SKKN Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn biết quan tâm chia sẻ góp phần hình thành nhân cách của trẻ

Từ những thực tế đó, bản thân tôi là một giáo viên mầm non, là người mẹ thứ hai, luôn gần gũi, trò chuyện với trẻ, đã trăn trở suy nghĩ cần phải làm gì, dạy thế nào để việc lồng ghép, tích hợp các nội dung giáo dục trẻ biết quan tâm chia sẻ sao cho phù hợp với độ tuổi, với từng nội dung bài dạy, mà vẫn đảm bảo đúng phương pháp của bộ môn. Để làm tốt công việc này thì giáo viên cần phải xác định đúng mục đích, yêu cầu khi dạy trẻ, cô giáo phải là người gương mẫu và là một chuẩn mực để trẻ noi theo. Bên cạnh đó cần rèn luyện cho trẻ có những thói quen, hành vi văn hóa, vì tất cả những kiến thức trẻ được học ở trường mầm non chính là hành trang cho trẻ sau này và nó góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện về các mặt “ Đức - Trí - Thể - Mỹ”. Từ nhận thức về tầm quan trọng trong việc giáo dục trẻ biết quan tâm chia sẻ góp phần hình thành nhân cách của trẻ như vậy, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn biết quan tâm chia sẻ góp phần hình thành nhân cách của trẻ”
doc 32 trang skmamnonhay 10/12/2024 200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn biết quan tâm chia sẻ góp phần hình thành nhân cách của trẻ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn biết quan tâm chia sẻ góp phần hình thành nhân cách của trẻ

SKKN Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn biết quan tâm chia sẻ góp phần hình thành nhân cách của trẻ
 Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn biết quan tâm chia sẻ góp phần hình thành nhân cách của 
trẻ
 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐÊ
 Sinh thời Bác Hồ luôn quan tâm tới công tác giáo dục, cùng với việc nhấn 
mạnh đến vấn đề học tập của các thế hệ, Bác Hồ cũng đặc biệt chú trọng đến 
việc giáo dục đạo đức nhân cách. Bác Hồ đã từng viết: 
 Hiền dữ phải đâu là tính sẵn
 Phần nhiều do giáo dục mà nên.
 (Nửa đêm – Nhật ký trong tù)
 Câu nói ấy của người đã khẳng định ý nghĩa to lớn của việc giáo dục đạo 
đức cho con người, ngay từ thuở còn thơ, đặc biệt là trẻ mầm non và phải coi 
đây là một vấn đề trọng tâm, vì giai đoạn lứa tuổi mầm non là giai đoạn đặt nền 
móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách toàn diện của trẻ sau này. Chính 
vì vậy, việc đào tạo thế hệ trẻ thành những con người có nhân cách, có trí là việc 
làm vô cùng quan trọng và cần thiết. Thấy rõ được sự quan trọng của thế hệ trẻ 
sau này Đảng ta đã chỉ rõ “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải đi liền với việc 
bảo tồn, phát huy bản sắc dân tộc”. Giá trị về đạo đức, nhân cách, lễ giáo truyền 
thống về một phương diện nhất định chính là vấn đề đang được đặt ra cho những 
người làm công tác văn hóa giáo dục, làm sao đổi mới phải gắn liền về giáo dục 
đạo đức truyền thống cho thế hệ trẻ.
 Thật xúc động biết bao khi tôi đọc được dòng tâm sự của một cảnh sát 
Nhật gốc Việt về một bé trai 9 tuổi kiên nhẫn đứng ở hàng cuối cùng trong dòng 
người chờ được chia khẩu phần ăn nhưng khi được người khác nhường cho phần 
lương khô của mình, cậu bé lại lẳng lặng mang lên bỏ vào thùng thực phẩm 
đang phân phát rồi quay về xếp hàng với tâm sự rằng “Vẫn còn có người khác 
đói hơn mình, hy vọng phần ăn này sẽ được chia đều cho mọi người”. Từ hành 
động của một cậu bé 9 tuổi đã khiến tôi tự đạt câu hỏi “Người dân Nhật làm thế 
nào để có trình độ dân trí và đạo đức công dân cao như thế?”. Phải chăng những 
giá trị đạo đức đã được định hình nuôi dưỡng ngay từ nhỏ và trở thành nhân 
cách, bản năng sống của mỗi người dân nơi đây.
 1/31 Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn biết quan tâm chia sẻ góp phần hình thành nhân cách của 
trẻ
tâm hồn non nớt. Cùng với sự phát triển của những công nghệ hiện đại, chủ 
nghĩa vật chất đã biến những đứa trẻ thành những người ích kỷ chỉ nghĩ đến 
mình. Những giá trị đạo đức như sự yêu thương, quan tâm chia sẻ với mọi người 
cần được khắc sâu vào tâm trí trẻ ngay từ khi còn nhỏ và nó sẽ là nền tảng để trẻ 
trở thành những con người có nhân cách tốt trong tương lai, những chủ nhân tài 
đức của một xã hội công bằng văn minh. 
 Muốn thực hiện được những nhiệm vụ to lớn đó thì mỗi gia đình, mỗi 
người làm cha, làm mẹ sẽ là những người yêu thương, nuôi dưỡng, chăm sóc và 
khích lệ trẻ đầu tiên. Còn chúng ta mỗi thầy giáo, cô giáo sẽ là người cha, người 
mẹ thứ hai của trẻ chịu trách nhiệm giáo dục trẻ thành những đứa trẻ có những 
đức tính tốt để sau này trở thành người có ích cho xã hội
 Hiện nay, trẻ 5 tuổi đã biết chia sẻ nhưng không phải lúc nào chúng cũng 
thể hiện sự cảm thông và nhường nhịn, ở lớp học mầm non hiện tượng các bé 
tranh giành đồ chơi, đánh bạn vẫn thường xuyên xảy ra và rất nhiều bậc phụ 
huynh phải than phiền vì bé nhà mình hư quá, ích kỉ quá lúc nào cũng bắt mọi 
người phải làm theo ý mình.
 Trên thực tế việc lồng ghép nội dung giáo dục trẻ biết quan tâm chia sẻ 
thông qua các hoạt động trong ngày, qua các tiết học, qua các tác phẩm âm nhạc, 
văn học mới chỉ dừng lại ở việc giúp trẻ thuộc và hiểu nội dung bài hát, bài thơ, 
câu chuyện, chưa gợi lên tình cảm, xúc cảm của trẻ. Để làm tốt điều đó, đòi hỏi 
người giáo viên phải không ngừng học hỏi, rèn luyện tu dưỡng phẩm chất đạo 
đức, nâng cao trình độ chuyên môn, sự hiểu biết và cảm thụ các tác phẩm một 
cách sâu sắc hơn. Việc giáo dục tình cảm, sự quan tâm chia sẻ cho trẻ có đề cập 
đến trong nhiều năm nay nhưng thường ở phạm vi cuối tiết học. Cô giáo chỉ dặn 
dò, giáo dục trẻ một cách áp đặt, máy móc mà chưa gợi được những cảm xúc 
tình cảm của trẻ một cách từ từ và tự nguyện.
 Với tình hình như hiện nay thì bản thân tôi cảm thấy phần lớn học sinh chỉ 
ngoan ngoãn, lễ phép nghe lời cô giáo khi đến lớp còn khi về nhà thì không nghe 
 3/31 Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn biết quan tâm chia sẻ góp phần hình thành nhân cách của 
trẻ
là một người bạn lớn luôn luôn lắng nghe, thấu hiểu và sẻ chia cùng trẻ. Đúng 
với câu nói “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
2. Thực trạng vấn đề
 - Điều tra thực trạng là việc cần thiết giúp người điều tra nắm được thực 
trạng về kiến thức, kĩ năng, thái độ của trẻ về việc quan tâm chia sẻ với mọi 
người xung quanh. Xem mục tiêu yêu cầu nào chưa đạt được ở cô và trẻ từ đó có 
những phương pháp, biện pháp, hình thức tổ chức phù hợp và kịp thời tác động 
đến việc hình thành kiến thức kĩ năng và thái độ đúng đắn của trẻ với việc quan 
tâm chia sẻ với mọi người.
 Sau một tháng điều tra: Tháng 9 năm 2015 khảo sát trên 30 cháu. Kết quả 
tôi thấy :
 TT Nội dung điều tra Đạt Tỷ lệ % CĐ Tỷ lệ %
1 Biết chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi 13 42,5 17 57,5
2 Thích chơi cùng bạn, không tranh 10 35 20 65
 giành đồ chơi
3 Có biểu hiện quan tâm đến bạn bè 7 32,5 23 67,5
 Là người trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ, quan sát các hoạt động hàng 
ngày của trẻ.Trò chuyện trao đổi với trẻ và qua kiểm tra kết quả các hoạt động 
của trẻ về việc quan tâm chia sẻ tôi nhận thấy: Trẻ tỏ ra không quan tâm khi cô 
muốn trẻ chơi cùng bạn, ít chia sẻ cảm xúc với cô và bạn. Trẻ hay tranh giành đồ 
chơi với bạn, không cho bạn mượn đồ chơi. Chưa có nhiều trẻ có hành vi ứng xử 
phù hợp với mọi người.
 Một số trẻ rất thích chia sẻ đồ chơi với bạn, hỏi thăm, trao đổi với bạn bè. 
Nhưng đại đa số trẻ chưa quan tâm đến các hoạt động đóTrẻ chưa có thái độ 
phản ứng phù hợp với các hành vi chia sẻ hay quan tâm tới người khác.
* Thuận lợi 
 - Phòng giáo dục và BGH nhà trường luôn quan tâm, sát sao chỉ đạo trong 
công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
 5/31 Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn biết quan tâm chia sẻ góp phần hình thành nhân cách của 
trẻ
nhiều nguồn tư liệu trên các kênh giáo dục khác, trên mạng enternet. Để thiết kế 
các bài dạy, hoạt động sinh động hiệu quả tôi đã đăng ký tham gia các trang 
website của ngành, các trường khác để tìm hiểu thêm thông tin. Ngoài ra tôi còn 
tham dự và ghi chép đầy đủ nội dung các buổi bồi dưỡng chuyên môn do các 
cấp tổ chức, thực hiện tốt sự chỉ đạo chuyên môn của nhà trường, học hỏi kinh 
nghiệm và tiếp thu ý kiến đóng góp của chị em đồng nghiệp. Luôn luôn rèn 
luyện tu dưỡng đạo đức và học tập “Làm theo tấm gương đạo đưc Hồ Chí Minh” 
 Thông qua việc tự học tự bồi dưỡng tôi hiểu rằng để dạy trẻ biết quan tâm 
chia sẻ cô giáo phải luôn luôn lắng nghe và thấu hiểu trẻ, cô cần:
 - Tạo cơ hội cho trẻ chia sẻ đồ chơi hay món ăn mà trẻ ưa thích với bạn 
bè.
 - Lắng nghe trẻ, giúp chúng bày tỏ thái độ
 - Dạy trẻ cách giải quyết vấn đề
 - Tôn trọng đồ đạc của trẻ
 - Dạy trẻ mọi lúc mọi nơi, tận dụng mọi tình huống và hoạt động có thể 
tích hợp
2:Biện pháp 2: Tạo môi trường lớp học thân thiện, cởi mở để thu hút trẻ
 Môi trường thân thiện và thẩm mĩ sẽ gây hứng thú cho trẻ và bản thân 
giáo viên góp phần hình thành và nâng cao mối quan hệ thân thiện, tự tin giữa 
giáo viên với trẻ và giữa trẻ với trẻ. Nhận thức được điều đó tôi đã trao đổi và 
cùng thống nhất với giáo viên trong lớp về kế hoạch, biện pháp trang trí sắp xếp 
tạo môi trường, các góc hoạt động trong lớp phù hợp với diện tích lớp cũng như 
các đồ dùng đồ chơi trong lớp phù hợp với tâm sinh lý trẻ, có tính thẩm mỹ và 
tích cực đối với trẻ.
 Bên cạnh đó, tôi cũng xây dựng nội quy lớp học với trẻ về qui định trong 
lớp học và giao tiếp giữa trẻ với trẻ trong lớp. Việc rèn nề nếp được thực hiện 
ngay khi đón trẻ vào năm học mới. Tôi có những nội quy góc chơi với trẻ cách 
 7/31 Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn biết quan tâm chia sẻ góp phần hình thành nhân cách của 
trẻ
động này các bé học được kỹ năng chia sẻ với bạn bè, biết trân trọng thành quả 
lao động của mình và của bạn
 Ảnh: Góc thiên nhiên của bé 
 Không chỉ tạo môi trường thân thiện cho trẻ hoạt động, giao tiếp, tôi còn t 
mang đến cho trẻ một không khí lớp học thật ấm áp tràn ngập yêu thương, cô 
giáo cũng giống như một người bạn lớn để trẻ có thể an tâm chia sẻ những thắc 
mắc, băn khoăn cũng như những ‘ bức xúc” rất trẻ con của mình.
 Các nhà giáo dục cho rằng, trẻ học nhanh nhất từ bắt chước, thế nên nếu 
muốn dạy bé thành người biết quan tâm chia sẻ thì cô giáo và bố mẹ phải là tấm 
gương để các bé noi theo và học tập. Chính vì vậy, trước mặt trẻ các cô giáo ở 
lớp tôi luôn thể hiện sự quan tâm, chia sẻ cũng như thể hiện tình cảm tốt với chị 
em đồng nghiệp, với phụ huynh 
3: Biện pháp 3: Thông qua trò chơi tập thể 
 Với trẻ mầm non khả năng giao tiếp tốt trong tập thể giúp trẻ thích nghi 
dễ dàng, nhanh chóng với môi trường mới, cô mới, bạn bè mới, và những đòi 
hỏi mới của hoạt động học tập. Ý thức và tinh thần tập thể sẽ giúp trẻ tránh được 
 9/31 Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn biết quan tâm chia sẻ góp phần hình thành nhân cách của 
trẻ
 Ảnh: Bé chơi ném bóng làm quen 
 Trò chơi 2: Tôi muốn..... như bạn
 Mục đích: Phát triển sự chú ý của trẻ đến những nét đẹp hay tính cách tốt 
của người khác. Phát triển ý thức mang cảm xúc tích cực đến cho người khác.
 Chuẩn bị: Phòng rộng
 Tiến hành: Cô giáo nói với nhóm trẻ: Bạn nào cũng có những nét dễ 
thương hay tính tốt riêng. Bây giờ chúng ta cùng nghĩ xem người bạn bên cạnh 
có nét gì đáng yêu nhé!
 Sau khi trẻ nghĩ xong, cô giáo yêu cầu từng trẻ nói với người bạn bên 
cạnh: Tôi muốn ... (tóc dài, mắt to, vui vẻ, dễ thương, thông minh..) giống bạn
 Trò chơi 3: Sóng biển rì rào
 Mục đích: Phát triển giao tiếp không lời, giao tiếp bằng cử chỉ, động tác
 Tạo cảm giác gần gũi thân thiện giữa trẻ với nhau
 Chuẩn bị: Bản nhạc nhẹ hoặc băng ghi âm tiếng sóng
 11/31 

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_day_tre_mau_giao_lon_biet_quan_tam_chi.doc