SKKN Một số biện pháp chuẩn bị tâm thế cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi bước vào Lớp Một phù hợp với bối cảnh hiện nay

Trẻ lứa tuổi mầm non là bậc thang đầu tiên, làm nền móng cho những bậc thang tiếp theo của cuộc đời. Nhiều nhà giáo dục đã nói đến vai trò cần thiết của trường mầm non trong việc phát triển toàn diện về nhân cách cho trẻ. Đặc biệt với trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi, giai đoạn chuẩn bị bước vào lớp Một là một bước ngoặt vô cùng quan trọng, trẻ cần được chuẩn bị tâm lý sẵn sàng đi học hay còn gọi là “độ chín muồi”. Vì thế, một trong những yêu cầu quan trọng cần chuẩn bị để giúp trẻ vào học tốt chương trình tiểu học là: Chuẩn bị tốt cho trẻ về các mặt: Đức - Trí - Thể - Mỹ - Lao động - Ngôn ngữ và tâm thế sẵn sàng, háo hức bước vào lớp Một cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi có ý nghĩa vô cùng quan trọng, khi có tâm thế tốt, trẻ sẽ tự tin, mạnh dạn và học tập tốt ở các bậc học tiếp theo.
Sự chuyển tiếp giữa bậc học mầm non và bậc học tiểu học phải đảm bảo tính kế thừa, tính khoa học. Những kiến thức đã được hình thành ở lứa tuổi mầm non cần phải được củng cố, mở rộng và hoàn thiện ở mức độ cao hơn giúp trẻ không bị những thay đổi đột ngột khi chuyển từ hoạt động vui chơi ở trường mầm non sang hoạt động học tập ở trường tiểu học. Việc chuẩn bị tốt cho trẻ về thể chất, tâm lý từ tuổi mầm non là yêu cầu quan trọng giúp trẻ thích ứng tốt với việc học tập ở bậc học tiểu học. Việc chuẩn bị cho trẻ vào trường tiểu học được tiến hành thường xuyên và liên tục ở mọi lúc, mọi nơi và là nhiệm vụ của gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Có thể nói đi học lớp Một ở trường Tiểu học là bước ngoặt trong cuộc sống, là sự chuyển đổi qua một giai đoạn mới đối với trẻ. Vậy vì sao gia đình và nhà trường cần chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi sẵn sàng vào học lớp Một. Bởi lẽ:
Sự chuyển đổi hoạt động chủ đạo của trẻ: Tại trường mầm non, hoạt động chủ yếu của trẻ là vui chơi “học bằng chơi, chơi mà học”, trẻ hoạt động thoải mái, không bắt buộc, gò bó; từ hoạt động vui chơi hình thành ở trẻ những kỹ năng, phẩm chất theo đặc trưng lứa tuổi. Tuy nhiên, khi bước vào lớp Một, “học” là hoạt động chủ đạo. Việc học là bắt buộc, được tổ chức chặt chẽ, có mục đích, mỗi học sinh phải cố gắng, tự giác và có tinh thần học tập mới có thể đạt được kết quả tốt.
docx 38 trang skmamnonhay 30/09/2024 520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chuẩn bị tâm thế cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi bước vào Lớp Một phù hợp với bối cảnh hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp chuẩn bị tâm thế cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi bước vào Lớp Một phù hợp với bối cảnh hiện nay

SKKN Một số biện pháp chuẩn bị tâm thế cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi bước vào Lớp Một phù hợp với bối cảnh hiện nay
 MỤC LỤC
 Trang
I. ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài:..............................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu: ......................................................................................3
3. Đối tượng nghiên cứu:.....................................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu: ................................................................................3
5. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:....................................................................3
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ..................................................................................4
1. Cơ sở lí luận:....................................................................................................4
2. Cơ sở thực tiễn:................................................................................................5
2.1. Đặc điểm chung:...........................................................................................5
* Thuận lợi:..........................................................................................................5
* Khó khăn:..........................................................................................................6
2.2. Thực trạng:....................................................................................................7
3. Biện pháp thực hiện:........................................................................................9
3.1. Biện pháp 1: Chuẩn bị tốt cho trẻ về mặt thể lực trước tình hình dịch Covid
- 19 hiện nay..........................................................................................................9
3.2. Biện pháp 2: Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, hình thành kỹ năng “tiền biết
đọc”, “tiền biết viết cho trẻ thông qua các hoạt động .........................................12
3.3. Biện pháp 3: Hướng dẫn phụ huynh rèn luyện cho trẻ thói quen và một số
kỹ năng cần thiết, phát triển tình cảm kỹ năng-xã hội ........................................16
3.4. Biện pháp 4: Phát triển nhận thức và các kĩ năng tư duy thông qua các hoạt
động nhằm chuẩn bị tốt về trí tuệ cho trẻ............................................................20
3.5. Biện pháp 5: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kết
nối với phụ huynh và trẻ .....................................................................................23
3.6. Biện pháp 6: Làm tốt công tác truyền thông phối hợp với phụ huynh chuẩn
bị tốt tâm thế cho trẻ vào lớp Một.......................................................................26
4. Hiệu quả của sáng kiến:.................................................................................28
III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..............................................................31
1. Kết luận:.........................................................................................................31
2. Khuyến nghị: .................................................................................................34 2
đình cùng phối hợp để chăm sóc và giáo dục trẻ một cách tốt nhất. Tuy nhiên, 
nhiều phụ huynh đã sai lầm trong nhận thức cho rằng chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một 
là dạy cho trẻ biết đọc, biết viết, biết làm toán không cần đến các kỹ năng xã hội 
làm ảnh hưởng đến tâm lý và khả năng nhận thức cũng như kỹ năng học tập của 
trẻ. Đặc biệt, năm học này do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp khiến các con chưa 
được tới trường, trẻ bị hạn chế với các hoạt động học tập, vui chơi, rèn luyện kỹ 
năng sống, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tư duy, suy luận, kỹ năng cần thiết để sẵn 
sàng bước vào lớp Một mà thay vào đó trẻ được cha mẹ cho tiếp xúc nhiều với 
điện thoại, các trò chơi điện tử,... Đó là một thiệt thòi rất lớn làm ảnh hưởng đến 
tâm lý, thể lực, khả năng nhận thức của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Điều này cũng ảnh 
hưởng không nhỏ tới tâm lý của phụ huynh khi con sắp bước vào lớp Một. Vì vậy, 
phụ huynh thường căng thẳng, dành nhiều thời gian ép trẻ phải học chữ cái, tập tô, 
tập viết hàng ngày, thậm chí dạy trẻ cả ghép vần,... mà không dành thời gian để 
chơi, trò chuyện cùng con cũng như chưa tích cực phối hợp với giáo viên trong 
việc kết nối giáo dục trẻ tại nhà qua các video giáo viên chia sẻ.
 Để đáp ứng được những nhu cầu của hoạt động học tập khi lên tiểu học, 
ngay từ đầu năm học Sở, Phòng Giáo dục và đào tạo huyện cũng như Ban giám 
hiệu nhà trường đã chỉ đạo sát sao giáo viên phụ trách lớp mẫu giáo lớn 5-6 tuổi 
trong trường luôn chú trọng trang bị cho trẻ về mọi mặt từ thể lực, nhận thức đến 
các kỹ năng sống cơ bản, cô giáo cũng chính là người bạn gần gũi với trẻ qua các 
hoạt động kết nối với trẻ, với phụ huynh hàng ngày, tuần, tháng... góp phần tạo 
cho trẻ một tiền đề tốt, nhằm giúp trẻ tự tin hơn khi bước vào lớp Một.
 Xuất phát từ những lý do trên, với nhiều năm kinh nghiệm liên tục dạy lớp 
mẫu giáo lớn, nắm bắt được tâm sinh lý của trẻ, tâm lý của các bậc phụ huynh, tôi 
nhận thấy việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ mẫu giáo lớn vào lớp Một là vô cùng cần 
thiết và quan trọng. Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp chuẩn bị 
tâm thế cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi bước vào lớp Một phù hợp với bối cảnh hiện 
nay” làm sáng kiến kinh nghiệm trong năm học này.
 2. Mục đích nghiên cứu
 - Nghiên cứu thực trạng tổ chức các hoạt động giáo dục kết nối với phụ 
huynh để tìm ra các biện pháp chuẩn bị tâm thế tốt nhất cho trẻ bước vào lớp Một 
phù hợp với bối cảnh hiện nay.
 - Giúp cha mẹ hiểu biết đúng đắn việc chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi sẵn sàng vào 
học lớp Một. Tạo sự phối hợp thống nhất giữa nhà trường và gia đình nhằm chuẩn 
bị tâm thế, trang bị kiến thức, kỹ năng “Tiền biết đọc”, “Tiền biết viết” cho trẻ 5 
tuổi sẵn sàng đi học Tiểu học có hiệu quả nhất. 4
 PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 1. Cơ sở lý luận
 Trẻ lứa tuổi mầm non là bậc thang đầu tiên, làm nền móng cho những bậc 
thang tiếp theo của cuộc đời. Nhiều nhà giáo dục đã nói đến vai trò cần thiết của 
trường mầm non trong việc phát triển toàn diện về nhân cách cho trẻ. Đặc biệt với 
trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi, giai đoạn chuẩn bị bước vào lớp Một là một bước ngoặt vô 
cùng quan trọng, trẻ cần được chuẩn bị tâm lý sẵn sàng đi học hay còn gọi là “độ 
chín muồi”. Vì thế, một trong những yêu cầu quan trọng cần chuẩn bị để giúp trẻ 
vào học tốt chương trình tiểu học là: Chuẩn bị tốt cho trẻ về các mặt: Đức - Trí - 
Thể - Mỹ - Lao động - Ngôn ngữ và tâm thế sẵn sàng, háo hức bước vào lớp Một 
cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi có ý nghĩa vô cùng quan trọng, khi có tâm thế tốt, trẻ sẽ tự 
tin, mạnh dạn và học tập tốt ở các bậc học tiếp theo.
 Sự chuyển tiếp giữa bậc học mầm non và bậc học tiểu học phải đảm bảo tính 
kế thừa, tính khoa học. Những kiến thức đã được hình thành ở lứa tuổi mầm non 
cần phải được củng cố, mở rộng và hoàn thiện ở mức độ cao hơn giúp trẻ không bị 
những thay đổi đột ngột khi chuyển từ hoạt động vui chơi ở trường mầm non sang 
hoạt động học tập ở trường tiểu học. Việc chuẩn bị tốt cho trẻ về thể chất, tâm lý từ 
tuổi mầm non là yêu cầu quan trọng giúp trẻ thích ứng tốt với việc học tập ở bậc 
học tiểu học. Việc chuẩn bị cho trẻ vào trường tiểu học được tiến hành thường 
xuyên và liên tục ở mọi lúc, mọi nơi và là nhiệm vụ của gia đình, nhà trường và 
toàn xã hội. Có thể nói đi học lớp Một ở trường Tiểu học là bước ngoặt trong cuộc 
sống, là sự chuyển đổi qua một giai đoạn mới đối với trẻ. Vậy vì sao gia đình và 
nhà trường cần chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi sẵn sàng vào học lớp Một. Bởi lẽ:
 Sự chuyển đổi hoạt động chủ đạo của trẻ: Tại trường mầm non, hoạt động 
chủ yếu của trẻ là vui chơi “học bằng chơi, chơi mà học”, trẻ hoạt động thoải mái, 
không bắt buộc, gò bó; từ hoạt động vui chơi hình thành ở trẻ những kỹ năng, phẩm 
chất theo đặc trưng lứa tuổi. Tuy nhiên, khi bước vào lớp Một, “học” là hoạt động 
chủ đạo. Việc học là bắt buộc, được tổ chức chặt chẽ, có mục đích, mỗi học sinh 
phải cố gắng, tự giác và có tinh thần học tập mới có thể đạt được kết quả tốt.
 Sự thay đổi mối quan hệ của trẻ với giáo viên trong nhà trường: Tại trường 
mầm non, trẻ được cô chăm sóc chu đáo, quan hệ giáo viên với trẻ mang tính chất 
mẹ - con. Khi vào học lớp Một, quan hệ giữa giáo viên với trẻ mang tính chất thầy 
- trò; trẻ phải tuân theo các yêu cầu và quy tắc sinh hoạt của nhà trường. Đồng thời, 
tại trường mầm non trẻ lớp 5 tuổi lớn nhất trong các khối lớp nhưng khi vào trường 
tiểu học, khối Một là khối nhỏ nhất trong trường dễ dẫn đến tâm lý lo lắng, nhút 
nhát, rụt rè... 6
dưỡng tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu 
giáo dục mầm non phù hợp với bối cảnh địa phương để giáo viên có cơ hội học hỏi 
và chia sẻ kinh nghiệm với nhau.
 - Từ đầu năm, bản thân được tham gia tập huấn đầy đủ các chuyên đề do Sở 
Giáo dục, Phòng Giáo dục tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau về chăm sóc, 
giáo dục trẻ; chuyên đề về tổ chức các hoạt động giáo dục trên các lĩnh vực phát 
triển của trẻ. Trong đó có chuyên đề “Tổ chức hoạt động giáo dục phát triển nhận 
thức cho trẻ mầm non phù hợp với bối cảnh địa phương”, “Hướng dẫn tổ chức 
chuẩn bị cho trẻ em mẫu giáo trong cơ sở giáo dục mầm non sẵn sàng học đọc, học 
viết theo hướng liên thông với chương trình lớp 1 tiểu học”, chuyên đề “Ứng dụng 
công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục phù hợp với bối cảnh dịch Covid-19 
hiện nay”,.. Nhờ vậy, tôi đã có thêm được nhiều kiến thức và kỹ năng để ứng dụng, 
xây dựng và tổ chức tốt những hoạt động giáo dục trẻ trên cả 5 mặt phát triển phù 
hợp với điều kiện của địa phương và bối cảnh hiện nay.
 - Đa số trẻ trong lớp mạnh dạn, tự tin, ham học. Trẻ được học qua các độ 
tuổi lớp dưới nên phần đa cũng đã nhận biết được chữ cái và chữ số.
 - Phụ huynh nhiệt tình, quan tâm tích cực, có trách nhiệm phối hợp cùng với 
giáo viên và nhà trường trong chăm sóc, giáo dục trẻ tại nhà trong thời gian nghỉ 
phòng chống dịch Covid-19.
 - Bản thân là giáo viên, tổ trưởng chuyên môn, có trình độ chuyên môn vững 
vàng, đã nhiều năm dạy lớp mẫu giáo lớn nên có kinh nghiệm thực tế trong việc 
chuẩn bị tâm thế cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi sẵn sàng vào học ở lớp Một.
 * Khó khăn:
 - Khả năng nhận thức của trẻ chưa đồng đều, trẻ nói giọng địa phương, một 
số trẻ phát âm ngọng thanh, ngọng vần, nhiều trẻ còn rụt rè, nhút nhát, chưa mạnh 
dạn trong giao tiếp với cô và các bạn qua buổi giao lưu trực tuyến cũng như khi trẻ 
trở lại trường từ ngày 13/4/2022.
 - Một số trẻ chưa tích cực tham gia tương tác với các video hoạt động giáo 
dục nói chung cũng như video hoạt động làm quen chữ cái, làm quen với toán trong 
thời gian nghỉ ở nhà phòng dịch.
 - Đa số gia đình trẻ chủ yếu làm nghề nông nên nhận thức về tầm quan trọng 
của việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một còn lệch lạc, chủ yếu chú trọng cho con biết 
đọc, biết viết và muốn cho con học trước chương trình lớp 1 mà chưa quan tâm đến 
việc trang bị những kỹ năng sống cần thiết cho việc học tập của trẻ.
 - Năm học 2021-2022, dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, trẻ phải 
nghỉ học ở nhà nhiều nên các hoạt động giáo dục trẻ không thể trực tiếp tại trường, 
tại lớp mà thông qua các video chăm sóc, giáo dục kết nối với gia đình trẻ qua zalo 

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_chuan_bi_tam_the_cho_tre_mau_giao_5_6.docx
  • pdfSKKN Một số biện pháp chuẩn bị tâm thế cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi bước vào Lớp Một phù hợp với bối cả.pdf