SKKN Một số biện pháp dạy trẻ 5-6 tuổi biết yêu thương, quan tâm, chia sẻ với bạn bè, mọi người xung quanh
Trong xã hội công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay, cùng với nhịp đập hối hả của cuộc sống, con người cũng bận rộn hơn, gấp gáp hơn. Trong sự bận rộn và gấp gáp ấy, đôi khi vô tình chúng ta bỏ lại phía sau sự yêu thương, chia sẻ của mình đối với những người khác trong gia đình, xã hội. Hay nói cách khác, đây chính là sự vô tâm không để ý đến những người xung quanh. Hơn lúc nào hết, chúng ta cần hiểu rằng cho dù ở thời đại nào thì yêu thương và chia sẻ vẫn là điều cần thiết để giúp con người vượt qua nỗi đau của cuộc sống là sợi dây nhân ái gắn bó người với người, nhà với nhà và quan trọng hơn nó gắn kết toàn xã hội. Vậy làm thế nào để có thể định hướng và giáo dục các bé biết yêu thương, quan tâm, chia sẻ với bạn bè và mọi người xung quanh. Tôi đã mạnh dạn tìm hiểu và chọn đề: “Một số biện pháp dạy trẻ 5- 6 tuổi biết yêu thương, quan tâm, chia sẻ với bạn bè, mọi người xung quanh” để nghiên cứu trong năm học 2022 – 2023.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp dạy trẻ 5-6 tuổi biết yêu thương, quan tâm, chia sẻ với bạn bè, mọi người xung quanh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp dạy trẻ 5-6 tuổi biết yêu thương, quan tâm, chia sẻ với bạn bè, mọi người xung quanh
Mẫu 1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng Khoa học và công nghệ huyện Thanh Trì Trình độ Ngày tháng Chức Họ và tên Nơi công tác chuyên Tên sáng kiến năm sinh danh môn Một số biện pháp dạy trẻ 5- 6 Trường mầm Nguyễn Hải tuổi biết yêu thương, quan 16/07/1997 non C xã Tứ Giáo viên Cao đẳng Vân tâm, chia sẻ với bạn bè, mọi Hiệp người xung quanh - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục mẫu giáo. - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 01/8/2022 - Mô tả bản chất của sáng kiến: + Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm: Trong xã hội công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay, cùng với nhịp đập hối hả của cuộc sống, con người cũng bận rộn hơn, gấp gáp hơn. Trong sự bận rộn và gấp gáp ấy, đôi khi vô tình chúng ta bỏ lại phía sau sự yêu thương, chia sẻ của mình đối với những người khác trong gia đình, xã hội. Hay nói cách khác, đây chính là sự vô tâm không để ý đến những người xung quanh. Hơn lúc nào hết, chúng ta cần hiểu rằng cho dù ở thời đại nào thì yêu thương và chia sẻ vẫn là điều cần thiết để giúp con người vượt qua nỗi đau của cuộc sống là sợi dây nhân ái gắn bó người với người, nhà với nhà và quan trọng hơn nó gắn kết toàn xã hội. Vậy làm thế nào để có thể định hướng và giáo dục các bé biết yêu thương, quan tâm, chia sẻ với bạn bè và mọi người xung quanh. Tôi đã mạnh dạn tìm hiểu và chọn đề: “Một số biện pháp dạy trẻ 5- 6 tuổi biết yêu thương, quan tâm, chia sẻ với bạn bè, mọi người xung quanh” để nghiên cứu trong năm học 2022 – 2023. + Về nội dung của sáng kiến: * Phần A: Đặt vấn đề * Phần B: Giải quyết vấn đề Nội dung và giải pháp nhằm thực hiện một số biện pháp dạy trẻ 5- 6 tuổi biết yêu thương, quan tâm, chia sẻ với bạn bè, mọi người xung quanh + Biện pháp 1: Tự học, tự bồi dưỡng + Biện pháp 2: Tạo môi trường học tập cởi mở, thu hút trẻ góp phần xây dựng xã hội lành mạnh, có giá trị đặc biệt đối với trẻ khi lớn lên trong một xã hội văn hóa đa dạng, nền kinh tế phát triển và hội nhập. * Đối với giáo viên: Bản thân tôi đã học hỏi được thêm rất nhiều kinh nghiệm quý báu, mạnh dạn, tự tin, chủ động hơn khi tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ. Nắm bắt và hiểu được điểm tâm sinh lý của trẻ. Tạo được sự gần gũi, thân thiện với trẻ, với phụ huynh. Linh động, sáng tạo hơn trong việc tổ chức các hoạt động cho trẻ. Tạo được môi trường hoạt động cho trẻ thoải mái, mạnh dạn, tự tin thể hiện bản thân. Biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ người khác. Đồng thời nắm chắc được các nội dung, kiến thức, kỹ năng rèn sự quan tâm, chia sẻ cho trẻ. Giáo viên có hành vi mẫu mực, luôn là tấm gương sáng để trẻ noi theo. Biết yêu thương trẻ như con em của mình và biết kìm chế cảm xúc nóng giận khi xử lý các tình huống trên lớp, để mỗi ngày đến lớp là một ngày vui. * Đối với trẻ: Trẻ không còn nhút nhát mà tự tin thể hiện bản thân mình trước cuộc sống xung quanh, đồng thời cũng tự tin hơn để bước vào môi trường học tập mới tại trường tiểu học. Trong giờ chơi không còn hiện tượng đánh nhau, tranh giành đồ chơi nữa. Trẻ chơi đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, cùng chơi với bạn trong các trò chơi theo nhóm, trẻ đã biết nhừơng nhịn, chia sẻ đồ chơi với bạn, biết giúp các cô một số công việc đơn giản mà trẻ có thể tự làm được. Trẻ biết chào hỏi lễ phép, biết nói lời cảm ơn khi được nhận đồ và biết xin lỗi khi có lỗi. Trẻ biết vâng lời ông bà, bố mẹ, cô giáo và những người xung quanh. Biết quan tâm, giúp đỡ ông bà, bố mẹ và cô giáo. * Đối với phụ huynh: Phụ huynh đều hoan nghênh, tán thưởng và cùng kết hợp với giáo viên quan tâm chăm sóc, dạy dỗ con em mình ngày càng tốt hơn. Phụ huynh càng tin tưởng vào chất lượng chăm sóc giáo dục của lớp cũng như của nhà trường. - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu hoặc áp dụng thử nếu có: Những biện pháp trong đề tài được BGH đánh giá có hiệu quả cao trong quá trình dạy trẻ 5-6 tuổi biết yêu thương, quan tâm, chia sẻ với bạn bè và mọi người xung quanh. MỤC LỤC PHẦN A. ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................1 I. Lý do chọn đề tài................................................................................................1 II. Thời gian, đối tượng, phạm vi nghiên cứu .......................................................3 1. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm ......................................................................3 2. Phạm vi nghiên cứu và ứng dụng:.....................................................................3 3. Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu: ........................................................................3 4. Phương pháp nghiên cứu: .................................................................................3 5. Thời gian nghiên cứu: .......................................................................................3 PHẦN B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ .......................................................................4 I. Cơ sở lí luận:......................................................................................................4 II. Cở sở thực tiễn..................................................................................................4 1. Đặc điểm tình hình ............................................................................................4 2. Thuận lợi: ..........................................................................................................5 3. Khó khăn: ..........................................................................................................5 III. Các biện pháp đã tiến hành..............................................................................6 1. Biện pháp 1: Tự học, tự bồi dưỡng ..................................................................6 2. Biện pháp 2: Tạo môi trường học tập cởi mở, thu hút trẻ.................................7 3. Biện pháp 3: Dạy trẻ biết yêu thương, quan tâm, chia sẻ thông qua các hoạt động ngoại khoá ....................................................................................................9 3.1. Dạy trẻ biết yêu thương những người thân trong gia đình ............................9 3.2. Dạy trẻ biết yêu thương quan tâm đến bạn bè .............................................10 3.3. Dạy trẻ biết yêu thương quan tâm đến những người lao động ....................13 3.4. Dạy trẻ biết quan tâm cây cối, thiên nhiên...................................................14 3.5. Dạy trẻ biết yêu thương chia sẻ thông qua trò chơi tập thể.........................14 4. Biện pháp 4: Phối hợp với phụ huynh.............................................................16 IV. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm...................................................................19 PHẦN C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.....................................................21 I. Kết luận............................................................................................................21 II. Khuyến nghị: ..................................................................................................21 2 đức, và trước hết là có tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ, biết yêu thương mọi người như bé Trường. Tuy nhiên, không phải mọi đứa trẻ lớn lên đều tuyệt vời như mơ ước của cha mẹ. Không ít trong số đó trở thành những kẻ lệch lạc về chuẩn mực đạo đức mà khi đó cha mẹ là những nạn nhân đầu tiên, tiếp theo là cộng đồng xã hội. Cũng như ước mơ của các bậc phụ huynh, chúng tôi - những giáo viên mầm non cũng luôn mong muốn những học trò thân yêu của mình lớn lên sẽ trở thành một người tốt, có ích cho gia đình và xã hội. Do đó ngay từ tuổi mầm non không chỉ trau dồi cho trẻ những kiến thức cơ bản về cuộc sống xung quanh mà điều quan trọng nhất đó là giáo dục trẻ về đạo đức làm người. Vì vậy dạy cho trẻ biết cách yêu thương từ nhỏ sẽ là những bước nền tảng để trẻ trở thành người có nhân cách tốt trong tương lai. Có rất nhiều khó khăn để chúng tôi có thể hoàn thành nhiệm vụ giáo dục của mình, nếu không tìm ra các giải pháp phù hợp thì sẽ tạo ra sự phát triển không đồng đều về nhận thức và với nhiều tính cách khác nhau trẻ khó có thể hoà nhập với môi trường mới với cô giáo và các bạn ảnh hưởng đến kết quả và chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Trong thực tế ở trường mầm non việc dạy trẻ một số kỹ năng sống như biết yêu thương thực sự chưa được chú trọng phần lớn chỉ tích hợp nội dung này trong tiết học kể chuyện, thơ (với những câu chuyện bài thơ có nội dung phù hợp) hoặc xử lí một vài tình huống xảy ra khi trẻ tranh giành đồ chơi, đánh bạn. Nguyên nhân chủ yếu của thực trạng này xuất phát từ nhu cầu, đòi hỏi của phụ huynh. Phụ huynh quan tâm nhiều đến việc con đến trường học được bài hát, bài thơ, chữ gì hay số mấy...chứ chưa thực sự quan tâm đến việc giáo dục kĩ năng cho trẻ. Người giáo viên đôi khi bị cuốn theo đòi hỏi, nhu cầu của phụ huynh, bên cạnh đó cũng có nhiều cô giáo chưa thấy được việc dạy trẻ biết yêu thương chia sẻ sẽ góp phần quan trọng trong giáo dục hình thành nhân cách trẻ, hơn nữa việc dạy trẻ biết yêu thương chia sẻ là một lĩnh vực rất mới không có nhiều tài liệu để tham khảo đòi hỏi giáo viên phải dành nhiều thời gian công sức để nghiên cứu tìm ra các biện pháp phù hợp và phải có sự phối hợp đồng bộ giữa phụ huynh và nhà trường. Vậy làm thế nào để có thể định hướng và giáo dục các bé biết yêu thương, quan tâm, chia sẻ với bạn bè và mọi người xung quanh. Tôi đã mạnh dạn tìm hiểu và chọn đề: “Một số biện pháp dạy trẻ 5- 6 tuổi biết yêu thương, quan tâm, chia sẻ với bạn bè, mọi người xung quanh” để nghiên cứu trong năm học 2022 – 2023. 4 PHẦN B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lí luận: Theo ThS. Trần Chí Vĩnh Long - Giảng viên tâm lý học, trường Đại học Tài chính – Marketing thì trẻ lứa tuổi mẫu giáo lớn hành vi của chúng tương đối dễ xác định. Nếu động cơ vì xã hội chiếm ưu thế thì trẻ sẽ thực hiện những hành vi mang tính đạo đức tốt đẹp. Ngược lại nếu động cơ nhằm thoả mãn quyền lợi riêng chiếm ưu thế thì trong nhiều trường hợp trẻ sẽ hành động nhằm tìm kiếm những quyền lợi cá nhân ích kỷ, dẫn đến những sai phạm nghiêm trọng về quy tắc đạo đức xã hội. Đối với những đứa trẻ này cần áp dụng những biện pháp giáo dục thích hợp, có hiệu quả nhằm thay đổi những cơ sở của nhân cách đã được hình thành một cách bất lợi này, trước hết phải cảm hoá trẻ bằng tình yêu thương, đồng thời lại đòi hỏi ở chúng sự yêu thương và quan tâm đến những người xung quanh, tạo ra những tình huống để gợi lên ở trẻ những hành vi đạo đức tốt đẹp. Tuy nhiên, mỗi một đứa trẻ ngay từ khi ra đời đã là một cá thể độc lập, có cá tính và những mong muốn độc lập của riêng mình. Bất kể là cô giáo hay bố mẹ đều không có đặc quyền chi phối và hạn chế hành vi của chúng, vì vậy việc áp dụng các biện pháp giáo dục phù hợp với mục tiêu giảng dạy đòi hỏi phải có sự linh hoạt và mềm dẻo phù hợp với khả năng cũng như hứng thú của trẻ. Đó là cốt lõi trong giáo dục cho trẻ có được nền tảng đạo đức của nhân cách con người tương lai. II. Cở sở thực tiễn 1. Đặc điểm tình hình - Trường nằm trên một xã ven đô nằm ở vị trí trung tâm huyện Thanh Trì và đang trong thời kỳ đô thị hoá. Đời sống của nhân dân trong xã ngày một nâng cao, trẻ em được quan tâm nhiều hơn. Có nhiều khu chung cư đang xây dựng và nhiều hộ dân ở nơi khác chuyển đến mua đất làm nhà, thuê trọ... Vì vậy, dân số ngày càng tăng, có nhiều trẻ trong độ tuổi mầm non đến trường. Trường có cơ sở vật chất khang trang, rộng rãi, thoáng mát. Có đầy đủ các đồ dùng, trang thiết bị phục vụ cho công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Năm học 2022-2023, tổng số nhóm, lớp mẫu giáo trong trường là 17 lớp trong đó có 2 lớp nhà trẻ 24 - 36 tháng, 15 lớp mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi. Năm học 2022- 2023 tôi được nhà trường phân công dạy lớp MGL A5 với sĩ số là 38 học sinh. Trong đó có 25 học sinh nam và có 13 học sinh nữ. Gồm 02 giáo viên. Trong thời gian thực hiện đề tài này tôi đã gặp những thuận lợi và khó khăn sau:
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_day_tre_5_6_tuoi_biet_yeu_thuong_quan.doc