SKKN Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi hoạt động theo hướng trải nghiệm trong trường mầm non
Giáo dục trẻ mầm non theo hướng trải nghiệm là quá trình phối hợp hoạt động thống nhất giữa giáo viên và trẻ, trong đó trẻ là chủ thể hoạt động nên luôn chủ động, tự giác, tích cực hoạt động và giáo viên với vai trò là người hướng dẫn, to chức các hoạt động giáo dục giúp trẻ chủ động tiếp nhận kiến thức, kỹ năng, hình thành kỹ năng thực tiễn. Quá trình giáo dục đòi hỏi trẻ phải huy động vốn kinh nghiệm có sẵn để giải quyết các tình huống trong thực tiễn. Trong quá trình này, những kiến thức kỹ năng, thái độ của trẻ sẽ được bộc lộ trực tiếp, giúp trẻ có cơ hội phát huy được tính độc lập, sáng tạo, kết nối, kiểm nghiệm những kiến thức đã có với những kiến thức mới thu được từ trải nghiệm và tổng hợp được kinh nghiệm từ thực tiễn.
Chính vì vậy tôi chọn đề tài “Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi hoạt động theo hướng trải nghiệm trong trường mầm non" để nghiên cứu và thực hiện với mong muốn kết quả của biện pháp có tác dụng góp phần tích cực vào các hoạt động của trẻ, nhằm giúp bản thân và đồng nghiệp có thêm được nhiều biện pháp thiết thực trong quá trình hướng dẫn cho trẻ thực hành, trải nghiệm, tìm hiểu, khám phá về môi trường tự nhiên đáp ứng nhu cầu tổ chức hoạt động cho trẻ ở trường mầm non hiện nay.
Chính vì vậy tôi chọn đề tài “Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi hoạt động theo hướng trải nghiệm trong trường mầm non" để nghiên cứu và thực hiện với mong muốn kết quả của biện pháp có tác dụng góp phần tích cực vào các hoạt động của trẻ, nhằm giúp bản thân và đồng nghiệp có thêm được nhiều biện pháp thiết thực trong quá trình hướng dẫn cho trẻ thực hành, trải nghiệm, tìm hiểu, khám phá về môi trường tự nhiên đáp ứng nhu cầu tổ chức hoạt động cho trẻ ở trường mầm non hiện nay.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi hoạt động theo hướng trải nghiệm trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi hoạt động theo hướng trải nghiệm trong trường mầm non
CỘNG HÒA XA HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lâp - Tự do - Hạnh phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi hoạt động theo hướng trải nghiệm trong trường mầm non" Họ và tên: Võ Thị Hương Chức vụ : Giáo viên Đơn vị công tác: Trường mầm non An Thủy Quảng Bình, tháng 5 năm 2021 2 khác, khi tổ chức cho trẻ hoạt động trải nghiệm trẻ sẽ được giao lưu, học hỏi, chia sẻ và bày tỏ những cảm xúc, những hiểu biết của mình với bạn bè, với cô giáo, mong muốn được hoạt động với đồ vật và vui chơi, được trải nghiệm, tìm tòi khám phá với môi trường xung quanh dưới nhiều hình thức, qua quá trình hoạt động sẽ tạo cơ hội cho trẻ được phát triển toàn diện, không chỉ chú trọng tới sự phát triển trí tuệ mà còn nuôi dưỡng tâm hồn, phát triển thể chất và khả năng giao tiếp xã hội của trẻ. Qua hoạt động trải nghiệm giúp trẻ mạnh dạn tự tin, linh hoạt trong các hoạt động trải nghiệm, hoạt động tập thể mà cô to chức, trẻ phát huy tối đa sự sáng tạo, hình thành được các kỹ năng một cách chủ động, trẻ không còn thụ động trong các hoạt động mà phát huy được vai trò chủ thể của cá nhân. Trẻ được trực tiếp khám phá, vui chơi, học tập thông qua “học mà chơi, chơi mà học”. Giáo viên cần nắm bắt được hứng thú, nhu cầu, trình độ, khả năng của từng trẻ trong lớp, trên cơ sở đó lựa chọn được nội dung, phương pháp phù hợp với từng nhóm, từng cá nhân trẻ, để thiết kế các hoạt động trải nghiệm sinh động, sáng tạo, tạo môi trường mở để kích thích trẻ hoạt động. Nhờ đó, giúp cho giáo viên nâng cao năng lực tổ chức hoạt động giáo dục theo quan điểm giáo dục toàn diện, tích hợp, lấy trẻ làm trung tâm và tăng cường hoạt động, hình thức trải nghiệm đa dạng, phong phú cho trẻ. 1.2. Phạm vi áp dụng đề tài Đề tài này do tôi trực tiếp nghiên cứu, được áp dụng trong lớp Mầu giáo lớn của tôi và mang lại kết quả cao. Đề tài này đã được nhân rộng trong khối Mầu giáo lớn và nhân rộng trong toàn trường, được các giáo viên trong trường đồng tình ủng hộ. 2. Phần nội dung 2.1. Thực trạng nội dung cần nghiên cứu: Năm học 2020 - 2021, tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công phụ trách lớp Mầu giáo lớn và bản thân tôi thấy có những thuận lợi và khó khăn ở lớp mình như sau: * Thuận lợi: Trường có cảnh quan khuôn viên rộng rãi thoáng mát, có đồ chơi ngoài trời, có vườn hoa, vườn rau, cây xanh, cây cảnh, khu vui chơi được bố trí hài hòa, hợp lý nhằm tạo cảnh quan môi trường thiên nhiên xanh, sạch, đẹp - đây là môi trường thuận lợi cho trẻ trải nghiệm và khám phá. 100% giáo viên trong trường có trình độ đạt chuẩn, có nhiều giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, cấp huyện; luôn yêu nghề mến trẻ, nhiệt tình, năng 4 trường; sự động viên, khuyến khích, ủng hộ, giúp đỡ của tất cả chị em giáo viên trong trường. Đặc biệt là sự đồng tình ủng hộ của các bậc phụ huynh học sinh. Bản thân đã nắm chắc những kiến thức, phương pháp và cách to chức các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ đồng thời yêu thích tìm tòi, khám phá những cái mới vừa hiệu quả lại vừa thiết thực trong việc giảng dạy. * Khó khăn: Trong những năm học trước, bản thân tôi tổ chức các hoạt động còn độc lập, tách rời, mang nặng cung cấp kiến thức cho trẻ, chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo ở trẻ; giáo viên chưa biết tạo môi trường để trẻ được học tập, tham quan khám phá ở mọi lúc mọi nơi. Trong các hoạt động trải nghiệm, giáo viên mầm non có vai trò định hướng, hỗ trợ, đánh giá, uốn nắn sửa sai cho trẻ, nhưng trong thực tế hiện nay một số giáo viên còn ngại tổ chức các hoạt động trải nghiệm, còn nhầm lần giữa hoạt động học có chủ đích với hoạt động trải nghiệm. Một số hoạt động còn rập khuôn, máy móc theo chương trình giáo dục. Giáo viên xây dựng kế hoạch chưa xuất phát từ trẻ, chưa kích thích tính tò mò, khám phá của trẻ. Trẻ ít được tham gia hoạt động, còn thụ động trong các trò chơi. Giáo viên chưa biết cách tạo điều kiện cho trẻ tham gia hoạt động mọi lúc, mọi nơi. Việc quan tâm chăm sóc con em của một bộ phận phụ huynh chưa đáp ứng với nhu cầu giáo dục ngày càng cao hiện nay. Phụ huynh chưa nắm rõ quan điểm giáo dục hiện nay, thái độ hợp tác giáo dục trẻ chưa rõ ràng, chưa thống nhất với nhà trường. Giáo dục trẻ ở gia đình mang tính áp đặt và thiếu làm gương tốt cho trẻ noi theo. * Vào đầu năm học, tôi đã tiến hành khảo sát trẻ trên lớp để nắm bắt tình hình và có kế hoạch, biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi hoạt động theo hướng trải nghiệm; cụ thể kết quả khảo sát như sau: Số lượng trẻ Nội dung khảo sát Tỷ lệ % đạt - Trẻ mạnh dạn nói lên ý kiến khi trải nghiệm 8/29 27,6 - Khả năng phối hợp trong quá trình trải nghiệm 10/29 34,5 - Khéo léo, thực hiện theo hướng dẫn khi tham 7/29 25 gia trải nghiệm * Từ kết quả khảo sát trên tôi rút ra nhiều nguyên nhân như sau: - Giáo viên chưa biết tổ chức các hoạt động cho trẻ theo hướng trải nghiệm ỏ trường mầm non. - Sự phối kết hợp giữa nhà trường gia đình - xã hội chưa thường xuyên, thiếu 6 Ớ trong lớp, tôi đã biết tận dụng những khoảng trống ở trên tường để xây dựng môi trường cho trẻ trải nghiệm như: treo tranh ảnh phù hợp với chủ đề giúp trẻ làm quen với chủ đề mới sắp học, sưu tầm các đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt động ở các góc phong phú như: ngao sò, vỏ chai, nắp chai, hột hạt, len, vải vụn, lá cây đã qua sử dụng tái chế lại, để trẻ chơi ở góc nghệ thuật; các tấm bìa làm bộ tranh đôminô các con vật, các hình dạng để trẻ chơi ở góc học tập... Tận dụng sản phẩm của trẻ để trang trí ở các góc chơi. Bên cạnh việc xây dựng môi trường cho trẻ trải nghiệm, tôi đã biết chủ động trong việc tự làm đồ dùng đồ chơi bằng nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương phục vụ cho các chủ đề. Đồ dùng đồ chơi phong phú giúp cho trẻ được vui chơi, khám phá dễ dàng lĩnh hội kiến thức, trẻ chủ động khám phá, trải nghiệm các hoạt động theo yêu cầu, phù hợp với độ tuổi và giúp bản thân giáo viên tự tin hơn khi lên lớp. Phía ngoài lớp học, tại các hành lang hiên chơi, tôi tạo các góc cho trẻ hoạt động như: góc “Văn học”, tại góc này khi ra chơi, trẻ có thể được hoạt động theo ý thích với các nhân vật trong câu chuyện, trẻ tự kể chuyện theo suy nghĩ của mình; trẻ có thể sử dụng các tấm bìa để vẽ, cắt các nhân vật mà trẻ thích để làm sách. Ngoài ra tại khu vực rộng của sảnh hiên, tôi tạo cho trẻ góc “Bé khám phá khoa học”, trẻ được hoạt động theo nhóm , cùng sắp xếp vòng đời phát triển của con bướm, con sâu; phân loại các hột hạt, phân loại gia cầm, gia súc; biết chọn trang phục phù hợp với thời tiết... Tôi còn tận dụng tối đa khoảng trống còn lại để tạo góc “Ước mơ của bé”, tại góc này bé tự làm các đồ chơi, các con vật mà bé thích từ vỏ trứng, từ cành cây khô, từ lá cây và một số nguyên vật liệu thiên nhiên... Tôi nhận thấy, với các góc chơi này, trẻ thực sự rất say mê và thích thú khi được tham gia hoạt động theo ý thích của mình. Giải pháp 3: Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động học theo hướng trải nghiệm cho trẻ. To chức hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo là việc làm cần thiết, hết sức quan trọng trong quá trình dạy trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện về các mặt. Nếu hoạt động được tổ chức thường xuyên, phù hợp sẽ giúp trẻ củng cố kiến thức học hàng ngày, mở rộng sự hiểu biết về thế giới xung quanh, hình thành các kỹ năng, tích lũy được nhiều kiến thức phong phú, đa dạng cho trẻ. Vì vậy, giáo viên cần có sự chủ động, sáng tạo; có kế hoạch cụ thể, chi tiết, linh hoạt trong việc lựa chọn nội dung và hình thức tổ chức thực hiện các hoạt động trải nghiệm, hoạt động tập thể đạt hiệu quả giáo dục cao. Trong 8 ép. Vì vậy để trẻ chơi một cách tự nguyện trong các giờ hoạt động, tôi phải chú ý quan sát trẻ, sau đó ghi lại những gì mà trẻ thực hiện khi chơi vào nhật kí hằng ngày để có kế hoạch làm giàu vốn kinh nghiệm của trẻ bằng nhiều cách khác nhau như: quan sát thực tế, qua các câu chuyện, tranh ảnh... từ vốn kinh nghiệm đó, trẻ tự nguyện tái tạo lại trong trò chơi của mình. Tổ chức các hoạt động thực hành, trải nghiệm, tổ chức các trò chơi, thí nghiệm, bài tập mở lồng ghép các hoạt động trải nghiệm vào tiết dạy có chất lượng và hiệu quả. Đồng thời tích hợp, lồng ghép thực hành trải nghiệm vào các hoạt động thông qua hoạt động học; hoạt động vui chơi; hoạt động tổ chức giờ ăn, giờ ngủ; thông qua hoạt động lao động, tổ chức các trò chơi dân gian, các bài ca dao, đồng dao, các bài hát dân ca các vùng miền vào trong từng chủ đề và các hoạt động một cách phù hợp để dạy trẻ. Ngoài ra, tôi còn giúp trẻ thực hành, trải nghiệm bằng cách hướng dẫn trẻ làm một số thí nghiệm đơn giản. Bằng những việc làm hàng ngày, tôi đã rút ra được biện pháp nhằm phát huy tính tò mò, lòng ham hiểu biết và hứng thú cho trẻ hoạt động, khám phá, thực hành, trải nghiệm với môi trường tự nhiên đó là to chức cho trẻ làm các thí nghiệm đơn giản, dễ làm, vừa với sức trẻ, giúp trẻ thấy được những biến đổi kì diệu của thiên nhiên và mối quan hệ qua lại phụ thuộc nào đó. Ví dụ: + Chủ đề Trường mầm non - Tết trung thu: Tôi cho trẻ trải nghiệm đứng trên sân khấu biểu diễn văn nghệ chào mừng “Ngày hội đến trường của bé” và “Bé vui đón Tết Trung thu” để tạo sự tự tin cho trẻ đứng trước đám đông. + Chủ đề: “Thế giới thực vật”, “Tết và mùa xuân”: Khi cho trẻ làm quen với "Thế giới thực vật" tôi cho trẻ thực hành trải nghiệm làm đất gieo hạt sau đó hằng ngày quan sát theo dõi để biết được sự phát triển cây. Khi cây phát triển cho trẻ nhổ cỏ, tưới nước chăm sóc cho cây. Động viên trẻ chăm sóc cây và thi đua xem cây của bạn nào tốt hơn bạn đó sẽ được khen nhiều hơn. Bước sang chủ đề “Tết và mùa xuân”, tôi cho trẻ thực hành trải nghiệm bằng cách hướng dẫn trẻ cách gói bánh chưng, sau đó tổ chức cho trẻ chia làm các nhóm nhỏ để thi đua nhau gói bánh chưng ngày Tết. Thông qua các hoạt động trải nghiệm, trẻ rất thích thú phấn khích khi được tự tay mình làm ra được những sản phẩm có ích. + Chủ đề “Thế giới động vật”: Tôi tổ chức hoạt động ngoài trời, cho trẻ sử dụng các loại lá cây, giấy loại, các nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để làm các con vật gần gũi với trẻ như: con trâu, con sâu, con cào cào.... 10 động viên những trẻ còn chậm, tham gia chưa hết mình. Cuối mỗi ngày, mỗi tuần tôi đều có kế hoạch tổ chức đánh giá trẻ. Trong các buổi đánh giá đó, tôi cho trẻ phát hiện, nêu tên những bạn đã tham gia các hoạt động trải nghiệm tích cực, tuyên dương những trẻ đó và khuyến khích những trẻ chưa thực sự hứng thú vào các hoạt động trải nghiệm. Nhờ đó, tất cả trẻ trong lớp tôi đều rất hào hứng tham gia các hoạt động trải nghiệm do cô giáo tổ chức. Giải pháp 6: Tăng cường công tác tuyên truyền, phối kết hợp với các bậc phụ huynh trong công tác giáo dục trẻ theo hướng trải nghiệm. Vào những buổi họp phụ huynh đầu năm, tôi mạnh dạn đánh giá tình hình của lớp, trong đó tôi luôn chú trọng đến việc dạy trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi hoạt động theo hướng trải nghiệm để phổ biến cho các bậc phụ huynh được biết và để thực hiện có tính thuyết phục cao. Hàng ngày, vào giờ đón, trả trẻ, tôi trao đổi với về các nội dung mà tôi đang dạy cho trẻ tại lớp để giữa giáo viên và phụ huynh có sự giáo dục hoà hợp, không chồng chéo, tránh tình trạng "trống đánh xuôi kèn thổi ngược". Ngoài ra, tôi còn chụp ảnh trẻ khi tham gia các hoạt động trải nghiêm trên lớp để dán vào góc: "Những điều phụ huynh cần biết". Từ đó, phụ huynh phấn khởi, vui mừng khi con em mình được học tập, trải nghiệm nhiều điều lý thú, bo ích; qua đó, phụ huynh sẽ tích cực phối hợp với nhà trường xây dựng môi trường giáo dục và hỗ trợ, đóng góp các nguyên vật liệu, các đồ dùng qua sử dụng, kinh phí phục vụ cho các hoạt động của cô và trẻ. Không những thế, tôi luôn vận động phụ huynh tham gia tình nguyện và các hoạt động giáo dục trong lớp. Ví dụ: Tham gia dự giờ vào các buổi thao giảng và các hoạt động ngoại khoá... Tôi còn vận động phụ huynh hướng dẫn trẻ làm một số thí nghiệm nhỏ trong gia đình như: sưu tầm hột hạt để làm thí nghiệm gieo hạt, cho trẻ quan sát quá trình phát triển của cây lớn lên như thế nào... Đồng thời, khuyến khích phụ huynh sưu tầm vật liệu sẵn có đóng góp cho trẻ ở lớp, mời phụ huynh cùng tham gia làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ, cùng trang trí môi trường trong lớp để môi trường học tập cho trẻ thêm sinh động hơn, đẹp hơn, cảnh quan tươi hơn, tạo bầu không khí ấm cúng thân thiện, bởi trẻ biết hình ảnh đó có sự đóng góp của cha mẹ, người thân vào đây, trẻ sẽ tích cực học tập và hăng say tham gia vào các hoạt động nhiều hơn, điều đó sẽ đem lại cho trẻ chất lượng giáo dục hiệu quả. Từ việc áp dụng “Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi hoạt động theo hướng trải nghiệm trong trường mầm non ", tôi đã thu được những kết quả sau: 12
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_day_tre_mau_giao_5_6_tuoi_hoat_dong_th.docx
- SKKN Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi hoạt động theo hướng trải nghiệm trong trường mầm no.pdf