SKKN Một số biện pháp chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi A1 Trường Mầm non Đa Mai sẵn sàng vào Lớp một

Như chúng ta đã biết ở lứa tuổi mẫu giáo, vui chơi là hoạt động chủ đạo. Nhưng lên lớp một học tập lại là hoạt động chủ đạo. Nếu không chuẩn bị tốt cho trẻ sự hòa nhập và tâm thế tốt trẻ sẽ cảm thấy nặng nề, trong nhiều trường hợp trẻ bị rơi vào tình trạng khủng hoảng ảnh hưởng đến tâm lý và quá trình học tập của trẻ.Vì thế, việc quan tâm chăm sóc, cũng như tạo điều kiện để trẻ phát triển một cách toàn diện là một vấn đề mà toàn xã hội cần phải quan tâm.Với trẻ mầm non, đặc biệt là trẻ tuổi mẫu giáo lớn, chúng ta cần dành sự quan tâm rõ rệt, vì trẻ lứa tuổi này chuẩn bị bước vào lớp một - một bước ngoặt vô cùng quan trọng. Vậy làm thế nào để trẻ có một kiến thức, một hành trang vững vàng để trẻ mạnh dạn tự tin, sẵn sàng bước vào một môi trường mới không hụt hẫng về tâm lý cũng như có những tố chất sẵn sàng cho việc học lớp một? Đó là một câu hỏi không chỉ khiến tôi luôn trăn trở mà đó là câu hỏi cho cả gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Xuất phát từ những lý do trên tôi đã lựa chọn: “Một số biện pháp chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi A1, trường Mầm non Đa Mai sẵn sàng vào lớp một”.
docx 19 trang skmamnonhay 17/04/2025 180
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi A1 Trường Mầm non Đa Mai sẵn sàng vào Lớp một", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi A1 Trường Mầm non Đa Mai sẵn sàng vào Lớp một

SKKN Một số biện pháp chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi A1 Trường Mầm non Đa Mai sẵn sàng vào Lớp một
 tốt trẻ sẽ cảm thấy nặng nề, trong nhiều trường hợp trẻ bị rơi vào tình trạng khủng hoảng ảnh 
hưởng đến tâm lý và quá trình học tập của trẻ.
 Vì thế, việc quan tâm chăm sóc, cũng như tạo điều kiện để trẻ phát triển một cách 
toàn diện là một vấn đề mà toàn xã hội cần phải quan tâm.Với trẻ mầm non, đặc biệt là trẻ 
tuổi mẫu giáo lớn, chúng ta cần dành sự quan tâm rõ rệt, vì trẻ lứa tuổi này chuẩn bị bước 
vào lớp một - một bước ngoặt vô cùng quan trọng. 
Vậy làm thế nào để trẻ có một kiến thức, một hành trang vững vàng để trẻ mạnh dạn tự tin, 
sẵn sàng bước vào một môi trường mới không hụt hẫng về tâm lý cũng như có những tố 
chất sẵn sàng cho việc học lớp một? Đó là một câu hỏi không chỉ khiến tôi luôn trăn trở 
mà đó là câu hỏi cho cả gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Xuất phát từ những lý do trên 
tôi đã lựa chọn: “Một số biện pháp chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi A1, trường Mầm 
non Đa Mai sẵn sàng vào lớp một”. 
 PHẦN B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 1. Thực trạng 
 Năm học 2020-2021 tôi được phân công dạy lớp mẫu giáo 5-6 tuổi A1. Với số cháu 
là 33 trong đó có 19 nam và 14 nữ.
 Trong quá trình thực hiện tổ chức biện pháp này tôi đã thấy có một số ưu điểm, tồn 
tại, hạn chế và nguyên nhân sau:
 1.1. Ưu điểm: 
 Nhà trường có đủ phòng học, khang trang đẹp đẽ. Các phòng học được xây dựng kiên 
cố đủ diện tích cho trẻ hoạt động. Các khu vui chơi ngoài trời luôn đổi mới hấp dẫn và đẹp 
mắt, phù hợp với hoạt động của trẻ. Nhà trường đã đầu tư trang thiết bị đồ dùng dạy học, 
đồ chơi đầy đủ, tài liệu hướng dẫn, giúp giáo viên tham khảo và học tập nâng cao biện pháp 
chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp một đảm bảo yêu cầu.
 Được Ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn thường xuyên tổ chức bồi dưỡng về chuyên 
môn nghiệp vụ về những kiến thức, kỹ năng cần chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp một. 
Thường xuyên tổ chức cho giáo viên đi thăm quan dự giờ các đơn vị trường bạn trong và 
ngoài thành phố để học hỏi và rút kinh nghiệm. 
 Luôn được phụ huynh và học sinh tin tưởng và ủng hộ khi thực hiện biện pháp này. gia đình do không nắm vững đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, nôn nóng về việc học hành của 
con cái nên vội vã cho con học trước chương trình, hay cho đi học viết chữ trước. Nguyên 
nhân đó chính là công việc bận rộn làm ăn buôn bán chưa quan tâm đến tâm sinh lý của trẻ 
và sự thiếu hiểu biết về những kiến thức, kỹ năng cũng như chưa thấy được tầm quan trọng 
của việc chuẩn bị tâm thế cần thiết cho trẻ vào lớp một.
 2. Biện pháp 
 2.1. Biện pháp 1: Chuẩn bị sẵn sàng về thể lực cho trẻ
 2.1.1. Nội dung biện pháp
 Cho trẻ thực hiện các bài tập vận động, thể dục sáng, hoạt động học có chủ đích, trò 
chơi vận động ngoài trời động viên và cho trẻ ăn đầy đủ các món ăn đầy đủ dinh dưỡng 
đảm bảo an toàn thực phẩm. Đem lại sức khỏe tốt có đầy đủ tinh thần và sức khỏe sẵn sàng 
bước vào lớp một.
 2.1.2. Cách thức, quá trình áp dụng biện pháp
 Một trong những yêu cầu đầu tiên đối với trẻ vào lớp một đó là tiêu chuẩn về mặt thể 
lực, sức khoẻ. Trẻ khoẻ mạnh thể lực tốt mới có đủ điều kiện để hoàn thành nhiệm vụ học 
tập ở trường tiểu học. Giáo viên cho trẻ chơi trò chơi vận động leo núi
 Động viên khuyến khích trẻ ăn hết xuất, ăn đủ chất dinh dưỡng để cơ thể phát triển 
khỏe mạnh cân đối.
 2.1.3. Kết quả áp dụng biện pháp:
 Đầu năm Cuối năm
 Phát triển 
 Số lượng trẻ đạt Tỷ lệ (%) Số lượng trẻ đạt Tỷ lệ (%)
 thể lực
 23/33 69,7%. 33/33 100%.
 2.2. Biện pháp 2: Chuẩn bị về mặt phát triển trí tuệ cho trẻ
 2.2.1. Nội dung biện pháp
 Giáo viên cung cấp thêm cho trẻ phát triển về mặt trí tuệ thông qua các hoạt động làm 
quen với toán như: Sự hiểu biết vể bản thân, gia đình, môi trường xung quanh, các biểu Trẻ học đếm, tạo nhóm số lượng phạm vi 6
 * Dạy trẻ làm quen với tập hợp, số lượng, số thứ tự và đếm
 Việc nhận biết số thứ tự trong phạm vi 10 được tiến hành trong các hoạt hàng ngày 
của trẻ như: Xếp hàng, điểm danh, nhận ra vị trí sắp xếp của các con số trong dãy số từ 1-
10. Qua một hoạt động nhận biết số mới trẻ biết xếp nhóm đối tượng thứ nhất từ trái sang 
phải và xếp đối tượng thứ 2 xếp từ trái sang phải, xếp tương ứng 1-1, so sánh 2 nhóm đối 
tượng, thêm 1 đối tượng vào nhóm có số lượng ít hơn, đếm nhóm số lượng đã biết, sau đó 
đếm số lượng mới, để biểu thị số lượng của nhóm đó đặt thẻ số tương ứng (6 quả dâu tây 
tương ứng số 6 đặt bên phải). Khi cho trẻ tách, gộp cho trẻ xếp đối tượng thẳng hàng từ 
trái sang phải đếm và đặt số tương ứng bên phải, ví dụ: Tôi hỏi trẻ tách 6 quả dâu tây ra 2 
phần con có cách tách nào, trẻ đưa ra ý kiến, gộp 2 phần lại có số lượng như ban đầu...
 2.2.3. Kết quả áp dụng biện pháp: đứng dậy phát âm lại và cô hướng dẫn lại cách phát âm chữ “l” khi đọc thì đầu lưỡi phải 
chạm vào lợi hàm trên hất xuống, còn âm “n” thì làm ngược lại. Và cho trẻ luyện âm “nờ” 
bằng cách chơi trò chơi “Nu na nu nống”. Cùng với các động tác tay, chân trẻ kết hợp 
được đọc bài đồng dao có nhịp điệu âm “nờ” mà cô định luyện cho trẻ: “Con chim hay hót 
- Nó hót cành đa - Nó sa cành trúcn - Nó rúc cành tre - Nó hót le le..”
 + Trò chơi sao chép chữ cái.
 + Trò chơi xếp chữa cái bằng hột hạt, hay nặn chữ cái.
 + Dạy trẻ viết tên mình một cách tự nhiên không gò bó, điểm danh bằng bảng tên.
 Cho trẻ làm quen với các kiểu chữ in thường, viết thường, in hoa viết hoa để làm tiền 
đề cho việc bước vào lớp một được vững vàng. biểu hoặc xin phép ra ngoài, kỹ năng tự giới thiệu về bản thân, kỹ năng xếp hàng khi vào 
lớp, Biết lắng nghe giữ trật tự trong lớp,
 Dạy trẻ kỹ năng giơ tay
 Dạy trẻ tư thế ngồi học,cách cầm bút tại nơi đây. Giáo viên đưa trẻ đi từng lớp học và cho trẻ được ngồi vào bàn học để cảm 
nhận là người học sinh tương lai tại ngôi trường tiểu học. Cô giáo giới thiệu về đồ dùng 
sách vở của các anh chị lớp một. Cách ngồi học ngay ngắn không mất trật tự, kỹ năng giơ 
tay phát biểu và trả lời câu hỏi, cho trẻ giở sách, xem sách, đồ dùng học tập, dạy trẻ cách 
sắp xếp đồ dùng học tập.
 Cho trẻ được giao lưu với thầy cô, các anh chị lớp một và quan sát một số hoạt động 
học của các anh chị tại trường là điều hết sức cần thiết và tạo niềm tin mạnh mẽ, ý thức 
phấn đấu cũng như tinh thần thoải mái đón chờ ngôi trường mới trong năm học sắp tới của 
trẻ.
 Trẻ tham gia hoạt động học cùng các anh chị lớp 1 ở trường Tiểu học
 2.5.3. Kết quả áp dụng biện pháp
 trường. 
 Họp phụ huynh học sinh
 Tổ chức cân đo cho trẻ 3 lần/năm theo dõi kết quả trên biểu đồ và thông báo kịp thời 
với nhà trường, phụ huynh những cháu suy dinh dưỡng, thấp còi để nhà trường, phụ huynh 
có hướng bồi dưỡng thêm hoặc điều chỉnh khẩu phần ăn cho trẻ lúc ở nhà. 
 Tuyên truyền việc cần thiết để chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp một, phụ huynh dạy 
thêm cho con nhiều kỹ năng trong học tập, sinh hoạt hàng ngày. Không ép con học trước 
kiến thức lớp 1 quá sớm ảnh hưởng đến tâm lý và sự hứng thú của trẻ.
 Hàng ngày, đến giờ trả trẻ tôi luôn trao đổi với phụ huynh về tình hình của cháu trong 
ngày: về sức khỏe, thói quen, ăn uống, để phụ huynh cùng với cô giáo kịp thời có hướng 
giải quyết tốt. 
 Ở trước lớp tôi có góc phụ huynh, nhiều nội dung rất bổ ích: tuyên truyền kiến thức 
về một số bệnh đang gặp, thông báo với phụ huynh những điều cần thiết, thời gian biểu rất nhiều cụ thể đó là cháu đã chú ý nghe cô giảng bài, không còn nói chuyện trong giờ 
học, không nghịch đồ dùng học tập, không hay nói leoCó tinh thần thi đua trong học tập.
 Vì vậy khi tạo được sự hứng thú tham gia và tập trung vào những hoạt động học nên 
khi về nhà trẻ không còn đòi xem tivi quá nhiều thay vào đó là trẻ thích vẽ, thích viết bài 
để gửi cho cô qua zaloThích được giao lưu nói chuyện với mọi người xung quanh hơn.
 Trẻ phát âm ngọng, nói lắp nhiều từ lặp lại cũng đã phát âm chính xác hơn, trẻ chú ý 
nói chậm hơn, đúng hơn mỗi khi nói những câu từ đó. Trẻ nhận ra mình nói sai hay đúng.
 * Đối với phụ huynh:
 Phụ huynh đã giành nhiều thời gian trò chuyện với trẻ và lắng nghe trẻ nói. Không 
còn vội vã cho con học trước chương trình, hay cho đi học viết chữ trước thay vào đó là 
quan tâm đến tâm sinh lý, kiến thức, kỹ năng cần thiết để chuẩn bị cho trẻ sẵn sàng vào lớp 
một của trẻ. 
 Bảng số liệu so sánh kết quả trước và sau khi áp dụng biện pháp:
 Đầu năm học Cuối năm học
 Nội dung Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ 
 trẻ đạt (%) trẻ đạt (%)
 Phát triển thể lực 23/33 69,7% 33/33 100%
 Phát triển nhận thức 20/33 60,6% 30/33 91%
 Phát triển ngôn ngữ 21/33 63,6% 31/33 94%
 Trẻ có một số kỹ năng cần thiết 
 23/33 69,7% 33/33 100%.
 trong học tập,sinh hoạt.
 Trẻ hứng thú đi học, mong muốn trở 
 thành người học sinh tại trường tiểu 22/33 66,7% 33/33 100%.
 học.
 Phụ huynh thấy được tầm quan trọng 
 của việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào 24/33 72,7% 33/33 100%.
 lớp một.

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_chuan_bi_cho_tre_mau_giao_5_6_tuoi_a1.docx