SKKN Một số biện pháp dạy kĩ năng sống biết yêu thương chia sẻ cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non

Mục đích: Dạy trẻ 5-6 tuổi biết yêu thương, quan tâm và chia sẻ nhằm tạo điều kiện để trẻ phát triển tốt về nhân cách con người, giúp trẻ có những trải nghiệm, vốn sống của bản thân, dần hình thành nề nếp, thói quen, tính cách tốt cho trẻ ngay từ nhỏ.
Ý nghĩa: Tình yêu thương giúp cho cuộc sống ấm áp hơn; giúp con người thêm yêu đời và có thêm sức mạnh vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.
Đối với xã hội, tình yêu thương, quan tâm và chia sẻ làm cho con người với con người thêm gần gũi, gắn bó, góp phần xây dựng cộng đồng an toàn, xã hội lành mạnh và tốt đẹp hơn.
Nhiệm vụ: Việc dạy trẻ 5-6 tuổi biết “yêu thương chia sẻ” tôi xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng được tiến hành có kế hoạch, chiến lược cụ thể, nhằm phát triển toàn diện nhân cách của trẻ. Đồng hành với những suy nghĩ ấy bản thân tôi trăn trở, suy nghĩ nên giải quyết vấn đề này như thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất, cũng là những điều mà những người làm công tác giáo dục phải quan tâm. Tôi cho rằng sự thành công của công tác này không thể thiếu sự phối kết hợp chặt chẽ từ 3 lực lượng giáo dục đó là gia đình, nhà trường và xã hội.
doc 15 trang skmamnonhay 16/04/2024 1730
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp dạy kĩ năng sống biết yêu thương chia sẻ cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp dạy kĩ năng sống biết yêu thương chia sẻ cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non

SKKN Một số biện pháp dạy kĩ năng sống biết yêu thương chia sẻ cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
 - Tính sáng tạo:
 Qua tất cả các hoạt động cụ thể trẻ được thực hành trải nghiệm, trẻ phải tự 
suy nghĩ, đặt nhiều câu hỏi “Vì sao?”. Điều đó phát huy cao độ về tư duy, trí 
tưởng tượng, óc sáng tạo, và tính độc lập ở mỗi trẻ. Kích thích trí tò mò ham 
hiểu biết ở trẻ, tăng cường kĩ năng giao tiếp với bạn chơi và mong muốn được 
làm được nhiều việc tốt để lan tỏa lòng yêu thương chia sẻ với mọi người
 - Khả năng áp dụng, nhân rộng:
 Với đề tài này, tôi đã thực hiện tại lớp 5TB trường mầm non Tây Hưng là 
lớp học do tôi phụ trách đạt được kết quả cao. Các biện pháp tôi đưa ra phù hợp 
với chương trình giáo dục mầm non hiện nay mà trường tôi đang thực hiện. Tôi 
nghĩ rằng, nó không chỉ được áp dụng tốt ở các lớp mẫu giáo 5-6 tuổi trong 
trường tôi, mà còn có thể ứng dụng được ở tất cả các trường khác trên địa bàn 
Huyện và Thành Phố. Và tôi tin rằng bản thân tôi cũng như các bạn đồng nghiệp 
với sự sáng tạo không ngừng nghỉ sẽ có thật nhiều những hoạt động dạy kỹ năng 
sống biết yêu thương chia sẻ mang lại hiệu quả cao.
 - Hiệu quả, lợi ích thu được áp dụng giải pháp (hiệu quả kinh tế, xã hội).
 + Hiệu quả kinh tế:
 Việc sáng tạo ra các đồ dùng đồ chơi làm đồ dùng trực quan cho trẻ tham 
gia các hoạt động được tận dụng từ những nguyên liệu sẵn có tại địa phương. Vì 
thế việc tìm kiếm rất dễ dàng không tốn thời gian và tiền bạc.
 + Hiệu quả về mặt xã hội:
 Sau một học kì dạy trẻ kĩ năng ‘‘yêu thương chia sẻ” tôi thấy học sinh của 
lớp tôi có những thay đổi rõ rệt, các bé đều rất vui vẻ khi đến lớp, thân thiết 
nhau hơn, không còn tranh giành đồ chơi với bạn nữa, các bé còn biết quan tâm 
chia sẻ với cô giáo và bạn bè, người thân, biết cảm thông chia sẻ với các bạn có 
hoàn cảnh khó khăn, biết yêu thương chăm sóc các con vật nuôi, cây cối và hơn 
hết giúp các bé trở thành những con người có tâm hồn trong sáng- những con 
người có ích cho xã hội, góp phần xây dựng một đất nước tươi đẹp, văn minh.
 + Giá trị làm lợi khác:
 Bản thân tôi đã đúc kết rất nhiều kinh nghiệm về phương pháp dạy trẻ như 
tổ chức tiết học nhẹ nhàng, tình cảm, gần gũi với trẻBiết lựa chọn nội dung 
dạy, các hoạt động hợp lý, đầy đủ và logic để giúp trẻ có ký năng tốt nhất. 
 3. Cam kết bản quyền: Đây là sáng kiến của cá nhân tôi. Tôi hoàn toàn 
chịu trách nhiệm trước Hội đồng thẩm định về nội dung cam kết này.
 CƠ QUAN ĐƠN VỊ Tiên Lãng, ngày 28 tháng 12 năm 2021
 ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Người viết đơn
 ........................................
 ........................................
 ........................................
 (Ký tên, đóng dấu) Lương Thị Nhỉnh BẢN MÔ TẢ SẢNG KIẾN
 THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
 1. Tên sáng kiến: ‘‘Một số biện pháp dạy kỹ năng sống biết yêu thương 
chia sẻ cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non ”
 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội
 3. Tác giả:
 - Họ và tên: Lương Thi Nhỉnh
 - Sinh ngày: 22/03/1993
 - Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên - Trường mầm non Tây Hưng
 - Điện thoại: 0375908648
 4. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
 - Tên đơn vị: Trường mầm non Tây Hưng
 - Địa chỉ: Xã Tây Hưng- Huyện Tiên Lãng - Thành phố Hải Phòng
 - Điện thoại: 02225947680
 I. Mô tả giải pháp đã biết
 1. Tên giải pháp ‘‘Một số biện pháp dạy kỹ năng sống biết yêu thương 
chia sẻ cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non”.
 2. Nội dung giải pháp
 Là người ai cũng cần có tình yêu thương, trao yêu thương và nhận lại yêu 
thương đó như một nhu cầu hạnh phúc mà mọi người ai cũng tìm kiếm trên suốt 
hành trình sống của mình. Tình yêu thương không phải bỗng dưng mà có được, 
nó phải được nuôi nấng dạy dỗ từ khi còn bé thơ. Để hiểu yêu thương là gì cũng 
cần một chặng đường dài học hỏi, trải nghiệm mới thấy được giá trị của nó.
 Hơn lúc nào hết, chúng ta cần hiểu rằng cho dù ở thời đại nào thì yêu 
thương và chia sẻ vẫn là điều cần thiết để giúp con người vượt qua nỗi đau và 
khó khăn của cuộc sống, là sợi dây nhân ái gắn bó người với người, nhà với nhà 
và quan trọng hơn nó gắn kết toàn xã hội
 Năm học 2020-2021 bản thân tôi đã tìm tòi để ứng dụng sáng kiến ‘‘Một số 
biện pháp dạy kỹ năng sống biết yêu thương chia sẻ cho trẻ 5-6 tuổi trong 
trường mầm non”.
 * Những biện pháp đã làm
 - Lồng ghép dạy trẻ kỹ năng sống biết yêu thương chia sẻ vào các hoạt 
động học.
 - Phối hợp với phụ huynh để dạy trẻ kỹ năng sống biết yêu thương chia sẻ.
 2.1. Ưu điểm Biết cảm thông chia sẻ với các bạn có hoàn cảnh khó 14/30 46
 khăn bất hạnh,
 Biết yêu thương chăm sóc các con vật nuôi và cây cối 15/30 50
 thiên nhiên
 4.Nhận định và bình luận
 Từ những kết quả trên tôi thấy tỷ lệ khảo sát số trẻ đạt được là chưa cao. 
Chính vì thế rất cần có thêm những biện pháp mới có tính chiến lược, đồng bộ, 
những hoạt động thực hành, trải nghiệm đa dạng, sáng tạo để việc việc dạy kỹ 
năng sống biết yêu thương chia sẻ cho trẻ 5-6 tuổi đạt kết quả cao hơn nữa.
 II. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến
 II.1. Nội dung giải pháp mà tác giả đề xuất
 1. Tên giải pháp ‘‘Một số biện pháp dạy kỹ năng sống biết yêu thương chia 
sẻ cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non”
 Mục đích: Dạy trẻ 5-6 tuổi biết yêu thương, quan tâm và chia sẻ nhằm tạo 
điều kiện để trẻ phát triển tốt về nhân cách con người, giúp trẻ có những trải 
nghiệm, vốn sống của bản thân, dần hình thành nề nếp, thói quen, tính cách tốt 
cho trẻ ngay từ nhỏ.
 Ý nghĩa: Tình yêu thương giúp cho cuộc sống ấm áp hơn; giúp con người 
thêm yêu đời và có thêm sức mạnh vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. 
 Đối với xã hội, tình yêu thương, quan tâm và chia sẻ làm cho con người với 
con người thêm gần gũi, gắn bó, góp phần xây dựng cộng đồng an toàn, xã hội 
lành mạnh và tốt đẹp hơn.
 Nhiệm vụ: Việc dạy trẻ 5-6 tuổi biết “yêu thương chia sẻ” tôi xác định là 
một trong những nhiệm vụ quan trọng được tiến hành có kế hoạch, chiến lược 
cụ thể, nhằm phát triển toàn diện nhân cách của trẻ. Đồng hành với những suy 
nghĩ ấy bản thân tôi trăn trở, suy nghĩ nên giải quyết vấn đề này như thế nào để 
mang lại hiệu quả cao nhất, cũng là những điều mà những người làm công tác 
giáo dục phải quan tâm. Tôi cho rằng sự thành công của công tác này không thể 
thiếu sự phối kết hợp chặt chẽ từ 3 lực lượng giáo dục đó là gia đình, nhà trường 
và xã hội.
 2. Nội dung giải pháp mới
 2.1. Biện pháp 1. Tạo môi trường lớp học thân thiện lấy trẻ làm trung 
tâm để thu hút trẻ.
 Môi trường thân thiện và thẩm mĩ sẽ gây hứng thú cho trẻ. Bản thân giáo 
viên góp phần hình thành và nâng cao mối quan hệ thân thiện, tự tin giữa giáo 
viên với trẻ và giữa trẻ với trẻ. Nhận thức được điều đó tôi đã trao đổi và cùng 
thống nhất với giáo viên trong lớp về kế hoạch, biện pháp trang trí sắp xếp tạo 
môi trường, các góc hoạt động trong lớp phù hợp với diện tích lớp cũng như các 
đồ dùng đồ chơi trong lớp phù hợp với tâm sinh lý trẻ, có tính thẩm mỹ và tích và những người bạn thân thiết của con, mọi người đang nhìn con mỉm cười, đến 
bên con, thì thầm nói với con...tôi yêu bạn lắm, bạn là người bạn tuyệt vời...con 
cùng cô giáo và các bạn bước vào một khinh khí cầu, khinh khí cầu nhẹ nhàng 
bay lên đưa con và các bạn đi qua những cánh đồng xanh mướt, những dòng 
sông êm đềm ...rồi khinh khí cầu từ từ hạ xuống ...bây giờ các con hãy mở mắt 
ra và trở về với lớp học của mình nào”. Sau đó tôi hỏi cảm giác của trẻ sau khi 
thư giãn và cho trẻ tập nói lời yêu thương với người bạn bên cạnh của mình. Có 
thể nói những phút giây thư giãn đã mang lại những hiệu quả tích cực, các bé 
của lớp tôi trở nên thân thiết với nhau hơn, bớt nghịch ngợm và thật giàu cảm 
xúc. Đã có những giọt nước mắt của bé rơi xuống khi tôi nói và cho trẻ tưởng 
tượng về mẹ, về những người bạn thân của mình... (Hình ảnh 1)
 2.2. Biện pháp 2. Phối hợp với phụ huynh
 Gia đình và nhà trường phải là người bạn đồng hành cùng chí hướng để 
việc chăm sóc giáo dục trẻ đạt hiệu quả cao. Giáo viên cần phối hợp với phụ 
huynh, giúp phụ huynh nắm được phương pháp giáo dục của nhà trường, thông 
qua đó phụ huynh sẽ hiểu rõ những hoạt động của trẻ ở lớp và có thể tham gia 
đánh giá sự phát triển của trẻ. Mặt khác, phụ huynh cũng đánh giá được cách 
giáo dục của mình có phù hợp với nhà trường không. Và quan trọng hơn là phụ 
huynh có điều kiện tiếp xúc với môi trường học tập sinh hoạt của trẻ, có điều 
kiện gần gũi với các cô giáo từ đó tạo sợi dây liên kết giữa gia đình và nhà 
trường, giúp trẻ được sống trong một môi trường giáo dục tốt, qua đó còn dạy 
cho trẻ bài học cần phải có mối quan hệ tích cực với những người xung quanh. 
Xác định được tầm quan trọng của mối quan hệ giữa phụ huynh và nhà trường 
ngay từ đầu năm học khi mới đón trẻ vào lớp chúng tôi luôn tiếp xúc phụ huynh 
với một thái độ tích cực thân thiện và chia sẻ, trao đổi cụ thể với phụ huynh về 
chế độ sinh hoạt của trẻ ở trường, nắm bắt kịp thời những thông tin về đặc điểm 
tâm lý tính cách của cá nhân trẻ, mời phụ huynh vào lớp làm quen với một số 
sinh hoạt của các con. 
 Bên cạnh đó, chúng tôi cũng liên lạc thường xuyên với gia đình trẻ (qua 
trao đổi trực tiếp, bảng thông báo, điện thoại) để tìm hiểu sinh hoạt của trẻ ở gia 
đình, thông tin cho cha mẹ biết tình hình của trẻ ở lớp, những thay đổi của trẻ để 
kịp thời có biện pháp giáo dục phù hợp.
 Và trong buổi họp đầu năm chúng tôi đã tạo cho phụ huynh một bất ngờ 
thú vị, đó không phải một buổi họp với những văn bản và yêu cầu như lệ thường 
mà là buổi tọa đàm chia sẻ kinh nghiệm nuôi dạy trẻ thật sự, phụ huynh được 
tiếp đón trong một không gian thân mật, ấm cúng và trang trọng, cô giáo cùng 
phụ huynh ngồi xung quanh các dãy bàn phủ khăn, có hoa, quả và nước uống. 
Phụ huynh là những người đầu tiên chia sẻ những mong muốn nguyện vọng của 
mình khi gửi con ở trường mầm non, còn chúng tôi chia sẻ những kinh nghiệm 
chăm sóc giáo dục trẻ, giải đáp những băn khoăn thắc mắc của phụ huynh. 
Trong buổi tọa đàm chúng tôi đã chia sẻ với phụ huynh: có được tình yêu 
thương trong gia đình, khi ra ngoài xã hội trẻ cũng sẽ học được cách yêu thương 
những người xung quanh, biết quan tâm và chia sẻ. Một con người trưởng thành Đề tài: Hành động yêu thương
 Tiến hành:
 Hoạt động 1: “Quà tặng cuộc sống”
 Cô cùng trẻ hát “Quà tặng cuộc sống”
 Thảo luận về 2 thông điệp (ôn lại): Yêu thương là quan tâm, chia sẻ thể 
hiện bằng lời nói.
 - Con cảm thấy thế nào khi nói lời yêu thương với mọi người?
 - Mọi người khi nhận được lời yêu thương từ con cảm thấy thế nào?
 Yêu thương đích thực làm mình cảm thấy an toàn.
 - Bố mẹ, cô giáo, những người thân trong gia đình, bạn bè yêu thương con, 
con cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc, cảm thấy yên lòng. Vậy với người lạ thì con 
cảm thấy thế nào khi người lạ ôm con? (Bé chia sẻ cảm xúc .).
 Hoạt động 2: Giá trị của tình yêu thương
 Hôm nay, chúng mình cùng khám phá một đặc điểm rất tuyêt vời nữa của 
giá trị yêu thương.
 Yêu thương thể hiện qua hành động.
 - Yêu thương không chỉ là quan tâm chia sẻ bằng lời nói mà yêu thương 
còn thể hiên bằng hàng động nữa.
 - Cho trẻ xem câu chuyện “Sức mạnh của tình yêu thương”
 (Câu chuyện kể về một người mẹ đã chấp nhận hy sinh tất cả những thứ 
quan trọng và quý giá nhât của mình để được đến bên con)
 Hỏi trẻ : 
 - Khi con giúp ai đó, thì chuyện gì sẽ xảy ra?
 - Con cảm thấy thế nào khi giúp đỡ người khác?
 - Cho trẻ chia sẻ những điều mà trẻ thấy mình được yêu thương theo mẫu 
câu: Con cảm thấy tràn ngập yêu thương khi
 (Cô phản hồi tích cực về mọi chia sẻ của bé).
 Hoạt động 3. Chia sẻ yêu thương
 Bé làm những món quà..... để dành tặng cho.....
 - Đối với hoạt động ngoại khóa
 Có thể nói các hoạt động ngoại khóa đặc biệt là việc tổ chức hiệu quả 
các ngày hội ngày lễ cho trẻ là một hình thức giáo dục hiệu quả và sinh động 
nhất, giúp trẻ được trải nghiệm các cảm xúc tích cực. Thông qua đó trẻ được học 
và chia sẻ các kĩ năng sống với cô giáo, bạn bè và cha mẹ.
 Tôi đặc biệt chú ý đến các ngày lễ hội: Ngày 20/10, ngày Tết Trung Thu, 
Noel, Tết Nguyên Đán, ngày 8/3, sinh nhật tháng của trẻ, với mỗi ngày hội 

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_day_ki_nang_song_biet_yeu_thuong_chia.doc