SKKN Một số biện pháp chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non sẵn sàng vào Lớp 1

Việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 có ý nghĩa trực tiếp đến quá trình học tập sau này của trẻ. Ở trường mầm non, chơi là hoạt động chủ yếu, đây là hoạt động mang tính chất tự do, tự nguyện không bắt buộc. Vào lớp 1, trẻ phải thực hiện nhiệm vụ của một học sinh hoạt động chủ đạo là học tập. Từ hoạt động vui chơi mang tính tự do nay chuyển sang hoạt động học tập với sự nghiêm túc, bắt buộc được tổ chức chặt chẽ có mục đích có kế hoạch đòi hỏi trẻ phải thực sự cố gắng mới có thể thực hiện được nhiệm vụ học tập và đạt kết quả tốt. Bời vậy, nếu được chuẩn bị chu đáo và toàn diện về thể chất, trí tuệ, ngôn ngữ, tình cảm đạo đức xã hội sẽ giúp trẻ tự tin, dễ dàng thích ứng với môi trường mới và hoạt động học tập ở lớp 1. Ngược lại, nếu không được chuẩn bị chu đáo các điều kiện cần thiết cho hoạt động học tập thì trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn, bỡ ngỡ. Trẻ trở nên nhút nhát, sợ thầy cô, ngại giao tiếp với bạn bè, khó hoà nhập và sợ đến trường… điều đó gây bất lợi đến quá trình phát triển tiếp theo của trẻ.
- Thực tế cho thấy trên 95% số trẻ được chuẩn bị chu đáo, toàn diện trước khi bước vào tiểu học đều có khả năng học tập và thích ứng tốt với yêu cầu của lớp 1.
docx 28 trang skmamnonhay 09/06/2024 2213
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non sẵn sàng vào Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non sẵn sàng vào Lớp 1

SKKN Một số biện pháp chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non sẵn sàng vào Lớp 1
 2
 - Từ đó biết được một số nguyên nhân của thực trạng và đề xuất một số biện 
pháp chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi vào lớp 1.
3. Đối tượng nghiên cứu.
 Trong phạm vi khả năng và trách nhiệm của mình. Tôi vận dụng vấn đề mà bài 
viết này đề cập đến chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non 5 – 6 tuổi ở chính 
đơn vị trường tôi đang công tác “Một số biện pháp chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 
tuổi ở trường mầm non sẵn sàng vào lớp 1”
4. Đối tượng khảo sát thực nghiệm.
- Trẻ mẫu giáo lớn 5T-A1
- Tổng số trẻ : 31 trẻ trong đó có 17 nữ, 14 nam. 
5. Phương pháp nghiên cứu.
 - Phương pháp quan sát
 - Phương pháp đàm thoại 
 - Phương pháp thực hành
 - Phương pháp nêu gương đánh giá
 - Phương pháp thống kê đánh giá
 - Phương pháp dạy học 
6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu.
 Đề tài được tiến hành từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 4 năm 2023 tại lớp Mẫu 
giáo 5T- A1 của trường mầm non nơi tôi đang công tác.
 PHẦN II: NHỮNG PHƯƠNG PHÁP ĐỔI MỚI VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
1.Những nội dung lý luận liên quan nghiên cứu.
 Việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 có ý nghĩa trực tiếp đến quá trình học tập sau 
này của trẻ. Ở trường mầm non, chơi là hoạt động chủ yếu, đây là hoạt động mang tính 
chất tự do, tự nguyện không bắt buộc. Vào lớp 1, trẻ phải thực hiện nhiệm vụ của một 
học sinh hoạt động chủ đạo là học tập. Từ hoạt động vui chơi mang tính tự do nay 
chuyển sang hoạt động học tập với sự nghiêm túc, bắt buộc được tổ chức chặt chẽ có 
mục đích có kế hoạch đòi hỏi trẻ phải thực sự cố gắng mới có thể thực hiện được 
nhiệm vụ học tập và đạt kết quả tốt. Bời vậy, nếu được chuẩn bị chu đáo và toàn diện 
về thể chất, trí tuệ, ngôn ngữ, tình cảm đạo đức xã hội sẽ giúp trẻ tự tin, dễ dàng thích 
ứng với môi trường mới và hoạt động học tập ở lớp 1. Ngược lại, nếu không được 
chuẩn bị chu đáo các điều kiện cần thiết cho hoạt động học tập thì trẻ sẽ gặp nhiều khó 
khăn, bỡ ngỡ. Trẻ trở nên nhút nhát, sợ thầy cô, ngại giao tiếp với bạn bè, khó hoà 
nhập và sợ đến trường điều đó gây bất lợi đến quá trình phát triển tiếp theo của trẻ. 
- Thực tế cho thấy trên 95% số trẻ được chuẩn bị chu đáo, toàn diện trước khi bước 
vào tiểu học đều có khả năng học tập và thích ứng tốt với yêu cầu của lớp 1. 
2.Khảo sát thực trạng.
a. Đặc điểm chung của nhà trường.
Trường mầm non tôi đang công tác là một trường ở vùng nông thôn của huyện Ba Vì, 
người dân đa số làm nghề nông ngiệp, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, trình độ 
dân trí còn thấp. Nhà trường có 4 khu, tổng số có 14 nhóm lớp. Trong đó có 4 nhóm 
lớp 5-6 tuổi nằm ở các khu khác nhau. Năm học 2022 -2023 tôi được phân công phụ 4
 Trong thực tế hiện nay không chỉ có phụ huynh mà ngay cả giáo viên mầm non, 
vẫn còn nhiều quan niệm sai lệch rằng, chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo vào lớp 1 chủ yếu là 
dạy cho các cháu biết đọc, biết viết, biết làm mấy phép tính cộng trừ đơn giản, và 
những phương tiện, điều kiện cần thiết như sách vở,giầy dép, quần áo...nhiều nội dung 
quan trọng chưa được quan tâm một cách đúng mực như những phẩm chất thể lực, trí 
tuệ và tâm thế đi học, song bên cạnh đó lại có nhiều nội dung đi quá xa, lấn sâu vào 
nội dung dạy trẻ ở lớp 1. Chính vì vậy giáo viên của chúng ta hiện nay cần hiểu sâu và 
rõ ràng hơn về việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 để làm công tác tuyên truyền tới phụ 
huynh thật tốt
 Tâm lý sẵn sàng đi học của mỗi trẻ phụ thuộc vào sự chuẩn bị đúng đắn của 
trường mầm non và đặc biệt là quan niệm của các bậc phụ huynh.
 Một số phụ huynh quá nóng vội cho con đi học viết, học đọc, học làm toán 
ngay khi trẻ còn đang ở lứa tuổi mầm non. Chính vì vậy trước khi thực hiện các giải 
pháp mới tôi tiến hành khảo sát.
1.Theo các bậc phụ huynh, có cần chuẩn bị cho trẻ biết đọc, biết viết, biết làm toán 
trước khi vào lớp 1 (Học trước chương trình) không?
 Cần thiết Không cần thiết
2.Theo các bậc phụ huynh khi trẻ lên 6 tuổi có cần trang bị cho trẻ tâm thế sẵn sàng 
bước vào lớp 1 không?
 Cần thiết Không cần thiết
3.Theo các bậc phụ huynh, có cần phải chuẩn bị toàn diện cho trẻ về thể lực, phát 
triển trí tuệ, phát triển ngôn ngữ, tình cảm xã hội, tâm lý và các kỹ năng cần thiết cho 
hoạt động học tập của trẻ để chuẩn bị vào lớp 1 hay không? (Học đúng chương trình).
 Cần thiết Không cần thiết
 KẾT QUẢ
 Câu hỏi Trả lời
 Cần thiết Không cần thiết
 Câu hỏi số 1 60 % 40%
 Câu hỏi số 2 15% 85%
 Câu hỏi số 3 10% 90%
* Nhận xét và đưa ra nguyên nhân: 
 - Nhìn vào kết quả khảo sát tôi nhận thấy, kết quả trên là vấn đề đáng lo ngại, vì 
các phụ huynh đều có suy nghĩ và nhận thức khác nhau có phụ huynh thì không quan 
tâm đến tình hình của con mà coi đó hoàn toàn là trách nhiệm của giáo viên, còn có 
phụ huynh thì lại quan tâm, sốt sắng, nôn nóng cho con đi học thêm. Còn phương án 
đúng cần phải chuẩn bị cho con toàn diện về tâm, trí, thể, mỹ, học đúng chương trình 6
 Từ đó tôi đưa ra được phương pháp dạy trẻ phù hợp để trẻ tự tin, sẵn sàng khi 
bước vào lớp 1.
 VD: Tôi đã sử dụng biện pháp khen thưởng, động viên kịp thời để trẻ hứng thu 
hơn. Từ biện pháp trên giúp trẻ phấn khởi và mạnh dạn tự tin hơn.
4.2. Biện pháp 2: Tuyên truyền đến phụ huynh để cùng chuẩn bị tâm lý cho trẻ vào 
lớp 1.
 Do tình hình kinh tế ngày càng phát triển phụ huynh quan tâm đến các con 
nhiều hơn một số phụ huynh đã nôn nóng cho con học chữ mà bất chấp nguyên tắc đòi 
hỏi sự phù hợp giữa nội dung, phương pháp dạy học với sự phát triển tâm sinh lý ở lứa 
tuổi này, cho trẻ học quá sớm vô tình chúng ta làm mất đi tuổi thơ trong sáng được “ 
học mà chơi, chơi mà học” ở trẻ. Không những thế điều đó còn làm giảm đi sự tập 
trung chú ý và hứng thú học tập của trẻ sau này, đồng thời làm giảm tỉ lệ trẻ 5 tuổi đến 
lớp mẫu giáo.
 Không ít những phụ huynh lại phó mặc con mình cho giáo viên dẫn đến việc 
không tạo ra được sự thống nhất trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, dẫn đến hiệu 
quả chuẩn bị tâm thế cho trẻ sẵn sàng vào lớp 1 không cao.
 Vì vậy cần phải tuyên truyền cho phụ huynh là vấn đề mà tôi trăn trở quan tâm 
vì chính phụ huynh là trợ thủ đắc lực giúp tôi trong vấn đề phối hợp chăm sóc giáo dục 
trẻ. Tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của trẻ, vấn đề về 
ngôn ngữ của trẻ, trẻ đã làm được gì, những gì mà trẻ quan tâm
 Từ buổi họp phụ huynh đầu năm tôi photo cho mỗi phụ huynh một bản “ Các 
mục tiêu giáo dục trẻ 5 tuổi” để tuyên truyền với phụ huynh cách thức chăm sóc nuôi 
dạy trẻ. Thông qua các mục tiêu giáo dục trẻ 5 tuổi giúp phụ huynh quan tâm đối chiếu 
khả năng phát triển của trẻ với yêu cầu của “Các mục tiêu giáo dục trẻ 5 tuổi” nhằm 
củng cố, bổ sung các chuẩn về phát triển thể chất, phát triển tình cảm và quan hệ xã 
hội, phát triển ngôn ngữ và giao tiếp, phát triển nhận thức. 
 Tôi luôn hướng cho phụ huynh biết rằng khi trẻ được tới trường Mầm non để 
học thì có thể nói hầu hết trẻ đã hoàn thành chương trình mẫu giáo 5 tuổi đều đạt được 
các chuẩn phát triển nói trên ở mức cơ bản.
 Để giải thích được cho phụ huynh đòi hỏi cho con học trước chương trình tôi 
thường xuyên giải thích cho phụ huynh hiểu như sau: Ở trường mầm non chuẩn bị cho 
trẻ vào lớp 1 bằng chương trình dạy làm quen với chữ cái và con số. Việc này rất khoa 
học, nhẹ nhàng, thoải mái, kết hợp với vui chơi phù hợp với tâm sinh lý và sự tiếp thu 
của lứa tuổi mẫu giáo, cũng là tiền đề quan trọng để làm quen với hoạt động học tập ở 
tiểu học. Học chữ ở tuổi mầm non chỉ tạo nền tảng bước đầu, vào lớp 1 trẻ mới thực sự 
được dạy theo chương trình đúng chuẩn.
 Đồng thời với việc tuyên truyền cho phụ huynh cách chăm sóc, giáo dục trẻ tôi 
còn nhắc nhở phụ huynh kết hợp cùng với cô giáo giúp trẻ có những kĩ năng sống tốt 
nhất. Bởi khi bước vào trường tiểu học vấn đề kĩ năng sống cho trẻ rất quan trọng, để 
giải quyết được vấn đề này cần phải thực hiện trong một thời gian dài và phải thường 
xuyên, lên lớp 1 trẻ phải tự mình thực hiện các việc trẻ phục vụ bản thân. Vì thế tôi 
thường xuyên liên lạc với phụ huynh qua điện thoại riêng, trên zalo nhóm lớp các kỹ 8
 1 là chuẩn bị về thể lực, trí tuệ, ngôn ngữ, không.
 tình cảm xã hội và các kỹ năng, tâm lý cần - Phụ huynh hiểu để chuẩn bị cho con 
 thiết cho trẻ. vào lớp 1 là phải làm gì và kết hợp với 
 cô giáo.
Kết quả: Phụ huynh đã hiểu, phấn khởi, thoải mái tư tưởng, không còn tâm trạng nôn 
nóng gấp rút cho con đi học trước chương trình lớp 1 khi con đang học ở trường mầm 
non.
4.3. Biện pháp 3: Chuẩn bị tốt về mặt thể lực, trí tuệ cho trẻ.
 Thể lực là điều kiện quan trọng đối với trẻ nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình 
học tập của học sinh. Để giúp trẻ có một cơ thể khỏe mạnh không chỉ dừng lại là 
chuẩn bị về thể lực mà điều cần thiết không kém đó là sự chuẩn bị về thể chất như rèn 
luyện cho trẻ sự bền bỉ, khéo léo, kiên trì, đề giúp trẻ phát triển năng lực hoạt động trí 
tuệ ở trường tiểu học, xác định được tầm quan trọng của vấn đề nên tôi thực hiện các 
yêu cầu sau:
* Chăm sóc sức khỏe trẻ:
- Theo dõi, kiểm tra sức khỏe định kỳ:
 Trong năm học nhà trường phối hợp với trạm y tế kiểm tra sức khỏe định kỳ 3 
tháng một lần cho trẻ để nắm được thể trạng của các con qua kết quả kiểm tra cô giáo và 
phụ huynh cùng kết hợp để có biện pháp chăm sóc trẻ tốt hơn, đối với các cháu kênh suy 
dinh dưỡng giáo viên trao đổi và phối hợp với phụ huynh quan tâm, động viên, ăn hết 
xuất, cô trao đổi phụ huynh nấu cơm thay đổi thực đơn, hấp dẫn và khoa học để trẻ thích 
ăn và thấy ngon miệng. Đối với trẻ thừa cân, phụ huynh cần cho trẻ ăn đủ, ăn thêm nhiều 
rau xanh, cho trẻ vận động nhiều.Với các cháu chiều cao hơi thấp phụ huynh cho trẻ tập 
thể dục hàng ngày hoặc tập đu xà đơn và bổ xung dưỡng chất, cho trẻ đánh cầu lông, chơi 
bóng rổ, đá bóng, nhảy dây để kích thích phát triển chiều cao của trẻ. 
 Hình ảnh 1: Trẻ tập thể dục.
* Tổ chức tốt giờ ăn, ngủ: 
 Tuyên truyền với phụ huynh về thực đơn phong phú thay đổi theo mùa, theo 
tháng, thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, trẻ ăn đủ lượng, đủ chất, tỷ lệ 
các chất dinh dưỡng hợp lý đảm bảo cho sự phát triển của trẻ. Đặc biệt tôi còn chia sẻ 
đến phụ huynh thêm món xào vào thực đơn của các con giúp các con có thể ăn được 
nhiều rau hơn. Chia sẻ với phụ huynh cách động viên, khuyến khích trẻ ăn.
 VD: Mẹ thấy hôm nay con ăn giỏi, ngoan ăn hết xuất giúp cho cho da con trắng, 
môi đỏ, con ăn nhiều cho cao lớn, xinh đẹp, được mẹ và mọi người yêu thương và 
được vào học lớp 1 thì sau này con mới được làm thầy cô giáo, bác sĩ, chú bộ đội, chú 
phi côngcon có thích không nào? 
 Được ba, mẹ động viên trẻ sẽ ăn rất nhanh, ăn hết xuất và cảm thấy vô cùng 
phấn khởi vì mình sẽ xinh, sẽ lớn, sẽ được học lớp 1 như các anh chị và đặc biệt là 
được làm nghề mà trẻ đang ao ước được tập làm.
 Giờ ngủ tôi chia sẻ với phụ huynh chăm sóc trẻ chu đáo, đảm bảo trẻ ngủ 
thoáng mát có điều hòa, quạt, chiếu, gối vào mùa hè, mùa đông có đệm, chăn ấm cho 

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_chuan_bi_cho_tre_mau_giao_5_6_tuoi_o_t.docx