SKKN Một số biện pháp chuẩn bị tâm thế cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi bước vào Lớp Một

Trẻ lứa tuổi mầm non là bậc thang đầu tiên, làm nền móng cho những bậc thang tiếp theo của cuộc đời. Nhiều nhà giáo dục đã nói đến vai trò cần thiết của trường mầm non trong việc phát triển toàn diện về nhân cách cho trẻ. Đặc biệt với trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi, giai đoạn chuẩn bị bước vào lớp Một là một bước ngoặt vô cùng quan trọng, trẻ cần được chuẩn bị tâm lý sẵn sàng đi học hay còn gọi là “độ chín muồi”. Vì thế, một trong những yêu cầu quan trọng cần chuẩn bị để giúp trẻ vào học tốt chương trình tiểu học là: Chuẩn bị tốt cho trẻ về các mặt: Đức - Trí - Thể - Mỹ - Lao động - Ngôn ngữ và tâm thế sẵn sàng, háo hức bước vào lớp Một cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi có ý nghĩa vô cùng quan trọng, khi có tâm thế tốt, trẻ sẽ tự tin, mạnh dạn và học tập tốt ở các bậc học tiếp theo.
Sự chuyển tiếp giữa bậc học mầm non và bậc học tiểu học phải đảm bảo tính kế thừa, tính khoa học. Những kiến thức đã được hình thành ở lứa tuổi mầm non cần phải được củng cố, mở rộng và hoàn thiện ở mức độ cao hơn giúp trẻ không bị những thay đổi đột ngột khi chuyển từ hoạt động vui chơi ở trường mầm non sang hoạt động học tập ở trường tiểu học. Việc chuẩn bị tốt cho trẻ về thể chất, tâm lý từ tuổi mầm non là yêu cầu quan trọng giúp trẻ thích ứng tốt với việc học tập ở bậc học tiểu học. Việc chuẩn bị cho trẻ vào trường tiểu học được tiến hành thường xuyên và liên tục ở mọi lúc, mọi nơi và là nhiệm vụ của gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Có thể nói đi học lớp Một ở trường Tiểu học là bước ngoặt trong cuộc sống, là sự chuyển đổi qua một giai đoạn mới đối với trẻ. Vậy vì sao gia đình và nhà trường cần chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi sẵn sàng vào học lớp Một. Bởi lẽ: Sự chuyển đổi hoạt động chủ đạo của trẻ: Tại trường mầm non, hoạt động chủ yếu của trẻ là vui chơi “học bằng chơi, chơi mà học”, trẻ hoạt động thoải mái, không bắt buộc, gò bó; từ hoạt động vui chơi hình thành ở trẻ những kỹ năng, phẩm chất theo đặc trưng lứa tuổi. Tuy nhiên, khi bước vào lớp Một, “học” là hoạt động chủ đạo. Việc học là bắt buộc, được tổ chức chặt chẽ, có mục đích, mỗi học sinh phải cố gắng, tự giác và có tinh thần học tập mới có thể đạt được kết quả tốt.
docx 62 trang skmamnonhay 02/10/2024 611
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chuẩn bị tâm thế cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi bước vào Lớp Một", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp chuẩn bị tâm thế cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi bước vào Lớp Một

SKKN Một số biện pháp chuẩn bị tâm thế cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi bước vào Lớp Một
 MỤC LỤC
 Trang
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài:..............................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu: ......................................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu:.....................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu:................................................................................3
5. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:....................................................................3
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ .......................................................................4
I. Cơ sở lí luận: ....................................................................................................4
II. Cơ sở thực tiễn:...............................................................................................5
1. Đặc điểm chung: ..............................................................................................5
a. Thuận lợi:.........................................................................................................5
b. Khó khăn:.........................................................................................................6
2. Thực trạng:.......................................................................................................7
III. Biện pháp thực hiện:......................................................................................9
1. Biện pháp 1: Chuẩn bị tốt cho trẻ về mặt thể lực giúp trẻ sẵn sàng bước vào
lớp 1 .....................................................................................................................9
2. Biện pháp 2: Xây dựng môi trường giáo dục hiện đại “Lấy trẻ làm trung tâm”
khuyến khích phát triển ngôn ngữ mạch lạc, hình thành kỹ năng “tiền biết đọc”, 
“tiền biết viết” cho trẻ .........................................................................................12
3. Biện pháp 3: Rèn luyện thói quen và một số kỹ năng cần thiết phát triển tình
cảm kỹ năng - xã hội cho trẻ .............................................................................. 17
4. Biện pháp 4: Phát triển nhận thức và các kĩ năng tư duy thông qua các hoạt
động nhằm chuẩn bị tốt về trí tuệ cho trẻ............................................................21
5. Biện pháp 5: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, phương pháp giáo dục
STEAM đổi mới tổ chức hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ............................24
6. Biện pháp 6: Làm tốt công tác truyền thông phối hợp với phụ huynh chuẩn bị
tốt tâm thế cho trẻ vào lớp Một...........................................................................27
IV. Hiệu quả của sáng kiến:...............................................................................29
1. Hiệu quả kinh tế .............................................................................................29
2. Hiệu quả xã hội..............................................................................................30
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...................................................34
1. Kết luận:.........................................................................................................34
2. Khuyến nghị: .................................................................................................35
 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 2
nuôi dưỡng và giáo dục trẻ một cách tốt nhất. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh đã sai 
lầm trong nhận thức khi cho rằng chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một là dạy cho trẻ biết 
đọc, biết viết, biết làm toán, không cần đến các kỹ năng xã hội làm ảnh hưởng đến 
tâm lý và khả năng nhận thức cũng như kỹ năng học tập của trẻ. Vì vậy, phụ huynh 
thường dành nhiều thời gian ép trẻ phải học chữ cái, tập tô, tập viết hàng ngày, 
thậm chí dạy trẻ cả ghép vần, làm toán,... mà không dành thời gian để chơi, trò 
chuyện cùng con, hướng dẫn con những kỹ năng giao tiếp, những kỹ năng sống 
cần thiết cũng như chưa tích cực phối hợp với giáo viên trong việc chăm sóc, giáo 
dục trẻ.
 Để đáp ứng được những nhu cầu của hoạt động học tập khi lên tiểu học, 
ngay từ đầu năm học Sở, Phòng Giáo dục và đào tạo huyện cũng như Ban giám 
hiệu nhà trường đã chỉ đạo sát sao giáo viên phụ trách các lớp mẫu giáo lớn 5-6 
tuổi trong trường chú trọng trang bị cho trẻ về mọi mặt từ thể lực, nhận thức, ngôn 
ngữ, tình cảm đến các kỹ năng sống cơ bản, kỹ năng xã hội, cô giáo cũng chính là 
người bạn gần gũi với trẻ qua các hoạt động hàng ngày góp phần tạo cho trẻ một 
tiền đề tốt giúp trẻ tự tin hơn khi bước vào lớp Một. Đặc biệt, sau một năm học bị 
ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, trẻ phải nghỉ ở nhà trong thời gian khá dài nên 
những kỹ năng xã hội, kỹ năng sống, khả năng ngôn ngữ, giao tiếp, nhận thức cũng 
như thể lực, tính tích cực, chủ động, tự giác của trẻ cũng bị hạn chế nhiều.
 Xuất phát từ những lý do trên, với nhiều năm kinh nghiệm liên tục dạy lớp 
mẫu giáo lớn, nắm bắt được tâm sinh lý của trẻ, tâm lý của các bậc phụ huynh, tôi 
nhận thấy việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ mẫu giáo lớn vào lớp Một là vô cùng cần 
thiết và quan trọng. Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp chuẩn 
bị tâm thế cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi bước vào lớp Một” làm sáng kiến kinh 
nghiệm trong năm học này.
 2. Mục đích nghiên cứu
 - Nghiên cứu thực trạng tổ chức các hoạt động giáo dục để tìm ra các biện 
pháp chuẩn bị tâm thế tốt nhất cho trẻ bước vào lớp Một.
 - Giúp cha mẹ có hiểu biết đúng đắn về việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ mẫu 
giáo 5 tuổi sẵn sàng vào học lớp Một. Tạo sự phối hợp thống nhất giữa nhà trường 
và gia đình nhằm chuẩn bị tâm thế, trang bị kiến thức, kỹ năng “Tiền biết đọc”, 
“Tiền biết viết” cho trẻ 5-6 tuổi sẵn sàng đi học trường tiểu học có hiệu quả nhất.
 3. Đối tượng nghiên cứu
 - Trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi (lớp A1) ở trường, giúp trẻ có tâm thế tốt, vững 
vàng, tự tin bước vào lớp Một.
 4. Phương pháp nghiên cứu
 - Phương pháp nghiên cứu lí luận. 4
 PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 I. Cơ sở lý luận
 Trẻ lứa tuổi mầm non là bậc thang đầu tiên, làm nền móng cho những bậc 
thang tiếp theo của cuộc đời. Nhiều nhà giáo dục đã nói đến vai trò cần thiết của 
trường mầm non trong việc phát triển toàn diện về nhân cách cho trẻ. Đặc biệt với 
trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, giai đoạn chuẩn bị bước vào lớp Một là một bước ngoặt vô 
cùng quan trọng, trẻ cần được chuẩn bị tâm lý sẵn sàng đi học hay còn gọi là “độ 
chín muồi”. Vì thế, một trong những yêu cầu quan trọng cần chuẩn bị để giúp trẻ 
vào học tốt chương trình tiểu học là: Chuẩn bị tốt cho trẻ về các mặt: Đức - Trí - 
Thể - Mỹ - Lao động - Ngôn ngữ và tâm thế sẵn sàng, háo hức bước vào lớp Một 
cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi có ý nghĩa vô cùng quan trọng, khi có tâm thế tốt, trẻ sẽ 
tự tin, mạnh dạn và học tập tốt ở các bậc học tiếp theo.
 Sự chuyển tiếp giữa bậc học mầm non và bậc học tiểu học phải đảm bảo tính 
kế thừa, tính khoa học. Những kiến thức đã được hình thành ở lứa tuổi mầm non 
cần phải được củng cố, mở rộng và hoàn thiện ở mức độ cao hơn giúp trẻ không bị 
những thay đổi đột ngột khi chuyển từ hoạt động vui chơi ở trường mầm non sang 
hoạt động học tập có mục đích ở trường tiểu học. Việc chuẩn bị tốt cho trẻ về thể 
chất, tâm lý từ tuổi mầm non là yêu cầu quan trọng giúp trẻ thích ứng tốt với việc 
học tập ở bậc học tiểu học. Việc chuẩn bị cho trẻ vào trường tiểu học được tiến 
hành thường xuyên và liên tục ở mọi lúc, mọi nơi và là nhiệm vụ hàng đầu của gia 
đình, nhà trường và toàn xã hội. Có thể nói đi học lớp Một ở trường tiểu học là bước 
ngoặt trong cuộc sống, là sự chuyển đổi qua một giai đoạn mới đối với trẻ. Vậy, vì 
sao gia đình và nhà trường cần chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi sẵn sàng vào học 
lớp Một. Bởi lẽ:
 Sự chuyển đổi hoạt động chủ đạo của trẻ: Tại trường mầm non, hoạt động 
chủ yếu của trẻ là vui chơi “Học bằng chơi, chơi mà học”, trẻ hoạt động thoải mái, 
không bắt buộc, gò bó; từ hoạt động vui chơi hình thành ở trẻ những kỹ năng, phẩm 
chất theo đặc trưng lứa tuổi. Tuy nhiên, khi bước vào lớp Một “học” là hoạt động 
chủ đạo. Việc học là bắt buộc, được tổ chức chặt chẽ, có mục đích, mỗi học sinh 
phải cố gắng, tự giác và có tinh thần học tập mới có thể đạt được kết quả tốt.
 Sự thay đổi mối quan hệ của trẻ với giáo viên trong nhà trường: Ở trường 
mầm non, trẻ được cô chăm sóc chu đáo, quan hệ giáo viên với trẻ mang tí nh chất 
mẹ - con. Khi vào học lớp Một, quan hệ giữa giáo viên với trẻ mang tính chất thầy 
- trò; trẻ phải tuân theo các yêu cầu và quy tắc sinh hoạt của nhà trường. Đồng thời, 
tại trường mầm non trẻ lớp 5-6 tuổi lớn nhất trong các khối lớp nhưng khi vào 
trường tiểu học, khối Một là khối nhỏ nhất trong trường dễ dẫn đến tâm lý lo lắng, 6
huấn nâng cao năng lực chuyên môn đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu giáo dục 
mầm non phù hợp với bối cảnh địa phương để giáo viên có cơ hội học hỏi và chia 
sẻ kinh nghiệm với nhau.
 - Bản thân là giáo viên, tổ trưởng chuyên môn khối mẫu giáo lớn, có trình 
độ chuyên môn vững vàng, đã nhiều năm dạy lớp mẫu giáo lớn nên có kinh nghiệm 
thực tế trong việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi sẵn sàng vào học ở 
lớp Một.
 - Tham gia tập huấn đầy đủ các chuyên đề do Sở Giáo dục, Phòng Giáo dục 
tổ chức về chăm sóc, giáo dục trẻ; chuyên đề về đổi mới tổ chức các hoạt động giáo 
dục trên 5 lĩnh vực phát triển của trẻ phù hợp với bối cảnh địa phương. Trong đó 
có chuyên đề “Hướng dẫn tổ chức chuẩn bị cho trẻ em mẫu giáo trong cơ sở giáo 
dục mầm non sẵn sàng học đọc, học viết theo hướng liên thông với chương trình 
lớp 1 tiểu học”, “Xây dựng môi trường giáo dục theo hướng hiện đại”, “Ứng dụng 
phương pháp giáo dục tiên tiến STEAM vào các hoạt động giáo dục trẻ” và đã có 
chứng nhận “Đã hoàn thành khóa đào tạo giáo dục STEAM” dành cho giáo viên 
mầm non dạy trẻ 5 tuổi.
 - Đa số trẻ trong lớp mạnh dạn, tự tin, ra lớp ngay từ đầu năm học. Trẻ được 
học qua các độ tuổi lớp dưới nên đa phần cũng đã nhận biết được chữ cái, chữ số 
và có một số kỹ năng học tập cơ bản.
 - Phụ huynh nhiệt tình, quan tâm tích cực, có trách nhiệm phối hợp cùng với 
giáo viên và nhà trường trong chăm sóc, giáo dục trẻ.
 b. Khó khăn:
 - Khả năng nhận thức và một số kỹ năng học tập, kỹ năng sống của trẻ không 
đồng đều bị chênh lệch nên việc truyền thụ kiến thức gặp nhiều khó khăn. Nhiều 
cháu còn nhút nhát không nói ra ý kiến của mình, thụ động chờ sự giúp đỡ của cô 
giáo hoặc bạn trong nhóm, không hứng thú, tích cực tham gia hoạt động vui chơi, 
học tập trên lớp.
 - Nhiều trẻ phát âm ngọng chữ l - n, một số trẻ phát âm ngọng thanh, ngọng 
vần, nói giọng địa phương. Đầu năm học, đa phần trẻ còn rụt rè, nhút nhát, chưa 
chủ động trong giao tiếp với cô và các bạn.
 - Đa số gia đình trẻ chủ yếu làm nghề nông, nghề tự do nên nhận thức về 
tầm quan trọng của việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một còn lệch lạc, chủ yếu chú 
trọng cho con biết đọc, biết viết, ghép vần và mong muốn cho con học trước chương 
trình lớp 1 mà chưa quan tâm đến việc trang bị những kỹ năng nhận thức, tư duy 
và kỹ năng sống cần thiết cho việc học tập của trẻ.
 2. Thực trạng
 Để có thể thực hiện tốt các biện pháp chuẩn bị tâm thế sẵn sàng cho trẻ trong 
lớp vào lớp Một, đưa ra các biện pháp có tính hiệu quả, ứng dụng cao phù hợp với 

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_chuan_bi_tam_the_cho_tre_mau_giao_5_6.docx
  • pdfSKKN Một số biện pháp chuẩn bị tâm thế cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi bước vào Lớp Một.pdf