SKKN Một số biện pháp chuẩn bị tâm thế sẵn sàng cho trẻ 5-6 tuổi vào Lớp 1
Chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một là mục tiêu của Giáo dục mầm non và là mục đích đầu tiên ban hành Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi. Đây là giai đoạn vô cùng quan trọng đối với trẻ. Tâm lý sẵn sàng đi học của mỗi trẻ phụ thuộc vào sự chuẩn bị đúng đắn của trường mầm non và đặc biệt là quan niệm của các bậc phụ huynh.
Chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một là chuẩn bị cho trẻ toàn diện về thể lực, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội, kỹ năng cần thiết trong hoạt động học tập bằng phương pháp phù hợp với sự phát triển của trẻ, cùng với sự phối hợp thống nhất giữa gia đình và trường mầm non.
- Tâm thế: Là sự sẵn sàng phản ứng của cá nhân theo một hướng xác định nào đó, được hình thành trên cơ sở kinh nghiệm, tạo nên cho cá nhân đưa hoạt động của mình vào một hướng nhất định và nhất quán đối với mọi đối tượng và tình huống có liên quan với hình thức phản ứng đó.
- Phát triển vận động: Là chuẩn bị cho trẻ chiều cao, cân nặng, năng lực hoạt động bền bỉ, dẻo dai, có khả năng chống lại sự mệt mỏi của hệ thần kinh.
- Phát triển nhận thức: Là rèn cho trẻ các thao tác trí tuệ, kích thích những hứng thú với hoạt động trí óc.
- Phát triển ngôn ngữ: Là phương tiện quan trọng giúp trẻ phát triển trí tuệ, tiếp thu kiến thức học tập ở trường phổ thông.
- Phát triển tình cảm xã hội: Là dạy trẻ biết cách ứng xử với người xung quanh, lễ phép, kính trọng người lớn, yêu quý bạn bè, biết thông cảm và ứng xử phù hợp.
- Phát triển thẩm mỹ: Là sự giáo dục và tự giáo dục, phát huy mọi năng lực bản chất người theo quy luật của cái đẹp. Như vậy, giáo dục thẩm mỹ tồn tại mọi lúc, mọi nơi trong cuộc sống, nó đồng nghĩa với sự hình thành thẩm mỹ.
Trong mỗi giai đoạn phát triển trẻ đều mang những đặc điểm đặc trưng. Việc chuyển từ giai đoạn này sang giai đoạn khác là một sự chuyển biến mang tính nhảy vọt có sự biến đổi cả về chất và lượng. Sự phát triển ở một giai đoạn nhất định vừa là kết quả của giai đoạn trước đó vừa là tiền đề cho bước phát triển của giai đoạn tiếp theo. Nếu trẻ được phát triển tốt ở giai đoạn này cũng chính là sự chuẩn bị tốt cho giai đoạn tiếp theo. Tuy nhiên không phải trẻ em nào cũng dễ dàng thích nghi được vào bước ngoặt này là một sự kiện quan trọng khiến các bậc cha mẹ và các nhà giáo dục cần phải quan tâm.
Chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một là chuẩn bị cho trẻ toàn diện về thể lực, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội, kỹ năng cần thiết trong hoạt động học tập bằng phương pháp phù hợp với sự phát triển của trẻ, cùng với sự phối hợp thống nhất giữa gia đình và trường mầm non.
- Tâm thế: Là sự sẵn sàng phản ứng của cá nhân theo một hướng xác định nào đó, được hình thành trên cơ sở kinh nghiệm, tạo nên cho cá nhân đưa hoạt động của mình vào một hướng nhất định và nhất quán đối với mọi đối tượng và tình huống có liên quan với hình thức phản ứng đó.
- Phát triển vận động: Là chuẩn bị cho trẻ chiều cao, cân nặng, năng lực hoạt động bền bỉ, dẻo dai, có khả năng chống lại sự mệt mỏi của hệ thần kinh.
- Phát triển nhận thức: Là rèn cho trẻ các thao tác trí tuệ, kích thích những hứng thú với hoạt động trí óc.
- Phát triển ngôn ngữ: Là phương tiện quan trọng giúp trẻ phát triển trí tuệ, tiếp thu kiến thức học tập ở trường phổ thông.
- Phát triển tình cảm xã hội: Là dạy trẻ biết cách ứng xử với người xung quanh, lễ phép, kính trọng người lớn, yêu quý bạn bè, biết thông cảm và ứng xử phù hợp.
- Phát triển thẩm mỹ: Là sự giáo dục và tự giáo dục, phát huy mọi năng lực bản chất người theo quy luật của cái đẹp. Như vậy, giáo dục thẩm mỹ tồn tại mọi lúc, mọi nơi trong cuộc sống, nó đồng nghĩa với sự hình thành thẩm mỹ.
Trong mỗi giai đoạn phát triển trẻ đều mang những đặc điểm đặc trưng. Việc chuyển từ giai đoạn này sang giai đoạn khác là một sự chuyển biến mang tính nhảy vọt có sự biến đổi cả về chất và lượng. Sự phát triển ở một giai đoạn nhất định vừa là kết quả của giai đoạn trước đó vừa là tiền đề cho bước phát triển của giai đoạn tiếp theo. Nếu trẻ được phát triển tốt ở giai đoạn này cũng chính là sự chuẩn bị tốt cho giai đoạn tiếp theo. Tuy nhiên không phải trẻ em nào cũng dễ dàng thích nghi được vào bước ngoặt này là một sự kiện quan trọng khiến các bậc cha mẹ và các nhà giáo dục cần phải quan tâm.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chuẩn bị tâm thế sẵn sàng cho trẻ 5-6 tuổi vào Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp chuẩn bị tâm thế sẵn sàng cho trẻ 5-6 tuổi vào Lớp 1
1 MỤC LỤC PHẦN NỘI DUNG TRANG A ĐẶT VẤN ĐỀ 1 I Lí do chọn đề tài 1 II Thời gian, đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2 1 Đối tượng khảo sát, thực nghiệm 2 2 Phạm vi nghiên cứu và úng dụng 2 3 Ý nghĩa của các vấn đề nghiên cứu 2 4 Phương pháp nghiên cứu 2 5 Thời gian nghiên cứu 2 B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3 Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề 3 I nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm. II Thực trạng vấn đề 4 1 Đặc điểm tình hình 4 2 Thuận lợi. 5 3 Khó khăn. 5 III Các biện pháp tiến hành 6 Tự học, tự bồi dưỡng, nghiên cứu tài liệu về một số nội dung 1 6 chuẩn bị tâm thế sẵn sàng cho trẻ vào lớp 1 Xây dựng kế hoạch nội dung chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1 2 7 bám sát theo chương trình giáo dục mầm non Đổi mới, áp dụng công nghệ thông tin tạo video, trò chuyện 3 10 zoom. Tuyên truyền kết nối với phụ huynh trong việc chuẩn bị tâm thế 4 12 cho trẻ vảo lớp 1 IV Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm 13 C KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 15 I Kết luận 15 II Khuyến nghị 15 2 nhu cầu học tập, tiếp thu kiến thức ở trẻ với phương châm “Ngừng đến trường nhưng không ngừng học tập”. Phòng giáo dục & đào tạo huyện Thanh Trì đã có kế hoạch và chỉ đạo các trường học trên địa bàn tận dụng các phương tiện, nền tảng mạng xã hội để xây dựng video hướng dẫn phụ huynh dạy trẻ học tại nhà trong mùa dịch, cũng như truyền tải kiến thức chăm sóc, giáo dục trẻ tại nhà đến phụ huynh. Qua các video clip hướng dẫn sẽ giúp phụ huynh tự tin, mạnh dạn, yêu thích và dành thời gian nhiều hơn cho việc hướng dẫn con học tập trong thời gian nghỉ phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tại nhà. Bản thân là một giáo viên luôn tâm huyết với nghề, tôi thực sự trăn trở rằng làm thế nào để trong thời gian nghỉ dịch ở nhà mà trẻ vẫn được học tập, được cung cấp các kiến thức ở trên lớp một cách tương đối dầy đủ cũng như phụ huynh sẽ có thêm hiểu biết, phối kết hợp cùng giáo viên trong việc chăm sóc giáo dục trẻ học tốt nhất tại nhà để chuẩn bị mọi tâm thế cho trẻ vào lớp 1. Nắm được tầm quan trọng và tính cấp thiết của việc dạy trẻ biết những kỹ năng cơ bản chuẩn bị tốt mọi tâm thế cho trẻ vào lớp 1 trong năm học này tôi đã mạnh dạn tìm hiểu và chọn đề tài: ‘‘Một số biện pháp chuẩn bị tâm thế sẵn sàng cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1” để nghiên cứu trong năm học 2021-2022. II. Thời gian, đối tượng, phạm vi nghiên cứu 1. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm: + Trẻ mẫu giáo lớn 5–6 tuổi tại lớp MGL A2 trường mầm non C xã Tứ Hiệp. 2. Phạm vi nghiên cứu và ứng dụng: + Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng đặc điểm tình hình của trẻ mầm non 5-6 tuổi tại trường mầm non nhằm phục vụ công tác chăm sóc giáo dục trẻ, giúp trẻ chuẩn bị tâm thế sẵn sàng vào lớp 1. + Ứng dụng: Công nghệ thông tin vào việc thiết kế video - Powerpoint bài giảng, phát triển cho trẻ toàn diện theo 5 lĩnh vực. 3. Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu: + Đánh giá thực trạng đặc điểm tình hình của trẻ mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi đưa ra những giải pháp để giúp trẻ chuẩn bị tâm thế bước vào lớp 1. + Tìm ra hệ thống các phần mềm, ứng dụng bổ trợ trong việc xây dựng video giáo dục cho trẻ. 4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp quan sát - Phương pháp đàm thoại - Phương pháp thống kê, đối chứng 5. Thời gian nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu 01 năm: Từ tháng 06/2021 đến tháng 03/2022. 4 chuẩn bị cho trẻ có đủ điều kiện để thích nghi với cuộc sống ở trường phổ thông với hoạt động chủ đạo là hoạt động học tập. Bộ giáo dục đã ban hành Bộ chuẩn phát triển trẻ em Năm tuổi và Chủ trương phổ cập mầm non cho trẻ Năm tuổi, đó chính là sự chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một. Dù trường Mầm non và Tiểu học có nhiều khác biệt nhưng trẻ đến trường Mầm non đã quen với giờ giấc, thực hiện các hoạt động theo quy định, hướng dẫn của giáo viên. Qua quá trình thực hiện, với vai trò là giáo viên trực tiếp giảng dạy, tôi nhận thấy mình phải tìm biện pháp cụ thể để chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một nhằm thực hiện mục đích đầu tiên của Bộ chuẩn và hoàn thành Chủ trương phổ cập Mầm non cho trẻ năm tuổi là rất cần thiết, rất cấp bách. Có rất nhiều phụ huynh đã sai lầm cho rằng chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 là dạy cho trẻ biết đọc, biết viết, biết làm toán làm ảnh hưởng đến tâm lý và kết quả học tập của trẻ. Thực tế cho thấy rất nhiều vị phụ huynh vì quá lo lắng, quá nóng vội nên đã “sắm sửa” cho trẻ những “hành trang” không cần thiết, thậm chí rất sai lệch. Nhiều phụ huynh vì quá nôn nóng, lo lắng đã bắt con học trước cả mấy tháng hè, kể cả đánh vần, tập viết, làm toán, kể chuyện theo sách giáo khoa lớp 1, thậm chí cả các tài liệu tham khảo, nâng cao. Chính vì vậy khi bước vào lớp 1 trẻ sẽ rất nhàm chán, mất hứng thú, chủ quan, không tập trung ngay khi các con phải học những bài học đầu tiên mà không có gì mới mẻ, thích thú. Đó là chưa kể nhiều vị phụ huynh chưa nắm được kĩ thuật tập viết đã cho con cầm bút bi, bút mực viết quá sớm. Cầm bút sai (kĩ thuật và khoảng cách) từ đầu sẽ trở thành tật hết sức khó khắc phục, chắc chắn sẽ dẫn đến viết chậm, viết xấu và ngại viết. Một vấn đề ảnh hưởng đến kết quả học tập của trẻ ở lớp 1 đó là vấn đề từ phụ huynh, phụ huynh đa phần chưa ý thức được tầm quan trọng của học tập đối với con em mình, nên việc quan tâm, đốc thúc trẻ học là chưa cao. Hơn nữa rất nhiều phụ huynh lo lắng là thế nào để cháu vào lớp 1 học được vì cháu còn khờ và chưa biết gì cả. Nhìn kết quả hiện tại của trẻ nhiều phụ huynh và bản thân tôi cũng luôn trăn trở: Làm thế nào để trang bị cho tất cả các cháu một tâm thế vững vàng khi bước vào lớp Một. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên ngay từ đầu năm học tôi đã tìm ra một số biện pháp chuẩn bị tâm thế sẵn sàng cho trẻ vào lớp 1. II. Thực trạng vấn đề 1. Đặc điểm tình hình Trường nằm trên một xã ven đô nằm ở vị trí trung tâm huyện Thanh Trì và đang trong thời kỳ đô thị hoá. Đời sống của nhân dân trong xã ngày một nâng cao, trẻ em được quan tâm nhiều hơn. Có nhiều khu chung cư đang xây dựng và 6 tương tác trên zalo nhóm lớp, không thường xuyên cho trẻ xem video bài dạy cô gửi. Đặc biệt một số trẻ phải ở nhà với ông bà vì bố mẹ đi làm xa nhà, đi làm công ty nên càng ít nhận được sự quan tâm giáo dục thực sự. - Một số phụ huynh quan niệm rằng trẻ phải biết đọc, biết viết trước khi vào lớp Một, bất chấp nguyên tắc đòi hỏi sự phù hợp giữa nội dung, phương pháp dạy học với sự phát triển tâm sinh lý ở lứa tuổi này, ép trẻ học quá sớm vô tình làm mất đi sự tập trung chú ý và hứng thú học tập của trẻ sau này. Mặt khác không ít những phụ huynh khác lại thờ ơ, bỏ mặc con trẻ không cần biết đến việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ đến trường là gì, dẫn đến hiệu quả chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một không cao. - Một số trẻ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn, tích cực tham gia vào các hoạt động. Một số trẻ quá hiếu động, khả năng tập trung, tiếp thu kiến thức của trẻ chưa cao. Trẻ suy dinh dưỡng thấp còi tỉ lệ khá cao (3/42 trẻ) - Ngay từ đầu năm học khi được sự phân công của Ban Giám Hiệu, tôi gửi biểu mẫu khảo sát cho phụ huynh qua nhóm zalo lớp, điện thoại trực tiếp đối với 1 số phụ huynh không sử dụng zalo. Qua kết quả khảo sát đầu năm giáo viên nắm bắt được suy nghĩ và nguyện vọng của phụ huynh. Bảng khảo sát phụ huynh học sinh: Về việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1 (Phụ lục 1) Khảo sát chất lượng học sinh ( Phụ lục 1) Với những thuận lợi và khó khăn trên, tôi luôn trăn trở làm thế nào để nâng cao hiệu quả trong việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp Một, đồng thời đánh thức phụ huynh, xã hội và tất cả mọi người nhận thức đúng đắn hơn tầm quan trọng của việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một, đặc biệt trong thời gian dịch bệnh covid kéo dài trẻ chưa thể đến trường để sáng kiến “Một số biện pháp chuẩn bị tâm thế sẵn sàng cho trẻ 5 -6 tuổi vào lớp 1” đạt hiệu quả cao nhất đáp ứng với yêu cầu thích ứng linh hoạt trong tình hình mới hiện nay. Tôi đã nghiên cứu và đưa ra một số biện pháp sau: III. Các biện pháp tiến hành: 1. Tự học, tự bồi dưỡng, nghiên cứu tài liệu về một số nội dung chuẩn bị tâm thế sẵn sang cho trẻ vào lớp 1. Để thực hiện tốt các mục tiêu giáo dục đã đề ra thì trước tiên mỗi giáo viên phải trang bị cho mình hệ thống kiến thức phong phú chính xác và trải nghiệm các kỹ năng giáo dục thực tế. Việc đầu tiên khi có ý tưởng thực hiện đề tài này, tôi đã tìm các tài liệu về dạy trẻ các kỹ năng cơ bản: Nghe, nói, đọc, viết, tư thế ngồi, cách cầm bút, Tôi cần phải nắm rõ hơn từng nội dung cũng như mục đích, yêu cầu của việc dạy trẻ đầy đủ hành trang cho trẻ chuẩn bị vào lớp 1. Có hiểu rõ điều này 8 trẻ, cũng như trẻ có điều kiện về cơ sở vật chất để phát triển toàn diện 5 lĩnh vực cũng như chuẩn bị tâm thế cho trẻ tự tin vào lớp 1. Năm học 2021 - 2022 tình hình dịch covid - 19 diễn ra hết sức phức tạp. Trẻ chưa thể đến trường nên việc đạt được yêu cầu về chất lượng trong việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1 không thể không chú trọng vào việc phát triển trẻ toàn diện theo 5 lĩnh vực cũng như việc đáp ứng dạy và học trong tình hình mới. Căn cứ vào phiên chế chương trình qua đó tôi đã lựa chọn và xây dựng kế hoạch giáo dục trẻ theo từng tháng trong năm học cũng như lồng ghép các chủ đề sự kiện nổi bật trong tháng để từ đó gửi đến phụ huynh và học sinh những video bài giảng chất lượng và phù hợp với phát triển nhận thức của trẻ. Việc xây dựng kế hoạch giáo dục nhằm đáp ứng những nội dung sau: + Thuận tiện cho phụ huynh và học sinh thao tác, thực hành. + Dễ tìm kiếm nguyên vật liệu, học cụ. + Phù hợp với chủ đề sự kiện trong tháng. Bảng kế hoạch giáo dục năm học 2021 – 2022 (Phụ lục 1) Để xây dựng kế hoạch giáo dục cho trẻ tôi luôn chú tâm phân bổ các hoạt động gửi tới phụ huynh học sinh sao cho đáp ứng đủ 5 lĩnh vực phát triển cho trẻ nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, nhận thức cũng như tinh thần đáp ứng việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1. Như chúng ta đã biết “Sức khỏe là vàng” có sức khoẻ sẽ có tất cả, thật đúng như vậy. Thể lực chính là điều kiện quan trọng đầu tiên ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học tập của trẻ. Thể lực phát triển tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tư duy trí tuệ trẻ phát huy tác dụng cao nhất. Hoạt động phát triển thể lực và hoạt động phát triển trí thông minh không thể tách rời nhau nó có tác động qua lại hỗ trợ nhau. Trong hoạt động học thể chất, lồng ghép các bài vận động cơ bản, các bài dân vũ để giúp trẻ tăng cường sức khỏe dẻo dai. Tôi chuẩn bị thể lực cho trẻ không chỉ về chiều cao, cân nặng cơ thể mà còn chuẩn bị về chất đó là khả năng, năng lực hoạt động học tập bền bỉ, dẻo dai. Những hoạt động đó trẻ có thể thực hiện ngay tại nhà và không cần chuẩn bị dụng cụ cầu kỳ. Ngoài việc chú trọng phát triển thể lực cho trẻ tôi cũng chú tâm việc cân bằng dinh dưỡng cho trẻ tại nhà thông qua việc gửi zalo những video hướng dẫn chế biến món ăn do nhân viên nuôi dưỡng của nhà trường thực hiện Hình ảnh 3: Một số hình ảnh zalo lớp gửi phụ huynh video nuôi dưỡng theo chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ trong mùa dịch (Phụ lục 2). Để phát triển nhận thức cũng như ngôn ngữ, thẩm mỹ, tình cảm quan hệ xã hội cho trẻ thì việc tổ chức các hoạt động thực hành trải nghiệm cũng như rèn kỹ năng cho trẻ là rất cần thiết. Qua việc thực hành trải nghiệm, làm các thí nghiệm
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_chuan_bi_tam_the_san_sang_cho_tre_5_6.doc