SKKN Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn kể truyện cổ tích theo hướng sáng tạo

Nhằm khơi gợi ở trẻ những hình ảnh, những thông điệp của những tác phẩm văn học cổ tích. Qua đó tạo cho trẻ: Biết cách giải quyết vấn đề, thậm chí cả cách vượt lên những khó khăn, luôn hướng tới cái thiện, gạt bỏ những cái ác, giúp trẻ khám phá và trải nghiệm. Qua việc dạy trẻ kể sáng tạo truyện cổ tích nhằm giúp trẻ cảm nhận và ứng xử: Ai là người tốt? Ai là người xấu? Biết trân trọng và yêu quý mọi người, đặc biệt là những người nghèo khổ, hèn yếu nhưng thật thà, nhân hậu và luôn vươn lên trong cuộc sống... Vận dụng những phương pháp và biện pháp để dạy trẻ kể sáng tạo chuyện cổ tích đối với trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi.
Nhằm nâng cao chất lượng ngôn ngữ kể, cách sáng tạo trong diễn đạt chuyện cổ tích bằng nhiều hình thức khác nhau cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi. Trẻ có những cảm nhận, khái niệm ban đầu về truyện cổ tích. Giúp trẻ tự tin lựa chọn kể sáng tạo những câu chuyện cổ tích bằng chính ngôn ngữ của mình, trẻ biết sáng tạo qua mỗi lần kể và yêu thích chuyện cổ tích với những giá trị nhân văn của nó. Góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy cho giáo viên đặc biệt là khả năng thể hiện các tác phẩm văn học.
docx 27 trang skmamnonhay 22/07/2024 510
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn kể truyện cổ tích theo hướng sáng tạo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn kể truyện cổ tích theo hướng sáng tạo

SKKN Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn kể truyện cổ tích theo hướng sáng tạo
 Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn kể truyện cổ tích theo hướng sáng tạo. 
 MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ: .............................................................................................. 1 
1. Lý do chọn đề tài:. 1
2. Mục đích của đề tài:..................................................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu:........................................................................... 2
3. Đối tượng nghiên cứu:................................................................................. 3
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:.............................................................................. 4
1. Những nội dung lý luận:............................................................................... 4
2. Thực trạng vấn đề:........................................................................................ 5
3. Các biện pháp:.............................................................................................. 7
Biện pháp 1: Sưu tầm, bổ sung đồ dùng dạy học, tạo môi trường hoạt 
động và định hướng cho trẻ kể sáng tạo chuyện cổ tích:................................... 7
Biện pháp 2: Triển khai hiệu quả phương pháp đàm thoại và trực quan.......... 10
Biện pháp 3: Sử dụng công nghệ thông tin trong dạy trẻ kể sáng tạo 
truyện cổ tích..................................................................................................... 11
Biện pháp 4: Dạy trẻ thể hiện nhân vật trong chuyện cổ tích.......................... 11
Biện pháp 5: Phối hợp với phụ huynh để tạo môi trường cho trẻ tích 
cực kể sáng tạo chuyện cổ tích...... 14
4. Hiệu quả sáng kiến:.................................................................................... 15
III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:............................................................... 17
1. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm:........................................................ 17
 2. Những nhận định chung:.......................................................................... 17
 3. Bài học kinh nghiệm:............................. 18
 4. Ý kiến đề xuất:........................................................... 18
IV: PHỤ LỤC:................................................................................................ 20
1. Hình ảnh minh họa:................................................................................... 20
2. Tài liệu tham khảo:.................................................................................... 25
 1/19 Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn kể truyện cổ tích theo hướng sáng tạo. 
em Bruno Bettelheim tin rằng những câu chuyện cổ tích đóng vai trò quan trọng 
với sự phát triển của trẻ nhỏ bởi nhân vật chính trong các câu chuyện, nhiều 
trong số đó chính là trẻ em giống như 1 hình tượng mô phỏng khả năng vượt qua 
hay thậm chí dành được thành công lớn khi đối mặt với những tình huống khó 
khăn. 
 Trên thực tế việc dạy trẻ kể chuyện cổ tích, mục tiêu của giáo viên là: Trẻ 
nắm được nội dung chuyện, tập kể lại câu chuyện, nắm được ý nghĩa câu 
chuyện. Giáo dục văn học dạy trẻ kể "sáng tạo" chuyện cổ tích chưa được quan 
tâm nhiều. Do đó chưa phát huy hết khả năng tư duy, sáng tạo, tính tích cực chủ 
động của trẻ. Kết quả kiểm nghiệm tốt nhất cho sự thành công của một câu 
chuyện cho trẻ em không phải là chúng có những bài học sâu xa không hay 
chúng có nguồn gốc từ đâu, mà là liệu chúng có làm trẻ thích thú và đòi được 
nghe thêm nữa hay không. Hầu hết các chuyện cổ tích đem lại cho trẻ sự thích 
thú, dễ chịu, khuyến khích trí tưởng tượng của chúng theo những cách riêng mà 
những tác giả hiện đại chỉ có thể mơ ước đến chứ không làm nổi. Để trẻ hiểu và 
kể sáng tạo những câu chuyện cổ tích, giúp trẻ hiểu dễ dàng và nắm được cách 
kể sáng tạo thì cần phải lựa chọn hình thức, phương tiện và cách diễn đạt bằng 
lời cũng như cách thể hiện nhân vật. Vì vậy, việc dạy trẻ kể sáng tạo chuyện cổ 
tích cho trẻ mẫu giáo là một vấn đề cần được quan tâm. 
 Vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “ Một số biện pháp 
dạy trẻ mẫu giáo lớn kể truyện cổ tích theo hướng sáng tạo” nhằm xây dựng 
một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo và đề xuất một số kiến nghị để biện 
pháp có ý nghĩa nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
2. Mục đích của đề tài:
 Nhằm khơi gợi ở trẻ những hình ảnh, những thông điệp của những tác 
phẩm văn học cổ tích. Qua đó tạo cho trẻ: Biết cách giải quyết vấn đề, thậm chí 
cả cách vượt lên những khó khăn, luôn hướng tới cái thiện, gạt bỏ những cái ác, 
giúp trẻ khám phá và trải nghiệm. Qua việc dạy trẻ kể sáng tạo truyện cổ tích 
nhằm giúp trẻ cảm nhận và ứng xử: Ai là người tốt? Ai là người xấu? Biết trân 
trọng và yêu quý mọi người, đặc biệt là những người nghèo khổ, hèn yếu nhưng 
thật thà, nhân hậu và luôn vươn lên trong cuộc sống... Vận dụng những phương 
pháp và biện pháp để dạy trẻ kể sáng tạo chuyện cổ tích đối với trẻ mẫu giáo 5 - 
6 tuổi. 
 Nhằm nâng cao chất lượng ngôn ngữ kể, cách sáng tạo trong diễn đạt 
chuyện cổ tích bằng nhiều hình thức khác nhau cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi. Trẻ 
có những cảm nhận, khái niệm ban đầu về truyện cổ tích. Giúp trẻ tự tin lựa 
chọn kể sáng tạo những câu chuyện cổ tích bằng chính ngôn ngữ của mình, trẻ 
 3/19 Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn kể truyện cổ tích theo hướng sáng tạo. 
 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Những nội dung lý luận:
 Ngôn ngữ văn học nhất là những câu chuyện cổ tích gần gũi trẻ, nó có 
một sức mạnh lôi cuốn trẻ ghê gớm tạo cho trẻ những cảm xúc mãnh liệt trước 
những nhân vật trong truyện. Đây là thời điểm thuận lợi để giáo dục thẩm mỹ 
và tình cảm đạo đức cho trẻ. Sự phát triển mạnh những xúc cảm thẩm mỹ kết 
hợp với sự ghi nhớ máy móc vốn có khiến cho đứa trẻ ở lứa tuổi này rất dễ nhạy 
cảm trước những tác phẩm văn học nghệ thuật. Trẻ mẫu giáo tiếp nhận và học 
thuộc rất nhanh những lời của các nhân vật trong truyện. Trẻ hòa nhập nhanh 
chóng với tình cảm của nhân vật trong truyện đó là sự hòa đồng giữa trẻ với thế 
giới nghệ thuật và hiện thực cuộc sống. Cho trẻ kể sáng tạo chuyện cổ tích cũng 
là làm giàu nhân cách của trẻ. Những câu chuyện cổ tích đến với trẻ thơ đó là 
những kinh nghiệm những bài học làm người mang tính truyền thống dân tộc. 
Nó có tác dụng to lớn trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ mầm 
non. Do vậy việc dạy trẻ kể sáng tạo chuyện cổ tích giúp phát triển ngôn ngữ, tư 
duy và trí tưởng tượng của trẻ, trẻ cảm thụ là một việc làm thiết thực từ cách thể 
hiện những nhân vật xấu tốt mà trẻ ý thức được thêm về nghệ thuật ngôn ngữ, 
nhằm phát triển toàn diện ở trẻ đặc biệt về ngôn ngữ và tình cảm cũng như nhận 
thức về xã hội.
 Truyện cổ tích là truyện lưu truyền trong dân gian, nó có ý nghĩa giáo dục 
con người, trong truyện thường có các nhân vật thần thoại và huyền ảo. Tích 
truyện xoay quanh một số nhân vật quen thuộc như nhân vật tài giỏi, nhân vật 
dũng sĩ, người mồ côi, người em út, người con riêng, người nghèo khổ, người có 
hình dạng xấu xí, người thông minh, người ngốc nghếch và cả những câu 
chuyện kể về các con vật nói năng và hoạt động như con người. Nội dung của 
truyện cổ tích thường bao gồm các điểm sau đây: Phản ánh và lý giải những 
xung đột, mâu thuẫn trong gia đình; lý tưởng xã hội thẩm mỹ của nhân dân; triết 
lý sống, đạo lý làm người và ước mơ công lý của nhân dân. Tinh thần lạc quan 
trong cổ tích chính là lòng yêu thương quý trọng con người, từ đó mà yêu đời, 
tin vào cuộc đời. Hầu hết truyện cổ tích đều gián tiếp hoặc trực tiếp nêu lên vấn 
đề về giáo dục đạo đức. Đạo đức luôn gắn với tình thương, lấy tình thương làm 
nền tảng. Kể sáng tạo truyện cổ tích có thể được quan niệm như sau: Vẫn giữ 
nguyên nội dung cốt truyện, làm phong phú cốt chuyện hay nói cách khác kể 
chuyện sáng tạo không làm biến dạng. Sáng tạo không có nghĩa là sáng tạo ra 
một câu truyện cổ tích mới mà căn cứ vào những yếu tố động, biến đổi của 
truyện để sáng tạo trong kể. Sáng tạo trong diễn đạt ngôn ngữ kể làm câu chuyện 
thêm sinh động, hấp dẫn hơn nhưng nội dung cốt chuyện thì không thay đổi. 
 5/19 Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn kể truyện cổ tích theo hướng sáng tạo. 
diễn cảm cho trẻ nghe và biết hướng dẫn cho trẻ kể chuyện sáng tạo; Luôn nhận 
được sự tín nhiệm và tin cậy tham gia giáo dục của phụ huynh, được trẻ tin yêu, 
được đồng nghiệp gần gũi, chia sẻ. 
- 100% trẻ đúng độ tuổi 5-6 tuổi, 100% trẻ đã học qua lớp mẫu giáo bé, mẫu 
giáo nhỡ nên rất có ý thức và nề nếp học tập, vui chơi, ngôn ngữ nói của trẻ phát 
triển tốt. 
- Lớp rộng rãi, thoáng mát, đầy đủ cơ sở vật chất. Nhà trường đầu tư đồ dùng đồ 
chơi, trang thiết bị mầm non tương đối đầy đủ cho cả cô và trẻ để phục vụ cho 
các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, lớp học có ti vi có thể kết nối với máy tính 
xách tay, lớp được trang bị các tài liệu, sách truyện để làm tài liệu dạy - học kể 
truyện cổ tích. 
- Trường có khung cảnh sư phạm đẹp, có vườn cổ tích đẹp mắt, có nhiều các 
nhân vật cổ tích có trong truyện: Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn, Sự tích trầu 
cau, Thánh gióng để tạo cảm hứng cho trẻ khi kể truyện.
- Nhiều phụ huynh trẻ rất nhiệt tình quan tâm tới việc học tập của các con, đóng 
góp nhiều sách truyện để cho góc sách truyện của lớp phong phú, là nơi cho trẻ 
thỏa sức khám phá các câu chuyện cổ tích.
b, Khó khăn:
- Cơ sở vật chất, đồ dùng trực quan dành cho nội dung kể truyện cổ tích còn ít, 
chưa đa dạng phong phú. Đặc biệt là đồ đùng cho trẻ hoạt động còn rất ít, do 
chưa có kế hoạch bổ sung đồ dùng dành cho kể chuyện theo từng sự kiện, việc 
sưu tầm đồ dùng còn thiếu yếu tố thẩm mỹ. Tính sáng tạo, khả năng diễn đạt, 
triển khai và phán đoán trước mọi diễn biến trong kể chuyện của trẻ còn hạn chế 
do từ trước đến nay việc cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học chỉ dừng ở 
việc cho trẻ nhớ tên chuyện, hiểu nội dung truyện và thuộc truyện. 
- Khả năng sử dụng máy tính, soạn giảng trình chiếu để gây hứng thú cho trẻ 
trong tiết kể chuyện, cũng như việc sưu tầm những video, những tranh ảnh trên 
mạng của giáo viên còn hạn chế. 
- Một số bậc phụ huynh do bận rộn công việc, thiếu kinh nghiệm và khả năng 
hỗ trợ giáo dục trẻ ở nhà nên chưa quan tâm đến việc tạo cơ hội cho trẻ rèn 
luyện và được kể chuyện cho mọi người trong gia đình nghe. Sự phối hợp cùng 
cô giáo rèn ngôn ngữ cho trẻ ở nhà còn hạn chế.
 Qua khảo sát thực trạng nghe và kể sáng tạo các câu chuyện cổ tích ở lớp 
tôi đầu năm học 2018 - 2019 với số trẻ là 45 trẻ tôi thấy kết quả trên trẻ như sau:
 7/19 Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn kể truyện cổ tích theo hướng sáng tạo. 
số góc trong và ngoài lớp học thể hiện trên các mảng tường. Những câu chuyện 
được thể hiện trên các mảng tường trong không gian to đã giúp trẻ dễ tri giác, trẻ 
được thảo luận, bàn bạc về câu chuyện đó. Từ đó trẻ biết vận dụng những kiến 
thức đó vào kể chuyện sáng tạo một cách dễ dàng. Ngoài việc tạo những bức 
tranh trên mảng tường, những tập truyện tranh chữ to tôi còn đi sâu làm một số 
đồ dung trực quan cho trẻ hoạt động như: một số con rối dẹt có bánh xe, có cử 
động tay chân và tận dụng những truyện tranh cũ, những sản phẩm vẽ của trẻ, 
cắt dán bồi bìa cứng cho trẻ ghép tranh kể chuyện sáng tạo hoặc cắt dời các con 
vật cho trẻ tự chọn các con vật đó để kể chuyện sáng tạo theo ý tưởng của mình.
 (H 1: Mảng tường ngoài cửa lớp học)
 (H 2: Góc sách truyện trong lớp)
 Điều đặc biệt hơn nữa tôi đầu tư suy nghĩ và làm ra các loại rối tay cho trẻ 
hoạt động. Thực tế tôi nhận thấy đồ dung làm bằng rối tay hầu như ở các lớp 
không có cho trẻ hoạt động, qua nghiên cứu tìm tòi tôi đã vận dụng làm từ các 
quả bong, chổi rơm, đĩa nhựa đồ chơiđể làm mặt con rối sau đó dùng vải hoặc 
len móc làm váy, thân tay để khi trẻ sử dụng không bị thô và cứng. Các khuôn 
mặt có thể thay đổi tuỳ theo nội dung, nhân vật của câu chuyện trẻ kể. Qua cách 
nghĩ và làm như vậy tôi đã tạo ra một góc văn học với đầy đủ chủng loại về đồ 
dung trực quan đa dạng phong phú, đã giúp trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động 
và nhiều ý tưởng hay khi trẻ kể chuyện sáng tạo.Bên cạnh đó trong giờ hoạt 
động ngoài trời tôi còn tận dụng những bức tranh tường ở trong trường bằng 
cách gợi mở cho trẻ cùng nhau kể chuyện về những bức tranh đó hoặc có các 
con vật trong sân trường tôi cũng gợi mở cho trẻ thi nhau kể chuyện về các con 
vật đóhình thức này đã giúp trẻ em có nhiều ý tưởng sáng tạo hay và có ý thức 
thi đua để đạt kết quả tốt.
 (H 3: Các loại rối tay)
 Tạo môi trường cho trẻ kể chuyện sáng tạo là một việc làm vô cùng quan 
trọng bởi nó là chỗ dựa, là cơ sở vững chắc cho trẻ kể chuyện sáng tạo. Đòi hỏi 
cô giáo phải biết tạo cảm xúc cho trẻ bằng các con vật ngộ nghĩnh, đáng yêu, 
đồng thời cũng phải biết hướng lái, gợi mở cho trẻ có cảm xúc tích cực khi tham 
gia hoạt động kể chuyện sáng tạo. Qua nội dung các bức tranh, các nhân vật, các 
con rối trẻ được xem và nói lên nhận xét của mình về các đồ dung đó. Như vậy 
ngôn ngữ cuả trẻ được phát triển một cách phong phú và đa dạng.
 Môi trường lớp học cho trẻ hoạt động ở đây là tất cả các yếu tố xung quang 
tác động trực tiếp đến quá trình tìm hểu, nắm bắt, kể, kể sáng tạo truyện với các 
yếu tố như: Không gian lớp học, đồ dùng trực quan; sự thân thiện giữa cô và trẻ, 
trẻ với trẻ...Môi trường cho trẻ hoạt động tốt thì sẽ kích thích trẻ phát triển ngôn 
 9/19

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_day_tre_mau_giao_lon_ke_truyen_co_tich.docx