SKKN Một số biện pháp dạy trẻ 5-6 tuổi các kỹ năng vận động cơ bản
Chăm sóc giáo dục trẻ em ngay từ những tháng năm đầu tiên của cuộc sống là một việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự nghiệp chăm lo đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những con người tương lai của đất nước. Việt Nam đang có một bước chuyển mình mạnh mẽ trên con đường đi đến xây dựng cuộc sống ấm no, văn minh và hạnh phúc. Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai, trẻ em sinh ra có quyền được chăm sóc và bảo vệ, được tồn tại, được chấp nhận trong gia đình và cộng đồng. Vì thế giáo dục con người ở lứa tuổi mầm non vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của mỗi con người đối với xã hội, đối với cộng đồng. Trong nghị quyết trung ương 4 về những vấn đề cấp bách của sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân ghi rõ: “ Sức khỏe là cái vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Hiện nay chiến lược “ Phát triển nguồn lực con người” đã và đang được Đảng và nhà nước ta rất quan tâm. Vậy trẻ em ở lứa tuổi mầm non được coi là “ giai đoạn quan trọng đặt nền móng hình thành mọi nhân tố ban đầu của con người, khi được hình thành, rèn luyện, phát triển mọi khả năng để có thể tiếp nhận và hành động theo những gì xung quanh cuộc sống của trẻ” cho nên các hoạt động giáo dục trẻ trong trường mầm non là vô cùng quan trọng, trong đó phát triển vận động là một trong các lĩnh vực quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ mầm non.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp dạy trẻ 5-6 tuổi các kỹ năng vận động cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp dạy trẻ 5-6 tuổi các kỹ năng vận động cơ bản

Những năm học trước, giáo viên trường MN Trung Sơn nói chung và bản thân tôi nói riêng cũng đã áp dụng một số biện pháp cũ, nhằm phát triển vận động cho trẻ như tập trung hướng dẫn các kĩ năng vận động cơ bản và các trò chơi vận động nhưng chưa đạt hiệu quả cao, các kĩ năng vận động của trẻ còn hạn chế. Là một giáo viên tôi luôn trăn trở làm thế nào để có thể nâng cao hiệu quả tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ của lớp tôi. Vì vậy, năm học 2022- 2023 tôi đã mạnh dạn chọn “ Một số biện pháp dạy trẻ 5-6 tuổi các kỹ năng vận động cơ bản” muốn góp một phần nhỏ kinh nghiệm của mình vào quá trình chăm sóc giáo dục trẻ. PHẦN B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Thực trạng việc giáo dục phát triển vận động cho trẻ lớp 5- 6 tuổi A1 trường MN Trung Sơn. Năm học 2022- 2023 tôi được nhà trường phân công phụ trách lớp 5- 6 tuổi A1 với tổng số 35 trẻ. Qua đánh giá, phân tích tôi nhận thấy một số ưu điểm, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân như sau: 1.1. Ưu điểm: - Bản thân tôi là một giáo viên yêu nghề, mến trẻ, trách nhiệm, nhiệt tình - Trẻ lớp tôi đi học đều, phần lớn các con thích tham gia vào các hoạt động, trò chơi vận động. - Phụ huynh luôn tin tưởng, phối hợp với giáo viên trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. 1.2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân 1.2.1. Giáo viên - Tồn tại, hạn chế Bản thân tôi còn hạn chế trong việc thiết kế môi trường phát triển vận động cho trẻ. Ngoài ra tôi cũng chưa thực sự đổi mới phương pháp và hình thức khi giáo dục phát triển vận động cho trẻ. Môi trường bên trong, bên ngoài, đồ dùng sắp xếp chưa hợp lý. Việc lồng ghép tích hợp các hoạt động còn chưa có sự linh hoạt. - Nguyên nhân: Do giáo viên còn chưa linh hoạt, sáng tạo trong quá trình tổ chức các hoạt động phát triển vận động cho trẻ. Một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc phát triển vận động cho trẻ do nhận thức của một số phụ huynh coi phát triển vận động là hoạt động phụ, chưa coi trọng phát triển vận động cho trẻ. - Nguyên nhân: Phần lớn phụ huynh làm nghề nông và công nhân nên chưa có nhiều thời gian quan tâm đến con. Một số phụ huynh còn nuông chiều con, còn làm hộ con tất cả mọi việc không để trẻ tự phục vụ cho bản thân, dẫn đến trẻ lười vận động. 1.2.4. Nhà trường - Tồn tại, hạn chế Môi trường tổ chức hoạt động cho trẻ bị hạn chế, trang thiết bị đồ dùng, dụng cụ còn thiếu chưa đủ cho việc tổ chức hoạt động. Đồ chơi ngoài trời chưa phong phú cho trẻ phát triển vận động. - Nguyên nhân Cơ sở vật chất của nhà trường chưa thực sự đảm bảo, thiếu đồ dùng theo thông tư số 01. 2. Biện pháp dạy trẻ 5- 6 tuổi các kỹ năng vận động cơ bản 2.1. Biện pháp 1: Dạy trẻ kỹ các kỹ năng vận động cơ bản thông qua giờ học phát triển vận động. 2.2.1. Nội dung biện pháp - Rèn các kỹ năng vận động cơ bản trên cơ sở các bài học 2.2.2. Cách thức, quá trình áp dụng biện pháp - Giờ học phát triển vận động: Tôi chú ý đến kỹ năng vận động của trẻ tùy theo các nhóm vận động vận động cơ bản - Để trẻ có kỹ năng vận động tôi luôn chú trọng đến việc chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi cho tiết học thật chu đáo, đầy đủ, đúng kích thước, phù hợp với lứa tuổi giúp kích thích sự ham học của trẻ. Sau khi xác định được mục đích- yêu cầu của hoạt động việc đầu tiên tôi nghĩ đến đó là tạo ra những đồ dùng, đồ chơi khoa học, chuẩn, đẹp mắt, kích thích trẻ mong muốn được hoạt động với nó. - Thông qua đó trẻ sẽ cảm thấy thích thú và tham gia hoạt động đạt hiệu quả cao hơn - Đến giờ học giúp trẻ có kỹ năng tốt tôi làm mẫu thật chính xác và phân tích rõ ràng dễ hiểu cho trẻ quan sát. + Đối với hoạt động dễ thực hiện như vận động “ Ném và bắt bóng với người đối diện (cách 4m)” bắt được 3 lần liên tiếp. Cô có thể làm mẫu 1- 2 lần và kết hợp phân tích. - Sau khi làm mẫu cho trẻ thực hiện tôi cũng chú trọng đến kỹ năng thực hiện của trẻ. Với vận động “ đi”, “ bò”, “ trườn”, “ chạy”, hay “ đi thăng bằng trên ghế thể dục đầu đội túi cát” yêu cầu trẻ phải giữ thăng bằng, mắt nhìn thẳng về phía các động tác phát triển nhóm cơ và hô hấp là 35/35 trẻ đạt 100%, trẻ có kỹ năng vận động cơ bản và tố chất trong vận động là 33/35 trẻ đạt 94,3%, trẻ biết thực hiện và phối hợp được các cử động của bàn tay, ngón tay, phối hợp tay- mắt là 34/35 trẻ đạt 97,1%, tăng so với trước khi áp dụng biện pháp. Hình ảnh tiết học có dự giờ của BGH và GV trong trường 2.2. Biện pháp 2: Rèn kỹ năng vận động thông qua các hoạt động khác 2.2.1. Nội dung biện pháp - Tăng cường cơ hội cho trẻ được thể hiện bản thân, giúp trẻ tự tin, mạnh dạn, chủ động tham gia các hoạt động phát triển vận động thông qua các hoạt động khác. 2.3.2. Cách thức, quá trình áp dụng biện pháp + Hoạt động ngoài trời: Đây là 1 hoạt động có vai trò quan trọng trong sự phát triển thể chất của trẻ. Khi tổ chức hoạt động ngoài trời có chủ đích: Tôi lựa chọn các nội dung trẻ đã được tập trên tiết học, nhằm củng cố các kỹ năng vận động cho trẻ. Trong quá trình học, tôi lựa chọn các hình thức nhẹ nhàng để trẻ vừa học vừa chơi, trẻ được trả nghiệm, được vận động. => Ví dụ: Thông qua trò chơi “ Chuyền bóng qua đầu” củng cố cho trẻ kỹ thuật chuyền và bắt bóng - Môi trường với nội dung hoạt động mang tính chất phát triển vận động luôn đặt ra cho trẻ những thử thách, tìm tòi, khám phá trong các hình thức hoạt động phát triển vận động hấp dẫn, lôi cuốn trẻ tích cực hứng thú tham gia vận động một cách tự nguyện và tự giác. - Môi trường trong lớp: Góc chơi phát triển vận động, tôi trang trí nổi bật các hình ảnh ngộ nghĩnh về bé đang hoạt động phát triển vận động. Tôi đã tạo ra một khoảng trống đủ rộng để trẻ có thể chơi trò chơi vận động; Có đầy đủ các phương tiện, dụng cụ vận động được bố trí ở trong góc sao cho dễ thấy và dễ cất. - Như vậy sẽ tạo cho trẻ sự mới lạ, hấp dẫn, đồng thời làm phong phú thêm nội dung chơi, kích thích sự hứng thú cho trẻ khi tham gia hoạt động góc. Tôi cho trẻ cùng tham gia vào việc bố trí, sắp xếp đồ dùng, đồ chơi trên giá góc để khơi gợi sự tích cực của trẻ. Hình ảnh phát triển vận động khu vực hành lang lớp học - Đối với các khu vực vui chơi vận động ngoài trời: Tôi chuẩn bị các thiết bị, dụng cụ, đồ chơi để trẻ vận động luôn đảm bảo an toàn, phù hợp với kích thước của trẻ; nền phía dưới đồ chơi phải mềm để đỡ cho trẻ khi ngã. Có kích thước phù hợp, thuận lợi cho trẻ thực hiện các vận động để trên nền đất hoặc nền cỏ nhân tạo ở khu sân chơi vận động dành riêng cho trẻ hoạt động phát triển thế chất, đồng thời trang trí thêm một số hình ảnh minh họa trò chơi vận động để có thể thu hút và hướng dẫn trẻ chơi, hoạt động. 2.4.2. Cách tiến hành - Để thực hiện tốt công tác phối kết hợp ngay từ đầu năm học. Tôi đã thực hiện công tác tuyên truyền tới các bậc phụ huynh về nội dung, chương trình học của bé, thống nhất một số biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Hướng dẫn phụ huynh cách giúp trẻ phát triển vận động công việc tự phục ở nhà như: Tập quét nhà, lau bàn, ghế, chơi các trò chơi dân gian kết hợp với các vận động ở lớp cùng các anh, các chị. Qua đây tăng thêm sự gắn bó tạo một môi trường giao tiếp giữa con và bố mẹ, anh chị em trong nhà. - Sự phối kết hợp này không chỉ giúp cha mẹ và giáo viên có kiến thức chăm sóc trẻ một cách có khoa học mà còn giúp cho cha mẹ hiểu thêm được công việc của cô giáo ở lớp, cũng như giáo viên hiểu được hoàn cảnh, điều kiện sống của trẻ ở gia đình để có biện pháp giáo dục phù hợp, tạo nên mối quan hệ thân thiết cởi mở, thân thiện giữa phụ huynh và giáo viên. Chính vì vậy sự kết hợp giáo dục giữa cha mẹ và cô giáo là vô cùng quan trọng giúp trẻ phát triển một cách toàn diện. - Phụ huynh quan tâm đến việc học tập của con, rất vui hài lòng, yên tâm và luôn tin tưởng khi trao gửi con cho chúng tôi chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, chính vì vậy phụ huynh rất nhiệt tình tham gia vào các cuộc vận động, ủng hộ khi giáo viên phát động công tác làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ, đầu tư trang thiết bị phục vụ cho con em ở trường cũng như ở nhà. Họ sắp xếp thời gian để phối hợp cùng với giáo viên trong việc tạo môi trường trong và ngoài lớp, hoặc cùng tham gia các hoạt động của giáo viên. PHẦN C. MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP Sau thời gian áp dụng “ Một số biện pháp dạy trẻ 5-6 tuổi các kỹ năng vận động cơ bản” tôi đã thu được kết quả ngoài sự mong đợi. Kết quả trên trẻ so với trước khi áp dụng biện pháp được thể hiện qua bảng sau: Bảng so sánh đối chứng: Nội dung Đầu năm Cuối năm Tăng STT Số trẻ Tỷ lệ Số trẻ Tỷ lệ Tỷ lệ đạt đạt % % % 1 Trẻ mạnh dạn tự tin, tích 13/ 35 37,1% 35/35 100% 62,9% cực tham gia hoạt động Thực hiện được các động tác 2 phát triển nhóm cơ và hô hấp 16/ 35 45,7% 35/35 100% 54,3% Thể hiện kỹ năng vận động cơ 3 bản và tố chất trong vận động 14/ 35 40% 33/35 94,3% 54,3% Thực hiện và phối hợp 4 được các cử động của bàn 15/ 35 42,9% 34/35 97,1% 54,2% tay, ngón tay, phối hợp tay- mắt Sau khi áp dụng đồng bộ các biện pháp ở trên với mục tiêu nâng cao hiệu quả phát triển vận động cho trẻ tôi đạt được những kết quả sau: PHẦN D. CAM KẾT Tôi xin cam kết bản Báo cáo “ Một số biện pháp dạy trẻ 5-6 tuổi các kỹ năng vận động cơ bản” cho trẻ lớp mẫu giáo 5-6 tuổi A1 trường mầm non Trung Sơn là của tôi. Tôi không sao chép, vi phạm bản quyền của người khác, biện pháp này chưa được tôi sử dụng để đề xuất xét duyệt thành tích đối với bản thân trước đó. Biện pháp tôi thực hiện được nhà trường, tổ chuyên môn cùng các đồng nghiệp đánh giá cao nhưng không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được sự quan tâm đóng góp ý kiến của Ban giám khảo để biện pháp của tôi được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Trung Sơn, ngày 05 tháng 10 năm 2023 GIÁO VIÊN Nguyễn Thị Thu Hà PHẦN E. ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT CỦA NHÀ TRƯỜNG 1. Đánh giá, nhận xét của Tổ chuyên môn ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... TỔ TRƯỞNG TỔ CHUYÊN MÔN Nguyễn Thị Huyền
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_day_tre_5_6_tuoi_cac_ky_nang_van_dong.docx