SKKN Một số biện pháp dạy trẻ 5-6 tuổi đọc thơ diễn cảm ở Trường Mầm non Hội Hợp B

Có thể nói văn học là người bạn gần gũi đối với trẻ. Văn học đem lại cho trẻ những hiểu biết xung quanh, nó nuôi dưỡng trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo nghệ thuật. Đặc biệt thông qua kể chuyện giúp phát triển ngôn ngữ cho trẻ, kỹ năng nói mạch lạc, chính xác, hình thành cho trẻ những tư cách đạo đức tốt, trẻ biết yêu, biết ghét, biết phân biệt đúng sai, thiện ác, có tâm tư tình cảm và lòng nhân hậu bao dung đối với mọi người xung quanh.
Bước vào đầu năm học khi nhận lớp chủ nhiệm tôi đã tiến hành giảng dạy một vài tiết và khảo sát chất lượng về khả năng đọc thơ của trẻ trong lớp. Tôi nhận thấy: Trẻ chưa hứng thú tham gia vào giờ học, có nhiều trẻ chưa chú ý đến bài dạy và yêu cầu của câu hỏi cô đặt ra? Khi cho trẻ đọc lại toàn bộ nội dung bài thơ thì trẻ chưa thể hiện được sắc thái biểu cảm mà mới chỉ là đọc thuộc lòng và với hình thức đọc cho xong không có nhịp điệu, giọng điệu, ngữ điệu, sắc thái, điệu bộ, cử chỉ.
Đứng trước tình hình đó tôi luôn trăn trở làm thế nào để trẻ hứng thú với văn học? Làm thế nào để trẻ thích các bài thơ và thể hiện được tình cảm của mình qua bài thơ đó? Để giải quyết câu hỏi trên tôi đã quyết định chọn đề tài: “Một số biện pháp dạy trẻ 5 - 6 tuổi đọc thơ diễn cảm ở trường Mầm non” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình nhằm tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhất áp dụng vào công tác giảng dạy tại lớp. Bởi việc hướng dẫn cho trẻ “Làm quen với văn học” là cơ hội tốt để sớm hình thành ở trẻ những năng lực hoạt động ngôn ngữ. Qua đó giáo dục tình cảm và phát triển tư duy mở rộng vốn hiểu biết của trẻ góp phần vào việc phát triển toàn diện cho trẻ.
docx 18 trang skmamnonhay 03/11/2024 550
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp dạy trẻ 5-6 tuổi đọc thơ diễn cảm ở Trường Mầm non Hội Hợp B", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp dạy trẻ 5-6 tuổi đọc thơ diễn cảm ở Trường Mầm non Hội Hợp B

SKKN Một số biện pháp dạy trẻ 5-6 tuổi đọc thơ diễn cảm ở Trường Mầm non Hội Hợp B
 trẻ ở trường; Có thể nhân diện đại trà ở các trường mầm non trong thành phố và 
mang lại hiệu cao.
 7. Hiệu quả đạt được
 Trẻ rất hứng thú, mạnh dạn và thích tham gia vào các hoạt động của 
chuyên đề.
 Trẻ thuộc nhiều bài thơ, ca dao, đồng dao. Trong lớp học trẻ rất thích 
được phát biểu ý kiến khi cô hỏi, và khi đọc biết thể hiện đúng ngữ điệu, giọng 
điệu của lời thơ, thích thể hiện trước các bạn, có sự thi đua sôi nổi trong giờ học 
thơ, trẻ mạnh dạn, tự tin hơn.
 Trẻ biết nói đủ câu, câu đủ thành phần chủ vị, trẻ đã biết diễn đạt các câu 
có hình ảnh biểu cảm.
 8. Các thông tin cần được bảo mật: Không
 Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật, 
không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác và hoàn toàn chịu trách 
nhiệm về thông tin đã nêu trong đơn.
 Hội Hợp, ngày .... tháng ... năm 2018 Hội Hợp, ngày.... tháng .... năm 2018
 Xác nhận của thủ trưởng đơn vị Người nộp đơn
 (Ký tên, đóng dấu) (Ký và ghi rõ họ tên)
 Nguyễn Thị Thái Đỗ Thị Thanh Hòa
 2 quen với văn học” là cơ hội tốt để sớm hình thành ở trẻ những năng lực hoạt 
động ngôn ngữ. Qua đó giáo dục tình cảm và phát triển tư duy mở rộng vốn hiểu 
biết của trẻ góp phần vào việc phát triển toàn diện cho trẻ.
 2. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp dạy trẻ 5 - 6 tuổi đọc thơ diễn cảm ở 
trường Mầm non” 
 3. Tác giả sáng kiến
 - Họ và tên: Đỗ Thị Thanh Hòa
 - Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên chủ nhiệm lớp 5 tuổi A3, trường 
mầm non Hội Hợp B
 - Điện thoại: 01685.167.756 
 - Email: Thanhhoagv81@gmail.com
 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến
 - Giáo viên Đỗ Thị Thanh Hòa - Trường mầm non Hội Hợp B- Vĩnh Yên
 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
 - Sáng kiến này được áp dụng đối với trẻ mầm non khối 5 - 6 tuổi tại 
trường mầm non Hội Hợp B, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
 - Tìm ra được một số biện pháp dạy trẻ đọc thuộc thơ, đọc diễn cảm và ứng 
dụng vào một số tiết học cụ thể, dựa trên những phương pháp chung cơ bản cho 
trẻ làm quen với tác phẩm văn học.
 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu, hoặc áp dụng thử
 - Sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp dạy trẻ 5 - 6 tuổi đọc thơ diễn 
cảm ở trường Mầm non” được áp dụng từ ngày 04/09/2017 đến ngày 
30/03/2018.
 7. Mô tả bản chất của sáng kiến
 7.1. Về nội dung của sáng kiến
 Văn học là phương tiện hữu hiệu nhất để giáo dục tình cảm đạo đức cho 
trẻ. Bên cạnh đó văn học còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc, nói đủ câu, 
đủ từ, câu có ý nghĩa và có hình ảnh biểu cảm.
 Xuất phát từ những vai trò cụ thể đó cho nên hoạt động dạy trẻ làm quen 
với văn học là môn học không thể thiếu trong chương trình chăm sóc giáo dục 
trẻ. Và việc nâng cao chất lượng dạy trẻ làm quen với tác phẩm văn học là vấn 
đề quan trọng trong chương trình giáo dục mầm non trong đó có thơ ca
 - Phần lớn trẻ chưa có kỹ năng đọc thơ, việc đọc thơ của trẻ mới chỉ dừng 
lại ở việc thuộc thơ mà chưa biết đọc diễn cảm, chưa thể hiện được giọng điệu, 
ngữ điệu, điệu bộ cử chỉ, sắc thái tình cảm qua bài thơ.
 - Do một số trẻ không hứng thú với giờ học cho nên đọc thơ với hình thức 
đọc vẹt, đọc thuộc lòng chưa thể hiện được sắc thái tình cảm của mình qua bài 
thơ.
 - Một số trẻ lần đầu đến lớp chưa mạnh dạn trong giao tiếp với cô và bạn.
 - Do khả năng phát âm của trẻ còn chưa chuẩn, chưa rõ tiếng.
 - Do điều kiện hoàn cảnh một số phụ huynh đi làm ăn xa để con ở nhà cho 
ông bà chăm sóc cho nên chưa có nhiều thời gian để phối kết hợp với giáo viên.
 4 Khi thực hiện một tiết dạy như vậy tôi thấy kết quả giờ học không cao, 
nhiều trẻ không chú ý, trẻ đọc thuộc trước rồi lại quên sau. Điều đó cho thấy nếu 
muốn giờ dạy đạt kết quả cao thì trẻ phải tự nguyện tham gia hoạt động lúc đó 
tri thức mới mới được tiếp nhận và ghi nhớ một cách bền vững. Chính vì vậy tôi 
đã nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo và áp dụng vào các tiết dạy thơ cho trẻ làm sao 
để tiến hành các bước lên lớp vẫn đủ mà lại gây được hứng thú cho trẻ và giúp 
trẻ tiếp nhận tri thức mới một cách tích cực chủ động sáng tạo.
 Ví dụ: Dạy bài thơ: “Chiếc cầu mới”
 *Bước 1: Để gây hứng thú cho trẻ tôi cho trẻ đi thăm quan mô hình dưới 
là dòng sông có tàu thuyền qua lại. Trên là một chiếc cầu bắc ngang qua dòng 
sông và trên cầu cũng có các phương tiện đang tham gia giao thông. Tôi tiến 
hành cho trẻ quan sát nhận xét xem mô hình có gì? Từ đó tôi dẫn dắt trẻ vào bài.
 Với cách làm như vậy trẻ rất hứng thú, phấn khởi trẻ như hoà mình vào 
một chuyến thăm quan. Trẻ không thụ động ngồi lỳ một chỗ mà trẻ được đi lại, 
cười nói và nói lên những nhận xét của mình về những gì trẻ nhìn thấy. Qua đó 
trẻ còn được giao lưu với nhau để tiếp nhận bài học một cách nhẹ nhàng như 
đang đi chơi mà thực chất là đang được học.
 *Bước 2: Cô đọc diễn cảm
 Sau khi giới thiệu về tên tác phẩm, tác giả, tôi tiến hành đọc mẫu. Tôi 
luôn chú ý giọng đọc của mình sao cho phù hợp với nội dung bài thơ và phải thể 
hiện được giọng điệu, nhịp điệu, cường độ, nét mặt, cử chỉ để thu hút trẻ hứng 
thú tham gia vào giờ học, giúp trẻ hiểu nội dung tác phẩm một cách chính xác, 
cụ thể rõ ràng. 
 Tôi tiến hành đọc mẫu hai lần. 
 + Lần một: Tôi đọc diễn cảm một cách tự nhiên, rõ vần điệu, nhạc điệu 
cho trẻ nghe, nhấn mạnh các hình tượng trong bài thơ như: 
 “...Tu tu xe lửa,
 Xình xịch qua cầu...”
để giúp trẻ cảm nhận vẻ đẹp ngôn ngữ trong bài thơ đó, và đọc kèm động tác 
minh họa, điệu bộ, cử chỉ để bài thơ thêm sinh động hấp dẫn. Qua động tác cử 
chỉ điệu bộ minh hoạ của tôi bước đầu giúp trẻ hiểu và nắm bắt được giọng điệu 
ngữ điệu, sắc thái biểu cảm của bài thơ đó. Sau khi đọc xong tôi tiến hành giới 
thiệu tên bài thơ, tên tác giả và giảng nội dung bài thơ để trẻ hiểu được nội dung 
bài thơ nói lên điều gì.
 + Lần hai: Đọc kết hợp tranh minh họa giúp trẻ khắc sâu thêm các hình 
ảnh của bài thơ. Tôi nhấn mạnh những câu chữ mang hình tượng đẹp, những ý 
hay gần gũi với trẻ để giúp trẻ cảm nhận những tình cảm tha thiết, những ý nghĩ 
tốt đẹp đối với con người và cảnh vật xung quanh. Tuy nhiên nếu chỉ sử dụng 
tranh bình thường và để dạy cho xong thì giáo viên nào cũng có thể làm được và 
như vậy trẻ chỉ được xem tranh lướt qua chứ chưa được quan sát kỹ và biết được 
nội dung từng tranh như thế nào.
 Để trẻ hứng thú và khắc sâu kiến thức tôi làm như sau:
 6 cái vốn thơ ca vô cùng quý giá mà trẻ tích lũy được trong thơ ấu để rồi sau đó 
mỗi người trong từng bước trưởng thành trong cuộc đời.
 Cùng với việc nắm vững phương pháp bộ môn khi thực hiện cũng phải 
hết sức linh hoạt để phù hợp với từng bài thơ, phù hợp với nhận thức của trẻ. 
Hiện nay quan điểm tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ phải lấy trẻ làm 
trung tâm và dạy học theo hướng tích cực nhằm phát huy tính tích cực chủ động 
sáng tạo của trẻ. Vậy để giải quyết vấn đề này giáo viên cần phải làm gì? Và làm 
như thế nào để phát huy tính tích cực của trẻ mà tiết học nhẹ nhàng không gò bó, 
mà vẫn đảm bảo được các nội dung giáo dục?
 Theo kinh nghiệm của cá nhân tôi việc nắm vững phương pháp bộ môn là 
một yêu cầu tối thiểu mà giáo viên phải đạt được trong quá trình giảng dạy cho 
trẻ, không chỉ nắm chắc mà giáo viên còn phải tìm tòi, sáng tạo trong khi thực 
hiện, không ngừng đổi mới phương pháp, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin 
trong giảng dạy. Khi cần thực hiện linh hoạt sáng tạo sao cho tiết học nhẹ nhàng, 
thoải mái, sinh động cuốn hút trẻ vào bài học. Đồ dùng trực quan sinh động song 
phải phù hợp với chủ đề và nội dung bài dạy mà vẫn đảm bảo được yêu cầu của bài.
 7.1.3. Biện pháp 3: Sử dụng đồ dùng trực quan minh họa trong các giờ 
dạy thơ cho trẻ.
 Tư duy của trẻ Mẫu giáo 5 - 6 tuổi là tư duy trực quan hành động, trẻ phải 
được trực tiếp hoạt động, phải được trải nghiệm thì quá trình nhận thức mới có 
kết quả bền vững. Bất cứ một môn học nào giáo viên Mầm non phải có đồ dùng 
trực quan phù hợp, đẹp mắt thì mới thu hút được trẻ vào hoạt động.
 Việc dạy trẻ học một bài thơ không khác nào dạy trẻ học mà không có đồ 
dùng vì thơ là sản phẩm của ngôn ngữ rất trừu tượng. Chính vì vậy càng cần 
phải có đồ dùng trực quan để giúp trẻ hiểu được nội dung bài thơ.
 Đồ dùng để dạy thơ cho trẻ không đơn giản chỉ là tranh, ảnh, vật thật mà 
có thể là cả một mô hình theo nội dung bài thơ. Tranh ảnh, mô hình càng bám 
sát nội dung bài thơ bao nhiêu thì trẻ càng dễ hiểu dễ nhớ bấy nhiêu.
 Khi đã chuẩn bị được tranh ảnh, mô hình phù hợp với nội dung bài thơ 
giáo viên còn cần phải khéo léo khai thác tranh ảnh, mô hình sao cho thật hiệu 
quả. Chú ý đến thời điểm sử dụng tranh ảnh, số 
 lần sử dụng tranh ảnh, chú ý đến địa điểm đặt mô hình cho trẻ quan sát... 
thì mới phát huy được tác dụng giúp trẻ cảm nhận nội dung tác phẩm một cách 
sâu sắc.
 Trước đây khi dạy các tiết thơ tôi thường sử dụng tranh minh hoạ có bán 
sẵn trên thị trường. Thường những loại tranh này hình ảnh không rõ ràng và 
cũng không thể hiện được hết nội dung của các đoạn thơ, khổ thơ. Khi giảng dạy 
như vậy tôi thấy chất lượng đạt được thể hiện trên học sinh không cao. 
 Khi nghiên cứu đề tài này tôi đã suy nghĩ làm thế nào để trẻ lớp tôi tiếp 
thu bài tốt và phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của trẻ? Tôi đã tiến 
hành các cách làm như sau:
 8 dạy lớp mình bài thơ.... Các cháu nghe cô đọc mẫu....các cháu hãy trả lời câu hỏi 
sau....cả lớp đọc theo cô nào... Cô giáo có thể tổ chức giờ học dưới hình thức 
một cuộc thi, một buổi giao lưu, một chương trình mà trong đó vẫn đủ các bước 
như giới thiệu bài thơ, tác giả, cô đọc mẫu, đàm thoại, giảng giải và dạy trẻ đọc 
thơ. Nếu giờ học theo khuôn mẫu luôn làm cho trẻ nhàm chán thì khi giáo viên 
thiết kế giờ học theo một hình thức mới trẻ sẽ rất húng thú và tham gia một cách 
tích cực. Đơn giản vì trẻ nghĩ là trẻ đang tham gia một cuộc thi, một buổi giao 
lưu, một chương trình Bé yêu thơ... khi đó trẻ có cơ hội bộc lộ thật hồn nhiên 
những cảm xúc bay bổng của tâm hồn thơ bé. Trẻ không những đọc thuộc thơ 
mà còn biết thể hiện động tác điệu bộ cử chỉ minh họa phù hợp với bài thơ một 
cách hồn nhiên, biết đọc diễn cảm...
 Để thiết kế giờ học nhẹ nhàng, phát huy tính tích cực của trẻ trước hết tôi 
lựa chọn bài thơ hay, phù hợp với cách cảm, cách nghĩ của trẻ ở lớp tôi giảng 
dạy, phù hợp với chủ đề đang học, rồi đọc diễn cảm một cách tự nhiên, rõ vần 
điệu, nhạc điệu cho trẻ nghe, nhấn mạnh các hình tượng trong bài thơ, giúp trẻ 
cảm nhận vẻ đẹp ngôn ngữ trong bài thơ đó. 
 Với bài thơ được phổ nhạc như bài: “Hạt gạo làng ta”, “Hoa kết trái”...thì 
kết thúc tôi cho trẻ hát luôn bài hát đó và với bài có thể múa minh hoạ tôi cũng 
cho trẻ thể hiện luôn tôi thấy trẻ rất vui thích. Từ đó khêu gợi ở trẻ những cảm 
xúc, những ý tưởng và tôi khuyến khích trẻ kể lại những điều mà trẻ cảm nhận 
được khi đọc bài thơ.
 Để thiết kế giờ học nhẹ nhàng, phát huy tính tích cực của trẻ đòi hỏi tôi 
phải có sự đầu tư, chuẩn bị kỹ lưỡng hơn một tiết học bình thường, từ khâu thiết 
kế giáo án đến chuẩn bị đồ dùng, thậm chí tôi còn phải tập đóng vai như một 
người dẫn chương trình vậy. Để đạt được kết quả cao nhất, tôi còn phải sử dụng 
đến các phương tiện như máy chiếu, ti vi... Giáo án dạy các tiết thơ như vậy phải 
là giáo án được chuẩn bị kỹ càng hoặc là giáo án điện tử được trình chiếu thì trẻ 
sẽ rất chú ý, rất hứng thú.
 Phát huy tính tích cực của trẻ là cuốn hút trẻ vào hoạt động từ đó trẻ tiếp 
thu kiến thức mới. Trong giờ dạy thơ sự tích cực của trẻ biểu hiện qua việc trẻ 
tham gia trả lời các câu hỏi đàm thoại theo nội dung bài thơ, qua việc trẻ tích 
cực đọc thơ, đọc thơ diễn cảm, có động tác minh họa phù hợp. Tôi phải thật 
khéo léo, linh hoạt để trẻ lớp tôi tích cực tham gia vào các hoạt động này. Hệ 
thống câu hỏi sử dụng khi đàm thoại là những câu hỏi gợi mở, câu hỏi đưa ra từ 
dễ đến khó, câu hỏi khó tôi dành cho những trẻ khá, giỏi, câu hỏi dễ dành cho 
những trẻ yếu hơn sao cho cháu nào cũng được trả lời, góp ý kiến.
 Đọc thơ diễn cảm và làm động tác minh họa không phải cháu nào cũng 
thực hiện được, vì vậy tôi phải làm mẫu sau đó cho trẻ thực hiện tập thể trước, 
cả lớp, đến các tổ, nhóm trẻ thực hiện rồi mới đến cá nhân. Khi gọi cá nhân lại 
lấy tinh thần xung phong trước. Tôi luôn chú ý đến những cháu yếu hơn, nhút 
nhát hơn các bạn để giúp đỡ trẻ. Đồng thời tôi động viên, khen thưởng kịp thời. 
 10

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_day_tre_5_6_tuoi_doc_tho_dien_cam_o_tr.docx