SKKN Một số biện pháp dạy trẻ 5-6 tuổi làm một số đồ dùng đồ chơi sáng tạo từ nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương

Ở lứa tuổi mẫu giáo, hoạt động vui chơi chiếm một vị trí hết sức quan trọng góp phần giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách con người. Vui chơi giúp trẻ học tập, lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội để trẻ vận dụng trong cuộc sống sau này. Tuy nhiên, với bản tính luôn thích tìm hiểu, khám phá thế giới, nếu chỉ chơi mà không có đồ chơi hoặc chỉ quan sát với những đồ chơi cũ thì chắc chắn có lúc trẻ sẽ nhàm chán, buồn tẻ.
Có thể nói,“ Đồ chơi là những dạng đồ vật không thể thiếu vắng trong các cuộc vui chơi của bất cứ đứa trẻ nào”. Trong đồ chơi thể hiện tình cảm điển hình của đồ vật chính là hình dáng tổng quát của đồ chơi giúp trẻ có thể tái tạo và thể hiện những hành động tương ứng với đồ vật ấy. Đối với trẻ đồ chơi là người bạn đồng hành không thể thiếu trong một trò chơi, là một trong nhiều phương tiện để trẻ thực hiện các trò chơi, bởi chính trò chơi đã giúp trẻ tự tạo ra hoàn cảnh chơi, hình thức chơi, không gian chơi theo đúng ý tưởng của mình.
Như vậy, đồ chơi có ý nghĩa hết sức to lớn và lớn lao, là phương tiện tổ chức để chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non.
docx 19 trang skmamnonhay 10/06/2024 1781
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp dạy trẻ 5-6 tuổi làm một số đồ dùng đồ chơi sáng tạo từ nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp dạy trẻ 5-6 tuổi làm một số đồ dùng đồ chơi sáng tạo từ nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương

SKKN Một số biện pháp dạy trẻ 5-6 tuổi làm một số đồ dùng đồ chơi sáng tạo từ nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương
 2
hết thủ thuật, những sáng tạo trong quá trình tổ chức hoạt động để gây sự chú ý tò 
mò của trẻ, giúp trẻ phát triển hết khả năng của mình qua quan sát thực tế cho thấy 
trẻ có năng khiếu thì ít. Vì vậy việc tổ chức hoạt động làm dồ chơi sáng tạo để trẻ tạo 
ra sản phẩm làm sao sinh động, màu sắc hài hòa, cân đối là vấn đề bản thân tôi luôn 
quan tâm mỗi khi tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ.
 Hiểu được tầm quan trọng đó, tôi luôn tìm tòi những biện pháp, phương pháp 
tốt nhất để giúp trẻ yêu thích nghệ thuật và hứng thú tham gia vào các hoạt động 
trong lĩnh vực này.
 3. Đối tượng nghiên cứu
 Một số biện pháp dạy trẻ 5-6 tuổi làm một số đồ dùng đồ chơi sáng tạo từ 
nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương.
 4. Đối tượng khảo sát thực nghiệm
 Trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi lớp A1 trong Trường mầm non Phú Cường.
 Số trẻ : 28 trẻ. 
 5. Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
 Phương pháp quan sát.
 Phương pháp dùng lời nói.
 Phương pháp thực hành.
 Phương pháp phân tích tổng hợp
 6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu
 Đề tài được thực hiện tại trường mầm non Phú Cường huyện Ba Vì - Hà Nội.
 Từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 3 năm 2023. 
 PHẦN THỨ HAI
 NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 4
ta sẽ tiết kiệm được tiền mua sắm vật liệu, tạo ra nhiều đồ chơi mang tính sáng 
tạo phong phú cho lớp học của mình. Những đồ chơi này vừa dễ làm, dễ sử dụng 
trong các giờ học và các hoạt động. Qua đó hình thành ý thức tuyền truyền với 
mọi người xung quanh, từ trẻ đến phụ huynh học sinh về việc bảo vệ môi trường. 
Và như vậy, chúng ta đã giảm thiểu được lượng rác thải, giảm chi phí cho việc xử 
lý rác thải trong vệ sinh môi trường.
 Trong thực tế trường mầm non các lớp học đã được trang bị nhiều đồ dùng đồ 
chơi, song để phục vụ quá trình hoạt động của trẻ trong lớp theo kế hoạch của giáo 
viên đề ra thì vẫn còn chưa đáp ứng được.
 Từ những khó khăn trên tôi nghĩ rằng: Chỉ còn cách khắc phục là hướng dẫn trẻ 
làm đồ dùng đồ chơi. Vậy làm thế nào để giáo viên có thể hướng dẫn cho trẻ tự làm đồ 
dùng đồ chơi cho trẻ? Thu hút được sự quan tâm của phụ huynh đến việc học của trẻ.
 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
 2.1. Thuận lợi
 Được sự quan tâm của Phòng Giáo dục đào tạo huyện cùng với sự quan tâm 
của Ban giám hiệu nhà Trường đã thường xuyên quan tâm bồi dưỡng và nâng cao 
nghiệp vụ cho giáo viên.
 Nhìn chung trẻ đi học chuyên cần cùng độ tuổi, đều khỏe mạnh nhanh nhẹn, 
tích cực tham gia vào các họat động.
 Bản thân là một giáo viên tôi nắm vững chuyên môn, luôn yêu nghề mến trẻ, 
ham học hỏi nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, làm một số đồ dùng đồ chơi phục vụ 
cho các họat động.
 Nhà trường tạo điều kiện cho giáo viên đi học hỏi nâng cao trình độ chuyên 
môn. Vào dịp hè được đi chuyên đề của Phòng Giáo dục tổ chức.
 Giáo viên có kế hoạch chương trình ngay từ đầu năm.
 2.2. Khó khăn
 Trường của chúng tôi là một trường nằm cách xa Trung tâm thành phố. 
Đời sống của nhân dân chủ yếu làm nông nghiệp nền kinh tế nghèo nàn dẫn 
đến việc quan tâm, chăm sóc giáo dục trẻ còn nhiều hạn chế, đặc biệt là các 
cháu ở lứa tuổi mầm non.
 Chưa có đủ nguyên vật liệu để làm đồ dùng theo ý tưởng. 6
 Phải nói rằng việc tự học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn ngiệp vụ cho bản 
thân là điều đặt lên hàng đầu. Muốn thực hiện được điều đó tôi phải tự tìm tòi sách 
báo và các phương tiện thông tin đại chúng để trau dồi bản thân.
 Luôn nắm vững tâm sinh lý của trẻ để có phương pháp tổ chức các hoạt động 
cho trẻ, không để trẻ nhàm chán im lặng, phải giúp trẻ hoạt động tích cực vào các 
hoạt động, gây hứng thú và sự chú ý cho trẻ.
 Ngoài ra, khi được Ban giám hiệu cho đi dự giờ các đồng nghiệp tôi thấy đây 
là một cơ hội rất tốt để trau dồi, học hỏi kinh nghiệm làm đồ dùng sáng tạo từ các 
bạn đồng nghiệp. Bởi vì, trong quá trình dự giờ mọi người sẽ đưa ra những nhận xét 
về ưu diểm và tồn tại mà giáo viên còn mắc phải, từ đó sẽ đúc rút được kinh nghiệm 
và tìm ra được cách làm đồ dùng sáng tạo hơn cho cho bản thân.
 (Minh chứng 2: Hình ảnh: Đi dự giờ đồng nghiệp để học hỏi kinh nghiệm).
 Để có nhiều đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các tiết học thì bản thân tôi phải tham 
gia đầy đủ các buổi tập huấn do phòng, nhà trường tổ chức. Bản thân luôn tích cực 
tìm tòi sách báo, thông tin trên mạng để lựa chọn các mẫu và cách làm, sưu tầm các 
nguyên vật liệu ở địa phương và sự sáng tạo để làm và hướng dẫn trẻ làm các đồ 
dùng đồ chơi đơn giản, phù hợp với bài dạy. Ngoài ra bản thân tôi phải xây dựng kế 
hoạch cụ thể cho từng tháng, từng chủ đề phù hợp với đặc điểm, tình hình của lớp 
mình.
 Kết luận: Với việc không ngừng học hỏi để nâng cao về năng lực của bản thân 
nhất là kiến thức về làm đồ dùng đồ chơi từ các nguyên liệu sẵn có ở địa phương, tôi 
cảm thấy bản thân đã áp dụng một số cách làm đồ dùng đồ chơi rất sáng tạo và đẹp 
mắt. Hiểu được vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc cho trẻ làm đồ dùng đồ 
chơi từ các nguyên liệu phế thải đã qua sử dụng vào giờ học như hiện nay, tôi đã vận 
dụng những kinh nghiệm của mình vào cho trẻ làn đồ dùng tôi thấy trong quá trình 
tham gia trẻ hứng thú tham gia hơn, đưa ra nhiều ý kiến thảo luận cùng các bạn hơn. 
Từ đó giúp tôi tự tin hơn khi tổ chức các hoạt động làm đò dùng đồ chơi cho trẻ.
 4.2. Phối kết hợp với phụ huynh, học sinh và giáo viên trong lớp để thu gom 
nguyên phế liệu
 Muốn có hiệu quả cao trong việc sưu tầm nguyên vật liệu để làm đồ dùng đồ 
chơi bản thân tôi luôn tìm tòi thu gom các nguyên phế liệu đã loại bỏ đa dạng về màu 
sắc và chủng loại. Đối với các giáo viên trong lớp phải có sự phối hợp chặt chẽ với 8
 - Đơn giản, dễ làm, rèn luyện được các kỹ năng và phù hợp với khả năng của 
trẻ.
 - Nguyên vật liệu trẻ có thể tự tìm hoặc tìm cùng bố mẹ, cô giáo.
 - Các bước làm đồ chơi rõ ràng, dễ hiểu.
 - Trẻ cùng nhau trưng bày hay nghĩ ra cách sử dụng đồ chơi đó.
 - Sắp xếp thời gian để trẻ có thể làm đồ chơi ở những hoạt động nào cho phù 
hợp.
 * Về nguyên vật liệu
 Trước hết cần phải định hướng một số nguyên vật liệu cần thiết sẵn có ở địa 
phương: Vỏ ốc, lá cây tiếp theo phải phối hợp chặt chẽ với phụ huynh để biết 
những nguyên vật liệu nào mà trẻ có thể sưu tầm được: Các loại vỏ hộp, giấy cứng, 
bình nước suối, hạt nút. Trên cơ sở đó, giáo viên sẽ giao nhiệm vụ và hướng dẫn 
cho trẻ cách sưu tầm, thu nhặt, và bảo quản các các nguyên vật liệu. Tùy vào từng 
nhiệm vụ và điều kiện cụ thể của trẻ mà qui định thời gian thực hiện ngắn hay dài. 
Có những nguyên vật liệu trẻ có thể thu lượm được ngay trong trường: Vỏ hộp sữa, 
lá cây, vỏ chai nước suối Giáo viên hướng dẫn trẻ thu lượm, làm vệ sinh, phơi khô 
ráo
 Muốn có nguồn nguyên vật liệu đa dạng và dồi dào cô phải kết hợp cùng với 
phụ huynh để tích luỹ những đồ phế thải trong gia đình thì mới có được. Bên cạnh 
đó giáo viên cũng tìm hiểu và gợi hỏi ở những cơ quan làm việc của phụ huynh có 
những nguyên vật liệu phế thải nào giáo viên có thể tận dụng cho trẻ làm đồ dùng 
được như: Lõi ống chỉ công nghiệp, các loại hộp to nhỏ.
 Trong năm học có thể chia ra làm nhiều đợt huy động phụ huynh mang nguyên 
vật liệu vào, cũng có khi Phụ huynh có nguyên vật liệu mang vào cho giáo viên ngay. 
Những nguyện vọng này giáo viên cần phải trao đổi và thống nhất với phụ huynh 
ngay từ đầu năm học. Sau đó đến từng chủ đề cần gì thêm giáo viên thông tin trên 
bảng thông báo cho phụ huynh biết.
 Khi có nguyên vật liệu giáo viên cùng trẻ phân loại và để vào các thùng, ghi (kí 
hiệu) rõ loại phế liệu.
 * Chọn loại đồ chơi để làm 10
 * Đồ dùng làm từ vỏ hộp sữa chua, váng sữa
 Ví dụ : khi làm các con vật từ hộp sữa chua như con lợn, con gà, 
 * Minh họa con lợn làm từ vỏ hộp sữa chua, váng sữa.
 - Chuẩn bị vật liệu: xốp màu, vỏ hộp sữa chua, băng dính 2 mặt, kéo, bút chì, 
thìa sữa chua.
 - Thực hiện:
 + Bước 1: gắn 2 miệng hộp sữa chua lại với nhau
 + Bước 2: dùng giấy xốp các màu vẽ tai, mắt, mũi, đuôi cho lợn.
 + Bước 3: dùng băng dính 2 mặt gắn mắt, mũi, đuôi tai cho lợn.
 + Bước 4: cắt ngắn cán thìa sữa chua, dùng băng dính 2 mặt gắn cán thìa sữa 
chua vào thân con lợn để làm chân lợn.
 Như vậy ta đã hoàn thành xong con lợn.
 - Cách sử dụng: con vật này có thể sử dụng trong tiết văn học để kể câu chuyện 
“ ba chú lợn nhỏ”, trong tiết khám phá, tiết toán và các hoạt động góc, ngoài trời,
 (Minh chứng 4: Hình ảnh làm con lợn làm từ vỏ hộp sữa chua, váng sữa. ) 
 *Đồ dùng làm từ vỏ ngao
 Ví dụ: Các con vật làm từ vỏ ngao
 * Minh họa các con vật làm từ vỏ ngao.
 - Chuẩn bị vật liệu: xốp màu, vỏ ngao, băng dính 2 mặt, kéo.
 - Thực hiện:
 + Bước 1: dùng kéo cắt xốp màu thành chân, tay, mắt miệng của các con vật.
 + Bước 2: dùng băng dính gắn các bộ phận vào vỏ ngao thành các con vật.
 - Cách sử dụng: các con vật này có thể sử dụng trong tiết văn học, khám phá 
và các hoạt động góc, ngoài trời,
 (Minh chứng 5: Hình ảnh con rùa làm từ vỏ ngao)
 * Đồ dùng làm từ lõi giấy vệ sinh 12
 + Bước 2: dùng cục xốp làm nhị hoa cắm các thìa sữa chua vào xunh quanh cục 
xỗp tạo thành cánh hoa.
 + Bước 3: dùng que tre cắm vào cục xốp để Làm cành hoa. Sau đó cắm bông 
hoa vào lọ.
 + Ngoài việc cắm que để tạo thành lọ hoa, thì chúng ta cũng có thể dùng keo 
sữa, và sử dụng một số hột hạt như đỗ, vừng.. để làm thành một lọ hoa bằng thìa 
sữa chua thật xinh xắn.
 - Cách sử dụng: các lọ hoa này có thể sử dụng trong tiết tạo hình, tiết toán, khám 
phá và các hoạt động góc, ngoài trời,
 (Minh chứng 8: Hình ảnh lọ hoa làm từ thìa sữa chua).
 * Làm đồ dùng từ vỏ chai nhựa
 - Làm hoa từ vỏ chai nhựa.
 - Chuẩn bị vật liệu: chai nhựa, lọ cắm hoa, que tre, băng dính xốp.
 - Thực hiện:
 + Bước 1: Dùng kéo cắt từ đầu chai nhựa xuống thân 1 đoạn. Sau đó dùng màu 
sơn cho các vỏ chai nhựa đã cắt.
 + Bước 2: Dùng kéo cắt dọc chai nhựa thành các cánh hoa. Dùng tay bẻ các 
cánh hoa ra.
 + Bước 3: Dùng băng dính xốp gắn váo nắp của bông hoa từ vỏ chai đã cắt và 
gắn que tre vào băng dính xốp làm cành hoa. Cắm bông hoia vào lọ hoa.
 - Cách sử dụng: các lọ hoa này có thể sử dụng trong tiết tạo hình, tiết toán, khám 
phá và các hoạt động góc, ngoài trời,
 (Minh chứng 9: Hình ảnh lọ hoa làm từ vỏ chai nhựa).
 * Làm tranh từ sỏi đá.
 - Chuẩn bị vật liệu: sỏi đá, bìa cattong, màu nước, keo sữa.
 - Thực hiện:
 + Bước 1: Dùng kéo cắt bìa cattong để tạo kích thước cho bức tranh theo ý 
muốn, sau đó dùng màu nước tô màu nền cho phù hợp với nội dung tranh. 14
 Trong hoạt động góc thì giáo viên có thể cho trẻ làm ô tô, để phát huy tính 
sáng tạo, độc lập tự chủ của trẻ.
 Đối với những đồ chơi có kỹ năng đơn giản thì có thể thực hiện ở mọi lúc, mọi 
nơi hay hoạt động chiều.
 Kết luận: Từ tạo ra nhiều đồ dùng, đồ chơi từ các nguyên vật liệu khác nhau 
giúp cho tôi cảm thấy tự tin hơn khi tổ chức các hoạt động làm đồ dùng, đồ chơi cho 
trẻ. Còn đối với trẻ tôi thấy trẻ hứng thú hơn, và cũng sáng tạo hơn để tạo ra những 
nguyên vật liệu sẵn có.
 4.4. Dạy trẻ làm đồ dùng đồ chơi trên tiết học
 Để giúp trẻ mầm non phát huy được tính tích cực sáng tạo nên đan xen giữa các 
nội dung hoạt động giáo dục trong một hệ thống tỏc động sư phạm thống nhất hài 
hoà. Bởi hoạt động tạo hình được xem như là môi trường lý tưởng tạo điều kiện thuận 
lợi cho sự lồng ghép nhiều hoạt động.
 Với hoạt động làm đồ dùng đồ chơi trên tiết học là hình thức học đóng vai trò 
chủ chốt, ở đó trẻ có thể tìm hiểu cuộc sống xùng quanh, trẻ tiếp thu các tri thức, kỹ 
năng kỹ xảo theo một chương trình có tính hệ thống.
 Trên tiết học, giáo viên có vai trò là người hướng dẫn, củng cố kỹ năng cũ và 
cung cấp cho trẻ những kỹ năng tạo hình mới. Đồ chơi của cô làm và sự dẫn dắt 
bằng tình huống có vấn đề sẽ kích thích trẻ hứng thú tham gia vào quá trình hoạt 
động.Tuy nhiên trong quá trình trẻ thực hiện tôi luôn quan sát giúp đỡ trẻ yếu, kịp 
thời khích lệ động viên trẻ khá.
 (Minh chứng 12: Trẻ làm đồ dùng, đồ chơi trên tiết học).
 Kết luận: Với hoạt động này tôi tổ chức như một tiết học bình thường, tôi và 
trẻ được học thông qua việc chơi. Với hoạt động này trẻ tỏ ra rất hăng say, thích thú 
với đồ chơi mà chính tay mình làm ra mặc dù có lúc trẻ gặp khó khăn.
 4.5. Dạy trẻ làm đồ dùng đồ chơi ngoài tiết học
 Có thể nói đây là một hoạt động mang tính tự do mà trẻ có thể tham gia một 
cách tự nguyện, tự giác. Các hoạt động này có thể diễn ra ở những thời điểm khác 
nhau trong ngày một cách hợp lý như dạo chơi, sinh hoạt chiều. Tổ chức các cuộc 
thi có thể là “ Bé khéo tay” để cho trẻ có cơ hội được làm đồ chơi dự thi.

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_day_tre_5_6_tuoi_lam_mot_so_do_dung_do.docx