháp để nâng cao chất lượng cho trẻ 5-6 tuổi làm quen chữ cái trong trường mầm non

Bản thân tôi là một giáo viên mầm non tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ được tốt, đặc biệt là việc nâng cao chất lượng làm quen với chữ viết cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. Qua những năm trực tiếp giảng dạy trẻ 5 – 6 tuổi tôi nhận thấy rằng để trẻ làm quen chữ viết một cách có hiệu quả đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì, chịu khó, biết vận dụng những thủ thuật một cách linh hoạt, sáng tạo trong quá trình lên lớp. Nhận thức được tầm quan trọng cũng như những khó khăn trong quá trình tổ chức hoạt động tôi đã cố gắng học hỏi kinh nghiệm ở các đồng nghiệp, nghiên cứu các biện pháp hữu hiệu nhất nhằm truyền thụ đến trẻ sao cho trẻ lĩnh hội một cách nhẹ nhàng, thoải mái hơn tránh được sự gò bó. Là giáo viên chủ nhiệm lớp 5 tuổi A3 trường Mầm non Phú Đông thường xuyên tiếp xúc với trẻ, hơn ai hết tôi hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lý cũng như khả năng, nhu cầu của trẻ và dựa vào những gì mà tôi đã tích lũy được trong những năm qua nên tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp để nâng cao chất lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi làm quen chữ cái trong trường mầm non”
Mục đích chính của đề tài là tìm ra một số biện pháp để nâng cao chất lượng làm quen với chữ cái ở trường mầm non thêm phong phú và hiệu quả. Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ giao tiếp, hình thành cho trẻ những kỹ năng nhận biết chữ cái, luyện phát âm, kỹ năng cầm bút tập sao chép các chữ, từ, câu đơn giản…Giúp trẻ hình thành và phát triển tư duy. Giúp cho giáo viên linh hoạt sang tạo hơn trong phương pháp dạy học.
docx 17 trang skmamnonhay 24/09/2024 730
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp để nâng cao chất lượng cho trẻ 5-6 tuổi làm quen chữ cái trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp để nâng cao chất lượng cho trẻ 5-6 tuổi làm quen chữ cái trong trường mầm non

SKKN Một số biện pháp để nâng cao chất lượng cho trẻ 5-6 tuổi làm quen chữ cái trong trường mầm non
 2/15
 5. Phương pháp nghiên cứu:
 Muốn đề tài này được thành công tôi đã sử dụng những phương pháp như 
sau: - Phương pháp nghiên cứu lí luận: đọc sách, nghiên cứu tài liệu liên quan 
đến đề tài.
 - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
 + Điều tra khảo sát, quan sát thực tế, dự giờ trao đổi ý kiến với đồng 
nghiệp.
 + Tổng kết đúc rút kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy và tiến hành 
thực nghiệm sư phạm (soạn giáo án đó thông qua tiết dạy để kiểm tra tính khả 
thi của đề tài). 
 - Phương pháp thống kê toán học, xử lý số liệu.
 6. Phạm vi thực hiện đề tài.
 - Kế hoạch nghiên cứu thực hiện đề tài (Từ tháng 9/2020 – tháng 5/2021) 
tại lớp A3 khối mẫu giáo lớn trường mầm non Phú Đông. 
 II: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 1. Cơ sở lí luận của đề tài:
 Ngôn ngữ có vai trò rất lớn trong việc phát triển trí tuệ cho trẻ. Ngôn ngữ 
là phương tiện nhận thức thế giới xung quanh, là cơ sở của mọi sự suy nghĩ, là 
công cụ của tư duy. Làm quen với chữ cái giúp trẻ hình thành và phát triển một 
số năng lực thái độ cần thiết cho việc học tiếng việt ở phổ thông sau này. Việc 
làm quen chữ cái ở trường mầm non giúp trẻ nhận biết mặt chữ, phát âm đúng 
chữ cái, nghe phát âm tìm được chữ cái, nhìn vào chữ cái đọc được âm tương 
ứng. Ngoài ra, hoạt động làm quen với chữ cái còn giúp trẻ biết cầm bút, ngồi 
đúng tư thế khi tô, sao chép. Do đó, việc cho trẻ làm quen với chữ cái là một 
hoạt động rất quan trọng trong chương trình giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi. Hoạt động 
này không chỉ hình thành những cơ sở ban đầu của kĩ năng nói tiếng mẹ đẻ mà 
còn giúp trẻ có những hiểu biết và kĩ năng cơ bản, hỗ trợ trực tiếp và tích cực 
cho bộ môn tiếng Việt ở trường Tiểu học. Dưới sự đổi mới như hiện nay. Hoạt 
động làm quen chữ cái không phải là hoạt động độc lập, không theo một quy 
trình phân chia thành nhiều tiết như trước đây, không gò theo cấu trúc trong khi 
tổ chức hoạt động. Trong các hoạt động của tuổi mẫu giáo chơi giữ vai trò hoạt 
động chủ đạo, giữa hoạt động vui chơi và hoạt động học tập chưa có ranh giới rõ 
ràng. Khác với người lớn trẻ em thật sự học trong khi chơi, trẻ lĩnh hội các tri 
thức tiền khoa học trong trường mầm non theo phương châm “chơi mà học, học 
mà chơi”. Thông qua bộ môn làm quen chữ cái giúp trẻ phát triển một cách toàn 
diện nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển đó là mục đích hàng đầu 
của giáo dục mầm non. Vì vậy, có thể nói việc hướng dẫn trẻ 5 – 6 tuổi làm 4/15
 Số trẻ Đạt Chưa đạt
 ST
 Nội dung khảo sát khảo Số Số 
 T Tỷ lệ Tỷ lệ
 sát lượng lượng
 Trẻ nhận biết và phát 
 1 23 12 52% 11 48%
 âm đúng chữ cái 
 Trẻ tô đồ đúng chữ cái 
 trùng khít lên chấm 
 2 23 9 39% 14 51%
 mờ, hoàn thành vở tập 
 tô sạch sẽ 
 Trẻ cầm vở, để vở 
 3 23 11 48% 12 52%
 ngồi đúng tư thế 
 Trẻ hứng thú tích cực 
 4 tham gia hoạt động 23 12 52% 11 52%
 làm quen chữ cái
 Nhìn vào bảng khảo sát trên tôi thấy những biện pháp thông thường, bài 
soạn rập khuôn cứng nhắc chưa có biện pháp mới tác động thì chất lượng đạt 
được trên trẻ chưa cao mức độ đạt được các nội dung khảo sát chỉ ở mức trung 
bình có cái còn chưa đạt được mức trung bình vì vậy bản thân tôi luôn suy nghĩ, 
trăn trở phải tìm ra những biện pháp triển khai để trẻ được hoạt động cá nhân 
một cách tích cực, kiến thức của trẻ được bổ sung và củng cố phong phú, giúp 
trẻ phát hiện ra nhiều mới lạ. Vì vậy tôi đã lựa chọn những biện pháp sau để 
nâng cao chất lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi làm quen chữ cái một cách tốt hơn:
 3. Những biện pháp thực hiện:
 3.1. Biện pháp 1: Tạo môi trường cho trẻ làm quen với chữ cái ở mọi 
lúc mọi nơi.
 3.2. Biện pháp 2: Lập kế hoạch cho từng chủ đề và tổ chức chương 
trình thăm vương quốc chữ cái của aladin.
 3.3. Biện pháp 3: Sáng tác, sưu tầm trò chơi, câu đố các bài đồng dao 
và làm đồ dùng đồ chơi phục vụ hoạt động làm quen với chữ cái.
 3.4. Biện pháp 4: Cho trẻ làm quen chữ cái thông qua các hoạt động 
khác.
 3.5. Biện pháp 5: Tổ chức hoạt động làm quen chữ cái bằng giáo án 
điện tử.
 3.6. Biện pháp 6: Kết hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc giúp 
trẻ làm quen chữ cái. 6/15
 + Ở góc nghệ thuật: Cô cùng trẻ làm các tấm thiệp chúc mừng và dán 
trang trí ở các góc nghệ thuật và tôi cho trẻ sao chép chữ trong tấm thiệp
 Hay dán nhãn vào mọi thứ đồ dùng trong lớp để trẻ dần hình thành được 
mối liên hệ giữa lời nói và chữ viết ví dụ như trong chủ đề Gia đình cho trẻ làm 
quen với chữ cái a, ă, â trong chủ đề gia đình tôi ôn luyện bằng cách yêu cầu trẻ 
tìm chữ a, ă, â trong các từ chỉ tên đồ vật trong lớp như: chữ a trong từ cái bát 
Chữ â trong từ “cái ấm”, chữ ă trong từ “khăn mặt”. 
 - Không chỉ tạo môi trường trong lớp học mà môi trường ngoài lớp học: 
Thực tế cho thấy ngoài hoạt động có chủ định như ăn ngủ còn các thời gian khác 
để trẻ hoạt động với môi trường bên ngoài: Góc thiên nhiên, mảng tuyên truyền 
khu vực để đồ cá nhận. Đây là nơi trẻ thường xuyên hoạt động có tác động củng 
cố chữ cái rất tốt. Nơi để đồ dùng các nhận của trẻ như mũ balo, giày dép , khăn 
mặt .tôi luôn gắn ảnh kèm theo tên của trẻ. Như vậy hàng ngày trẻ cất đồ dùng 
hay sử dụng đồ dùng vừa đúng nơi quy định, vừa biết tên của mình của bạn, biết 
tên mình gồm những chữ cái gì, thứ tự của từng chữ từ trái sang phải để dần khi 
trẻ nhớ thì sau này trẻ có thể tự sao chép và viết tên mình lên những bài tạo hình. 
 Minh chứng 4: Hình ảnh nơi để đồ dùng của các bé
 Khu vực tuyên truyền ngoài lớp học không chỉ là nơi tạo môi trường chữ 
cái cho trẻ mà còn mang tính tuyên truyền đến phụ huynh để phụ huynh hiểu 
biết về chữ con mình đang học để từ đó phối hợp với phụ huynh ôn luyện cho bé 
tại gia đình. Tránh trường hợp cô dạy đúng về nhà phụ huynh lại dạy chưa đúng 
như chữ x đọc là xờ, chữ S đọc là sờ nhưng có ông là lại dạy là ích xì hay ét sờ 
hay chữ l, m, n lại đọc là e nờ, e lờ, e mờ, Hay chữ q đọc là cu thì ở nhà lại dạy 
là cùa. Mỗi môi trường hoạt động của trẻ tôi đều chủ động để tạo cho trẻ luyện 
phát âm, ôn luyện chữ đã biết, chữ cái mới mới cách tự nhiên không gò bó áp 
đặt cho trẻ.
 4.2. Biện pháp 2: Lập kế hoạch cho từng chủ đề và tổ chức chương 
trình thăm “Vương quốc chữ cái của aladin”
 Trước hết giáo viên phải chọn nội dung phù hợp với từng chủ đề để xây 
dựng kế hoạch giáo dục trẻ. Căn cứ vào nhiệm vụ năm học của phòng giáo dục 
và đào tạo, căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng lớp để đưa ra những nội dung 
phù hợp từng chủ đề từng đối tượng cụ thể và bám sát kế hoạch, sắp xếp các 
nhóm chữ cái phù hợp với chủ đề.
 Ví dụ: Tháng 9: Chủ đề Trường mầm non: Làm quen chữ cái o, ô, ơ.
 Chủ đề Bản thân: Làm quen chữ cái: a, ă, â. Giáo viên chọn đề tài sưu tầm 
tài liệu có liên quan đến đề tài. 8/15
hoạt động trò chơi chữ cái, thi đua một cách tích cực, hào hứng, sôi nổi. Quá 
trình hoạt động tập thể và để lại cho trẻ những cảm xúc vui tươi, phấn khởi.
 4.3. Biện pháp 3: Sáng tác, sưu tầm trò chơi, câu đố các bài đồng dao 
và làm đồ dùng đồ chơi phục vụ hoạt động làm quen với chữ cái.
 Trò chơi giúp trẻ làm quen với chữ cái: Để giải quyết nhiệm vụ học tập 
thông qua trò chơi đạt hiệu quả cao nhất bản thân tôi đã tìm và sưu tầm những 
câu đố thú vị về chữ cái để tạo hứng thú cho trẻ, làm cho trẻ phát triển khả năng 
tư duy, phán đoán, ghi nhớ và từ đó những đặc điểm , cấu tạo về chữ đó sẽ khắc 
sâu trong tâm trí trẻ hơn 
 Ví dụ: 
 “Hình dáng tôi giống chữ u 
 Nhưng tôi lại thích có thêm râu dài 
 Tên tôi nhõng nhẽo trong từ 
 Ứ ừ em bé hay đòi mẹ cha 
 Và đặc biệt để rèn khả năng phát âm cho trẻ tôi thường sưu tầm, sang tác 
các bài đồng dao để các rèn luyện khả năng phát âm cho trẻ thật chuẩn như.
 Ví dụ: luyện phát âm chữ r tôi đã sang tác bài “Bắt cá”
 “Rềnh rềnh rang rang 
 Đi ra ruộng làng 
 Tìm bắt cá rô
 Được đầy một rổ
 Về nấu bát canh 
 Tư duy của trẻ mẫu giáo mang tính trực quan hành động vì vậy để hoạt 
động giáo dục đạt hiệu quả cao tôi thường thiết kế, làm nhiều đồ dùng, đồ chơi 
phục vụ cho việc tổ chức hoạt động như: Mô hình đồ vật, con vật được gắn chữ 
cái, hay bộ đồ chơi vòng quay kì diệu, xúc sắc vui nhộn sẽ kích thích sự chú ý 
của trẻ khi thao tác với các đồ dùng, đồ chơi đó. Vì vậy, tôi thường tận dụng các 
nguyên liệu, phế liệu sẵn có ở địa phương để làm đồ dùng dạy học. Yêu cầu các 
bộ đồ dùng có giá trị sử dụng lâu dài, có tính thẩm mĩ, đảm bảo an toàn cho trẻ. 
 Minh chứng 8: Hình ảnh một số đồ dùng đồ chơi chữ cái
 Ví dụ: Với chủ đề nghề nghiệp thì tôi và trẻ sẽ cùng làm bộ sưu tập “Ước 
mơ của bé” ở trong đó sẽ có hình ảnh các nghề và dưới mỗi hình ảnh là tên của 
nghề đó với bộ sưu tập này tôi vừa giúp các bé tìm hiểu được các nghề và giới 
thiệu tên nghề và chữ cái ở trong từ đó để trẻ làm quen và nhận biết được tốt 
hơn, Hay chủ đề thế giới động vật tôi cho trẻ cắt dán những con vật dán lên 
tranh và dán những chữ cái rời mang tên con vật đó để trẻ làm quen, Ngoài ra 
tôi còn chọn một số bài thơ ngắn theo từng chủ đề viết bằng chữ to để trẻ tìm 10/15
 Hay là trò chơi: “xúc xắc vui nhộn” Cô sẽ là anh xúc sắc cô xúc sắc biến 
ra chữ cái nào thì trẻ giơ và phát âm chữ cái đó thật to.
 Minh chứng 12: Hình ảnh cô cùng trẻ chơi trò chơi xúc xắc vui nhộn
 -Hoạt động ngoài trời: Tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian có đọc
đồng dao như trò chơi “Rồng rắn lên mây” trong lúc đọc các từ Rồng, rắn,
lúc lắc Các con phải cong lưỡi vì có chữ: l và r qua đó trẻ sẽ phát âm
chuẩn hơn trong quá trình chơi tôi luôn uốn nắn để các con phát âm được chuẩn 
hơn. Hay là cho trẻ lấy những hòn sỏi xếp thành những chữ cái đã học 
 Minh chứng 13: Hình ảnh trẻ xếp chữ cái bằng sỏi ở sân trường
 Hoặc chơi trò chơi “Bật qua rãnh”, nhảy lò cò  bật vào ô nào thì
đọc to chữ cái trong ô đó. Khi trẻ chơi tự do quanh sân trường tôi yêu cầu trẻ 
phải đọc tên cây và tìm chữ cái đã học trong từ chỉ tên cây treo ở mỗi cây.
- Giờ hoạt động ngoài trời tôi cũng cho các cháu chơi để ôn lại chữ cái đã học.
Ví dụ: Tôi dùng một cái túi có chữ cái, tôi thò tay vào lấy chữ cái và mô tả
đặc điểm rồi cho trẻ đoán tên chữ cái, sau đó lấy chữ cái ra, trẻ nào trả lời đúng
là được khen. Hoặc chia làm hai nhóm thi đua với nhau, một trẻ mô tả và một
trẻ đoán và viết chữ cái đó lên bảng con. Cô giáo làm trọng tài để động viên,
cho phần thưởng cũng như khuyến khích những trẻ còn yếu 
 Minh chứng 14: Hình ảnh trẻ chơi trò chơi chiếc túi thần kỳ.
 - Hay trong giờ ăn: Khi đến giờ ăn tôi giới thiệu các món ăn và giải thích 
các món ăn như món cá gồm có hai chữ cái ghép lại đó là chữ c và a và dấu sắc. 
Cho trẻ nhận bát, thìa ký hiệu bằng các chữ cái.
 - Giờ ngủ: Trước khi ngủ cô có thể ngâm thơ, kể chuyện cho trẻ nghe để 
trẻ có thể phát triển lời nói.
 - Giờ hoạt động chiều: Cô cho trẻ tô chữ in mờ, chữ in chữ rỗng và tìm cắt 
chữ trong hoạ báo dán thành sách làm bộ sưu tập.
 Qua biện pháp này trẻ hoàn toàn được làm quen chưc cái mọi lúc mọi nơi 
giúp trẻ khắc sâu ghi nhớ tốt hơn.
 4.5 Biện pháp 5: Tổ chức hoạt động làm quen chữ cái bằng giáo án 
điện tử:
 Nhận thấy được sự cần thiết và lợi ích của việc ứng dụng CNTT tôi đã 
không ngừng học hỏi chị em đồng nghiệp, bạn bè, qua internet. Để đưa CNTT 
vào trong giảng dạy. Đặc biệt tôi thấy hoạt động làm quen chữ cái trước kia cần 
mất rất mất nhiều thời gian để làm đồ dùng, tranh ảnh, bảng gài, thẻ chữ to, nét 
chữ .dễ gây cho giáo viên lúng túng trong việc đưa đồ dùng. Chẳng hạn như 
hoạt động làm quen chữ cái I, t, c, hay b, d, đ thì phải tương đương 3 bức tranh 
chưa kể thẻ chữ bé còn không rõ. Nhưng khi ứng dụng CNTT thì việc chuẩn bị 

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_de_nang_cao_chat_luong_cho_tre_5_6_tuo.docx