SKKN Một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi trong thời gian dịch Covid – 19 tại nhà

Tôi nhận thấy trẻ trong lớp do thời gian nghỉ dịch Covid quá dài nên các kĩ năng sống còn nhiều hạn chế, một số kĩ năng còn yếu chưa thành thạo. Tôi thiết nghĩ mình phải có trách nhiệm đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục trẻ phát triển một cánh toàn diện nhằm giúp trẻ có những kinh nghiệm trong cuộc sống, biết được những điều nên làm và những điều không nên làm, giúp trẻ biết hợp tác cùng bạn, xây dựng tính độc lập, kích thích óc tò mò, khả năng sáng tạo, biết yêu thương, chia sẻ, biết lắng nghe người khác nói, đồng thời biết diễn đạt ý của mình trong nhóm bạn, ngoài ra còn xây dựng ở trẻ lòng tự tin, chủ động và biết cách xử lí các tình huống trong cuộc sống của tương lai.
Xuất phát từ những điều đó và lòng yêu nghề mến trẻ với mục tiêu duy nhất, đó là: “Trẻ em hôm nay- thế giới ngày mai” và “Xây dựng trường học thân thiện- học sinh tích cực”.
docx 20 trang skmamnonhay 24/09/2024 300
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi trong thời gian dịch Covid – 19 tại nhà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi trong thời gian dịch Covid – 19 tại nhà

SKKN Một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi trong thời gian dịch Covid – 19 tại nhà
 2
 * Cơ sở thực tiễn:
 Căn cứ vào nhu cầu và khả năng phát triển của trẻ 5-6 tuổi, cũng như các 
nghiên cức khoa học gần đây về sự phát triển của não trẻ đã chỉ ra rằng : Trẻ ở 
lứa tuổi này hoàn toàn có khả năng giao tiếp, khả năng tự kiểm soát thích nghi 
và thể hiện cảm giác của mình. Trẻ cũng hoàn toàn có khả năng hòa nhập, tự 
giải quyết vấn đề một cách tự lập. Đó chính là tiền đề gieo mầm hạt giống nhằm 
hình thành kỹ năng sống cho trẻ
 Như chúng ta đã biết, trước sự phát triển của nền kinh tế nhà nhà, người 
người tiếp cận với công nghệ 4.0. Mọi thứ đều được giải quyết trên máy tính và 
chiếc điện thoại thông minh. Không ngoại trừ việc những bậc làm cha, làm mẹ 
trong thời đại hiện nay cho con cái tiếp cận với máy tính và điện thoại quá sớm 
chỉ với mục đích dỗ dành con khi con khóc, cho con ăn hay để có thời gian làm 
các việc khác. Những thói quen đó dường như đã làm cho phụ huynh quên đi 
việc chơi với con và cung cấp cho con những kỹ năng cần thiết. Điều đó dẫn đến 
tình trạng rất nhiều trẻ thụ động, sống phụ thuộc vào người lớn, thu mình trước 
đám đông, ...
 Là một giáo viên mầm non trong những ngày đầu nhận lớp tôi nhận thấy trẻ 
lớp mình còn nhiều hạn chế, chưa tự tin khi giao tiếp với người lớn và người lạ. 
Các kĩ năng còn vụng về như: Khả năng tập trung chưa tốt, trẻ thường nôn nóng 
không chờ đến lượt của mình, không biết chú ý lắng nghe và làm việc theo nhóm, 
một số trẻ khác ý thức tự phục vụ chưa cao, điều này làm cho trẻ không thể tập 
trung, không có tinh thần tự giác, ỉ lại, không có tinh thần đoàn kết. Vì vậy, tôi 
nhận thấy mình phải có trách nhiệm khắc phục những hạn chế đó của trẻ, giúp trẻ 
có kĩ năng sống cơ bản ở trường mầm non. Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn chọn đề 
tài: “Một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ 5 - 6 tuổi trong thời gian dịch 
Covid – 19 tại nhà” góp phần hình thành cho trẻ những kĩ năng sống cơ bản trong 
giai đoạn hiện nay.
 2.Mục đích nghiên cứu:
 Tôi nhận thấy trẻ trong lớp do thời gian nghỉ dịch Covid quá dài nên các kĩ 
năng sống còn nhiều hạn chế, một số kĩ năng còn yếu chưa thành thạo. Tôi thiết 4
 PHẦN II:
 NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 1. Khảo sát thực trạng trước khi thực hiện đề tài
 * Thuận lợi:
 - Đối với trẻ: 
 100% trẻ đã qua chương trình giáo dục 4-5 tuổi nên đã có một số kiến 
thức, kĩ năng cơ bản trong các hoạt động.
 Đa số trẻ lóp A4 đều là con em địa phương nên việc tuyên truyền của cô 
giáo với phụ huynh thuận lợi.
 - Đối với giáo viên:
 Là giáo viên nhiều năm đứng lớp 5 tuổi, bản thân nhiệt tình trong công 
tác giảng dạy, luôn có tinh thần học hỏi, có trình độ chuyên môn đạt chuẩn. 
 - Đối với phụ huynh
 Đa số phụ huynh quan tâm đến con em mình, phối hợp thường xuyên với 
giáo viên và nhà trường trong việc chăm sóc giáo dục trẻ.
 - Về cơ sở vật chất: 
 Trẻ 5-6 tuổi được học phòng học kiên cố đủ điều kiện về diện tích, trẻ có 
đủ các phòng ngủ, kho, phòng vệ sinh nam, phòng vệ sinh nữ riêng và khép kín. 
Trang bị đầy đủ đồ dùng như: Bàn ghế đạt chuẩn, đúng quy cách và nhất là 
trong những năm học qua, nhà trường đã đầu tư đầy đủ đồ dùng theo thông tư 
02 cho khối 5 tuổi để cô và trẻ cùng tham gia hoạt động.
 * Khó khăn:
 Ngoài những thuận lợi trên khi thực hiện đề tài, tôi cũng gặp không ít 
những khó khăn sau:
 Do trẻ nghỉ dịch quá dài nên chưa có những kĩ năng cơ bản chưa đáp ứng 
với các tình huống gặp phải trong cuộc sống..
 Một số cháu rất trầm, nói còn ngọng chưa mạnh dạn, tự tin trong các hoạt 
động giao lưu qua Zalo, Zoom trong lớp. Trẻ bị ảnh hưởng bởi cuộc sống phát 
triển hiện đại như: Internet, tivi, máy tính, các trò chơi điện tử. 6
và làm chủ cuộc sống của chính mình. Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn đưa ra 
những kĩ năng cơ bản để dạy trẻ.
 Kĩ năng sống tự tin: Sự tự tin, lòng tự trọng giúp trẻ cảm nhận được mình 
là ai, cả về cá nhân cũng như trong các mối quan hệ bạn bè và mọi người xung quanh.
 Kĩ năng nhận thức: Là cách tiếp thu, xử lý thông tin một cách hiệu quả. 
Là kĩ năng tự nhận biết và hiểu được về bản thân. Trẻ cần biết mình là ai, bố, mẹ 
tên gì, giới tính của bản thân, nhà bé ở đâu, học trường lớp nào, món ăn ưa thích, 
khả năng nổi trội (hát hay, vẽ đẹp).
 Kĩ năng tự phục vụ và tự vệ: Giúp trẻ chủ động thực hiện những nhu cầu 
của cá nhân trong khả năng của trẻ như tự cởi, mặc áo, tự rửa tay, lau mặt, đánh 
răng, sử dụng nhà vệ sinh, xếp gọn đồ dùng cá nhân của mình, trẻ nhận ra và biết 
cách tránh những nguy hiểm, những mối đe dọa đối với sự an toàn của trẻ.
 Kĩ năng giao tiếp: Dạy trẻ qui tắc giao tiếp căn bản phù hợp với khả năng 
như: Biết lắng nghe (nghe chăm chú, không ngắt lời, không nói tự do, nói leo), 
sự thân thiện (chào hỏi khi gặp gỡ, tạm biệt khi chia tay, cảm ơn khi được giúp 
đỡ, xin lỗi khi làm phiền, lễ phép với người trên, tôn trọng bạn, nhường nhịn với 
em nhỏ) biết phản hồi, sử dụng từ xưng hô phù hợp với đối tượng giao tiếp, 
điều chỉnh hành vi, ngôn ngữ của mình cho phù hợp với từng hoàn cảnh.
 Kĩ năng tuân thủ các qui tắc xã hội: Đi nhẹ, nói khẽ, không chen lấn, 
không làm ồn, xô đẩy, chờ đến lượt, không vứt rác bừa bãi, không bứt hoa, bẻ 
cành, biết rửa tay trước khi ăn, chỉ ăn uống tại bàn, không nói chuyện trong giờ 
ăn, biết tự dọn cất bát đúng nơi qui định, biết giữ gìn vệ sinh chung
 Kĩ năng hợp tác: Trong các hoạt động trẻ cần có các mối liên kết với 
người khác. Trẻ nhận ra được rằng không có sự tham gia của người khác thì 
công việc không thể hoàn thành, từ đó trẻ dần dần học cách sống chung, chia sẻ, 
giúp đỡ nhau, có trách nhiệm với công việc của bản thân và quan tâm tới những 
người cùng hoạt động với mình. Trẻ phải biết đưa ra ý kiến cá nhân nhưng cũng 
phải biết lắng nghe ý kiến của người khác và thỏa thuận để cùng nhau hợp tác.
 Kĩ năng bảo vệ môi trường sống: Với trẻ nhỏ bảo vệ môi trường sống thể 
hiện trong những việc làm đơn giản hàng ngày như: Không vứt rác bừa bãi, biết 8
 * Kỹ năng trẻ chào hỏi khi giao tiếp với người lớn tuổi.
 Trong gia đình trẻ luôn được ông bà, bố mẹ làm thay những nhu cầu mà 
bản thân trẻ có thể tự làm được, trẻ hầu như được bảo vệ và chăm sóc theo 
nguyên tắc phụ thuộc và nuông chiều. Nhưng điều đó sẽ tạo nên những hành vi 
và nhận thức sai lệch của trẻ mà dần dần sẽ biến thành thói quen khó thay đổi. 
Vì vậy đối với trẻ người lớn cần tập cho trẻ những lời nói lễ phép và tự nhiên, 
không quá màu mè và hình thức, cũng không được phép cộc lốc và xuồng xã. 
Điều này trẻ sẽ học được một cách hiệu quả thông qua cách giao tiếp và ứng xử 
của bố, mẹ, người thân trong gia đình, cô giáo và người khác. Trong xã hội hiện 
nay với công nghệ tiên tiến, phát triển không ngừng về mọi mặt, thì những kỹ 
năng giao tiếp, chào hỏi tối thiểu lại mất dần đi. 
 Ví dụ: Thời gian đầu nhiều trẻ chưa có kỹ năng chào hỏi và giao tiếp với 
cô cùng bạn bè trên Zoom, tôi chủ động chào trẻ trước “Cô chào bạn Tuyết Nhi” 
Thì lúc đó trẻ sẽ biết đáp lại câu “Con chào cô ạ” và tôi nhắc trẻ con chào bố, 
mẹ và ông bà. Cứ như vậy dần dần trẻ có thói quen chào cô, chào bố mẹ và chào 
khách, khi đến nhà. Còn với trẻ chưa có kỹ năng giao tiếp nhiều với cô, với bạn, 
tôi thường xuyên gần gũi trẻ hơn, trò chuyện với trẻ nhiều hơn về những người 
thân của trẻ, về thế giới xung quanh như gọi điện thoại trên zalo. Từ đó trẻ sẽ 
mạnh dạn hơn khi tiếp xúc và giao tiếp với cô, với bạn bè và người lớn..
 Ngoài ra tôi còn cho trẻ tham gia trò chơi đóng vai để trải nghiệm những 
kỹ năng chào hỏi và giao tiếp. Tạo tình huống cụ thể để giúp trẻ giải quyết và 
chọn cách giao tiếp với người lớn cho phù hợp.
 Hình ảnh: Trẻ đang trò chuyện với người lớn lễ phép
 3.3. Biện pháp 3: Tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 
thông qua các hoạt động.
 * Giáo dục kỹ năng thông qua các hoạt động.
 Thông qua hoạt động làm quen văn học.
 Trong các hoạt động của lớp ở trên Zalo, một trong những hoạt động được 
trẻ yêu thích, hứng thú và say mê đó là môn văn học, được nghe cô kể chuyện 
với trẻ là điều vô cùng thích thú, những câu chuyện hay có ý nghĩa chuyển tải 10
 Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ phải gắn liền với các việc làm, tình huống 
cụ thể trẻ được quan sát người khác làm, trẻ được thực hiện để trải nghiệm. Sự 
trải nghiệm sẽ giúp trẻ nhận thấy ý nghĩa thiết thực, từ đó trẻ sẽ chủ động vận 
dụng các kĩ năng cần thiết vào tình huống trong cuộc sống. 
 Hoạt động ăn, ngủ:
 Hoạt động ăn ngủ cũng góp phần không nhỏ trong việc hình thành kĩ năng 
tự lập, tự phục vụ ở trẻ mầm non, nó giúp trẻ được thực hành, trải nghiệm và 
hợp tác với các bạn một cách tích cực.
 Ví dụ: Trước khi ăn trẻ biết đi rửa tay, lau mặt đúng kỹ năng sau đó trẻ có 
thể giúp bố mẹ chia bát đũa, sau khi trẻ ăn xong biết cất ghế gọn gàng và dọn 
bàn ăn cùng bố mẹDần dần như vậy đã hình thành ở trẻ kĩ năng có trách 
nhiệm với nhiệm vụ được giao, lao động tự phục vụ và chia sẻ công việc với bố 
mẹ trong thời gian nghỉ dịch tại nhà.
 Hình ảnh: Trẻ giúp bố mẹ lấy bát trong giờ ăn
 Hoạt động vệ sinh.
 Như chúng ta đã biết năm nay do đại dịch covit 19 đang diễn ra phức tạp 
mọi người mọi nhà và cả xã hội luôn chú ý đến việc vệ sinh sát khuẩn, đeo khẩu 
trang là một kỹ năng rất cần thiết và quan trọng. Vì vậy hàng tuần tôi luôn 
hướng dẫn các con vệ sinh và đeo khẩu trang đúng cách qua video gửi các con 
trên nhóm lớp để đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh. Đồng thời tạo cho trẻ 
thói quen, một kỹ năng tốt để phục vụ cho bản thân trong cuộc sống hàng ngày.
 Ví dụ: Trẻ biết xịt nước sát khuẩn để rửa tay khô đúng theo 6 bước rửa. 
Trẻ mới làm có thể vẫn vụng về chưa đúng nhưng qua video cô sẽ hướng dẫn 
thêm, được làm hàng ngày trẻ sẽ có kỹ năng hơn dần thành thói quen tốt. 
 Hình ảnh: Trẻ xịt khuẩn tay và đeo khẩu trang tại nhà 
 * Giáo dục kỹ năng sống qua góc thực hành kỹ năng sống cho trẻ.
 Để cho việc tiếp thu các kĩ năng sống của trẻ đạt được kết quả, tôi đã 
trang trí tạo “Góc kĩ năng” trên lớp. Sử dụng các hình ảnh trong tháng có ghi rõ 
các bước trên video trẻ xem và học theo, sau mỗi tháng các hình ảnh đó tôi sẽ 
làm thành cuốn album quay video gửi trên nhóm lớp để trẻ có thể xem và thực 12
 Ví dụ 2: Tình huống: “Khi có người muốn bắt cóc”. Với tình huống tôi sẽ 
dạy trẻ những kỹ năng thoát thân khi bị bắt cóc:
 + Kỹ năng mãnh liệt: Đầu tiên, các bé được học cách la lớn đồng thời giãy 
giụa quyết liệt khi bị kẻ bắt cóc lôi đi. Vì thế, bố mẹ cũng nên vì thế phải la lên 
hết sức và chống cự bằng mọi cách. Tôi dạy trẻ hét thật to lên, kêu cứu mọi 
người xung quanh. Có thể dùng các hành động mạnh mẽ để thoát nguy: cắn, cấu, 
cào, đá,bất cứ nào cũng phải gây được sự chú ý cho mọi người xung quanh.
 + Tấn công bằng mọi cách có thể: Hãy hướng dẫn trẻ dùng tay hoặc chân 
tấn công vào kẻ bắt cóc mọi lúc có thể. Vì khi bắt cóc trẻ em, kẻ xấu sẽ thường 
phải dùng hai tay bế trẻ đưa đi nên bố mẹ hãy dạy trẻ lợi dụng lúc này để tấn 
công, có thể là vào chân, đầu gối hay vùng nhạy cảm của kẻ lạ. Cắn cũng là một 
trong những cách để trẻ tấn công kẻ bắt cóc.
 + Nằm ra sàn: Một kỹ năng nữa cần trang bị cho trẻ đó chính là cố gắng 
nằm ra sàn vài dùng chân đạp liên tiếp vào mặt kẻ bắt cóc. Kỹ năng này không 
chỉ có thể giúp trẻ kéo dài thời gian hơn mà còn tăng cơ hội có thể vùng lên chạy 
thoát.
 Hình ảnh: Dạy trẻ kỹ năng thoát thân khi có người muốn bắt cóc
 Như vậy, với việc lồng ghép các nội dung giáo dục kĩ năng sống thông 
qua các hoạt động giáo dục giúp trẻ được tiếp thu, lĩnh hội và vận dụng kỹ năng 
sống để giải quyết nhiều tình huống, trường hợp cụ thể trong mọi hoạt động 
cuộc sống hàng ngày trẻ thường gặp hoặc có thể sẽ gặp phải. 
 3.5. Biện pháp: Tuyên truyền cha mẹ trẻ nội dung và cách rèn kĩ năng 
sống cho trẻ. 
 Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ không chỉ là nhiệm vụ của giáo viên mà 
còn là nhiệm vụ của các bậc cha, mẹ, người thân là những người gần gũi nhất 
với trẻ. Hãy để trẻ làm những việc vừa sức, dạy trẻ cách chăm sóc bản thân và 
giúp đỡ những người xung quanh. Khả năng tự phục vụ sẽ giúp trẻ trở thành 
người tự lập, tự chủ trong mọi tình huống khác nhau đó cũng là cái đích mà 
người lớn chúng ta hướng tới và định hướng cho trẻ. Trong thời gian trẻ nghỉ ở 
nhà cùng bố mẹ, ông bà, người thân giáo dục kỷ năng sống đòi hòi sự phối hợp 

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_day_ky_nang_song_cho_tre_5_6_tuoi_tron.docx