SKKN Một số biện pháp dạy trẻ 5-6 tuổi những kỹ năng sống cơ bản tại trường mầm non

Vào đầu thập kỷ 90 các tổ chức của Liên Hiệp Quốc như tổ chức Y tế thế giới, Quỹ cứu trợ nhi đồng, Tổ chức giáo dục văn hóa và khoa học và các nhà giáo dục thế giới đã cùng nhau tìm ra cách giáo dục để tạo cho trẻ năng lực tâm lý xã hội, nhằm ứng phó với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày, đó là kỹ năng sống. Xã hội hiện nay đã và đang làm thay đổi cuộc sống của con người, nhiều vấn đề phức tạp liên tục nảy sinh. Bên cạnh những tác động tích cực, còn có những tác động tiêu cực, gây nguy hại cho con người, đặc biệt là trẻ em. Nếu mỗi người trong đó có trẻ em không có những kiến thức cần thiết để biết lựa chọn những giá trị sống tích cực, không có những năng lực để ứng phó, để vượt qua những thách thức mà hành động theo cảm tính thì rất dễ gặp trở ngại, rủi ro trong cuộc sống. Do đó, việc hình thành kỹ năng sống cho mọi người nói chung và trẻ em nói riêng đang trở thành nhiệm vụ quan trọng mà chúng ta cần phải bàn đến.
Giáo dục kỹ năng sống nhằm giúp trẻ phát triển hài hòa, toàn diện về nhân cách. Cung cấp cho mỗi trẻ những kiến thức cần thiết về kỹ năng sống để các em sống lành mạnh, giúp các em hiểu và biết cách ứng phó trước nhiều tình huống, học cách giao tiếp, ứng xử với mọi người, giải quyết mâu thuẫn trong mối quan hệ và thể hiện bản thân một cách tích cực. Trẻ từ 2 tuổi đã bắt đầu tiếp thu từ môi trường sống xung quanh như giọng nói của người lớn khi trò chuyện với trẻ, cách thức tiếp xúc với trẻ... tất cả đều tác động đến sự phát triển của trẻ. Vì vậy việc hình thành và phát triển kỹ năng sống cần được tiến hành ngay từ bậc học ở mầm non.
docx 19 trang skmamnonhay 16/04/2024 860
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp dạy trẻ 5-6 tuổi những kỹ năng sống cơ bản tại trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp dạy trẻ 5-6 tuổi những kỹ năng sống cơ bản tại trường mầm non

SKKN Một số biện pháp dạy trẻ 5-6 tuổi những kỹ năng sống cơ bản tại trường mầm non
 “ Một số biện pháp dạy trẻ 5 - 6 tuổi những kỹ năng sống cơ bản
 tại trường mầm non”
 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. TÊN ĐỀ TÀI : “MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY TRẺ 5-6 TUỔI NHỮNG KỸ 
NĂNG SỐNG CƠ BAN TẠI TRƯỜNG MẦM NON”
2. Lý do chọn đề tài
2.1 Lý do về mặt lý luận:
 Vào đầu thập kỷ 90 các tổ chức của Liên Hiệp Quốc như tổ chức Y tế thế giới, 
Quỹ cứu trợ nhi đồng, Tổ chức giáo dục văn hóa và khoa học và các nhà giáo dục 
thế giới đã cùng nhau tìm ra cách giáo dục để tạo cho trẻ năng lực tâm lý xã hội, 
nhằm ứng phó với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày, đó là kỹ 
năng sống. Xã hội hiện nay đã và đang làm thay đổi cuộc sống của con người, nhiều 
vấn đề phức tạp liên tục nảy sinh. Bên cạnh những tác động tích cực, còn có những 
tác động tiêu cực, gây nguy hại cho con người, đặc biệt là trẻ em. Nếu mỗi người 
trong đó có trẻ em không có những kiến thức cần thiết để biết lựa chọn những giá trị 
sống tích cực, không có những năng lực để ứng phó, để vượt qua những thách thức 
mà hành động theo cảm tính thì rất dễ gặp trở ngại, rủi ro trong cuộc sống. Do đó, 
việc hình thành kỹ năng sống cho mọi người nói chung và trẻ em nói riêng đang trở 
thành nhiệm vụ quan trọng mà chúng ta cần phải bàn đến.
 Giáo dục kỹ năng sống nhằm giúp trẻ phát triển hài hòa, toàn diện về nhân 
cách. Cung cấp cho mỗi trẻ những kiến thức cần thiết về kỹ năng sống để các em 
sống lành mạnh, giúp các em hiểu và biết cách ứng phó trước nhiều tình huống, học 
cách giao tiếp, ứng xử với mọi người, giải quyết mâu thuẫn trong mối quan hệ và thể 
hiện bản thân một cách tích cực. Trẻ từ 2 tuổi đã bắt đầu tiếp thu từ môi trường sống 
xung quanh như giọng nói của người lớn khi trò chuyện với trẻ, cách thức tiếp xúc 
với trẻ... tất cả đều tác động đến sự phát triển của trẻ. Vì vậy việc hình thành và phát 
triển kỹ năng sống cần được tiến hành ngay từ bậc học ở mầm non.
2.2 Lý do về mặt thực tiễn
 Việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non ngày càng trở nên thiết yếu 
nhằm góp phần đào tạo " con người mới " với đầy đủ các mặt: " đức, trí, thể, mỹ ". 
Ngạn ngữ có câu " Gieo hành vi, gặt thói quen - Gieo thói quen, gặt tính cách ". Giáo 
dục kỹ năng sống có thể bắt đầu từ lứa tuổi mầm non, bởi vì lứa tuổi này đã hình 
thành những hành vi cá nhân, tính cách, nhân cách. Trẻ có kiến thức về kỹ năng sống 
thì trẻ sẽ biết mình phải giao tiếp với ông bà, bố mẹ như thế nào, biết cách bảo vệ 
mình trước người lạ ra sao, biết cách phối hợp với các bạn chơi như thế nào cho 
đúng...
 Bản thân tôi là một giáo viên trong ngành mầm non, trong năm học này, được 
sự phân công của BGH tôi nhận nhiệm vụ chăm sóc, nuỗi dưỡng và giáo dục trẻ 5-
6 tuổi. Tôi nhận thấy rằng đối với trẻ 5 tuổi việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ cũng 
rất cần thiết vì trẻ bắt đầu nhận thức được thế nào là đúng, thế nào là sai, điều gì cần 
làm và điều gì không được làm... Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là giúp trẻ biết cách 
chăm sóc và bảo vệ bản thân mình, tạo sự tự tin cho trẻ giúp trẻ thích nghi được với 
 2/31 “ Một số biện pháp dạy trẻ 5 - 6 tuổi những kỹ năng sống cơ bản
 tại trường mầm non”
nhất là từ bậc học mầm non đã được thực hiện ở hầu hết các nước trên thế giới và 
mỗi nước có một phương thức giáo dục khác nhau. Tại Việt Nam thì việc đưa giáo 
dục kỹ năng sống vào lứa tuổi mầm non cũng được chú trọng vào các năm gần đây.
 Chuyên gia tâm lý người Nga đã nói " Nếu trẻ sống với sự phê bình thì 
trẻ sẽ học cách chỉ trích", do đó những điều như trên là tối kỵ trong việc giáo dục nói 
chung và giáo dục kỹ năng sống cho trẻ nói riêng. Lên cao hơn nữa, các em cần phải 
được trang bị những kỹ năng để sống chung và ứng phó, xử lý những vấn đề nảy 
sinh trong cuộc sống hàng ngày. Vậy một số “Kỹ năng sống” cần thiết đối với trẻ 
5-6 tuổi đó là:
 + Trẻ biết cách chăm sóc và bảo vệ bản thân: Trẻ biết tự xúc cơm, tự mặc 
quần áo, tự biết chăm lo nhu cầu vệ sinh cá nhân, biết giữ gìn vệ sinh thân thể luôn 
sạch để phòng chống các loại bệnh.
 + Tạo sự tự tin cho trẻ: Đây là kỹ năng mà giáo viên cần chú tâm để giúp trẻ 
có sự tự tin vào chính mình. Nghĩa là giúp trẻ cảm nhận được mình là ai, cả về trong 
cá nhân và trong mối quan hệ với người khác. Kỹ năng sống này luôn giúp trẻ cảm 
thấy tự tin trong mọi tình huống.
 + Tạo cho trẻ môi trường giao tiếp: Đây là một trong những kỹ năng quan 
trọng nhằm liên kết các kỹ năng sống cơ bản khác. Trẻ cần biết thể hiện bản thân và 
diễn đạt ý tưởng của mình cho người khác hiểu. Trẻ cần cảm nhận được vị trí, kiến 
thức của mình trong thế giới xung quanh.
 + Luôn gây sự tò mò cho trẻ: Trẻ con học bằng chơi, chơi mà học cho nên lứa 
tuổi này trẻ rất thích được khám phá thế giới xung quanh và tò mò muốn tìm hiểu 
mọi thứ. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng các tư liệu và các hoạt động mang tính chất 
khác lạ, thường khêu gợi trí não nhiều hơn là những thứ cụ thể dễ đoán trước được.
 + Trẻ biết cách hợp tác trong các hoạt động: Bằng các trò chơi, câu chuyện 
bài hát, giáo viên giúp trẻ học cách cùng làm, cùng chơi với bạn bè. Đây là một đức 
tính cần thiết đối với trẻ ở lứa tuổi này. Khả năng hợp tác sẽ giúp trẻ biết cảm thông 
và chia sẻ với bạn.
 2. Cơ sở thực tế trước khi thực hiện đề tài
 2.1. Đặc điểm tình hình chung:
 Trường mầm non nơi tôi đang công tác có khung cảnh sư phạm xanh sạch - 
đẹp. Nhà trường có đầy đủ cơ sở vật chất để phục vụ cho công tác chăm sóc và giáo 
dục trẻ, tại các nhóm lớp nhà trường đã trang bị các tài liệu và đồ dùng để giáo viên 
có điều kiện hoàn thành tốt công việc được giao.
 Phong trào: "Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực" của trường 
 mầm non nơi tôi đang công tác vẫn luôn được chú tâm. Trong đó việc dạy cho trẻ 
 những kỹ năng sống cơ bản để giúp trẻ rèn luyện bản thân ngay từ nhỏ là một việc 
 không thể thiếu trong mọi môi trường nhất là đối với trường mầm non của chúng 
 tôi.
 4/31 “ Một số biện pháp dạy trẻ 5 - 6 tuổi những kỹ năng sống cơ bản
 tại trường mầm non”
 - Biện pháp 6 : Cô giáo là tấm gương sáng.
4. Biện pháp thực hiện từng phần
4.1. Biện pháp 1: Dạy trẻ biết cách tự chăm sóc và bảo vệ bản thân.
 Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý của trẻ ta thấy rằng: "Đừng bao giờ làm cho 
trẻ những việc mà trẻ có thể tự làm được", vì nếu như ta làm hộ trẻ hết tất cả mọi 
việc ngay cả những việc trẻ tự làm được thì sẽ tạo cho trẻ một thói quen rất xấu, đó 
là trẻ chỉ biết sống phụ thuộc vào người khác. Trong xã hội hiện nay thì chúng ta 
càng cần phải dạy cho trẻ biết cách tự chăm sóc, phục vụ bản thân mình, đó là những 
kỹ năng tối thiểu cơ bản của mỗi cá nhân trẻ và giúp trẻ ngày một hoàn thiện mình 
hơn nữa. Ta cần hiểu "Kỹ năng tự chăm sóc bảo vệ bản thân " đó là chúng ta cần 
hình thành cho trẻ tính tự lập để giúp trẻ có khả năng tự làm các công việc trẻ làm 
được mà không cần đến sự giúp đỡ của người lớn. Không những thế còn rèn cho trẻ 
biết cách chăm sóc bản thân cũng giúp cho trẻ giữ gìn sức khỏe và phòng chống một 
số bệnh cho chính bản thân trẻ.
 Đầu năm, học sinh lớp tôi còn rất nhiều trẻ chưa có kỹ năng tự phục vụ bản 
thân như: chưa biết cách thay quần áo, chưa biết cách gấp quần áo và còn để đồ dùng 
không đúng theo quy định, còn có một số trẻ thì xúc cơm và cầm bút bằng tay trái, 
thậm trí trẻ bị sổ mũi thì ngay lập tức trẻ lấy tay quệt ngang mặt chứ không cần nghĩ 
phải làm gì. Là một giáo viên điều đầu tiên là tôi cần tập cho trẻ những kỹ năng nhỏ 
nhất giúp trẻ biết cách chăm sóc và giữ gìn sức khỏe cho chính mình. Thời gian trẻ 
ở trường là đa phần cho nên trẻ cần phải học cách chăm sóc bản thân mình và ai sẽ 
là người dạy trẻ những kỹ năng đó, không ai khác ngoài cô giáo của trẻ và để trẻ có 
được kỹ năng đó thì chúng ta phải thường xuyên cho trẻ thực hiện.
 - Để giúp trẻ biết cách phòng chống các loại bệnh cho bản thân thì trước tiên 
trẻ phải phân biệt được các dồ dùng cá nhân của trẻ như: khăn mặt, cốc uống nước, 
sách vở, ngăn tủ đồ dùng cá nhân. Khi trẻ đã nhận biết được đâu là đồ dùng của mình 
thì trẻ sẽ chỉ lấy đúng đồ dùng của mình để dùng chứ không dùng chung với các bạn 
khác, đây là một thói quen rất tốt cho chính trẻ.
 Ví dụ : Khi uống nước hay xúc miệng sau khi ăn tất cả trẻ phải biết lấy đúng 
ký hiệu cốc của mình để uống và sau đó phải tìm đúng khăn mặt của mình để lau 
miệng. Đây là một kỹ năng không thể thiếu trong nhà trường cũng như trong gia đình 
và đó cũng chính là cách giúp trẻ biết chăm sóc sức khỏe cho chính trẻ.
 - Trẻ mầm non đến trường phải thực hiện theo đúng chế độ sinh hoạt một 
ngày của trẻ, một ngày của trẻ bao gồm những công việc gì mà trẻ phải tự làm như: 
trẻ phải biết tự mình rửa tay trước khi ăn cơm và sau khi đi vệ sinh, phải biết xúc 
cơm như thế nào cho đúng, biết lấy khăn lau miệng. Đây là công việc trẻ phải tự làm 
chứ không thể nhờ ai làm hộ mình được và đó là kỹ năng không thể thiếu trong mỗi 
trẻ vì nó còn giúp trẻ hình thành hành vi và thói quen tốt cho trẻ sau này. Trước giờ 
ăn cơm tôi tập thói quen cho trẻ rửa tay bằng xà phòng và khi ăn cơm không được 
nói chuyện, ăn song phải biết lấy cốc của mình xúc miệng nước muối và lau mặt, đi 
vệ sinh.
 6/31 “ Một số biện pháp dạy trẻ 5 - 6 tuổi những kỹ năng sống cơ bản
 tại trường mầm non”
khi trẻ làm tốt được công việc đó thì cô giáo khôn g thể thiếu câu khen ngợi trẻ để 
trẻ cảm thấy mình đã làm được điều đó và trẻ sẽ tự tin hơn trong các lần sau. Trong 
các hoạt động trẻ rất muốn chứng minh cho mọi người thấy khả năng của mình, và 
nắm bắt được nhu cầu này cho nên tôi đã cho trẻ tự thể hiện sự tự tin của mình thông 
qua các vai chơi ở các góc: trẻ được vẽ tranh sáng tạo, in tranh, trẻ đóng vai bác sỹ...
 - Trong mỗi tiết học nếu trẻ càng có tính tự tin bao nhiêu thì trẻ càng phát huy 
tốt năng lực của mình bấy nhiêu. Tôi luôn tìm hiểu nguyên nhân và có hướng khác 
phục cho cá nhân trẻ để trẻ mạnh dạn tự tin hơn. Đối với các giờ học nói chung và 
giờ tạo hình nói riêng tôi luôn động viên và khen ngợi trẻ là chính và hạn chế chê trẻ 
vì chê trẻ nhiều trẻ sẽ thấy thiếu tự tin và dần dần trẻ không hứng thú khi học nữa.
Ví dụ 1: Giờ hoạt động góc trẻ được đóng vai bác sỹ, lúc đầu tôi sẽ để tự trẻ đóng 
vai đó và xem trẻ thể hiện vai chơi đó như thế nào? Tôi sẽ đứng bên cạnh quan sát, 
nếu thấy trẻ đóng không được lúc đó tôi mới nhập vai người khám bệnh và cùng trò 
chuyện để trẻ hiểu vai chơi của mình
 - Không ai sinh ra đã có ngay sự tự tin. Tự tin là nguồn khích lệ lớn đối với 
mọi người cũng như trẻ con, nó là động lực để mọi người cố gắng đạt được mục tiêu 
do người khác đề ra và do chính trẻ đề ra. Đối với trẻ có lẽ trẻ chưa hiểu sự tôn trọng 
là gì mà trẻ chỉ hiểu rằng những việc trẻ làm được sẽ được cô và các bạn khen ngợi 
để trẻ tiếp tục phát huy. Tôn trọng cũng chính là động lực tâm lý đầu tiên sinh ra sự 
tự tin, trẻ không được tôn trọng thì trẻ sẽ mất dần sự tự tin vào chính bản thân trẻ. 
Nắm bắt được tâm lý này cho nên tôi luôn tôn trọng trẻ, khích lệ trẻ để tạo thêm sự 
tự tin cho trẻ nhưng bên cạnh đó tôi không quá tán dương trẻ để dẫn đến việc trẻ kiêu 
ngạo. Khi trẻ đã tự tin rồi thì mọi hoạt động sẽ đều đạt kết quả cao. Trẻ con không 
tránh khỏi mắc phải sai lầm, trẻ có mắc phải sai lầm thì trẻ mới trưởng thành hơn 
trong cuộc sống. Cách hoàn hảo nhất để xây dựng sự tự tin cho trẻ chính là cho trẻ 
thấy tình yêu thương vô điều kiện của bạn dành cho trẻ. Rất nhiều bậc phụ huynh 
cũng như cô giáo khi trẻ mắc lỗi thường to tiếng và quát mắng trẻ. Những hành động 
đó sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến sự phát triển của trẻ, trẻ mất tự tin.
 Ví dụ Những lúc trẻ gặp sai lầm, là một giáo viên thì cô cần động viên trẻ 
bằng những lời an ủi:
 " Cô biết con có thể làm được mà, lần sau con cố gắng hơn ". Khi trẻ mắc lỗi, 
tôi từ từ phân tích giúp trẻ nhận ra những cái đúng, cái sai của mình và từ đó trẻ rút 
ra bài học cho chính trẻ và đây cũng là điều cô giáo tôn trọng cá nhân trẻ.
 - Hoạt động ngoại khóa và văn nghệ thể thao là hoạt động không thể thiếu 
trong trường mầm non, đây là món ăn tinh thần giúp trẻ tự tin khi giao tiếp và giúp 
trẻ phát huy nhũng khả năng riêng biệt. Trong tất cả các hoạt động của lớp tôi đều 
cho tất cả các trẻ tham gia, đặc biệt khi múa hát văn nghệ, có lẽ các bạn trai cảm thấy 
không tự tin tham gia tập luyện cùng các bạn gái. Tôi nghĩ là con trai hay gái đều có 
thể làm tốt cho nên tôi đã động viên các bạn trai tham gia cùng, trẻ chỉ cần cô động 
viên và tin tưởng ở trẻ thì trẻ có thể làm được. Có thể chỉ là những câu nói rất đơn 
giản như:" con có thể làm tốt mà, con hãy cố lên nhé..." đó là động lực giúp trẻ tự tin 
 8/31

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_day_tre_5_6_tuoi_nhung_ky_nang_song_co.docx