SKKN Một số biện pháp dạy trẻ 5-6 tuổi tham gia tích cực hoạt động làm quen với Toán ở Trường Mầm non Bến Quan

Trong trường mầm non trẻ được phát triển nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là lĩnh vực phát triển nhận thức trong đó hoạt động cho trẻ làm quen với toán đóng vai trò vô cùng quan trong việc hình thành những kiến thức toán sơ đẳng tạo tiền đề vững chắc cho trẻ bước vào các trường phổ thông sau này. Chính vì lý do này mà bản thân tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp dạy trẻ 5 - 6 tuổi tham gia tích cực hoạt động làm quen với toán”, để nghiên cứu nhằm tìm ra những biện pháp giúp trẻ làm quen với toán đạt hiệu quả cao nhất, tạo cho trẻ một nền tảng vững chắc nhất để trẻ vững tin bước vào lớp một, làm đề tài nghiên cứu và áp dụng vào dạy học tại lớp mình. Đánh giá thực trạng về áp dụng một số biện pháp dạy trẻ hoạt động làm quen với toán ở lớp mẩu giáo 5 – 6 tuổi trường mầm non Bến Quan, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp giúp trẻ tham gia tích cực vào hoạt động làm quen với toán.
doc 11 trang skmamnonhay 09/04/2025 690
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp dạy trẻ 5-6 tuổi tham gia tích cực hoạt động làm quen với Toán ở Trường Mầm non Bến Quan", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp dạy trẻ 5-6 tuổi tham gia tích cực hoạt động làm quen với Toán ở Trường Mầm non Bến Quan

SKKN Một số biện pháp dạy trẻ 5-6 tuổi tham gia tích cực hoạt động làm quen với Toán ở Trường Mầm non Bến Quan
 2
3. Đối tượng nghiên cứu. 
 Là giáo viên, cha mẹ trẻ, trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trường mầm non Bến Quan.
4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm.
 Đánh giá thực trạng về việc dạy trẻ làm quen với toán ở trường mầm non 
Bến Quan, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp dạy trẻ làm quen với toán có 
hiệu quả.
5. Phương pháp nghiên cứu.
5.1. Phương pháp nghiên cứu lý luân
 Tìm hiểu qua mạng Internet, tập san, tài liệu, qua các buổi tập huấn bồi 
dưỡng, chuyên đề, đài, báo, tivi, tài liệu có liên quan đến đề tài.
5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiển 
 - Phương pháp quan sát, khảo sát,hướng dẩn, thực hành.
 - Phương pháp trao đổi
 - Phương pháp phân tích, tổng hợp
 - Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động giáo dục
6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu.
 * Phạm vi: Nghiên cứu thực trạng tổ chức các hoạt động làm quen với toán 
cho trẻ ở mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường mầm non Bến Quan năm học 2020 – 2021
 * Kế hoạch:
 Thời gian thực hiện bắt đầu từ tháng 8 năm 2020 đến tháng 4 năm 2021
 Tháng 8: Nghiên cứu lý luận của đề tài
 Tháng 9: Nghiên cứu thực trạng và biện pháp dạy trẻ làm quen với toán cho 
trẻ 5 - 6 tuổi, trường Mầm non Bến Quan
 Từ tháng 9/2020 đến tháng 4/2021: Áp dụng các giải pháp đã nghiên cứu vào 
thực tiễn công tác tổ chức “ Làm quen với toán cho trẻ 5 – 6 tuổi”.
 Tháng 4: Đánh giá, viết báo cáo.
III. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận.
 Việc cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi làm quen với các biểu tượng ban đầu về toán 
học là vô cùng quan trọng, bởi thông qua các bài tập về miêu tả sự vật, phân loại, 
xếp thứ tự số lượng, định hướng trong không gian và thời gian trẻ sẽ có cơ hội phát 
triển óc quan sát, khả năng phát hiện đối tượng, biết so sánh, phán đoán, phân tích, 
tổng hợp, rèn luyện phát triển tư duy và một số kỹ năng khác. Bên cạnh đó, việc 
hình thành cho trẻ các biểu tượng toán sơ đẳng mà giáo viên đã làm chính xác hóa 
các biểu tượng, những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho trẻ, đồng thời cũng cố tri 
thức đã biết ( hình dạng, kích thước, số lượng). Qua đó, giúp trẻ phát triển về ngôn 
ngữ hoàn thiện về mọi mặt trong giờ học toán trẻ phải thực hành, trẻ phải trả lời các 
câu hỏi cô giáo đặt ra và được nêu lên những suy nghĩ của mình về vấn đề mà trẻ 
quan tâm. 
 Ngoài ra việc sử dụng ngôn ngữ toán học thường xuyên sẽ giúp trẻ hiểu được 
chính xác các biểu tượng mà không bị nhầm lẫn hay sai lệch. Từ đó giúp trẻ mạnh 
dạn tự tin hơn không chỉ dừng lại trong việc góp phần phát triển khả năng chú ý, 4
 Trong lớp còn một số trẻ rụt rè, nhút nhát và không thích tham gia vào các 
hoạt động tập thể.
 Mặt khác cũng do đặc điểm của trẻ lứa tuổi này đang còn ham chơi, mau nhớ 
nhưng cũng chóng quên.
2.3. Kết quả khảo sát ban đầu: 
 Khảo sát môn làm quen với toán lớp 5 – 6 tuổi A2 vào thời điểm tháng 
9/2020 với số trẻ là 36 trẻ.
 Stt Nội dung khảo sát Đạt Tỉ lệ %
 1 Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động làm quen 20 / 36 55,5 %
 với toán.
 2 Kỹ năng sử dụng thuật ngữ toán học chính xác, 15 / 36 41,6 %
 mạch lạc.
 3 Khả năng nhận biết về các biểu tượng ban đầu về 15 / 36 41,6 %
 toán sơ đẳng
 4 Kỹ năng vận dụng vào thực tế. 12 / 36 33,3 %
 Xuất phát từ đặc điểm chung của trường của lớp và tầm quan trọng của việc tổ 
chức các hoạt động làm quen với toán nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện và đáp 
ứng được nhiệm vụ trọng tâm của năm học đã thôi thúc tôi đưa ra một số biện pháp 
giúp trẻ 5 – 6 tuổi học tốt môn toán như sau: 
3. Các giải pháp, biện pháp
3.1. Tổ chức cho trẻ làm quen với toán thông qua giờ hoạt động chung.
 Khi tổ chức hoạt động làm quen với toán. Để giúp trẻ tích cực, hứng thú tham 
gia vào hoạt động có hiệu quả thì giáo viên cần phải tổ chức các hoạt động cho trẻ 
dưới dạng trò chơi, trẻ được hoạt động theo nhóm, đồ dùng học tập của trẻ đẹp, phù 
hợp với chủ đề. Giáo viên tổ chức cho trẻ theo hướng mở không gò ép trẻ, luôn lấy 
trẻ làm trung tâm, giáo viên là người gợi ý, hướng dẩn cho trẻ thực hiện và trẻ tự 
nguyện tham gia vào hoạt động như vậy trẻ sẻ lĩnh hội được các tri thức, kỹ năng 
một cách đầy đủ, tự tin, nhẹ nhàng, thoải mái, không bị áp đặt, thì ta phải lôi cuốn 
trẻ vào bài một cách hấp dẫn từ đầu giờ đến cuối tiết học: dùng các thủ thuật khác 
nhau như đọc thơ, kể chuyện, câu đố, trò chơi
 Ví dụ : Với chủ đề “Ngành nghề” Dạy trẻ đếm đến 7, thêm bớt để tạo sự 
bằng nhau trong phạm vi 7. Tôi đưa câu chuyện “Người làm vườn và các con trai” 
vào bài dạy: Xưa có 1 người làm vườn sinh được 2 người con, trước lúc qua đời 
ông bố dặn: "Lúc nào bố mất 2 con hãy đào lấy vật quý ở trong vườn. Thế nhưng 2 
người con của ông lại không có cuốc và xẻng để thực hiện mong muốn của cha. 
Hôm nay cô cháu mình sẽ đến thăm các anh và mang tặng họ cuốc và xẻng nhé! 
Chúng ta có bao nhiêu cái cuốc? Có bao nhiêu cái xẻng?...Cho trẻ chơi “tìm bạn 
thân”. Tôi cho trẻ chơi bằng các tình huống tạo nhóm bạn theo yêu cầu. Tìm nhóm 
bạn trai có số lượng là 7, nhóm bạn gái có số lượng là 4. Nhóm nào có số lượng ít 
hơn (nhiều hơn). Muốn hai nhóm bạn đều bằng nhau thì chúng ta phải làm gì? Tìm 6
nhóm số lượng, hình dạng, giờ trên đồng hồ, các đồ dùng được thay đổi theo chủ đề 
trẻ đang thực hiện. 
Trong các trò chơi học tập tìm đúng nhà, tìm bạn thân, đồ chơi gi biến mất, cái túi 
kỳ lạ. Cơ hội để trẻ được trải nghiệm các biểu tượng sơ đẳng về toán những trò 
chơi giúp trẻ củng cố và ôn luyện các kiến thức, kỹ năng đã học về toán. Tôi cho trẻ 
chơi nhiều hơn. 
* Thông qua giờ ăn, giờ ngủ
 Thông qua giờ ăn trẻ cũng có thể làm quen với toán, như ôn số lượng, phía 
phải, phía trái bằng cách trẻ trực nhật xếp số ghế cho mổi nhóm, trẻ lấy số bát thìa 
tương ứng với số bạn trong nhóm. Trẻ biết cầm thìa bằng tay phải, cầm bát bằng 
tay trái, trẻ biết vì sao bạn ngồi đối diện mình lại cầm thìa khác phía với mình
 Trẻ biết đếm số bạn để xếp sạp ngủ, biết xếp 1 cái sạp tương ứng 1 cái gối, 
sạp ngủ của trẻ có dạng hình gì?
3.3. Xây dựng môi trường trong lớp học.
 Để tạo một môi trường học tập tốt cho trẻ, tôi dành nhiều thời gian cho việc 
trang trí lớp, tôi thường xuyên thay đổi, bố trí và sắp xếp lại lớp học, tạo môi trường 
học toán một cách phong phú, phù hợp theo chủ đề chủ điểm, tranh ảnh đồ dùng 
được tôi thiết kế dưới dạng mở, như bìa gương, băng dán âm dương. Trẻ sử dụng 
được nhiều lần, các hình ảnh trang trí ngộ nghĩnh phù hợp với lứa tuổi nhằm gây 
hứng thú cho trẻ giúp trẻ làm quen với Toán mọi lúc, mọi nơi. Từ các bức tranh trang 
trí lớp, tôi đã lồng ghép một cách thật khéo léo các nội dung làm quen với toán.
Ví dụ: Như góc bé có mặt hôm nay mỗi bé là mỗi số được cắt dạng hình lục giác, 
các số từ 1 đến 36 tương ứng với số trẻ trong lớp.
 Tuy nhiên nó vẫn luôn đảm bảo tính hợp lý, tính thẩm mỹ. Ở góc học toán tôi 
để những quyển vở bé làm quen với Toán, các chữ số, hộp, hạt, que tính và một số 
đồ dùng khác...Chúng được thay đổi theo từng chủ đề, chủ điểm, tránh sự nhàm 
chán, tạo sự chú ý hấp dẩn lôi cuốn trẻ vào hoạt động.
Ví dụ: Ở chủ đề gia đình treo tranh về gia đình đông con, ít con để trẻ đếm số 
lượng các thành viên trong tranh, hoặc để các đồ dùng, đồ chơi gia đình trên các giá 
để trẻ có thể luyện đếm.
 Việc trang trí tạo môi trường học toán cho trẻ ngay ở trong lớp không chỉ
giúp trẻ hứng thú trong việc học Toán mà còn là hình thức tuyên truyền cho phụ 
huynh. Qua biểu bảng gắn ở lớp phụ huynh biết tuần này con mình học toán số 
mấy? Cách thêm bớt như thế nào, để phụ huynh về nhà nhắc nhở hỏi trẻ, giúp trẻ 
nhớ lại, khắc sâu kiến thức được cô truyền thụ ở lớp.
3.4. Sưu tầm và làm đồ dùng, đồ chơi phong phú và đa dạng.
 Đặc thù của trẻ mầm non là “Học bằng chơi - chơi mà học”. Nên đồ dùng đồ 
chơi chiếm vị trí rất quan trọng trong việc giáo dục trẻ, nhất là với hoạt động làm 
quen với toán. Đồ dùng đồ chơi là phương tiện cho trẻ chơi, qua trò chơi trẻ được 
thao tác với đồ chơi nhằm giúp trẻ ghi nhớ các biểu tượng ban đầu về toán một 
cách sâu sắc. 8
4. Kết quả
 Qua một năm học thực hiện “Một số biện pháp dạy trẻ 5 – 6 tuổi tham gia tích 
cực vào hoạt động làm quen với toán” tôi thấy đã đạt được hiệu quả rõ rệt. Đặc biệt trẻ 
được trải nghiệm trong hoạt động vui chơi và học tập. Từ đó, tạo cho trẻ sự mạnh dạn, 
tự tin. Giúp trẻ phát triển ở nhiều mặt. Từ những cố gắng nghiên cứu tài liệu, kinh 
nghiệm của bản thân, sự quan tâm của nhà trường, ủng hộ tích cực của các bậc cha mẹ 
trẻ đã giúp tôi đạt được một số kết quả trong việc giáo dục trẻ như sau:
4.1. Đối với trẻ:
 - Trẻ biết áp dụng toán học vào thực tế .
 - Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động cùng cô, cùng bạn.
 - Trẻ nhanh nhẹn khéo léo, không còn rụt rè nhút nhát như trước
 - Qua đánh giá cuối chủ đề trẻ tiến bộ rỏ rệt.
 - Kết quả khảo sát cuối năm học 2020 - 2021.
 stt Nội dung khảo sát Đạt Tỉ lệ %
 1 Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động làm quen 35 / 36 97 %
 với toán.
 2 Kỹ năng sử dụng thuật ngữ toán học chính xác, mạch 30 / 36 83 %
 lạc.
 3 Khả năng nhận biết về các biểu tượng ban đầu về 33 / 36 91,6 %
 toán sơ đẳng
 4 Kỹ năng vận dụng vào thực tế. 35 / 36 97 %
4.2. Về phía giáo viên:
 - Trình độ chuyên môn được nâng lên rỏ rệt
 - Qua các tiết dự giờ, thao giảng đạt kết quả cao.
 - Có kỹ năng tốt trong việc tổ chức hoạt động giáo dục và tự tin và linh hoạt 
khi giao tiếp với phụ huynh.
 - Giáo viên trong lớp đã phối kết hợp với nhau chặt chẽ hơn, linh hoạt chủ 
động hơn trong mọi hoạt động, có nhiều phương pháp, hình thức tổ các hoạt động 
cho trẻ một cách hiệu quả.
 - Khả năng sáng tạo và khả năng làm đồ dùng đồ chơi tăng lên rõ rệt. Đã làm 
được nhiều đồ dùng đồ chơi sáng tạo theo chủ đề để phục vụ cho trẻ chơi.
 - Hội thi đồ dùng đồ chơi sáng tạo cấp trường xếp loại B
 - Qua đợt kiểm tra chuyên môn, chuyên đề được nhà trường đánh giá xếp 
loại tốt.
4.3. Về phía cha mẹ trẻ:
 - Qua trao đổi với cha mẹ trẻ, nhiều người cũng nhận thấy trẻ biết cách học, 
chơi cùng bạn, trẻ biết áp dụng toán học vào thực tế và tạo được sự đoàn kết với 
bạn bè. 
 - Cha mẹ trẻ luôn quan tâm trẻ và tích cực tham gia vào các hoạt động chăm 
sóc, giáo dục trẻ ở nhà trường, thường xuyên liên kết phối hợp chặt chẽ với cô giáo 
trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ. 10
 Để giúp trẻ 5-6 tuổi tham gia tích cực hoạt động làm quen với toán, giúp trẻ 
 vững vàng tự tin bước vào lớp một. Qua một năm học áp dụng đề tài, tôi xin nghị 
 với các cấp lãnh đạo những nội dung sau:
 - Nhà trường rà soát, bổ sung thêm đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị dạy học 
 theo Thông tư 47/2020/TT- BGDĐT ngày 31/12/2020; Nâng cấp cơ sở vật chất, 
 trang thiết bị để phục vụ tốt hơn về lĩnh vực phát triển nhận thức đặc biệt bộ môn 
 làm quen với toán cho trẻ 5 - 6 tuổi.
 - Chuyên môn nhà trường tiếp tục tổ chức cho giáo viên tham quan dự giờ một 
 số tiết dạy điểm, dạy mẫu, chuyên đề tại trường và một số trường bạn để học tập 
 kinh nghiệm.
 - Phòng giáo dục tiếp tục tổ chức nhiều chuyên đề về toán cho giáo viên được 
 dự giờ, học tập và rút kinh nghiệm.
 Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của tôi đẫ xây dựng và thực hiện trong năm 
 học 2020-2021. Rất mong Hội đồng khoa học nhà trường và các chị em đồng 
 nghiệp góp ý kiến bổ sung để bản thân có thêm kinh nghiệm, kiến thức trong việc 
 tổ chức hoạt động làm quen với toán cho trẻ 5-6 tuổi đạt hiệu quả cao nhất .
 Tôi xin chân thành cảm ơn!
 Bến Quan, ngày 06 tháng 4 năm 2021
 Tôi xin cam đoan SKKN này là do tôi viết, 
 không sao chép. Nếu sai tôi xin hoàn toàn 
 chịu trách nhiệm.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ NGƯỜI VIẾT
 HIỆU TRƯỞNG
 Hoàng Thị Hồng Phạm Thị Thu Huệ 

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_day_tre_5_6_tuoi_tham_gia_tich_cuc_hoa.doc