SKKN Một số biện pháp chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5-6 tuổi vào Lớp 1 ở Trường Mầm non Hoa Sen
Việc chuẩn bị hành trang cho trẻ mẫu giáo lớn vào lớp 1 là thực sự rất cần thiết, vì: nhiều trẻ sẽ bỡ ngỡ và có thể gặp không ít khó khăn lúc mới vào lớp 1, khi đang quen được chăm sóc, vui chơi phải chuyển sang môi trường mới, với hoạt động học tập là chính, ngồi một chỗ, viết bài, làm toán trong thời gian dài. Chính vì vậy, là một cô giáo phụ trách lớp mẫu giáo lớn, tôi đã chuẩn bị tâm lí và một số tố chất sẵn sàng cho trẻ lớp của tôi. Và đó cũng là nhiệm vụ chủ yếu của trường mầm non thông qua đó các cô giáo chuẩn bị cho trẻ bằng cách thiết kế những hoạt động, nội dung theo chương trình giáo dục mầm non nhằm giúp trẻ phát triển tốt về thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm kỹ năng xã hội cho trẻ. Để thực hiện được điều đó, nhà trường và gia đình cần kết hợp nhịp nhàng để chăm sóc và giáo dục trẻ một cách tốt nhất. Xuất phát từ những lý do trên, cùng với nhiều năm kinh nghiệm liên tục dạy lớp mẫu giáo lớn 5-6 tuổi, đồng thời hiểu được tầm quan trọng của việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1, tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5- 6 tuổi vào lớp 1 ở trường Mầm non Hoa Sen” để viết sáng kiến kinh nghiệm.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5-6 tuổi vào Lớp 1 ở Trường Mầm non Hoa Sen", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5-6 tuổi vào Lớp 1 ở Trường Mầm non Hoa Sen

I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Lên lớp 1 là một bước ngoặt lớn trong cuộc đời của mỗi người, vì trẻ đang từ hoạt động chủ đạo là vui chơi chuyển sang hoạt động học tập. Ở trường tiểu học, việc học là bắt buộc, là hoạt động chính, vì vậy trẻ khó tránh khỏi bỡ ngỡ. Nhiều cha mẹ học sinh và giáo viên đã suy nghĩ sai lầm cho rằng chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 là dạy trẻ đọc, viết, làm toán nhưng điều đó vô tình đã làm ảnh hưởng không tốt đến tâm lý và kết quả học tập của trẻ. Quá trình chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp là một hành trình dài hơi và xuyên suốt cả năm học. Thời gian này đòi hỏi sự cố gắng rất lớn của giáo viên cũng như sự phối kết hợp của cha mẹ học sinh một cách khoa học và nghiêm túc. Công tác chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp Một sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, tạo tiền đề về tâm lý cho trẻ vững bước vào môi trường mới. Trong những năm gần đây, do những tác động của dịch bệnh và sự suy thoái về kinh tế, mà sự quan tâm và đầu tư cho trẻ vào chuẩn bị vào lớp 1 có phần chưa chu đáo. Hiểu được điều đó, là một cô giáo mầm non trực tiếp chăm sóc và nuôi dạy trẻ, tôi luôn muốn trẻ có sự chuẩn bị tâm thế đầy đủ nhất để sẵn sàng vào lớp 1. Tuy nhiên, cần chuẩn bị như thế nào cho đúng và đạt hiệu quả cao lại là vấn đề cần phải tìm hiểu và định hướng. Tuổi mẫu giáo là những nấc thang, làm nền móng cho những bước kế tiếp cho cuộc đời của mỗi đứa trẻ, vì thế việc lên lớp Một được coi là một bước ngoặt rất quan trọng trong cuộc đời, là một bước chuyển cấp mang tính nhảy vọt. Bởi vậy, trẻ có sự biến đổi giữa lớp mẫu giáo lớn và một hoạt động mới, một vị trí xã hội mới với những mối quan hệ mới của một người học sinh thực sự. Có thể nói đi học lớp Một là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời của trẻ. Lên lớp 1, học phải tạo ra sản phẩm (hoàn thành các nhiệm vụ học tập, làm bài tập, trả lời câu hỏi theo tiến độ của cả lớp). Bởi vậy, những biện pháp chuẩn bị hành trang cho trẻ mẫu giáo lớn bước vào lớp 1 giúp trẻ mạnh dạn, tự tin và thích được đi học là một việc làm vô cùng cần thiết Chuẩn bị hành trang cho trẻ 5- 6 tuổi giúp các con có khả năng tư duy, sáng tạo, tự tin, hòa nhập và phát triển những kỹ năng học tập, làm việc nhóm. Bên cạnh đó bé còn làm chủ hoàn toàn bản thân và tạo điều kiện để con chuyển sang cấp học mới một cách tự tin, hòa nhập tốt hơn. Bên cạnh đó, còn giúp các con hình thành những kĩ năng quan trọng như: hợp tác, thận thiện và gần gũi, quan tâm, yêu thương với những mối quan hệ xung quanh - Phương pháp quan sát: theo dõi, tìm hiểu tình hình thực tế, thực trạng công tác chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo lớn vào lớp 1. - Phương pháp trao đổi: đặt ra câu hỏi đối với giáo viên, phụ huynh trẻ để nắm được sự nhận thức của họ đối với việc chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo vào lớp 1. - Phương pháp thực nghiệm: thông qua các tiết học, qua chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ để nắm được kiến thức, kỹ năng mà trẻ đã có được, từ đó điều tra các mặt của việc chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo lớn vào lớp 1. II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lý luận - Trẻ mầm non đang trong quá trình phát triển đều mang những đặc điểm đặc trưng. Việc chuyển từ cấp học này sang cấp học khác là một sự biến đổi lớn cả về số lượng và chất lượng. Ở mỗi thời điểm nhất định, sự phát triển ở hiện tại là kết quả đạt được của giai đoạn trước và là bước đệm cho sự phát triển giai đoạn tiếp theo. Trẻ cải thiện, tiến bộ tốt ở giai đoạn này cũng chính là tiền đề cho trẻ dễ dàng phát triển ở các giai đoạn sau. Tuy nhiên, ở bước ngoặt này không phải đứa trẻ nào cũng có thể dễ dàng thích nghi, mà còn có rất nhiều vấn đề mà cha mẹ học sinh và các nhà giáo dục phải lưu tâm. Quá trình học tại trường mẫu giáo giúp trẻ hoàn thiện những hiểu biết, nhận thức đầu đời trong suốt thời kỳ mầm non, mặc khác đó còn là tích cực chuẩn bị cho trẻ có đủ điều kiện để hòa nhập với môi trường học tập ở trường phổ thông. - Giáo viên và cha mrj trẻ cần có những giải pháp, định hướng đúng đắn, hợp lý dạy cho trẻ những yếu tố phù hợp để trẻ có thể lĩnh hội tự nhiên và toàn diện. Đó là những định hướng về khả năng tập trung chú ý, lắng nghe, sự mạnh dạn, tự tin, tâm lý ổn định và sức khoẻ của trẻ; tránh cho trẻ tâm lý lo sợ, hoặc chủ quan ảnh hưởng đến kết quả học tập. Người lớn cần gần gũi, trò chuyện để trẻ chủ động tham gia,. giúp trẻ phát triển toàn diện về tất cả các mặt nhằm tạo cho trẻ có tâm thế thật vững vàng tự tin khi bước vào lớp 1. 2. Cơ sở thực tiễn - Trong năm học 2023-2024 này lớp Mẫu giáo lớn A2 của tôi có 39 bé. Đa số trẻ ở lớp tôi có nề nếp, rất thích đọc chữ và học đọc, học viết nhưng trẻ nhận mặt chữ qua các đồ dùng, tranh ảnh, sách tranh...còn hạn chế. Nhiều trẻ hay bắt chước đọc theo mà không hiểu. - Nhận thức của trẻ trong lớp chưa đồng đều, có trẻ cô chỉ đọc 1, 2 lần thì trẻ đã nhớ được mặt chữ và phát âm lại đúng chữ, nhưng vẫn còn nhiều cháu phát âm lò cò, rồng rắn lên mây, mèo đuổi chuột....đây là những trò chơi dân gian vừa tăng cường sức khỏe vừa làm tăng thêm hiểu biết cho trẻ về các trò chơi dân gian. Tôi cũng xây dựng các bài nhạc thể dục sôi động kết hợp với các động tác linh hoạt giúp trẻ hào hứng trong khi tập luyện. 3.2. Biện pháp 2: Chuẩn bị tốt cho trẻ một số kỹ năng tự lập trong hoạt động học tập Ở trường mầm non, trẻ luôn được cô giáo chăm sóc chu đáo, còn khi bước vào lớp 1 trẻ bước vào một môi trường mới mà trẻ phải học cách tự lập, tựu làm mọi thứ như giữ gìn sức khoẻ, cất đồ đạc cá nhân, rửa tay, tự đi vệ sinhTrẻ sẽ nhanh chóng hòa nhập với tập thể lớp nếu biết tự lập sớm, trẻ luôn ý thức được công việc của mình và giải quyết công việc đó một cách chủ động sáng tạo. Để làm tốt điều này ngay từ đầu năm học, tôi luôn tạo thói quen cho trẻ biết nói ra những điều mình mong muốn. Kịp thời động viên khen ngợi trẻ khi trẻ thực hiện những hành động mang tính tự lập cao. Trong môi trường tiểu học hay các cấp bậc học cao hơn, việc trẻ tự tin, tự trọng, hoạt động một cách độc lập, tập trung, chấp hành những quy định chung và sự chỉ dẫn của người lớn (phù hợp với lứa tuổi của trẻ) là vô cùng thiết yếu trong hoạt động học tập. Trẻ chủ động độc lập trong việc thực hiện các nhiệm vụ khi trẻ có đầy đủ sự tự tin. Vì vậy hãy để trẻ tự làm, giáo viên và phụ huynh là người gợi mở, khích lệ trẻ. Cùng với đó tôi còn chuẩn bị về tư thế, tác phong cho trẻ như: rèn luyện tư thế ngồi học, tư thế cầm bút đúng, tác phong nhanh nhẹn, tự tin và lễ phép với người lớn trong giao tiếp cũng như hòa đồng vui tươi với bạn bè. Vì thế tôi thường tổ chức các hoạt động cho trẻ dưới dạng trò chơi để cung cấp kiến thức cho trẻ đồng thời yêu cầu trẻ tham gia trò chơi phải đúng luật, trẻ sẽ tham gia một cách tự nhiên không gò bó, ép buộc, rèn luyện sự nhanh nhẹn đem lại mang hiệu quả cao. Đối với việc dạy trẻ biết cách cầm bút và ngồi đúng tư thế khi học, tôi thường rèn luyện kỹ năng cho trẻ trong các giờ hoạt động chung, hoạt động góc. Khi mới bắt đầu trẻ chưa quen các tư thế, tôi thường phải làm mẫu, kết hợp với lời nói để trẻ nắm và làm theo cũng như là trực tiếp nắn chỉnh tư thế ngồi cho trẻ sao cho đúng. Tôi thường xuyên quan sát, theo dõi, nếu phát hiện trẻ nào chưa thực hiện đúng các tư thế sẽ kịp thời đưa ra các giải pháp điều chỉnh phù hợp nhằm giúp trẻ có thói quen tốt khi ngồi học. Mỗi khi nhà trường tổ chức các hoạt động ngày hội ngày lễ tôi luôn vận động trẻ lớp mình nhiệt tình tham gia tập luyện, biểu diễn văn nghệ, tham gia các trò chơi vận động, dân gian. Từ những hoạt động này, trẻ sẽ tự tin hơn và rèn luyện được ấp úng, lí nhí, dạy trẻ giao tiếp một cách văn minh với các bạn, sửa ngay cho những trẻ nói ngọng hay phát âm sai. Ngay từ đầu năm học, khi mới nhận lớp, tôi đã đặc biệt lưu tâm đến việc rèn ngôn ngữ mạch lạc, phát âm chuẩn, chính xác cho trẻ. Muốn trẻ phát âm đúng, bản thân tôi phải là người phát âm chuẩn tiếng của người Hà Nội, không ngọng, không sai chính tả. Thời gian đầu, lớp có một số bé mới chuyển từ quê ra sau 2 tháng nghỉ hè bị nói tiếng địa phương, ngọng phụ âm đầu l-n, tôi đã lưu tâm sửa mọi lúc, mọi nơi cho trẻ. Chỉ sau một vài tháng, trẻ đã trở lại phát âm chính xác. Từ đó việc dạy trẻ làm quen với 29 chữ cái rất thuận lợi Tôi cũng thường xuyên đọc sách cho trẻ nghe. Từ những cuốn sách cô đọc sách trẻ có thể học hỏi được những kiến thức từ nội dung sách, cách sử dụng sách và nguyên tắc đọc, dạy trẻ cách giữ gìn và bảo quản sách. Những quyển sách có bìa ngoài sinh động là những quyển ưu tiên hàng đầu để tôi chọn cho trẻ vì những quyển này sẽ dễ dàng gây hứng thú cho trẻ đối với sách, từ đó trẻ sẽ mong muốn được đọc truyện. Thông qua việc đọc sách trẻ khám phá các kiểu chữ khác nhau, kích thích, thôi thúc trẻ tìm hiểu các từ và chữ. 3.4. Biện pháp 4: Chuẩn bị về mặt tình cảm xã hội cho trẻ Sự quan tâm chia sẻ, ứng xử lễ phép với mọi người xung quanh , kính trọng người lớn, đoàn kết với bạn bè, có tình thương xót những người bất hạnh là những điều mà các bậc phụ huynh và giáo viên luôn muốn dạy trẻ. “Tiên học lễ, hậu học văn” trước khi học văn hóa, trẻ phải được giáo dục về lễ nghĩa, phép tắc. Trẻ phải biết được vị trí của mình trong gia đình và trong xã hội (Bố, mẹ, anh, chị, em là ai, học sinh của giáo viên nào, lớp nào, trường nào ) để có cách ứng xử phù hợp với vai trò của mình. Các hoạt động tập thể, sự liên kết, gần gũi giữa cô và trò, sinh hoạt theo nhóm bạn bè sẽ làm nảy nở trẻ những động cơ xã hội tốt đẹp, hào hứng được đi học, được trở thành một người học sinh. Trực tiếp kể những câu chuyện kể, các trò chơi, hay thông qua các video về trường lớp tiểu học, về những đồ dùng học tập của lớp một và hoạt động tham quan trường tiểu học giúp trẻ có những hình dung chính xác về các mối quan hệ giữa bạn bè, thầy cô giáo trong trường phổ thôngtừ đó kích thích được sự háo hức đến trường học tập của trẻ.. Ở lớp tôi có trưng bày những hình ảnh đẹp mang tính giáo dục cao như: Bé chảo hỏi ông, bà, bé giúp đỡ cha mẹ, cụ già, khoanh tay khi chào thầy côvà cũng thông qua zalo lớp tích cực tuyên truyền đến cha mẹ phụ huynh những tấm gương ngoan ngoãn vươn lên trong học tập từ đó cha mẹ giáo dục cho trẻ noi theo. chơi, đố vui, trò chơi chữ cái... tạo cho trẻ tích cực khám phá tạo làm tiền đề cho trẻ bước vào lớp 1. Xây dựng môi trường học tập là cách tựu nhiên nhất giúp trẻ làm quen với chữ cái. Đó chính là các góc chơi trong lớp như góc đọc sách, góc thư viện tại lớp. Ở những góc chơi này tôi bày các loại sách báo và vật liệu như: Tranh ảnh có viết từ về thế giới xung quanh, con người, nghề nghiệp, thế giới động vật, thực vật, môi trường... Khi dạy trẻ theo các chủ đề tôi dán các bài hát, bài thơ, câu truyện, câu đố, ca dao lên tường cho trẻ đọc và luôn có sự thay đổi theo hình ảnh từng chủ đề, thay đổi cụm từ trong lớp để tránh nhàm chán và trẻ được làm quen nhiều cụm từ mới. Để trẻ nhận biết, phát âm chính xác 29 chữ cái tiếng Việt, tôi thường xuyên cho trẻ làm quen dưới nhiều hình thức: Học trong giờ chính khóa, chơi với chữ trong giờ chơi, tìm chữ trong từ khi đi tham quan, dã ngoại ... Ngoài ra, để tạo điều kiện cho trẻ viết đẹp sau này, tôi đã cho trẻ tập tô bằng cách: rèn trẻ ngồi học đúng tư thế, tay phải cầm bút, tay trái giữ vở, tô đúng chiều chữ, trùng khít lên dấu chấm mờ ... Đối với môn toán, tôi xây dựng môi trường làm quen với toán trong và ngoài lớp học. Hướng dẫn trẻ trang trí lớp cùng cô phù hợp chủ đề, chủ điểm, lồng ghép nội dung làm quen với toán vào cáò hoạt động khác phù hợp. Những số mà đã được học, tôi cho trẻ gắn số, vẽ, xé, cắt, dán các hình ảnh mà bản thân trẻ yêu thích theo nội dung các chủ đề có số lượng cho trước và gài vào bảng đúng số tương ứng theo yêu cầu mà cô đưa ra. Các kĩ năng chia nhóm, tách gộp, thêm bớt được trẻ thực hiện trực tiếp ngay tại bảng. Điều này không những giúp trẻ khắc sâu kiến thức toán đã học mà còn củng cố kĩ năng tạo hình cho trẻ. Tôi thường xuyên cho trẻ làm quen với các biểu tượng ban đầu về toán như: số lượng, hình dạng, kích thước, thời gian, ví trí trong không gian .... Kết quả: Trẻ nắm được các chữ cái trong bảng chữ cái, nhận biết và phát âm chuẩn các chữ cái, các kiến thức toán đã được học. Tích cực, chủ động, hứng thú khi tham gia các hoạt động cho trẻ làm quen với chữ cái và toán. 3.6. Biện pháp 6: Phối hợp với các bậc cha mẹ học sinh trong việc chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ vào lớp 1. Đa số cha mẹ đều nôn nóng cho con học chữ hoặc học đọc, học viết mà bất chấp có phù hợp giữa nội dung, phương pháp dạy học với sự phát triển tâm sinh lý ở lứa tuổi này hay không. Bắt trẻ học quá sớm vô tình chúng ta làm mất đi sự tập trung chú ý và hứng thú học tập của trẻ sau này, mặt khác không ít những phụ huynh học sinh lại phó mặc con mình cho giáo viên trường mầm non, dẫn đến việc phối hợp giữa phụ huynh và giáo viên không tạo ra được sự thống nhất trong công tác
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_chuan_bi_tam_the_cho_tre_5_6_tuoi_vao.docx