SKKN Một số biện pháp chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ 5-6 tuổi vào Lớp 1

Với đề tài “Một số biện pháp chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ 5- 6 tuổi vào lớp 1” là giải pháp cải tiến rất mới. Đây là việc rất quan trọng đối với chúng ta và rất cần thiết bởi vì lớp 1 được xem là nền tảng giáo dục đầu tiên cho chặng đường cắp sách đến trường của các bé. Bởi lẽ, cha mẹ nào cũng muốn con mình có một khởi đầu thật suôn sẻ. Khi đó, các bé lại phải đối mặt với rất nhiều sự khác biệt khi thay đổi môi trường học từ mẫu giáo lên tiểu học khiến trẻ hoang mang, bối rối thậm chí sợ đi học. Chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1 là một quá trình tác động nhằm hình thành ở trẻ sự sẵn sàng đi học, giúp trẻ thích ứng với hoạt động học tập ở lớp 1. Vì vậy để chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 là cần phải chuẩn bị tốt về mặt thể chất trí tuệ, tình cảm – xã hội, ngôn ngữ và một số kỹ năng cần thiết cho hoạt động học tập. Với mỗi giai đoạn chuyển giao thì khiến các trở nên tự ti, nhút nhát, không theo kịp các bạn cùng lớp, từ đó sợ trường lớp. Bên cạnh đó, trẻ sẽ bắt đầu bước vào các hoạt động học tập chính thức của đời mình. Đây là thử thách rất lớn cho trẻ và cả bố mẹ, cho nên ba mẹ phải chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1 để bé có được hành trang tốt nhất cho mình. Bên cạnh việc đạt được mục tiêu giáo dục đề ra tôi còn tích lũy thêm được nhiều kỹ năng, kinh nghiệm mới. Với mong muốn sẽ có một số đóng góp mới giúp cho hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ đạt được mục tiêu phát triển về mọi mặt: Đức - Trí - Thể - Mỹ.
docx 16 trang skmamnonhay 12/04/2025 421
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ 5-6 tuổi vào Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ 5-6 tuổi vào Lớp 1

SKKN Một số biện pháp chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ 5-6 tuổi vào Lớp 1
 cơ bản. Từ đó tạo cho bé một tiền đề phát triển tốt nhất, giúp bé tự tin, vững vàng 
bước vào lớp 1
 Xuất phát từ lý do trên, là một giáo viên dạy lớp mẫu giáo 5-6 tuổi tôi nắm 
bắt được tâm sinh lý của trẻ, tâm lý của các bậc phụ huynh khi chuẩn bị cho con 
vào lớp 1. Bởi lẽ đó, tôi luôn suy nghĩ trăn trở làm thế nào? Làm như thế nào? Bao 
nhiêu câu hỏi đặt ra trong tôi để chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo lớn vào lớp 1 là vô cùng 
cần thiết và quan trọng. Do vậy tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp 
chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ 5- 6 tuổi vào lớp 1”
 1.2. Điểm mới của sáng kiến.
* Điểm mới của sáng kiến:
 Với đề tài “Một số biện pháp chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ 5- 6 tuổi vào lớp 
1” là giải pháp cải tiến rất mới. Đây là việc rất quan trọng đối với chúng ta và rất 
cần thiết bởi vì lớp 1 được xem là nền tảng giáo dục đầu tiên cho chặng đường cắp 
sách đến trường của các bé. Bởi lẽ, cha mẹ nào cũng muốn con mình có một khởi 
đầu thật suôn sẻ. Khi đó, các bé lại phải đối mặt với rất nhiều sự khác biệt khi thay 
đổi môi trường học từ mẫu giáo lên tiểu học khiến trẻ hoang mang, bối rối thậm 
chí sợ đi học.
 Chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1 là một quá trình tác động nhằm hình thành 
ở trẻ sự sẵn sàng đi học, giúp trẻ thích ứng với hoạt động học tập ở lớp 1. Vì vậy 
để chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 là cần phải chuẩn bị tốt về mặt thể chất trí tuệ, tình 
cảm – xã hội, ngôn ngữ và một số kỹ năng cần thiết cho hoạt động học tập.
 Với mỗi giai đoạn chuyển giao thì khiến các trở nên tự ti, nhút nhát, không 
theo kịp các bạn cùng lớp, từ đó sợ trường lớp. Bên cạnh đó, trẻ sẽ bắt đầu bước 
vào các hoạt động học tập chính thức của đời mình. Đây là thử thách rất lớn cho trẻ 
và cả bố mẹ, cho nên ba mẹ phải chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1 để bé có được 
hành trang tốt nhất cho mình.
 Bên cạnh việc đạt được mục tiêu giáo dục đề ra tôi còn tích luỹ thêm được 
nhiều kỹ năng, kinh nghiệm mới. Với mong muốn sẽ có một số đóng góp mới giúp 
cho hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ đạt được mục tiêu phát triển về mọi mặt: Đức 
- Trí - Thể - Mỹ
 * Phạm vi áp dụng sáng kiến.
 Đề tài sáng kiến“Một số biện pháp chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ 5- 6 tuổi 
vào lớp 1” Với đề tài này tôi đã áp dụng tại trường mầm non nơi tôi công tác, 
nhằm hướng dẫn trẻ chuẩn bị tốt mọi tâm thế ở trường mầm non để bước vào lớp 
1. Đề tài này có thể áp dụng rộng rãi, có hiệu quả đối với các trường mầm non trên 
địa bàn huyện, tỉnh nói riêng và có thể áp dụng rộng rãi trên toàn quốc nói chung.
 PHẦN II: NỘI DUNG 
1. Thực trạng của sáng kiến.
 2 Vào đầu năm học 2022-2023 tôi đã tiến hành điều tra khảo sát trên trẻ để 
tìm ra hướng giáo dục một số tâm thế cần thiết cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1.
 Đạt Chưa đạt
 Nội dung khảo sát ST Tỷ lệ ST Tỷ lệ %
 %
 Chuẩn bị về mặt thể lực 17/35 48,6 18/35 51,4
 Chuẩn bị về mặt trí tuệ 17/35 48,6 18/35 51,4
 Chuẩn bị về mặt tình cảm xã hội 18/35 51,4 17/35 48,6
 Chuẩn bị về mặt ngôn ngữ 18/35 51,4 17/35 48,6
 Chuẩn bị tâm lý và một số kỹ năng cho hoạt 16/35 45,7 19/35 54,3
 động học tập
 Qua bảng khảo sát, tôi thấy trẻ nắm được về mọi mặt còn quá thấp. Vì vậy 
tôi đã tìm ra nguyên nhân như sau.
1.4. Nguyên nhân của thực trạng.
 Đặc điểm tình hình lớp khá đông, đa số các cháu ở xa trường, phụ huynh đa 
số làm nông nghiệp nên công việc bận rộn quanh năm, sự quan tâm đến con em 
còn hạn chế, việc chuẩn bị tâm thế cho tẻ còn lệch lạc, một số phụ huynh thì thờ ơ, 
không quan tâm đến giai đoạn quan trọng này của bé.
 Bên cạnh đó nhiều phụ huynh chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc 
chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1.
2.Các biện pháp thực hiện.
2.1. Biện pháp 1: Chuẩn bị về mặt thể lực.
 Chuẩn bị về mặt thể lực cho trẻ không đơn thuần là sự chuẩn bị về lượng 
phát triển chiều cao và trọng lượng cơ thể mà còn là sự chuẩn bị về chất cụ thể là 
năng lực làm việc bền bỉ, dẻo dai, có khả năng chống lại sự mệt mỏi của thần kinh, 
cơ bắp, độ khéo léo của bàn tay, tinh nhạy của các giác quanĐể có được các 
phẩm chất đó, cô giáo cần tạo một chế độ sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi, luyện 
tậpcho trẻ một cách khoa học và hợp lý cả về thời gian cũng như phù hợp với 
đặc điểm phát triển riêng của từng trẻ. 
 Ngay từ những ngày đầu trẻ lên lớp mẫu giáo lớn chúng tôi đã kết hợp với 
nhà trường và trạm y tế xã cân và khám sức khoẻ định kỳ cho trẻ để chấm kênh 
sức khoẻ, đồng thời dựa trên kết quả khám biết tình hình bệnh tật của từng trẻ. 
Trên cơ sở đó phân loại sức khoẻ theo kênh, và phân loại theo bệnh tật của trẻ, tôi 
theo dõi, ghi kết quả lên bảng sức khoẻ để phụ huynh tiện theo dõi.
 Trao đổi với phụ huynh về chế độ sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi.Những trẻ 
nào ăn chậm, ít ngủ, ít vận độngĐể ở trường dể theo dõi và động viên tạo môi 
trường cho trẻ đễ thích nghi và hòa nhập.Sau một thời gian rèn luyện trẻ đã quen 
nề nếp ở trường ăn, ngủ đúng giờ, trẻ được vận động hợp lý, trao đổi với huynh về 
sự tiến bộ của cháu để khi ở nhà phụ huynh chăm sóc phù hợp hơn.
 4 Trẻ được tận dụng mọi cơ hội để kích thích hứng thú đối với hoạt động trí óc: 
Trẻ biết tự giải quyết một số tình huống xảy ra hàng ngày, có sự hiểu biết cơ bản 
về bản thân, gia đình, xã hội, biểu tượng về thời gian, không gian, một số kĩ năng 
cơ bản về toán học. Qua các tiết học: Kể chuyện, đọc thơ, làm quen chữ cái, làm 
quen với môi trường xung quanh, làm quen với toán, hoạt động vui chơi, hoạt dộng 
thí nghiệm trải nghiệmTrẻ đạt được những mục tiêu đề ra. Đó chính là hành 
trang và là vốn hiểu biết rất cần thiết để trẻ bước vào lớp 1 tự tin và vững vàng.
 * Những nội dung trẻ cần được quan tâm để phát triển:
 Khả năng nhận thức : Đây là những hiểu biết nhất định của trẻ về các sự vật, hiện 
tượng xung quanh như nắng, mưa, nóng, lạnh, thứ bậc trong gia đình,
 Khả năng hình dung qua các biểu tượng: Biểu tượng là những hình ảnh của các sự 
vật hiện tượng mà trẻ hình dung được ở trong đầu mỗi khi được nhắc đến.
 Ví dụ: Qua tiết học MTXQ cho trẻ làm quen với các mùa trẻ biết được mùa 
hè thường có nắng, mùa đông thời tiết lạnh đi học trẻ phải mặc ấm. 
Kỹ năng hoạt động trí óc: là những hành động đơn giản như so sánh sự giống nhau 
hay khác nhau của 2 đối tượng.
 Ví dụ : Giờ kể chuyện, sau khi nghe cô kể, tôi giao nhiệm vụ cho các cháu 
phải nhớ tên câu chuyện, tên nhân vật, nội dung câu chuyện và phải kể lại được 
câu chuyện cho các bạn nghe.
Hơn nữa, như chúng ta đã biết hoạt động học tập ở trường Tiểu học diễn ra trong 
thời gian khá dài. Vì vậy tôi luôn cho trẻ biết duy trì sự tập trung chú ý của mình 
trong một thời gian cần thiết trong các hoạt động. Bên cạnh đó tôi cũng tập cho trẻ 
hoàn thành dứt điểm công việc trong một thời gian nhất định: chơi trong bao lâu, 
thực hiện công việc đó trong bao lâu thì kết thúc,điều này rất cần thiết cho trẻ 
khi lên lớp một, nó giúp cho trẻ hoàn thành công việc của người học sinh khi lên 
lớp một.
 Phát triển hoạt động nhận cảm: Để giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh, 
tạo tiền đề cần thiết cho việc học tập của trẻ sau này, tôi rèn cho trẻ biết quan sát 
thế giới xung quanh . Qua đó giúp trẻ nhận biết những thuộc tính cơ bản, đặc trưng 
của đối tượng, phân biệt sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác.
 Ví dụ: Cho trẻ so sánh chiều cao của 2 hay 3 đối tượng trẻ đã diễn tả được 
mối quan hệ cao hơn, thấp hơn, dài nhất, ngắn nhất
Nhận biết và phát âm thành thạo 29 chữ cái, nhận biết các chữ cái có trong từ, cụm 
từ, nhận biết các chữ cái thông qua trò chơi thông qua hoạt động làm quen với 
chữ cái. 
 Tôi thấy cách thức này đem lại hiệu quả rất cao, trẻ rất hứng thú tham gia 
và thuộc bài nhanh. Hay tôi luôn luôn quan tâm đến những cháu kỹ năng tô còn 
chưa đẹp, ngồi còn chưa đúng tư thế, cầm bút tô chưa đúng cách, tôi thường rèn 
thêm cho những cháu đó vào những buổi chiều để giúp cháu tiến bộ. 
 6 2.4. Biện pháp 4 : Chuẩn bị về mặt ngôn ngữ cho trẻ.
 Tất cả những nội dung, kiến thức nói cho đến cùng đều phải thông qua tiếng 
mẹ đẻ. Vì vậy việc chuẩn bị cho trẻ sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ trong sinh 
hoạt hàng ngày là việc quan trọng nhất để chuẩn bị cho trẻ vào lớp một.
Trẻ có ngôn ngữ mạch lạc phát triển tốt, thì đồng thời các quá trình tâm lý như tư 
duy, tưởng tượng, trí nhớ, tri giác,. của trẻ cũng phát triển tốt.
 Đó là nền tảng để trẻ hiểu về thế giới chữ viết và tiếp nhận nhiều tri thức 
mới. thông qua các hoạt động sinh hoạt, học tập, lao động, qua các buổi tham quan, 
dạo chơicần khuyến khích trẻ sử dụng tiếng mẹ đẻ một cách thành thạo, mở rộng 
vốn từ về thế giới xung quanh.
 Tập cho trẻ biết diễn đạt những gì mình muốn nói một cách rõ ràng, mạch 
lạc, không nói ngọng, nói lắp. Trẻ có ngôn ngữ mạch lạc phát triển tốt thì đồng thời 
các quá trình tâm lý như tư duy, tưởng tượng, trí nhớ, tri giác của trẻ cũng phát 
triển tốt. 
 Bên cạnh đó chuẩn bị cho việc đọc, viết: như cho trẻ tiếp xúc với chữ viết 
trong môi trường xung quanh, nhận dạng và phát âm các chữ cái, tô chữ cái, từ, 
xem và nghe đọc các loại sách. Cho trẻ làm quen với cách đọc, hướng đọc, từ phải 
sang trái, từ dòng trên xuống dòng dưới, đọc truyện qua các tranh vẽ, đọc phải diễn 
cảm, các tranh vẽ phải đẹp và to, chữ viết rõ ràng. 
 Dạy trẻ làm quen chữ cái thông qua giờ học: Làm quen chữ cái, tôi tổ chức 
giờ học không những đúng phương pháp mà còn phải phong phú qua các giờ học 
làm quen, trò chơi với chữ cái giúp trẻ nhận biết được 29 chữ cái trong bảng chữ 
cái tiếng việt, nhận biết các chữ cái có trong từ, cụm từ.
 Cho trẻ làm quen với các kiểu chữ in thường, viết thường, in hoa viết hoa để 
làm tiền đề cho việc bước vào lớp một. Không những trong giờ học làm quen với 
chữ cái mà thông qua các hoạt động khác, mọi lúc mọi nơi ta cũng cần giúp trẻ 
phát triển ngôn ngữ. 
 Do vốn từ của trẻ chưa phong phú, trẻ chưa có khả năng hiểu nghĩa của từ, 
khả năng tư duy còn hạn chế Vì vậy tôi cho rằng một trong những hướng thiết 
thực cần chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo lớn vào lớp một là rèn luyện cho trẻ kỹ năng 
đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi rõ ràng, mạch lạc. Tôi có thể rèn các kỹ năng trên 
thông qua giờ học: Làm quen văn học, khám phá khoa học, làm quen với toán, 
trong các giờ chơi và mọi lúc mọi nơi để phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 
 Khả năng giao tiếp với mọi người xung quanh cũng rất quan trọng. Nhiều trẻ 
có kiến thức, có năng lực nhưng lại không nói lên được suy nghĩ của mình, không 
diễn đạt để cho mọi người xung quanh hiểu. Vì vậy việc phát triển ở trẻ khả năng 
sử dụngngôn ngữ trong cuộc sống hàng ngày một cách chuẩn mực, phong phú nó 
tạo điều kiện cho trẻ hình thành một số kỹ năng tiền học đọc, tiền học viết chuẩn bị
cho vào học lớp 1 thuận lợi. Thông qua các hoạt động sinh hoạt, học tập, lao
 8

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_chuan_bi_tot_tam_the_cho_tre_5_6_tuoi.docx