SKKN Một số biện pháp chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5-6 tuổi sẵn sàng bước vào Lớp 1

Trong mỗi giai đoạn phát triển trẻ đều mang những đặc điểm đặc trưng. Việc chuyển từ giai đoạn này sang giai đoạn khác là một sự chuyển biến mang tính nhảy vọt có sự biến đổi cả về chất và lượng. Sự phát triển ở một giai đoạn nhất định vừa là kết quả của giai đoạn trước đó vừa là tiền đề cho bước phát triển của giai đoạn tiếp theo. Nếu trẻ được phát triển tốt ở giai đoạn này cũng chính là sự chuẩn bị tốt cho giai đoạn tiếp theo. Tuy nhiên không phải trẻ em nào cũng dễ dàng thích nghi được vào bước ngoặc này là một sự kiện quan trọng khiến các bậc cha mẹ và các nhà giáo dục cần phải quan tâm. Một mặc là để giúp trẻ hoàn thiện những thành tựu trong suốt thời kỳ mẫu giáo, mặc khác tích cực chuẩn bị cho trẻ có đủ điều kiện để thích nghi với cuộc sống ở trường phổ thông với hoạt động chủ đạo là hoạt động học tập.
docx 33 trang skmamnonhay 10/06/2024 1030
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5-6 tuổi sẵn sàng bước vào Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5-6 tuổi sẵn sàng bước vào Lớp 1

SKKN Một số biện pháp chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5-6 tuổi sẵn sàng bước vào Lớp 1
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi:
 - Hội đồng xét đánh giá công nhận SKKN trường MN Ba Trại A
 - Hội đồng xét đánh giá công nhận SKKN ngành GD&ĐT huyện Ba Vì. 
 Trình độ 
 Ngày tháng Chức 
 Họ, tên Nơi công tác chuyên Tên sáng kiến
 năm sinh danh
 môn
 Một số biện pháp 
 Nguyễn 
 MN Ba Trại Giáo ĐH chuẩn bị tâm thế cho 
 Thị Thu 25/05/1989
 A viên sư phạm trẻ 5- 6 tuổi sẵn sàng 
 Phương 
 bước vào lớp 1
 - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục mẫu giáo 
 - Ngày áp dụng sáng kiến: bắt đầu từ Tháng 9/2022.
 - Mô tả bản chất của sáng kiến:
 + Một số biện pháp để khảo sát năng lực và phân nhóm trẻ cho giáo giáo 
viên trong việc hướng dẫn phụ huynh chuẩn bị hành trang cho trẻ sẵn sàng bước 
vào lớp 1.
 + Nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên qua các buổi bồi dưỡng sinh 
hoạt chuyên môn của tổ, của trường để có được những phương pháp hướng dẫn 
trẻ, chăm sóc giáo dục trẻ sáng tạo hơn, cuốn hút trẻ hơn.
 + Đưa ra những biện pháp, hình thức, phương pháp chuẩn bị cho trẻ sẵn sàng 
đi học lớp 1.Giúp trẻ tin tưởng rằng “mình có thể học được”,hỗ trợ, hướng dẫn cha 
mẹ chăm sóc nuôi dưỡng, và dạy con học tại nhà hiệu quả .
 + Phối hợp, tăng cường sự trao đổi, liên hệ với phụ huynh trong công tác 
chăm sóc,giáo dục trẻ,giúp trẻ chuẩn bị đầy đủ kiến thức, hành trang sẵn sàng 
bước vào lớp 1.
 Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật 
và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
 Ba Trại, ngày 14 tháng 04 năm 2023
 Người nộp đơn
 (Ký và ghi rõ họ tên)
 Nguyễn Thị Thu Phương 3.1 Có hiệu quả, đem lại lợi ích kinh tế - xã hội, có tính lan tỏa 30
 3.2 Có hiệu quả, đem lại lợi ích kinh tế - xã hội 20
 3.3 Có hiệu quả, lợi ích phù hợp với mức độ phù hợp tại đơn vị 10
 3.4 Không có hiệu quả cụ thể 0
Nhận xét:
 4 Điểm trình bày
 4.1 Trình bày khoa học, hợp lý 10
 4.2 Trình bày chưa khoa học, chưa hợp lý 5
Nhận xét:
 Tổng cộng: Đánh giá: □ Đạt (>70 điểm) □ Không đạt
 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CƠ SỞ
 Hoàng Thị Nhân 1
 A. PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ
 Tên đề tài: “Một số biện pháp chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5- 6 tuổi sẵn sàng 
bước vào lớp 1”
1. Lý do chọn đề tài.
1.1. Cơ sở lý luận:
 Bác Hồ của chúng ta đã từng nói: “Trẻ em như búp trên cành
 Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”
 Quả đúng vậy trẻ em trông như một búp non nếu được chăm sóc chu đáo 
thì chắc chắn chồi non sẽ phát triển tốt. Cũng như con người nếu được chăm sóc 
có sự đầu tư ngay từ nhỏ thì trẻ sẽ dần dần lớn lên và phát triển toàn diện cả về 
“đức, trí, lao, thể, mỹ”.
 Với lứa tuổi mầm non, đối với trẻ mẫu giáo lớn sắp bước vào lớp 1, chuẩn 
bị bước sang một bước ngoặt vô cùng quan trọng đối với trẻ, vì trẻ đang 
sống trong một môi trường được sự chăm lo chu đáo của các cô giáo mầm non 
giống như người mẹ thứ hai. Chuyển sang giai đoạn hoàn toàn mới một cách đột 
ngột trẻ sẽ khó thích nghi. Chế độ học tập đã có sắp xếp, có hoạch định, tất cả 
mọi hoạt động đều dưới sự chỉ đạo của thầy cô. Thích nghi hay không? Thất bại 
hay thành công là từ bước đầu ở lớp 1, lớp nền tảng của bậc tiểu học, lần đầu tiên 
trẻ đến trường tiểu học có nhiều ảnh hưởng rất lớn về tâm lý của trẻ, làm thế nào 
để vượt qua giai đoạn này? Và giúp trẻ có thể hoà nhập với một môi trường mới 
của bậc tiểu học. Vì thế cô giáo Mầm non phải tạo cho trẻ một tâm thế vững vàng 
để trẻ sẵn sàng bước vào lớp 1 một cách thoải mái và tự tin, nhằm giúp trẻ tiếp 
thu kiến thức tốt ở bậc tiểu học.
1.2. Cơ sở thực tiễn:
 Háo hức, hồi hộp, lo lắng cho bước khởi đầu không chỉ là tâm trạng của 
trẻ nhỏ mà còn là mối quan tâm chung của cha mẹ có con chuẩn bị vào" Đại học 
chữ to". Tuy nhiên, "hành trang" cho trẻ vào lớp 1 nên "nhỏ gọn", để phù hợp với 
sức vóc của trẻ mới qua lớp mầm non. Những bài học đầu tiên của trẻ ở trường 
mầm non là qua các bài đồng dao, bài thơ, bài hát có tiết tấu vui tươi, ngộ nghĩnh, 
tình cảm, bé thích và nhớ nhanh. Trường mầm non là nơi trẻ làm quen với ngôn 
ngữ, văn học,nghệ thuật.Ở trường mầm non, trẻ được học cách hoà đồng với các 
bạn, biết giữ yên lặng trong giờ ngủ trưa, biết cảm ơn, xin lỗi... Những bài học về 
nề nếp sinh hoạt, sự tự lập và mối quan hệ trong môi trường tập thể sẽ góp phần 
hình thành nhân cách của trẻ.
 Năm học 2022 - 2023 tôi được phân công dạy lớp 5 tuổi. Thông qua sự 
tương tác giữa phụ huynh và giáo viên trên lớp, tôi nhận thấy đa số phụ huynh 3
các bậc cha mẹ và các nhà giáo dục cần phải quan tâm. Một mặc là để giúp trẻ 
hoàn thiện những thành tựu trong suốt thời kỳ mẫu giáo, mặc khác tích cực 
chuẩn bị cho trẻ có đủ điều kiện để thích nghi với cuộc sống ở trường phổ thông 
với hoạt động chủ đạo là hoạt động học tập.
2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
 2.1. Đặc điểm tình hình:
 * Đặc điểm tình hình lớp:
 Thực trạng điều tra ban đầu 
 - Trong thực tế ở trường Mầm Non để thực hiện chương trình giáo dục mầm 
non mới thì hầu như các giáo viên đang còn bị vướng mắc giữa cái mới và cái cũ, 
chưa thiết kế cho mình được tiết dạy thực sự đổi mới và khoa học mà họ đang còn 
bắt chước nhau. Do đó họ đang còn lúng túng trong cách lựa chọn các hình thức 
cho tiết học, vì vậy mà tiết học còn nhiều hạn chế, có thể nói nội dung của tiết học 
còn nghèo nàn, đồ dùng học tập chưa sinh động, giờ học trở nên khô khan, cứng 
nhắc, do đó kiến thức, kỹ năng mà trẻ thu được trên tiết học còn chưa đáp ứng 
được với yêu cầu kiến thức cô đặt ra cho trẻ.
 - Trong năm học 2022 - 2023 tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 
mẫu giáo 5 tuổi A2, Tổng số trẻ lớp tôi là 30 cháu trong đó có 14 cháu nam, 16 
cháu nữ, cháu là con em dân tộc thiểu số.
 - Hoàn cảnh gia đình các cháu đa số là làm nông nghiệp, trình độ còn hạn 
chế, công việc bận rộn, ít có điều kiện quan tâm đến các cháu. do vậy khả năng 
nhận thức của trẻ không đồng đều, nhiều trẻ trong lớp còn rụt rè, nhút nhát, 
chưa mạnh dạn trong giao tiếp. Với đặc điểm tình hình như vậy khi thực hiện đề 
tài này tôi thấy có một số thuận lợi và khó khăn sau:
 * Thuận lợi: 
 - Ban giám hiệu luôn sát sao chỉ đạo giáo viên về chuyên môn. bồi dưỡng 
phương pháp, đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục mầm non, tạo mọi 
điều kiện giúp tôi thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non mới.
 - Bản thân được tham dự những buổi chuyên đề do trường, huyện tổ chức.
 - Giáo viên dự giờ, trao đổi, rút kinh nghiệm, để có tiết dạy tốt hơn
 - Đa số phụ huynh luôn quan tâm tới việc học tập của trẻ nên tích cực phối 
hợp với giáo viên rèn trẻ cũng như đóng góp cho lớp nhiều nguyên vật liệu làm 
đồ dùng đồ chơi, phục vụ cho các hoạt động học.
 - Trẻ đều đã qua mẫu giáo nhỡ nên việc rèn nề nếp học tập gặp thuận lợi, có 
khả năng tiếp thu kiến thức do cô truyền đạt. 5
4. Mô tả, phân tích các biện pháp.
 Như chúng ta cũng biết, tuổi mầm non là bậc thang đầu tiên, làm nền móng 
cho những bậc thang tiếp theo. Vì vậy trẻ cần được chuẩn bị tâm lý sẵn sàng đi 
học nhằm giúp trẻ tự tin bước vào lớp một. Chính vì lẽ đó để chuẩn bị cho trẻ vào 
lớp Một cần quan tâm phát triển toàn diện: thể chất, trí tuệ, tình cảm – xã hội, 
ngôn ngữ và một số kỹ năng cần thiết cho hoạt động học. Việc chuẩn bị tâm thế 
tốt cho trẻ mẫu giáo lớn vào lớp Một là hết sức cần thiết vì đó là một trong những 
mục tiêu của ngành học mầm non. Tại ngôi trường mầm non Ba Trại A, đặc biệt 
là độ tuổi mẫu giáo lớn các con đã được chuẩn bị rất tốt tâm thế để có thế tự tin 
vững bước vào lớp Một.
 4.1. Biện pháp 1: Chuẩn bị về thể lực. 
 Thể lực phát triển tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho những tư chất, những yếu 
tố sinh học với tư cách là tiền đề vật chất của sự phát triển nhân cách có cơ hội 
phát huy tác dụng. Trẻ có thể lực tốt, khỏe mạnh, tăng cân đều, da dẻ hồng hào 
tất cả các yếu tố này giúp trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động học tập và vui 
chơi đạt kết quả tốt nhất. 
 Chuẩn bị về mặt thể lực cho trẻ không đơn thuần là sự chuẩn bị về lượng 
phát triển chiều cao và trọng lượng cơ thể mà còn là sự chuẩn bị về chất cụ thể là 
năng lực làm việc bền bỉ, dẻo dai, có khả năng chống lại sự mệt mỏi của thần kinh, 
cơ bắp, độ khéo léo của bàn tay, tinh nhạy của các giác quanĐể có được các 
phẩm chất đó, cô giáo kết hợp với phụ huynh cần tạo một chế độ sinh hoạt, ăn 
uống, nghỉ ngơi, luyện tậpcho trẻ một cách khoa học và hợp lý cả về thời gian 
cũng như phù hợp với đặc điểm phát triển riêng của từng trẻ.
 Giáo viên thực hiện đúng chế độ sinh hoạt trong một ngày từ đón trẻ đến trả 
trẻ: Thường xuyên tổ chức cho trẻ tập thể dục buổi sáng, tập đúng, đủ các động tác.
 Cho trẻ hoạt động ngoài trời: giáo viên cần tổ chức một cách khoa học nội 
dung bám sát theo từng chủ đề, cho trẻ chơi các trò chơi vận động thay đổi phù 
hợp độ tuổi, phù hợp chủ đề đang thực hiện. Tổ chức tốt các hoạt động chơi và 
hoạt động học, cho trẻ ngủ đúng giờ, ngủ sâu và đủ giấc. Quan tâm đến những trẻ 
khó ngủ, hay nói chuyện trong giờ ngủ
 Ví dụ: Lớp tôi có cháu Gia Hưng, cháu Hằng rất khó ngủ, ở nhà phụ huynh 
bảo 2
 Cháu không bao giờ ngủ trưa đã là thói quen của cháu rồi. Đến lớp giờ 
ngủ cháu hay trằn trọc, lăn qua lăn lại không ngủ, tôi luôn quan tâm, đến gần nằm 
cạnh trẻ vỗ về xoa mông cháu như vậy cháu sẽ ngủ ngay, làm vài ngày như vậy 
trẻ sẽ có thói quen ngủ trưa rất tốt, phụ huynh rất hài lòng.Khuyến khích, động 
viên trẻ tự xúc ăn, ăn hết xuất, ăn không quá lâu. Những trẻ ăn quá chậm tôi có 7
 - Dạy trẻ biết tập trung chú ý trong giờ học:
 + Để giúp trẻ giải quyết nhiệm vụ học tập tốt, tôi luôn chú ý rèn luyện cho 
trẻ biết tập trung chú ý vào những vấn đề cần nhận thức. Trong các hoạt động 
hàng ngày, tôi luôn tạo điều kiện giúp trẻ chú ý từ không chủ định sang chú ý có 
chủ định.
 Ví dụ : giờ kể chuyện, sau khi nghe cô kể, tôi giao nhiệm vụ cho các cháu 
phải nhớ tên câu chuyện, tên nhân vật, nội dung câu chuyện và phải kể lại được 
câu chuyện cho các bạn nghe.
 + Hơn nữa, như chúng ta đã biết hoạt động học tập ở trường Tiểu học diễn 
ra trong thời gian khá dài. Vì vậy tôi luôn cho trẻ biết duy trì sự tập trung chú ý 
của mình trong một thời gian cần thiết trong các hoạt động. Bên cạnh đó tôi cũng 
tập cho trẻ hoàn thành dứt điểm công việc trong một thời gian nhất định: chơi 
trong bao lâu, thực hiện công việc đó trong bao lâu thì kết thúc,điều này rất 
cần thiết cho trẻ khi lên lớp một, nó giúp cho trẻ hoàn thành công việc của người 
học sinh khi lên lớp một.
 - Phát triển hoạt động nhận cảm: Để giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh, 
tạo tiền đề cần thiết cho việc học tập của trẻ sau này, tôi rèn cho trẻ biết quan sát 
thế giới xung quanh . Qua đó giúp trẻ nhận biết những thuộc tính cơ bản, đặc 
trưng của đối tượng, phân biệt sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác.
 Ví dụ : Chú Thỏ thì tai dài, mắt hồng; chú Hươu cao cổ thì có cái cổ cao 
thật là cao và da thật đặc biệt....
 - Phát triển khả năng tư duy cho trẻ: Ở mẫu giáo bé thì tư duy trực quan 
hành động chiếm ưu thế nhưng ở mẫu giáo lớn thì tư duy trực quan hình tượng 
chiếm ưu thế. Vì vậy để phát triển tư duy hình tượng cho trẻ tôi luôn chú ý cung 
cấp cho trẻ các biểu tượng đa dạng, dồi dào về thế giới xung quanh giúp trẻ hệ 
thống hóa, chính xác hóa những biểu tượng đó.
 Ví dụ: ở mẫu giáo bé trẻ nhận biết xe ô tô qua hình dạng nhưng ở lớp 5 tuổi 
khi nói ô tô thì trẻ sẽ hình dung trong đầu rằng đó là cái gì? Dùng để làm gì?....
 - Phát triển kỹ năng hoạt động trí óc đơn giản cho trẻ như so sánh sự giống 
nhau hay khác nhau của hai hay nhiều sự vật, hiện tượng; đối chiếu về kích thước; 
hỏi và thử trả lời; đếm số lượng, phân chia, tạo nhóm,.....
 - Định hướng vào môi trường xung quanh
 Khả năng định hướng về không gian và thời gian là một biểu hiện của sự 
phát triển trí tuệ. Nó không chỉ giúp trẻ thích ứng với môi trường sống mà còn là 
điều kiện giúp trẻ tiếp thu, lĩnh hội kiến thức ở phổ thông.
 + Định hướng trong không gian:
 Cuối tuổi mẫu giáo phần lớn trẻ đã định hướng được trên - dưới, trước - sau, 

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_chuan_bi_tam_the_cho_tre_5_6_tuoi_san.docx