SKKN Một số biện pháp chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi sẵn sàng vào Lớp 1 ở Trường Mầm non B, Thị trấn Văn Điển

Vào lớp 1 là một bước ngoặt khá lớn trong cuộc đời của mỗi đứa trẻ, đang từ cuộc sống khá thoải mái về mặt thời gian cũng như tinh thần, bé phải chuyển qua một môi trường đòi hỏi trẻ “làm việc” một cách thực sự, phải tập trung chú ý trong cả một tiết học dài đó là một việc không hề đơn giản với trẻ Chính vì thế việc chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1 là quá trình lâu dài, quá trình này bắt đầu xuất hiện từ những tháng ngày tuổi nhà trẻ cho đến khi đủ điều kiện vào lớp 1 và chỉ có ở trường mầm non mới thực hiện được điều này, mới giúp trẻ làm quen với các hoạt động học tập, thể lực, lao động, mối quan hệ xã hội. Trong quá trình đó giáo viên mầm non giữ vai trò chủ đạo, là người tổ chức, hướng dẫn, điều khiển mọi hoạt động có mục đích học tập, giúp trẻ phát triển thể lực, nhận thức, ngôn ngữ , tư duy, thẩm mỹ, kỹ năng, giao tiếp, từng bước giúp trẻ nhận thức và hòa nhập dần với cách sinh hoạt và phương pháp dạy học của giáo viên lớp 1 nhằm giúp trẻ không bị bỡ ngỡ, lo lắng, sợ sệt và trẻ sẽ tiếp thu kiến thức ở trường Tiểu học một cách tốt nhất. Để thực hiện được điều đó, nhà trường và gia đình cùng phối hợp để chăm sóc và giáo dục trẻ một cách tốt nhất. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh và một số giáo viên đã sai lầm cho rằng chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 là dạy cho trẻ biết đọc, biết viết, biết làm toán làm ảnh hưởng đến tâm lý và kết quả học tập của trẻ.
Xuất phát từ lý do trên, với nhiều năm kinh nghiệm liên tục dạy lớp mẫu giáo lớn, nắm bắt được tâm sinh lý của trẻ, tâm lý của chính các bậc phụ huynh là cha mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức của trẻ, tôi nhận thấy việc chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo lớn vào lớp 1 là vô cùng cần thiết và quan trọng và thực hiện được mục đích đầu tiên của Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi, vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi sẵn sàng vào lớp 1 ở trường mầm non B thị trấn Văn Điển” làm sáng kiến kinh nghiệm trong năm học này.
docx 5 trang skmamnonhay 29/11/2024 350
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi sẵn sàng vào Lớp 1 ở Trường Mầm non B, Thị trấn Văn Điển", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi sẵn sàng vào Lớp 1 ở Trường Mầm non B, Thị trấn Văn Điển

SKKN Một số biện pháp chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi sẵn sàng vào Lớp 1 ở Trường Mầm non B, Thị trấn Văn Điển
 – Tìm ra các biện pháp chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 đạt kết quả cao.
* Đối tượng nghiên cứu phạm vi nghiên cứu.
 Trong khuôn khổ của đề tài, tôi chỉ tập trung nghiên cứu và áp dụng một số 
biện pháp chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi sẵn sàng vào lớp 1 tại lớp A2 Trường mầm non 
B thị trấn Văn Điển.
* Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài này được thực hiện với một số phương pháp sau đây:
– Nhóm phương pháp quan sát.
– Phương pháp thực nghiệm sư phạm
– Phương pháp đàm thoại.
* Phạm vi, kế hoạch nguyên cứu:
– Tháng 9 / 2013 Nghiên cứu và chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm.
– Tháng 10, 11 / 2013 Xây dựng đề cương sáng kiến kinh nghiệm.
– Tháng 12 / 2013 Nộp về BGH sửa sáng kiến kinh nghiệm.
– Tháng 1, 2 / 2014 Viết các nội dung biện pháp sáng kiến kinh nghiệm.
– Tháng 3/ 2014 Sửa sáng kiến kinh nghiệm
– Giữa tháng 4 / 2014 Hoàn thiện và nộp sáng kiến kinh nghiệm
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 1. Cơ sở lý luận
Chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 là mục tiêu của Giáo dục mầm non và là mục đích đầu 
tiên ban hành Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi. Đây là giai đoạn vô cùng quan 
trọng đối với trẻ. Tâm lý sẵn sàng đi học của mỗi trẻ phụ thuộc vào sự chuẩn bị 
đúng đắn của trường mầm non và đặc biệt là quan niệm của các bậc phụ huynh.
Chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 là chuẩn bị cho trẻ toàn diện về thể lực, nhận thức, ngôn 
ngữ, tình cảm xã hội, kỹ năng cần thiết trong hoạt động học tập bằng phương pháp 
phù hợp với sự phát triển của trẻ, cùng với sự phối hợp thống nhất giữa gia đình và 
trường mầm non. – Ban giám hiệu luôn quan tâm đầu tư cơ sở vật chất và chuyên môn, bồi dưỡng 
phương pháp, đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục mầm non, tạo mọi 
điều kiện để giáo viên thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non mới.
* Về phụ huynh:
 – Đa số các phụ huynh quan tâm đến tình hình học tập của con em mình, thường 
xuyên ủng hộ các nguyên vật liệu phục vụ cho việc học tập của trẻ.
* Về học sinh:
– Đa số trẻ trong lớp học qua lớp mẫu giáo nhỡ nên nhận thức của trẻ theo độ tuổi 
khá đồng đều.
 3. Khó khăn.
* Về phụ huynh:
– Phụ huynh làm nhiều nghề khác nhau công nhân, viên chức, trồng trọt, buôn bán 
khả năng nhận thức của phụ huynh không đồng đều chưa nắm bắt đặc điểm tâm, 
sinh lý của trẻ, chưa xác định rõ yêu cầu tri thức thực chất ở độ tuổi của con em 
mình.
– Ngay trên địa bàn có một vài giáo viên về hưu mở lớp dạy cho các cháu 5 tuổi 
dạy trước chương trình lớp 1, khiến nhiều phụ huynh hoang mang, lo sợ con mình 
không đi học sẽ không theo kịp bạn. Một số phụ huynh quá nóng vội cho con đi 
học viết, học đọc, học làm toán, ngoại ngữ ngay khi trẻ còn đang ở lứa tuổi mầm 
non.
* Về học sinh:
– Một số trẻ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn, tích cực tham gia vào các hoạt động.
– Một số trẻ quá hiếu động, khả năng tập trung, tiếp thu kiến thức của trẻ chưa cao.
Từ thực trạng trên tôi đã tiến hành khảo sát phát phiếu khảo sát cho phụ huynh để 
thăm dò ý kiến phụ huynh về cách dạy học cho con ở lớp mẫu giáo lớn chuẩn bị 
vào lớp 1 như thế nào? (Có phụ lục kèm theo).
– Kết quả:
 Trả lời
Câu hỏi
 Cần thiết Không cần thiết
Câu hỏi số 1 71% 29%
Câu hỏi số 2 19% 71%
Câu hỏi số 3 10% 90%

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_chuan_bi_cho_tre_mau_giao_lon_5_6_tuoi.docx