SKKN Một số biện pháp dạy trẻ 5-6 tuổi biết yêu thương và chia sẻ trong năm học 2022-2023

Dạy trẻ biết yêu thương chia sẻ là giáo dục cách sống tích cực trong xã hội hiện đại. Sự chia sẻ là một trong những kỹ năng quan trọng của trẻ, giúp trẻ dễ kết bạn, hòa nhập với bạn bè đặc biệt giúp trẻ năm tuổi có tâm thế sẵn sàng khi bước vào lớp một. Trong thực tế ở trường mầm non việc dạy trẻ biết yêu thương chia sẻ thực sự chưa được chú trọng, phần lớn chỉ tích hợp nội dung này trong tiết học kể chuyện, thơ (với những câu chuyện bài thơ có nội dung phù hợp) hoặc xử lí một vài tình huống xảy ra trong lớp. Bên cạnh đó giáo viên chưa có kỹ năng xây dựng kế hoạch giáo dục lĩnh vực phát triển tình cảm - kỹ năng xã hội, chưa có các hoạt động độc lập, chưa linh hoạt sáng tạo lồng ghép tích hợp vào các hoạt động khác. Hiệu quả thực sự chưa cao, bản thân giáo viên chưa tận dụng các tình huống phù hợp để giáo dục trẻ trong mọi hoạt động. Trẻ ở vùng nông thôn còn nhút nhát chưa tự tin để nói lời yêu thương, chưa mạnh dạn chia sẻ với mọi người. Từ những lý luận và thực tiễn trên để thực hiện nội dung giáo dục tình yêu thương và giúp trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi biết yêu thương, chia sẻ tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và đưa vào áp dụng đề tài: “Một số biệp pháp dạy trẻ 5-6 tuổi biết yêu thương và chia sẻ” trong năm học 2022 - 2023.
docx 18 trang skmamnonhay 23/01/2025 1101
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp dạy trẻ 5-6 tuổi biết yêu thương và chia sẻ trong năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp dạy trẻ 5-6 tuổi biết yêu thương và chia sẻ trong năm học 2022-2023

SKKN Một số biện pháp dạy trẻ 5-6 tuổi biết yêu thương và chia sẻ trong năm học 2022-2023
 1
 PHẦN A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
 Là người ai cũng cần có tình yêu thương, trao yêu thương và nhận lại yêu 
thương đó như một nhu cầu hạnh phúc mà mọi người ai cũng tìm kiếm trên suố t 
hành trình sống của mình. Tình yêu thương không phải bỗng dưng mà có được, nó 
phải được nuôi nấng dạy dỗ từ khi còn bé thơ.
 Ở lứa tuổi mầm non, tình cảm yêu thương đóng vai trò quan trọng trong sự 
phát triển toàn bộ nhân cách và chi phối mạnh mẽ đời sống của trẻ. Trẻ luôn có nhu 
cầu đòi hỏi mọi người biểu hiện tình cảm yêu thương với mình và bản thân trẻ cũng 
muốn được thể hiện tình cảm, chia sẻ tình yêu thương của mình với mọi người xung 
quanh.
 Dạy trẻ biết yêu thương chia sẻ là giáo dục cách sống tích cực trong xã hội 
hiện đại. Sự chia sẻ là một tro ng những kỹ năng quan trọng của trẻ, giúp trẻ dễ kết 
bạn, hòa nhập với bạn bè đặc biệt giúp trẻ năm tuổi có tâm thế sẵn sàng khi bước 
vào lớp một. Trong thực tế ở trường mầm non việc dạy trẻ biết yêu thương chia sẻ 
thực sự chưa được chú trọng, phần lớn chỉ tích hợp nội dung này trong tiết học kể 
chuyện, thơ (với những câu chuyện bài thơ có nội dung phù hợp) hoặc xử lí một vài 
tình huống xảy ra trong lớp. Bên cạnh đó giáo viên chưa có kỹ năng xây dựng kế 
hoạch giáo dục lĩnh vực phát triển tình cảm - kỹ năng xã hội, chưa có các hoạt động 
độc lập, chưa linh hoạt sáng tạo lồng ghép tích hợp vào các hoạt động khác. Hiệu 
quả thực sự chưa cao, bản thân giáo viên chưa tận dụng các tình huống phù hợp để 
giáo dục trẻ trong mọi hoạt động. Trẻ ở vùng nông thôn còn nhút nhát chưa tự tin để 
nói lời yêu thương, chưa mạnh dạn chia sẻ với mọi người.
 Từ những lý luận và thực tiễn trên để thực hiện nội dung giáo dục tình yêu 
thương và giúp trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi biết yêu thương, chia sẻ tôi đã mạnh dạn 
nghiên cứu và đưa vào áp dụng đề tài: “Một số biệp pháp dạy trẻ 5-6 tuổi biết yêu 
thương và chia sẻ” trong năm học 2022 - 2023.
II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu: Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
2. Phạm vi: Lớp mẫu giáo 5-6 tuổi A4.
3. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 5 năm 2023.
III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
1. Đối với giáo viên:
 - Có thêm kiến thức về lĩnh vực phát triển tình cảm - kỹ năng xã hội.
 - Nâng cao chất lượng dạy và học các cách giáo dục tình yêu thương, chia sẻ 
cho trẻ 5-6 tuổi.
 - Nghiên cứu áp dụng kinh nghiệm của bản thân đưa ra một số kinh nghiệm 3
hài lòng. Trong một số trường hợp, trẻ em là đối tượng để trút giận mỗi khi họ không 
vui. Bên cạnh đó cũng có nhiều gia đình kinh tế khá giả nên thường coi những đứa 
trẻ như những “cậu ấm”, “cô chiêu”, như vàng bạc, kim cương, ... Chính ông bà, bố 
mẹ thường chiều trẻ, chăm sóc cho trẻ từ đầu tới chân. Có rất nhiều trẻ 5-6 tuổi rồi 
vẫn được ông bà, bố mẹ xúc cơm cho, các phụ huynh không cho trẻ động tay, động 
chân vào bất cứ việc gì. Từ đó trẻ thường nghĩ những việc tự phục vụ bản thân là 
việc của ông bà, bố mẹ, dẫn đến trẻ không biết quan tâm chia sẻ với mọi người.
 Đối với giáo viên đa số đã nhận thức đầy đủ và có thái độ đúng đắn trong giáo 
dục tình yêu thương, chia sẻ cho trẻ. Tuy nhiên trên thực tế việc giáo dục trẻ biết yêu 
thương chia sẻ tại trường mầm non nói chung và trường mầm non của chúng tôi còn 
nhiều hạn chế do giáo viên còn ít kinh nghiệm, chưa biết lựa chọn nội dung, xây 
dựng kế hoạch, lồng ghép giáo dục tình yêu thương, chia sẻ để vận dụng vào thực tế 
chưa phù hợp với đối tượng trẻ.
3. Khảo sát thực trạng:
a. Thuận lợi:
 Nhà trường quan tâm đầu tư cơ sở vật chất đầy đủ, lớp học rộng rãi thoáng 
mát, lớp được trang bị đầy đủ đồ dùng, đồ chơi đáp ứng đủ nhu cầu học tập và vui 
chơi của trẻ. Các lớp đều có máy tính được kết nối mạng Internet, có tivi phục vụ 
cho hoạt động dạy và học có hiệu quả.
 Khuôn viên trường rộng có nhiều cây cối có điều kiện cho trẻ được tiếp xúc 
với thiên nhiên.
 Ban giám hiệu vững vàng về chuyên môn, luôn sát sao chỉ đạo giáo viên thực 
hiện tốt chuyên môn.
 Giáo viên có trình độ sư phạm, yêu nghề mến trẻ. Luôn luôn đoàn kết, giúp 
đỡ lẫn nhau.
b. Khó khăn:
 Lớp có một số trẻ quá hiếu động, khả năng tập trung kém. Một số trẻ còn nhút 
nhát, một số trẻ đi học chưa đều do hay ốm.
 Đa số trẻ là con đầu lòng được yêu thương, chiều chuộng nên việc chia sẻ tình 
yêu thương với mọi người, bạn bè còn hạn chế.
 Nhiều phụ huynh do công việc quá bận rộn không có thời gian gần gũi con, 
dạy con, đưa đón con, đa số nhờ cậy ông bà hoặc thuê người đưa đi đón về nên việc 
thống nhất quan điểm, biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ giữa phụ huynh và giáo viên 
còn gặp nhiều khó khăn. 5
 Tôi dành thời gian để tìm hiểu và tham khảo trên sách như: “Gieo hạt giống 
 yêu thương”, “Mẹ yêu con mãi mãi”, “Vô cùng tàn nhẫn, vô cùng yêu thương”, 
 “Vì sao con yêu ông”, “Vì sao con yêu bà”, “Vì sao con yêu bố”, “Vì sao con yêu 
 mẹ” hay sách “Một túi yêu thương”, các tài liệu, báo liên quan đến phương pháp 
 giáo dục tình cảm - kỹ năng xã hội cho trẻ để tìm ra các phương pháp phù hợp với 
 từng trẻ.
 Nhờ sự nỗ lực phấn đấu học hỏi không ngừng tôi đã tích lũy cho mình thêm 
 nhiều kinh nghiệm hơn về chuyên môn đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục tình cảm-
 kĩ năng xã hội cho trẻ mọi lúc mọi nơi. Tôi biết cách động viên, khen ngợi khích 
 lệ trẻ để trẻ vui thích đến lớp, coi cô như người bạn biết tôn trọng, lắng nghe, đem 
 đến sự an toàn và hạnh phúc cho trẻ. Từ đó tôi giáo dục trẻ biết yêu thương, chia 
 sẻ từ những điều tưởng chừng như đơn giản nhất.
 2. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch giáo dục dạy trẻ biết yêu thương, 
 chia sẻ.
 Việc xây dựng kế hoạch giáo dục tình yêu thương, chia sẻ cho trẻ giúp tôi 
 chủ động hơn trong việc chuẩn bị các đồ dùng, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động 
 giáo dục tình yêu thương, chia sẻ cho trẻ.
 Qua một quá trình nghiên cứu và học hỏi các kinh nghiệm xây dựng kế hoạch 
 tôi đã xây dựng kế hoạch giáo dục tình yêu thương, chia sẻ cho trẻ lớp tôi trong 
 năm học 2022- 2023 như sau:
 Kế hoạch giáo dục tình yêu thương, chia sẻ cho trẻ năm học 2022-2023 Lớp 
 mẫu giáo 5 tuổi A4
STT Nội dung giáo dục Thời gian Hình thức
 Lồng ghép qua hoạt động âm nhạc: 
 Yêu quý cô giáo, bạn 
 1 Tháng 9 Dạy hát “Em yêu trường em”, “Cô 
 bè, trường lớp
 giáo em”, tình bạn ...
 - Đoàn kết và giúp đỡ - Lồng ghép qua các giờ hoạt động 
 bạn bè góc, các trò chơi.
 - Lễ phép với cô, ông - Thông qua giờ đón trả trẻ.
 2 Tháng 10
 bà, bố mẹ
 - Hành động và lời - Trò chuyện, chia sẻ về sự kiện 
 nói yêu thương. 20/10.
 3 - Yêu thương gia Tháng 11 - Lồng ghép qua hoạt động khám phá: 
 đình Gia đình yêu thương của bé 7
 Tôi giới thiệu trò chuyện và cho trẻ quan sát một số nghề nghiệp, công việc 
của mẹ ngoài xã hội như: Bác sỹ, giáo viên, nghề nông...Sau đó, cho trẻ quan sát
một số hình ảnh, công việc của mẹ ở nhà như: Giặt quần áo, nấu ăn, bế em, lau nhà...
 Hỏi trẻ: Con thấy công việc của mẹ như thế nào? Hàng ngày mẹ làm nhiều 
việc vậy các con có thương mẹ không? Để thể hiện tình cảm của mình đối với mẹ 
các con phải làm gì? Hàng ngày mẹ làm việc vất vả ở ngoài đồng, hoặc ở trường, ở 
công ty may. về nhà mẹ chăm lo nhiều việc trong gia đình như: nấu ăn, giặt quần áo, 
quét, lau nhà, chăm em bé nên các con phải yêu thương mẹ và làm những việc vừa 
sức mình. Cho trẻ xem hình ảnh về công việc bé có thể làm giúp mẹ như: Nhặt rau 
cùng mẹ, gấp quần áo, chơi với em, quét nhà, rửa bát cùng mẹ,. Điều quan trọng là 
giáo dục trẻ: Những công việc như: nhặt rau, quét, lau nhà, gấp quần áo, trông em.các 
con đều có thể làm được để giúp mẹ đỡ vất vả hơn. Nếu làm được những công việc 
này chắc chắn mẹ và những người thân trong gia đình sẽ rất vui. Sau đó tôi giao 
nhiệm vụ cho trẻ về nhà sẽ giúp đỡ mẹ những công việc vừa sức mình và nhờ bố mẹ, 
anh chị quay video,
gửi lên nhóm Zalo cho cô và các bạn cùng xem.
 Hình ảnh 1: Bé giúp mẹ làm việc nhà
 Ngoài ra tôi còn xây dựng thêm một số video khác như: dạy trẻ biết giúp đỡ 
người khác, kỹ năng trồng cây, chăm sóc vườn rau, kỹ năng chăm sóc con vật..ở hoạt 
động ngoài trời, hoạt động chiều với những nội dung hấp dẫn, hình ảnh đẹp mắt.Từ 
đó giúp trẻ nhận thức trực tiếp và tiếp thu một cách nhanh nhất.
3.2. Sưu tầm các trò chơi giáo dục tình yêu thương chia sẻ cho trẻ.
 Vui chơi giúp trẻ khám phá và cảm nhận thế giới xung quanh, cũng như phát 
triển trí tưởng tượng và sự sáng tạo của trẻ. Trên thực tế, vui chơi là một Khi lựa chọn truyện cho trẻ tôi sưu tầm các câu chuyện có nhân vật sinh 
động, thân thiện, gần gũi với trẻ, nội dung truyện giáo dục tình yêu thương, biết 
chia sẻ với mọi người như: Cây táo thần, Củ cải trắng, Bông hoa cúc trắng, Đôi bạn 
tốt, ai đáng khen nhiều hơn, ba cô gái, Tích Chu, bàn tay có nụ hôn...
 Ví dụ: Qua câu chuyện “Ai đáng khen nhiều hơn” tôi nhấn mạnh liên hệ giáo 
dục: Các con ạ! Hàng ngày bố mẹ của các con phải làm việc vất vả để nuôi các 
con khôn lớn, bố mẹ sẽ rất vui khi thấy các con biết vâng lời bố mẹ, yêu thương và 
nhường nhịn em bé, không những thế mà phải biết quan tâm và giúp đỡ mọi người 
xung quanh mình nữa đấy... ”
 Hay với những câu chuyện: Ba cô gái, Tích Chu... với những câu hỏi gợi mở 
sâu sắc: Trong truyện các con yêu thích nhân vật nào nhất? Vì sao?... Qua câu 
chuyện đó con học được điều gì ở nhân vật? Cô giáo dục được trẻ tính thật thà, cần 
cù trong lao động, dạy trẻ biết yêu cái thiện, phê phán cái ác, từ đó hình thành cho 
trẻ lòng nhân ái đối với mọi người xung quanh. Với câu chuyện: “Bàn tay có nụ 
hôn” thì tôi dạy trẻ cảm nhận sự yêu thương dành cho con chỉ là một nụ hôn, hay 
qua câu truyện: “Củ cải trắng” tình tiết câu chuyện chỉ có một củ cải trắng thôi mà 
các bạn lại nhường nhịn nhau. Đây chính là tình tiết tuyệt vời nhất mà tôi lồng ghép 
giáo dục cho trẻ sự đoàn kết, thương yêu, quan tâm, chia sẻ với bạn bè, không tranh 
giành đồ chơi với bạn, biết giúp bạn trong lúc khó khăn. Qua đó tạo điều kiện rèn 
luyện đạo đức cho trẻ, giúp trẻ hoàn thiện mình.
 Hình ảnh 3: Trẻ nghe truyện: “Ai đáng khen nhiều hơn”. 11
 Không chỉ với văn học, âm nhạc, tạo hình mà với hoạt động khám phá tuy 
khô khan nhưng biết khai thác đưa vào nội dung phù hợp thì sẽ tạo hứng thú, cảm 
xúc cho trẻ và đạt kết quả cao.
 Tôi lựa chọn các chủ đề cho trẻ khám phá thông qua đó dạy trẻ nói lời yêu 
thương tới những người thân trong gia đình, biết chia sẻ với những người thân
 Ví dụ: Hoạt động khám phá trò chuyện về ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 
với chủ đề “Tri ân các thầy cô giáo”. Khi tổ chức hoạt động này tôi muốn trẻ biết 
được công việc của các bác các cô trong trường. Tôi đã ghi hình ảnh của cô và trẻ 
ở trường, công việc của các cô, các bác trong trường sau đó cho trẻ xem và hỏi trẻ: 
Sau khi xem xong các hình ảnh đó con có cảm xúc gì? Tôi đặt câu hỏi mở để trẻ 
có những cách thể hiện cảm xúc khác nhau, thông qua đó trẻ biết quan tâm, chia sẻ 
và nói lời yêu thương tới các cô, các bác trong trường và gửi tới các bác các cô 
những lời chúc tốt đẹp nhất.
 + Con chúc cô hạnh phúc.
 + Con cảm ơn các cô.
 + Con yêu cô...
Tôi không chỉ dạy trẻ biết yêu thương những người thân trong gia đình, cô giáo và 
bạn bè, tôi còn dạy các con lòng biết ơn, biết yêu quí những người lao động xung 
quanh bé như bác bảo vệ, bác cấp dưỡng, bác lao công. Tôi đã xây dựng video hoạt 
động khám phá “Bác cấp dưỡng”. Bác cấp dưỡng trò chuyện với các bé về công 
việc hàng ngày và để trẻ hiểu những vất vả mà các bác đã làm, tôi giao cho trẻ 
nhiệm vụ làm “Đầu bếp nhí” tại góc nấu ăn, Sau khi tham ra “Đầu bếp nhí” tôi hỏi 
trẻ về cảm giác của mình khi làm những việc đó: Với những câu hỏi mở cho trẻ nói 
lên cảm xúc của mình như
 + Con thấy rất thú vị.
 + Con rất thích làm đầu bếp.
 + Con thấy khó...
 Các con ạ để có những bữa ăn ngon miệng hàng ngày các bác các cô cấp 
dưỡng, bố mẹ đã phải làm việc rất vất vả, vậy các con muốn làm gì để bày tỏ lòng 
biết ơn?
 + Con sẽ ăn hết xuất.
 + Con sẽ không làm rơi vãi cơm.
 + Con cảm ơn các bác cấp dưỡng, cảm ơn bố mẹ ...

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_day_tre_5_6_tuoi_biet_yeu_thuong_va_ch.docx
  • pdfSKKN Một số biện pháp dạy trẻ 5-6 tuổi biết yêu thương và chia sẻ trong năm học 2022-2023.pdf