SKKN Một số biện pháp để nâng cao chất lượng cho trẻ 5 - 6 tuổi làm quen chữ cái

Tuy nhiên để trẻ nhanh chóng tiếp cận và phát huy tốt các kỹ năng đó thì một điều cần thiết là cần phải đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức. Trong quá trình cho trẻ làm quen với 29 chữ cái và một trong những con đường hiệu quả nhất là phải theo hướng giáo dục mầm non mới. Điều đó đồng nghĩa với việc phải tổ chức nhiều hoạt động khác nhau. Đó là các hoạt động trẻ yêu thích, hứng thú đáp ứng với sự phát triển của trẻ. Trẻ được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá thể hiện chính mình, cô chỉ là người hướng lái gợi mở.
Là một giáo viên phụ trách lớp mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi Sau khi tiếp thu và thực hiện chuyên đề "Làm quen với văn học và chữ viết" và tiếp thu chương trình giáo dục mầm non mới tại huyện. Tôi nhận thấy nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo lớn 5 tuổi làm quen với chữ viết, hình thành và phát triển kỹ năng nghe, nói, tiền đọc, tiền viết là rất quan trọng.Vì những lý do trên mà tôi đã quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài: "Một số biện pháp để nâng cao chất lượng cho trẻ 5 - 6 tuổi làm quen chữ cái", với mong muốn góp một phần nhỏ bé tri thức của mình trong việc nâng cao hiệu quả cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi làm quen với chữ viết.
doc 13 trang skmamnonhay 22/07/2024 1160
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp để nâng cao chất lượng cho trẻ 5 - 6 tuổi làm quen chữ cái", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp để nâng cao chất lượng cho trẻ 5 - 6 tuổi làm quen chữ cái

SKKN Một số biện pháp để nâng cao chất lượng cho trẻ 5 - 6 tuổi làm quen chữ cái
 I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1/ Lý do chọn đề tài
 Ngôn ngữ mẹ đẻ phát triển tốt chính là phương tiện quan trọng để phát 
triển trí tuệ giúp cho việc tiếp thu kiến thức học tập tốt ở tiểu học và các cấp học 
sau này. Hình thành và phát triển các kỹ năng nghe, nói, tiền đọc, tiền viết là rất 
quan trọng. Đó là nền tảng để hiểu về thế giới chữ viết và tiếp nhận nhiều tri 
thức mới. Thông qua các hoạt động sinh hoạt, học tập, lao động, qua các buổi 
tham quan, dạo chơi... Cần kích thích trẻ sử dụng tiếng việt một cách thành thạo 
mở rộng vốn từ về thế giới xung quanh, tập cho trẻ biết cách diễn đạt những gì 
muốn nói một cách rõ ràng, không nói ngọng, không nói lắp...
 Tuy nhiên để trẻ nhanh chóng tiếp cận và phát huy tốt các kỹ năng đó thì 
một điều cần thiết là cần phải đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức. Trong 
quá trình cho trẻ làm quen với 29 chữ cái và một trong những con đường hiệu 
quả nhất là phải theo hướng giáo dục mầm non mới. Điều đó đồng nghĩa với 
việc phải tổ chức nhiều hoạt động khác nhau. Đó là các hoạt động trẻ yêu thích, 
hứng thú đáp ứng với sự phát triển của trẻ. Trẻ được trải nghiệm, tìm tòi, khám 
phá thể hiện chính mình, cô chỉ là người hướng lái gợi mở.
 Là một giáo viên phụ trách lớp mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi Sau khi tiếp thu và 
thực hiện chuyên đề "Làm quen với văn học và chữ viết" và tiếp thu chương 
trình giáo dục mầm non mới tại huyện. Tôi nhận thấy nâng cao chất lượng cho 
trẻ mẫu giáo lớn 5 tuổi làm quen với chữ viết, hình thành và phát triển kỹ năng 
nghe, nói, tiền đọc, tiền viết là rất quan trọng.Vì những lý do trên mà tôi đã 
quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài: "Một số biện pháp để nâng cao chất 
lượng cho trẻ 5 - 6 tuổi làm quen chữ cái", với mong muốn góp một phần nhỏ 
bé tri thức của mình trong việc nâng cao hiệu quả cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi làm 
quen với chữ viết.
2/ Mục đích nghiên cứu:
 Biện pháp dạy trẻ làm quen với chữ cái góp phần nâng cao chất lượng 
giáo dục mầm non.
3/ Đối tượng , phạm vi nghiên cứu:
+ Đối tượng nghiên cứu :Trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi 
+ Phạm vi nghiên cứu : Biện pháp nâng cao chất lượng môn làm quen chữ cái .
4/ Đối tượng khảo sát, thực nhiệm:
 - Trẻ lớp mẫu giáo Lớn A1 trong trường.
 1/10 cái cũ, chưa thiết kế cho mình được tiết dạy thực sự đổi mới và khoa học mà họ 
đang còn bắt chước nhau. Do đó họ đang còn lúng túng trong cách lựa chọn các 
hình thức cho tiết học, bên cạnh đó là cách sử dụng đồ dùng trực quan thì họ 
chưa phát huy được công dụng của đồ dùng sẵn có trong thực tế, chưa ứng dụng 
được công nghệ thông tin, giáo án điện tử vào bài dạy, vì vậy mà tiết học còn 
nhiều hạn chế, có thể nói nội dung của tiết học còn nghèo nàn, dụng cụ học tập 
chưa sinh động, giờ học trở nên khô khan, cứng nhắc, do đó kiến thức, kỹ năng 
mà trẻ thu được trên tiết học còn chưa đáp ứng được với yêu cầu kiến thức cô 
đặt ra cho trẻ.
 2. Cơ sở thực tiễn
 2.1. Khái quát tình hình của trường.
 Năm học 2018-2019 Trường Mầm Non Tân Mai bắt đầu đi vào hoạt 
động. Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo nên trường được đầu tư về cơ sở 
vật chất sạch đẹp với đầy đủ các trang thiết bị học tập đầy đủ , hiện đại. 
 Nhµ tr­êng thùc hiÖn tèt chñ tr­¬ng chÝnh s¸ch cña §¶ng vµ nhµ n­íc, 
chÊp hµnh nghiªm chØnh sù qu¶n lý cña chÝnh quyÒn ®Þa ph­¬ng. ChÊp hµnh 
nghiªm tóc sù chØ ®¹o cña c¬ quan qu¶n lý gi¸o dôc, thùc hiÖn tèt vÒ chñ tr­¬ng 
kÕ ho¹ch cña l·nh ®¹o c¸c cÊp.
 Nhµ tr­êng cã bé m¸y l·nh ®¹o ®Çy ®ñ vµ hîp lý, cã ®éi ngò gi¸o viªn trÎ 
cã tr×nh ®é chuyªn m«n cao, ®­îc ph©n c«ng phï hîp theo qui ®Þnh cña §iÒu lÖ 
tr­êng mÇm non vµ ph¸p lÖnh c¸n bé, c«ng chøc.
 C¸c ®oµn thÓ cña tr­êng ho¹t ®éng tÝch cùc vµ đã có những thành tích 
đáng khích lệ.
 2.2 Thuận lợi: 
 Qua những năm thực hiện chuyên đề Làm quen chữ viết, từ những thực tế 
trên cùng với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Phòng GD&ĐT Quận và Ban 
giám hiệu nhà trường giáo viên học tập các chuyên đề do Sở giáo dục, Phòng 
GD&ĐT tổ chức khuyến khích động viên chị em học tập, học hỏi kinh nghiệm 
lẫn nhau, nhà trường tổ chức thăm lớp, dự giờ của các giáo viên trong trường để 
góp ý, đúc rút kinh nghiệm. Tham khảo thêm sách báo tạp chí có nội dung liên 
quan đến việc cho trẻ làm quen chữ cái. Chị em đã động viên lẫn nhau sáng tác 
thơ ca, hò, vè, ca dao, đồng dao, câu đố về chuyên đề do nhà trường tổ chức. 
 - Lớp luôn luôn được sự quan tâm của BGH nhà trường, các cấp uỷ Đảng 
và chính quyền địa phương luôn quan tâm chăm lo cho công tác giáo dục.
 - Hai giáo viên đứng lớp mẫu giáo lớn A1 đều đạt trình độ chuẩn trở lên, 
đều là giáo viên giỏi cấp Quận, luôn yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình, năng động.
 3/10 3.1. Biện pháp 1: Gây hứng thú cho trẻ trên hoạt động "Làm quen chữ 
cái"
 Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cho cô và trẻ vì đồ dùng rất cần thiết, trẻ mẫu 
giáo suy nghĩ bằng hình thức tư duy hình tượng, tư duy gắn liền với tình cảm. 
Trẻ ghi nhớ những gì gây ấn tượng mạnh, một câu chuyện hấp dẫn hay một bức 
tranh đẹp mới lạ .... Chính vì thế, khi dạy một tiết "Làm quen chữ cái" tôi cho 
rằng: Đồ dùng trực quan là yếu tố đầu tiên yêu cầu điểm đặc biệt phải bảo đảm 
an toàn.
 Bước đầu trẻ được làm quen với từng chữ cái có trong nhóm chữ và trẻ 
được lần lượt làm quen các chữ qua vật chất, tranh ảnh mà trong đó có chứa 
một chữ cái mà chúng ta định cho trẻ làm quen.
 Hoặc là để chuẩn bị cho trò chơi ở tiết 2 lúc ngoài trời tôi cùng trẻ trò 
chuyện về trò chơi "Các phương tiện giao thông vào bến". Tôi huy động trẻ sưu 
tầm bìa catton, tranh ảnh, hoạ báo về các phương tiện như: Máy bay, đoàn tàu, 
ôtô, thuyền buồm.... Hướng dẫn trẻ cắt sát mép các hình ảnh đó. Khi vào trò 
chơi cô giới thiệu các bến và phương tiện giao thông nào thì phải vào bến được 
làm quen tìm tòi cắt dán sẽ tạo cho sự khéo léo của đôi tay và thuận lợi trong 
việc viết chữ, dán các chữ cái lên các phương tiện giao thông, trẻ hứng thú hơn 
với chính đồ dùng mình làm ra.
 3.2. Biện pháp 2: Dạy trẻ làm quen với chữ cái qua trò chơi
 Dựa vào đặc điểm của trẻ mẫu giáo là hay bắt chước và dạy nói cho trẻ 
dựa trên hình thức nói theo cô, trẻ chưa biết phân tích cách cấu tạo về âm. Do đó 
có nhiều lỗi phát âm trong tiếng việt. Chính vì vậy cô giáo cần xây dựng các trò 
chơi luyện phát âm đúng các âm phù hợp. 
 * Cách hướng dẫn trò chơi: 
 Cô giới thiệu mùa xuân đến các ông Đồ thường làm gì? Các con có muốn 
viết chữ giống ông Đồ không? Cô cho 8 trẻ đứng thành 2 hàng đợi cô chuẩn bị 
2 câu đối có các chữ B, D, Đ khi nghe hiệu lệnh 2 đội lên gạch chân những chữ 
cái cô vừa nêu, thời gian quy định là một bài hát mùa xuân lúc nào hát xong và 
kết thúc trò chơi. Sau đó cô cho nhiều chữ cái và đúng với yêu cầu. Khi chuyển 
tiếp sang trò chơi thứ hai đó là trò chơi "Đi chợ tết" (Tất cả các trẻ đều được 
chơi). Trước ngày tết bố mẹ các con thường làm gì? (Trẻ nghĩ ngay đến trang 
hoàng nhà cửa và đi sắm tết) cô chuẩn bị các gói có các loại hoa quả bánh kẹo ở 
trên, mỗi thứ đều gắn các chữ cái B, D, Đ. Cô phát cho trẻ mỗi cái giỏ nói nào 
chúng mình cùng đi chợ tết. Tổ 1 hãy mua những món hàng có chữ B, đó là 
những thứ gì ? Trẻ nói bánh quy, bánh chưng, bánh bèo .... Tổ thứ 2 mua những 
món hàng có chữ cái D, đó là những thứ gì? quả dừa, quả dứa.... Tổ thứ 3 mua 
 5/10 - Kêu gọi phụ huynh tích cực đóng góp cơ sở vật chất, trang thiết bị phục 
vụ cho trẻ làm quen với chữ cái như: đóng góp báo chí để lấy tài liệu, mua 
truyện tranh ...
 - Mời phụ huynh đến tham dự các hội thi kể chuyện, đọc thơ của bé vào 
các dịp chào mừng 08/3, 20/11 ...
 - Luôn trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của trẻ để có biện pháp 
tác động phù hợp, giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.
 - Với việc đặt ra các giải pháp phù hợp và việc sử dụng nhẹ nhàng, liên 
hoàn, không máy móc, không dập khuôn các phương pháp, biện pháp. Đưa ra 
các nội dung tích hợp phù hợp với từng đề tài, cùng với những biện pháp nâng 
cao kinh nghiệm trong quá trình dạy trẻ học chữ cái.
 4. Kết quả 
 Trong năm học 2018 - 2019 là năm thực hiện chuyên đề mầm non mới 
làm quen văn học và chữ viết lớp tôi đã đạt được một số kết quả sau:
 4.1. Đối với giáo viên:
 Tất cả giáo viên ở tổ mẫu giáo lớn nói chung và bản thân tôi nói riêng đều 
được nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động làm quen với chữ cái. Đặc biệt 
là đã nắm vững nội dung, phương pháp, hình thức đổi mới của hoạt động này.
 Khác hẳn với trước đây, giờ hoạt động làm quen với chữ cái bây giờ là 
một niềm say mê sáng tạo của giáo viên, muốn thể hiện trí tuệ, năng lực của 
mình qua một tiết dạy sinh động, hấp dẫn trẻ. 
 Qua những năm giảng dạy trẻ lúc mới bước vào giảng dạy phương pháp 
tôi chưa linh hoạt sáng tạo nên kết quả của tiết học chưa cao. Từ khi sử dụng các 
biện pháp trên nên nghệ thuật lên lớp của tôi đã có một cách sáng tạo, linh hoạt, 
bản thân không ngừng phấn đấu học hỏi ở bạn bè đồng nghiệp, qua các phương 
tiện thông tin đại chúng .... Bên cạnh những thành tích trên tôi còn phải cố gắng 
nhiều hơn nữa, trau dồi kinh nghiệm chuyên môn để phát huy và đạt được kết 
quả cao hơn nữa trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ. 
 4.2. Đối với trẻ:
 - 100% trẻ được học đầy đủ 29 chữ cái trong chương trình đổi mới của Bộ 
giáo dục mầm non. 
 - Qua việc thực hiện các biện pháp mới sáng tạo trong việc dạy môn "Làm 
quen với chữ cái" tôi đã thu được kết quả sau:
 * Kết quả của trẻ theo đánh giá của lớp: 
 Số trẻ Mức độ đạt được
TT Khả năng
 KS Đạt Chưa đạt
 1 Trẻ nhận biết và phát âm đúng 39 95% 5%
 7/10 - Thường xuyên rèn luyện các thói quen nề nếp nói chung và nề nếp học 
tập nói riêng cho trẻ.
 - Giáo viên biết sử dụng đồ dùng đồ chơi sáng tạo, tích hợp các môn học 
khác một cách hợp lý. Giới thiệu vào bài một cách tự nhiên, sinh động, thu hút 
được sự chú ý của trẻ; các bước chuyển tiếp nhẹ nhàng, liên kết. Các loại hình 
hoạt động của bộ môn Làm quen với chữ viết thường xuyên, liên tục ở mọi lúc, 
mọi nơi. 
 - Đồ dùng đồ chơi để trẻ hoạt động phải an toàn, sạch sẽ, đẹp, sinh động, 
phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ.
 - Giáo viên phải luôn nghiên cứu tài liệu, chuyên đề, tập san có liên quan 
đến chữ viết và tham khảo học hỏi bạn bè, đồng nghiệp. Tham gia đầy đủ các 
lớp học chuyên đề nâng cao nghiệp vụ chuyên môn thông qua thông tin đại 
chúng.
 2. Khuyến nghị:
 - Từ những việc làm cụ thể và kết quả đạt được như vậy để nâng cao chất 
lượng cho trẻ làm quen với chữ viết ở các trường mầm non nói chung và trường 
tôi nói riêng. Tôi xin mạnh dạn đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng 
cho trẻ làm quen với chữ viết. Cụ thể như sau:
 * Đối với phòng giáo dục
 - Tôi xin được đề xuất với Phòng giáo dục chọn những sáng kiến kinh 
nghiệm và phổ biến rộng rãi cho chúng tôi được tham khảo, học tập.
 - Tạo điều kiện cho giáo viên đi học tập các trường bạn, các giờ dạy mẫu.
 - Cần có thêm tranh ảnh minh hoạ phục vụ cho chương trình.
 * Đối với Ban Giám hiệu:
 - Ban Giám hiệu cần có sự chỉ đạo cụ thể, làm tốt công tác kiểm tra, đánh 
giá rút kinh nghiệm cho giáo viên và có kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên còn 
những mặt hạn chế.
 - Ban Giám hiệu luôn tổ chức các buổi hội thảo về chuyên đề làm quen 
với chữ viết để giáo viên được trao đổi những vướng mắc trong chuyên môn.
 * Đối với giáo viên:
 - Trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ, giáo viên phải linh 
hoạt, có óc sáng tạo. Thường xuyên thay đổi các hình thức và sử dụng các thủ 
thuật lên lớp, giúp trẻ hứng thú và hoạt động một cách tích cực.
 - Thường xuyên bổ sung và thay đổi đồ dùng dạy học một cách sáng tạo.
 - Biết vận dụng biện pháp lồng ghép tích cực các môn học một cách khoa 
học, nhẹ nhàng, thoải mái để khai thác tối đa hoạt động nhận thức cho trẻ.
 9/10

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_de_nang_cao_chat_luong_cho_tre_5_6_tuo.doc