SKKN Một số biện pháp chuẩn bị hành trang cho trẻ 5-6 tuổi vào Lớp Một Trường Mầm non Nam Điền

Chuẩn bị hành trang cho trẻ vào lớp Một là trang bị cho trẻ đầy đủ về mặt và là một quá trình tác động nhằm hình thành ở trẻ sự sẵn sàng đi học, giúp trẻ thích ứng với hoạt động học tập ở lớp Một. Vì vậy để chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một là cần phải chuẩn bị tốt về mặt thể chất, trí tuệ, tình cảm – xã hội, ngôn ngữ và một số kỹ năng cần thiết cho hoạt động học tập.
Đây là việc rất quan trọng đối với chúng ta và rất cần thiết. Bởi vì lớp Một được xem là nền tảng giáo dục đầu tiên cho chặng đường cắp sách đến trường của trẻ. Bởi lẽ, cha mẹ nào cũng muốn con mình có một khởi đầu thật suôn sẻ, thuận lợi nhất. Khi đó, trẻ lại phải đối mặt với rất nhiều sự khác biệt khi thay đổi môi trường học từ mẫu giáo lên tiểu học khiến trẻ hoang mang, bối rối thậm chí sợ đi học.
Với mỗi giai đoạn chuyển giao thì sẽ khiến trẻ trở nên tự ti, nhút nhát, không theo kịp các bạn cùng lớp, từ đó sợ trường lớp. Bên cạnh đó, trẻ sẽ bắt đầu bước vào hoạt động học tập là chính, đây là thử thách rất lớn cho trẻ và cả cha mẹ trẻ , giáo viên mầm non.
Năm học 2022 – 2023 tôi được nhà trường phân công dạy lớp 5 tuổi C của trường Mầm non xã Nam Điền. Tôi nhận thấy việc chuẩn bị hành trang sẵn sàng cho trẻ vào lớp Một là rất cần thiết và quan trọng đối với học sinh lớp tôi đang phụ trách nói riêng và học sinh lớp mẫu giáo lớn ( 5 – 6 tuổi) của trường tôi nói chung. Trong quá trình nghiên cứu và áp dụng sáng kiến “Một số biện pháp chuẩn bị hành trang cho trẻ 5- 6 tuổi vào lớp Một trường mầm non Nam Điền”
docx 30 trang skmamnonhay 19/02/2025 980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chuẩn bị hành trang cho trẻ 5-6 tuổi vào Lớp Một Trường Mầm non Nam Điền", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp chuẩn bị hành trang cho trẻ 5-6 tuổi vào Lớp Một Trường Mầm non Nam Điền

SKKN Một số biện pháp chuẩn bị hành trang cho trẻ 5-6 tuổi vào Lớp Một Trường Mầm non Nam Điền
 BÁO CÁO SÁNG KIẾN
I. Điều kiện, hoàn cảnh tạo ra sáng kiến:
 Cấp học mầm non là cấp học đầu tiên đặt nền móng cho những cấp học tiếp 
theo của hệ thống giáo dục quốc dân. Vì thế, việc chăm sóc - giáo dục, tạo điều 
kiện cho trẻ mầm non phát triển một cách toàn diện là một vấn đề luôn được toàn 
xã hội quan tâm chú trọng. 
 Bác Hồ kính yêu đã từng nói: “ Cái mầm có xanh thì cây mới vững, cái búp 
có xanh thì lá mới tươi quả mới tốt, con trẻ có được nuôi dưỡng giáo dục hẳn hoi 
thì dân tộc mới tự lập tự cường”. Đây là lời nhắc nhở của Bác về tầm quan trọng 
của việc chăm sóc, nuôi dưỡng những mầm xanh tương lai của đất nước.
 Vì thế việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ đặc biệt là đối với trẻ em 5 
– 6 tuổi, độ tuổi trẻ đang chuẩn bị chuyển giao giữa hai cấp học, từ cấp học Mầm 
non lên cấp học Tiểu học là vô cùng quan trọng và có tính quyết định tới việc học 
sau này.
 Giai đoạn trẻ chuyển từ mầm non lên lớp Một là một bước chuyển lớn và là 
bước ngoặt quan trọng đối với trẻ, vì trẻ chuyển từ hoạt động vui chơi là chủ đạo 
sang hoạt động học tập. Trẻ mầm non đang quen được cô giáo chăm sóc, yêu 
thương, tự do vui chơi, hoạt động mà chuyển sang một môi trường hoàn toàn mới 
lạ với hoạt động học tập và có kỷ luật. Điều đó sẽ khiến trẻ khó tiếp cận và thích 
nghi ngay được, không ít trẻ rơi vào trạng thái lo âu, hoảng sợ ảnh hưởng đến tâm 
lý và kết quả học tập sau này.
 Việc chuẩn bị hành trang cho trẻ vào lớp Một cần quan tâm, phát triển toàn 
diện về mọi mặt như: Thể chất, trí tuệ, tình cảm – xã hội, ngôn ngữ và một số kỹ 
năng cần thiết. Trang bị đầy đủ hành trang cho trẻ mẫu giáo lớn vào lớp Một giúp 
trẻ mạnh dạn, tự tin và thích được đi học là một việc làm vô cùng cần thiết và đó là 
một trong những mục tiêu quan trọng của giáo dục mầm non. 
 Nhiệm vụ của giáo viên mầm non và cha mẹ học sinh là tạo cho trẻ một tâm 
thế vững vàng khi bước vào lớp 1 để trẻ tiếp cận môi trường mới một cách tốt nhất, 
nhằm giúp trẻ tiếp thu tốt kiến thức ở bậc học Tiểu học đạt hiệu quả nhất. Chính vì - Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường, lớp tôi đã được trang bị đầy đủ 
đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị. Tạo điều kiện cho tôi được học hỏi, bồi dưỡng 
chuyên môn trong những buổi tập huấn trường bạn.
- Bản thân tôi là giáo viên chủ nhiệm, có trình độ chuyên môn, luôn nhiệt tình, tâm 
huyết với nghề, nắm chắc những kiến thức, phương pháp và cách thức tổ chức các 
hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ. Đồng thời tôi luôn quan tâm, nghiên cứu, học 
hỏi để tìm ra những phương pháp tốt nhất áp dụng vào giảng dạy, tạo niềm tin, sự 
hứng thú và trang bị cho trẻ những kiến thức và kỹ năng cần thiết để trẻ lớp tôi sẵn 
sàng bước vào lớp Một.
- Trẻ đã được học qua lớp mẫu giáo nhỡ 4 – 5 tuổi, đa số trẻ mạnh dạn, tự tin, thích 
khám phá, tìm tòi.
*Khó khăn:
 Bên cạnh những thuận lợi trên tôi còn gặp phải những khó khăn trong việc 
chuẩn bị tâm tốt tâm thế cho trẻ vào lớp Một như sau:
- Trẻ chưa có tính tự lập trong mọi hoạt động, còn ỷ lại.
- Một số trẻ hiếu động không tập trung, chú ý vào các hoạt động.
- Phụ huynh đi làm ăn xa và bận việc chưa quan tâm đến việc trang bị những kỹ năng 
,kiến thức cần thiết cho trẻ, lại phó mặc con mình cho giáo viên dẫn đến việc không 
tạo ra được sự thống nhất trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Do vạy, hiệu quả 
chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một không cao và khi trẻ bước vào lớp Một sẽ không tránh 
khỏi sự bỡ ngỡ.
- Một số phụ huynh mới đầu năm học nôn nóng cho con học chữ bất chấp nguyên 
tắc, sự phù hợp giữa nội dung, phương pháp dạy học với sự phát triển tâm sinh lý ở 
lứa tuổi này, đã ép trẻ học quá sớm vô tình làm mất đi sự tập trung chú ý và hứng 
thú học tập của trẻ sau này.
- Đa số giáo viên trong trường chưa chú ý và hiểu hết được ý nghĩa, tầm quan trọng 
của việc chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ vào lớp Một.
Từ những thuận lợi và khó khăn nêu trên tôi đã tiến hành khảo sát trên trẻ của lớp 
tôi các nội dung cần thiết để chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ vào lớp Một.
 Bảng khảo sát trước khi áp dụng sáng kiến đối với 30 trẻ của lớp mẫu giáo 5 tuổi C
 Đầu năm học Giáo viên tạo cho trẻ niềm hứng thú, háo hức khi chuẩn bị bước vào lớp Một 
bằng cách tôi luôn trò chuyện với trẻ về những thay đổi cũng như những niềm vui 
mà trường Tiểu học mang đến như: Vào lớp Một, con sẽ có cơ hội gặp gỡ nhiều 
bạn bè mới, thầy cô giáo mới. Vào lớp Một, con học được nhiều điều thú vị, có 
những trải nghiệm, những hoạt động đáng nhớ Nói cho trẻ nghe về sự khác nhau 
giữa trường Tiểu học và trường Mầm non. Và cứ thế, con sẽ cảm thấy bản thân 
mình trưởng thành từng ngày, được học tập, rèn luyện nhiều kỹ năng. Trẻ sẽ biết 
được “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Tuyệt đối không nên mang các hình 
phạt hoặc thầy cô giáo ra để dọa nạt trẻ, khiến trẻ hình thành tâm lý sợ trường lớp. 
Ví dụ: Thông qua chủ đề “ Trường Tiểu học”, thông qua các hoạt động hằng ngày 
tôi dạy trẻ biết tên trường, đặc điểm của trường chuẩn bị trẻ vào học lớp Một khác 
với ngôi trường mầm non trẻ đang học.
Hình ảnh cô trò chuyện với trẻ về trường Tiểu học. tiếp môi trường lớp Một là điều kiện tuyệt vời để trẻ làm quen và sẵn sàng nhập 
cuộc ở ngôi trường mới. Cô nói cho trẻ nghe về những thay đổi sắp tới, những điều 
tốt đẹp, các mối quan hệ bạn bè, thầy cô mà trẻ sẽ được tiếp nhận trong thời gian 
tới. Và chỉ cho trẻ biết “Đây là ngôi trường mà con sẽ học, ở đó có cô hiệu trưởng, 
có cô giáo, có bác bảo vệ, đặc biệt có rất nhiều bạn và những anh chị đeo khăn 
quàng, có những buổi chào cờ đầu tuần và giờ ra chơi sau những tiết học”. Giới 
thiệu cho trẻ làm quen với những đồ dùng học tập mà học sinh lớp Một cần có.
Hình ảnh trẻ thăm quan trường Tiểu học, trải nghiệm làm học sinh lớp Một. Hình ảnh: Trẻ giúp cô phơi khăn mặt, chăm sóc cây.
Hình ảnh trẻ rửa tay *Kỹ năng giao tiếp: 
 Khi bước vào môi trường học tập mới, trẻ tiếp xúc với nhiều mối quan hệ mới. 
Vì thế việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp sẽ tạo cho trẻ sự cởi mở, tự tin khi giao tiếp, 
để trẻ có thể hòa nhập môi trường mới tốt hơn. 
 Giáo viên cần tạo môi trường giao tiếp lành mạnh, phù hợp để trẻ thực hành 
bằng cách cho trẻ tham gia vào các trò chơi, đóng vai vào các vai chơi khi chơi hoạt 
động góc, hoạt động ngoài trời, giải đáp câu đố. 
Hình ảnh trẻ chơi hoạt động góc.
 Tạo cơ hội cho trẻ tham gia hoạt động nhóm với các bạn, trẻ có cơ hội tiếp 
xúc và giao lưu với bạn bè sẽ giúp trẻ cởi mở, hòa đồng hơn. Tương tác qua lại với 
các bạn, trao đổi, đàm phán, cùng nhau giải quyết vấn đề .
 Thường xuyên trò chuyện với trẻ, luôn lắng nghe những suy nghĩ, giải đáp 
những câu hỏi, thắc mắc của trẻ, khích lệ trẻ nói ra những mong muốn, sở thích của 
bản thân hoặc tạo ra những tình huống giao tiếp cho trẻ. 
Hình ảnh trẻ tham gia các hoạt động trải nghiệm trường Bên cạnh đó giáo viên rèn luyện cho trẻ thói quen giờ nào việc ấy, đồng 
thời đề ra các nội quy, quy định của lớp buộc trẻ tuân thủ. Trẻ cần hiểu được rằng, 
dù là ở môi trường nào cũng có những quy tắc nhất định mà tất cả mọi người đều 
phải thực hiện.
Hình ảnh trẻ nghiêm túc ngồi học bài.
Hình ảnh trẻ xếp hàng chờ đến lượt rửa tay. 
Hình ảnh trẻ tập thể dục và chơi các trò chơi vận động.
 Phối hợp với trạm y tế xã khám sức khỏe định kỳ 2 lần trên năm, cân đo chiều 
cao, cân nặng, chấm biểu đồ tăng trưởng để theo dõi sự phát triển của trẻ theo định 
kỳ. Tư vấn cho phụ huynh cách chăm sóc sức khỏe và điều chỉnh phù hợp với sự 
phát triển của trẻ. Chuẩn bị về kiến thức cho trẻ có ý nghĩa quan trọng đối với việc chuẩn bị tâm 
thế sẵn sàng đi học cũng như hoạt động học sau này của trẻ ở trường Tiểu học. Thông 
qua các hoạt động học ở trường mầm non, trẻ 5 – 6 tuổi cần được trang bị các kiến 
thức cơ bản như : Hiểu biết về bản thân, gia đình, môi trường xung quanh, định 
hướng về không gian và thời gian vv. Các kỹ năng hoạt động trí óc như biết so 
sánh, phân tích, tổng hợp. 
 Giáo viên cần phát triển cho trẻ về khả năng nhận thức như: Có hiểu biết về 
các sự vật, hiện tượng xung quanh trẻ như nắng, mưa, nóng - lạnh, các con vật, đồ 
vật, các mối quan hệ trong xã hội....vv.
Ví dụ: Chủ đề “Thế giới động vật xung quanh bé” tôi cung cấp kiến thức cho trẻ biết 
được môi trường sống, thức ăn và đặc điểm, lợi ích của các con vật như: Con cá sống 
dưới nước, thức ăn của cá chủ yếu là rong, rêu hoặc các con vật phù du,.vv.
 Phát triển kỹ năng hoạt động trí óc, phân tích, tổng hợp, so sánh sự giống và 
khác nhau của hai hay nhiều đối tượng, sự vật hiện tượng về hình dạng, kích thước, 
màu sắc...Tôi thường đặt ra các câu hỏi nhằm kích thích sự tò mò, vốn hiểu biết, 
thích khám phá ở trẻ, đồng thời nắm bắt được những khó khăn và hạn chế của trẻ.
Ví dụ: Khi cho trẻ làm thí nghiệm “ Cầu vồng giấy”, tôi cho trẻ thực hành thí 
nghiệm và quan sát các hiện tượng xảy ra, bên cạnh đó tôi đưa ra các câu hỏi kích 
thích khả năng tư duy của trẻ như: “tại sao”, “như thế nào”, “vì sao lại thế?”. Hình ảnh trẻ học làm quen với các khối hình học.
* Chuẩn bị về mặt phát triển ngôn ngữ:
 Bên cạnh đó giáo viên cần trang bị cho trẻ vốn từ ngữ, rèn luyện kĩ năng sử 
dụng từ ngữ linh hoạt trong giao tiếp giúp trẻ trình bày rõ ràng suy nghĩ, ý kiến, tình 
cảm của bản thân. Để giúp trẻ học tốt môn Tiếng Việt ở lớp Một sau này, giáo viên 
phụ trách lớp 5 tuổi tổ chức các hoạt động nghe nói như dạy trẻ đọc thơ, kể chuyện, 
phát âm chữ cái, giải thích từ ngữ, hướng dẫn trẻ đọc tên trẻ, gọi tên một số đồ vật 
được ghi trên đồ dùng, tên các góc chơi, tên khu vực chơi...vv. Chuẩn bị cho trẻ việc 
tiền tập viết bằng cách cho trẻ tiếp xúc với chữ cái, chữ viết mọi lúc mọi nơi, nhận 
dạng và phát âm chữ cái, tập tô chữ cái, nặn và xếp hột hạt để tạo thành chữ cái, sao 
chép chữ viết , viết tên của bản thân.
 Ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng kế hoạch, lựa chọn hình thức cho trẻ 
làm quen chữ cái một cách thích hợp như: Chơi trò chơi chữ cái, chơi lô tô, xem 
tranh ảnh có chứa chữ cái, chữ viết. Bên cạnh đó, tôi còn tổ chức các hoạt động tập 
tô, tập vẽ giúp trẻ làm quen với các nét cơ bản của chữ cái tiếng Việt. Cho trẻ làm Hình ảnh trẻ tạo hình chữ cái từ hột hạt.
 Qua các tiết học: Kể chuyện, đọc thơ, làm quen chữ cái, làm quen với môi 
trường xung quanh, làm quen với toán, hoạt động vui chơi, hoạt động thí nghiệm trải 
nghiệmTrẻ được trang bị đầy đủ kiến thức và phát triển ngôn ngữ. Đó chính là 
hành trang và là vốn hiểu biết rất cần thiết để trẻ bước vào lớp Một tự tin và vững 
vàng.
2.5.Biện pháp 5: Phối hợp với cha mẹ chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp Một.
 Việc phối hợp giữa cha mẹ trẻ và nhà trường trong việc chuẩn bị tâm thế cho 
trẻ vào lớp Một là một việc làm hết sức cần thiết và quan trọng. Sự phối hợp này sẽ 
giúp cha mẹ trẻ hiểu biết đúng đắn việc chuẩn bị cho trẻ những điều kiện về thể 
chất, tâm thế, các kỹ năng cần thiết, thống nhất được cách chăm sóc giáo trẻ, duy trì 
những thói quen tốt thường xuyên cho trẻ.
 Bản thân tôi rất việc kết hợp với các bậc cha mẹ trẻ là đặc biệt quan trọng vì 
họ là những trợ thủ đắc lực trong việc chăm sóc, nuôi dạy trẻ. Ngay từ đầu năm học 
tôi đã tổ chức họp phụ huynh lớp, tuyên truyền ,phố biến tầm quan trọng của việc 
chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp Một và đã được cha mẹ trẻ hưởng ứng, quan tâm vì 
trẻ 5 – 6 tuổi là học sinh cuối cấp học mầm non, chuẩn bị bước sang cấp học Tiểu 
học là điều phụ huynh và giáo viên phụ trách lớp luôn trăn chở. Cho nên phụ huynh 
và giáo viên cần có sự phối hợp chặt chẽ, trao đổi thường xuyên trong quá trình 
chuẩn bị hành trang cho trẻ.
 Một là: phối hợp với phụ huynh rèn luyện cho trẻ thói quen sinh hoạt hằng 
ngày như ăn ngủ đúng giờ, tự phụ vụ bản thân, đi học đúng giờvv. Để trẻ thích 
nghi dần với chế độ sinh hoạt mới khi lên lớp Một. Cha mẹ cần chuẩn bị thời gian 
để đồng hành cùng con trên chặng đường sắp tới.
Ví dụ: Tôi hướng dẫn cha mẹ trẻ thực hiện các hoạt động, kỹ năng để trẻ trở thành 
một học sinh độc lập như: Cha mẹ thường xuyên giao nhiệm vụ cho con, khuyến 
khích con tự phụ vụ bản thân, rèn luyện cách cầm bút, tư thế ngồi học, thói quen ăn 
ngủ hướng dẫn phụ huynh làm quen dần với việc học bằng cách cho trẻ ngồi vào 
bàn học từ 20 đến 30 phút mỗi ngày. Từ đó hình thành thói quen học tập ở trẻ.

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_chuan_bi_hanh_trang_cho_tre_5_6_tuoi_v.docx